Menu

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

LỄ KINH THIÊN ĐẠO



9 PHÉP NGHI LỄ THIÊN ĐẠO CỦA THIÊN ĐÌNH QUY ĐỊNH MỚI                                                                  
    
PHÉP I-PHÉP LUẬT THỜ VUA CHA CAO MINH THƯỢNG ĐẾ

THỜ VUA CHA CAO MINH THƯỢNG ĐẾ BẰNG THIÊN PHÙ (Gọi tắt là thờ Thượng đế).

                                                    LẬP BÀN THỜ
-Trên cao có dán hoặc dựng Thiên phù
-Dưới có 3 ngọn nến  ( Lập hoặc không lập bát hương đều được-hoặc dùng trụ cắm hương)
                                                   Thiên phù màu đỏ-nền trắng

                                         Thiên phù màu đỏ-nền trắng
                                            (Thờ 30-41cm-giấy A3 hoặc A4)
I-THIÊN PHÙ THÁNH GIÁ:


Thánh Giá còn gọi là Thiên Phù Thánh Giá, hay Thánh Giá 7 Ngôi sao.
THÁNH GIÁ THIÊN ĐẠO-GỌI LÀ THÁNH GIÁ CỦA NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ-CÒN GỌI LÀ THÁNH GIÁ 7 NGÔI SAO-THIÊN ĐẠO LÀ ĐẠO TRỜI GIÁNG THẾ CƠ ĐỐC THÁNH ĐỨC PHỤC LÂM LẬP NƯỚC TRỜI TẠI THẾ NGÀN NĂM BÌNH AN (THỜI THÁNH ĐỨC).
THIÊN PHÙ còn gọi là THIÊN LINH BẮC ĐẨU TINH PHÙ; tượng trưng cho Thượng đế-và cũng là đại biểu hợp nhất cho Thiên Đạo-3 ngôi chính ( Ba vòng tròn: Cha-Mẹ-Các Thần thánh-và cũng là Thần bản mệnh của mỗi người chúng ta, nên là biểu tượng linh thiêng).
Thánh Giá 7 Ngôi sao là một cây hình chữ thập, có ba vòng tròn đồng tâm.
-Vòng tròn to: ở giữa tượng trưng cho Vũ trụ- Đạo-Đại Đồng-Đại Nguyên năng-Ngôi Vua Cha Thượng đế.
-Vòng bên trái: Tượng trưng cho Tòa thánh Tiên Thiên (Mẫu Vương quản-là Mẹ Tối cao của Vũ trụ là Ngôi Thái Cực âm).
-Vòng bên phải: Tượng trưng cho Tòa Thánh Hậu Thiên (Đức Di Lặc Vương Phật quản-Tổng quản các thần thánh tiên phật và các cõi Hạ Giới). Có thể gọi Tòa Hậu Thiên là Thầy-các thần thánh.
- 7 sao ở dưới: -Là 7 Sao Bắc Đẩu ( Tử vi Đế tinh). 7 sao hóa thân xuống thành các Luân xa của con người. 7 sao Bắc Đẩu này gọi Thần bản mệnh của cá nhân con người. 7 sao này là hợp nhất và là âm tính.
Con người có 7 sao Luân xa -vậy Thiên Phù tượng trưng cho Thượng đế, cũng là tượng trưng cho bản mệnh con người (Tiểu Vũ trụ) -Đây là phép thờ và phát hiện thần học tuyệt diệu nhất của Thiên Đạo..
-Chúng ta Thờ độc thần là Vua Cha, còn các Tòa Thánh, các con khấn tấu hay không thì tùy tâm.
-Thờ Thượng đế bằng Thánh Giá 7 Ngôi sao thay cho ảnh Chúa Giê-su, thay các không có hình tượng của ALah, thay tượng không rõ hình tướng của Ngọc Hoàng Thượng đế, hoặc thờ Trời chung chung; mà thờ Thánh Giá 7 Ngôi sao có biểu tượng 7 ngôi sao, ba Tòa Thánh, là có thể hiểu đó là biểu tượng của Thượng đế, Thiên đình; hiểu biết về Cha Mẹ Trời và chính mình khi linh hồn mình từ lâu đã là thần thánh được đầu thai xuống trần học hỏi và tiến hóa giúp đỡ chúng sinh hoặc làm nhiệm vụ.
-Thiên Phù có thể dựng trên nóc tất cả đình đền chùa miếu và nhà thờ, thánh thất, nhà thờ dòng họ.
-Thiên Phù là vật tối linh, được truyền phép linh thiêng trước khi sử dụng.
-Có thể dùng đeo ở ngực làm Linh Phù. Đeo ở ngực cao 9, hoặc 18 cm.
-Cấm in trên trang phục. Màu nền trắng, tất cả các phần nổi màu đỏ. Màu đỏ hồng ngọc, không đỏ đục hoặc đỏ chói, đỏ tía. Chú ý là các phần màu đỏ thì đúc nổi lên cho đẹp.
                                            CÁCH KHẤN NIỆM
-Đeo Thiên Phù, thờ Cha bằng Thiên Phù, học thuộc bài thơ Kính Ơn Cha, để đọc trong những lúc tu luyện, gặp việc cần xin khấn, ngày lễ tết, sóc vọng…
-Khi làm Lễ trong tất cả các Lễ, đều đọc Sớ, Tấu xong, thì đọc thuộc các bài Kinh này.         
                                       Kinh Kính ơn Cha ( Thượng đế)

Trên đỉnh Trời cao chót vót!
Toà Bạch Ngọc Đài, Cha ngự Thiên Linh
Cha sinh muôn loài, Cha của muôn sinh
Hạnh phúc nào bằng Cha trao cho sự sống
Cha là  Trời mênh mông lồng lộng
Cha là dòng máu hồng chảy mãi trong tim
Cha là ánh sáng  ngọt ngào rất đỗi dịu êm
Đưa chúng con vào cuộc trường sinh bất tử
Cha là ngọn đèn muôn năm soi tỏ
Vạn kiếp chúng con đi như gió bên Người
Người là dòng sông nguyên khí sữa nuôi
Mật ngọt và đắng cay, Cha chở che nhẫn chịu
Võng Ngân Hà, Cha đan cho con, Mẹ địu
Trên vai Người lịch sử nối vạn triệu năm
Nụ hoa đời cho Hạ thế chỉ chăm
Công tưới ấy, Thiện Mỹ này Cha dạy
Trong Vũ trụ ngọn  Nguyên Đăng bỏng cháy
Gieo bình minh đến khắp thế gian
Tạo giàu sang, nâng đỡ kẻ cơ hàn
Nuôi văn minh, sửa sang đời lạc hậu
Cha truyền cho ngọn nguồn tranh đấu
Sức sống vươn lên chân chính của muôn loài
Cha chở che, đùm bọc thủa hoài thai
Gieo mầm sống cho vạn đời nhân thế
Công ơn ấy làm sao đo đếm xuể
Khi sinh linh vạn giới bởi tay Người!
Ôm trọn vòng tay, Người-Vũ trụ, Người ơi!
Con -hạt cát trong tay Cha vĩ đại
Con xin dâng lên Đức Cha hiền mãi mãi
Linh hồn con-giọt ngọc của Cha
Tâm hồn con là một bông hoa
Dâng hương ngát lên vườn Thượng giới
Ánh mắt con như vạn lời hướng tới
Dâng lên Cha lời hát ngọt ngào
Đây hồn con như khí thanh tao
Rửa hết bụi hầu bên Cha ngự
Bao vật phẩm của thế gian các thứ
Con dâng lành cung chúc Cha thương
Và Cha ơi, trên mọi nẻo đường
Con cầu mong Cha thường nhắc việc
Giáng Thiên linh cho tỏ tường các kiếp
Phù nhân gian, phù thiện phù sinh
Diệt ác gian trọc hết lọc thanh
Cho thêm sức an lành cuộc sống
Đức phủ trùm là Trời biển rộng
Thượng Đế Cao Minh con xin kính thương Người!  

                                    Kinh Kính ơn Mẹ ( Vương Mẫu Tối cao)

Nơi Chính giác Thượng Thiên cõi Mẫu
Đất thiên đường cực lạc Thiên Linh
Mẹ ban quyền giáo hoá chúng sinh
Quản nhân mạng thọ toàn duyên nghiệp
Mẹ sinh ra chúng con các kiếp
Cho nhân luân, số phận làm người
Là cội nguồn sự sống khắp nơi
Ân quả ấy tạo nên thời Thánh Đức
Kim Tự tháp ngự tình chân thật
Tâm giáng sinh truyền giáo đời này
Đem giáo lý phổ khắp tới nay
Gieo đức thiện ngàn năm ghi tạc!
Lòng Mẹ bao la như muôn ngọn thác
Tưới từ bi cứu nạn chúng sinh
Rửa chuộc khổ đau, ghánh tội nhân luân
Dạy dỗ bảo ban cho loài người thế tục
Xin dâng lên Mẹ vạn lời con chúc
Ước khổ đau vơi bớt Mẹ ơi
Mong cho Mẹ được nở nụ cười
Đây Thiên Đạo chúng con vào Thánh Đức
Đại Đồng này dâng lên Người thiện ngọc
Là hoa đời thơm cực lạc muôn năm

-Cầu, Khấn xin việc gì đó, nhưng phải thật tâm trong sáng, chân thành, cấm cầu các việc ác, tranh tham danh lợi…
-Đọc xong thì hướng về phương Bắc quì lạy 9 lạy: Quì, chống gối, cúi đầu, rập đầu xuống sát đất, hai tay đặt song song, úp xuống đất, để trước gối. Mỗi lần ngẩng lên, lại đặt tay vào ngực, như lễ trên, rồi lại rập đầu.         

                                                 QUÌ   9 LẠY:
Khi làm lễ trước bàn thờ, quì xuống, thẳng người, tay phải duỗi thẳng, để trên trán, tay trái để ngang trước ngực trái tim, sau đó cúi lạy sát đất, đầu rập xuống đất, hai tay úp xuống đất, song song nhau trước mặt ngang mặt, và rập đầu lạy 9 lạy.
Ý nghĩa như sau: Tượng trưng cho sự kính trọng 9 cảnh giới Thiên linh. Số 9 còn tượng trưng cho Trời, tượng trưng cho 9 phương Trời. Số 9 là số cao nhất trong dãy số tự nhiên, là ngôi Cửu trùng-Thượng đế-tượng trưng cho sự bất tử của linh hồn, vũ trụ, Thượng đế. Số 9 còn là 9 hành tinh trong hệ mặt trời, 9 sao Bắc đẩu ( 7 vị Đại tinh quân cổ Phật, 2 vị Bồ tát). Đại Cảnh giới thứ 9 tính theo phân cấp mật độ của Thiên Đạo là các Thiên Đường.
       
         
                                    LỄ TẾ VÀ LỄ KÍNH THIÊN ĐÌNH

*Một năm làm 4 Lễ Tế Trời ( Thượng đế): Các ngày chuyển tiết,  sang mùa quan trọng (chuyển nguyên khí vũ trụ), gồm: Ngày Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí-phải làm lễ tế Vua Cha. Các ngày này, nguyên khí tụ lại Trung cung. Cúng đơn giản, lễ chay nếu có tùy tâm, thiền lấy năng lượng thông linh với Thiên đình.
*Một năm làm 3 lễ Kính: Đọc Kinh và Thiền, cầu nguyện cho Nhân loại bình an, đại đồng. Có thể cúng lễ. Sau có thể làm Lễ lớn.
-Kính ơn Cha--Thượng đế vào ngày 9/1 âm lịch.
-Lễ kính ơn Thần thánh-hay gọi là Thần Chủ Mệnh: Ngày 9/8 âm lịch. Tổ chức Lễ này kính ơn Thần Chủ Mệnh:  làm 3 ngày, từ ngày mùng 9 đến 11 tháng 8 âm lịch. Ba ngày này, làm lễ cúng Thượng đế cùng Mẫu Vương Tối cao trước, sau đó kính ơn đức Thần Chủ Mệnh- các Thần Thánh. 
-Lễ Kính ơn Mẹ ( Mẫu Vương Tiên Tối cao)-Ngày 9/12  âm lịch.
                 Phương Đông-phương Tây đều cùng làm lễ như trên.
  ……………………………………………………………………………………. 
SỰ HỢP NHẤT THẦN HỌC-TÂM LINH-TÍN NGƯỠNG-TÔN GIÁO TOÀN NHÂN LOẠI VÀO TRONG THIÊN ĐẠO-GIA NHẬP THIÊN ĐẠO-HỢP TRONG THIÊN ĐẠO (ĐẠO TRỜI-TÔN GIÁO CUỐI CÙNG)-TRONG TƯƠNG LAI THÁNH ĐỨC=BIỂU TƯỢNG THIÊN PHÙ KÍNH THỜ THƯỢNG ĐẾ.
                         ĐÂY LÀ LUẬT LỆNH MỚI CỦA THƯỢNG ĐẾ:
                                                     * * *
TÌM HIỂU VỀ CÁC SAO BẮC ĐẨU THẤT TINH VÀ SỰ HỢP NHẤT THẦN HỌC-TÔN GIÁO CỦA THIÊN PHÙ THIÊN ĐẠO

 SAO BẮC ĐẨU-7 trung tâm thần lực-năng lượng Vũ Trụ quyết định mọi số mệnh muôn vật trong vũ trụ.
                          Gồm: 7 vị Đại tinh quân và hai vị tinh quân phù tá.
-Đây cũng là các chính tinh trong môn Tử vi-là các sao bản mệnh.
Các pháp môn, tôn giáo, phong thủy khác nhau trên thế giới, có cách gọi tên 9 vị Bắc Đẩu này khác nhau, nhưng đều rất kính trọng, thống nhất, có sự ảnh hưởng to lớn mọi mặt trong tín ngưỡng, Đạo giáo, phong thủy Huyền không phi tinh, Độn giáp, Thái ất, Tử vi, thước Lỗ Ban…

                                                   PHẬT GIÁO
PHẬT THUYẾT: THIÊN TRUNG BẮC ĐẨU CỔ PHẬT TIÊU TAI DIÊN THỌ.
ÔNG A NAN KỂ: Đúng như thế này: - Chính tôi được nghe , một thời Phật ở Tĩnh Cư Thiên Cung, tập hợp các chư Thiên: Phạm Vương Đế Thích, Bát Bộ Hộ Tứ chúng đàm luận Pháp yếu.
Khi ấy Bồ tát Văn Thù Sư Lợi Từ đứng dậy, tiến đến trước Đức Phật mà bạch Phật rằng:-Thưa Đức Thế tôn, con thấy hầu hết nhân dân sang hèn, côn trùng xuẩn động, nằm trong Thái, Thiếu, Âm, Dương, Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy Hỏa, Thổ, thảy đều do nơi Bắc Đẩu Thất Nguyên Tinh làm chủ tể. Vì cớ gì mà bảy sao bắc Đẩu giữa Trời có uy quyền, uy đức tối tôn như vậy?
Cúi xin Thế Tôn vì chúng tuyên thuyết, tất cả nhận Thiền và đại chúng đây thẩy đều quy hưởng.
Khi ấy Phật bảo Bồ tát Văn Thù và đại chúng rằng:
-Quý hóa lắm thay, ta sẽ vì ông và chúng sinh ở đời Vị lai tuyên thuyết duyên do để cho đời sau đều hiểu biết công đức lớn lao của bảy vì sao ấy, phúc thí quyền sinh, ân thí muôn cõi. Ông Văn Thù này: Khắp cõi tể quan, cư sĩ, tăng ni, đạo tục, dù sang dù hèn, cũng chỉ có 7 vị Bắc Đẩu Tinh Quân làm chủ bản mệnh. Thiện nam hay thiện nữ, cứ hàng năm ngày 8 tháng 1, ngày 7 tháng 7, ngày 9 tháng 9, và ngày sinh của mình, mặc y phục sạch sẽ, đối trước Tinh Tượng, chí tâm xưng 7 danh hiệu Cổ Phật và hai Bồ tát, tùy tâm cầu nguyện ...Có thể thắp 7 ngọn nến bày theo Tinh vị, rồi nửa đêm dâng cúng các thứ hương hoa, tinh thủy, dốc lòng cầu khẩn, ắt được như ý.
7 Vị gồm:
1-Ngài Bắc Đẩu: Đại Khôi Dương Minh Tham Lang Thái Tinh quân-cổ phật thế giới Tối Thắng Đông Phương, hiệu: Vận Ý Thông Chúng Như Lai.
2-Ngài Bắc Đẩu: Đại Thước Âm Tinh Cự Môn Nguyên Tinh quân-cố phật thế giới Diệu Bảo Đông Phương, hiêu: Quang Âm Tự Tại Như Lai.
3-Ngài Bắc Đẩu: Đại Quyền Chân Nhân Lộc Tồn Trinh Tinh quân-cố phật thế giới Viên Châu, hiệu: Kim Sắc Thành Tựu Như Lai.
4-Ngài Bắc Đẩu: Đại Hành Tiên Minh Văn Khúc Tinh Quân-cổ phật thế giới Vô Ưu Đông Phương, hiệu: Tối Thắng Cát Tường Như Lai.
5-Ngài Bắc Đẩu: Đại Tất Đan Nguyên Liêm Trinhh Cường Tinh quân-cố phật thế giới Tĩnh Trụ Đông Phương, hiệu: Quảng Đạt Trí Biện Như Lai.
6-Ngài Bắc Đẩu: Bắc Cực Vũ Khúc Kỷ Tinh Quân-cổ phật thế giới Pháp Ý Đông Phương, hiệu: Pháp Hải Du Hý Như Lai.
7-Ngài Bắc Đẩu: Phiêu Thiên Quan Phá Quân Tinh quân-cố phật thế giới Mãn Nguyện Đông Phương, hiệu: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
                         Ngoài ra, còn hai ngài Bắc Đẩu Bồ Tát:
Ngài Bắc Đẩu: Đông Minh Tả Phù Tinh quân-Bồ tát thế giới Diệu Hý Tây Phương, hiệu: Hoa Tạng Trang Nghiêm Bồ Tát.
Ngài Bắc Đẩu: Ấn Quan Hữu Bật Tinh quân-Bồ tát thế giới Diệu Viên Tây Phương, hiệu: An Lạc Tự Tại Bồ Tát.
Rồi đức Thế tôn đọc câu Thần chú sau: CHÚ SẠCH 3 NGHIỆP: -ÚM SA PHẠ BA PHẠ - TRUẬT ĐÀ SA PHẠ - ĐẠT MẠ SA PHẠ - BÀ PHẠ TRUẬT ĐỘ HÁM ÚM HÃT NA - ĐÀN NA - CHA CHA ĐẾ - MA HA ĐẾ - SÁT CHA- SÁT CHA ĐẾ - HẠT BÁT MA DUỆ - SA BÀ HA ( 3 lần)

                         PHẬT NÓI KINH BẮC ÐẨU THẤT TINH DIÊN MẠNG

Vị Tăng tên Bà la môn, từ Thiên Trúc 
truyền đến đời triều vua Ðường ở Trung Hoa thọ trì.
Sa Môn Thích Viên Ðức dịch thành Việt văn.
“1-Nam mô Tham Lang Tinh, Thị Ðông phương Tối Thắng Thế Giới, Vận Ý Thông Chứng Như Lai Phật (1 lạy)
2- Nam mô Cự Môn Tinh, Thị Ðông phương Diệu Bảo Thế Giới, Quán Âm Tự Tại Như Lai Phật. (1 lạy)
3- Nam mô Lộc Tồn Tinh, Thị Ðông phương Viên Mãn Thế Giới, Kim Sắc Thành Tựu Như Lai Phật. (1 lạy)
4- Nam mô Văn Khúc Tinh, Thị Ðông phương Vô Ưu Thế Giới, Tối Thắng Kiết Tường Như Lai Phật. (1 lạy)
5- Nam mô Liêm Trinh Tinh, Thị Ðông phương Tịnh Trụ Thế Giới, Quảng Ðạt Trí Biện Như Lai Phật. (1 lạy)
6- Nam mô Vũ Khúc Tinh, Thị Ðông phương Pháp Ý Thế Giới, Pháp Hải Du Hí Như Lai Phật. (1 lạy)
7- Nam mô Phá Quân Tinh, Thị Ðông phương Lưu Ly Thế Giới, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Phật. (1 lạy)
Hằng năm nếu gặp tai ách lễ kinh này bảy lạy.
Khi bấy giờ Phật bảo Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Kinh này đã nói có đại oai thần lực” có công năng cứu độ tất cả trọng tội và hay diệt hết thảy nghiệp chướng của tất cả chúng sanh…………


      7 vị cổ Phật-Trung cung là Đại Nhật Như Lai  ( Đại tổ Phật-tức là Thượng đế)

                                                    ĐẠO GIÁO

Bắc Đẩu Thất tinh: Dùng trong bộ Cương đạp tẩu, cúng sao, văn hóa tâm linh rất rộng rãi…

          Thái Thượng Bắc Đẩu bản mệnh diên sinh chân Kinh, viết:

“Bắc đẩu đệ nhất Dương Minh Tham Lang Thái Tinh quân, tý sanh nhân chúc chi.
Bắc đẩu đệ nhị
Âm Tinh Cự Môn Nguyên Tinh quân, sửu hợi sanh nhân chúc chi.
Bắc đẩu đệ tam
Chân Nhân Lộc Tồn Trinh Tinh quân, dần tuất sanh nhân chúc chi.
Bắc đẩu đệ tứ Huyền
Minh Văn Khúc Nữu Tinh Quân, mão dậu sanh nhân chúc chi.
Bắc đẩu đệ ngũ
Đan Nguyên Liêm Trinh Cường Tinh quân, thìn thân sanh nhân chúc chi.
Bắc đẩu đệ lục bắc cực
Vũ Khúc Kỷ Tinh Quân, tị mùi sanh nhân chúc chi
Bắc đẩu đệ thất thiên nhai
Quan Phá Quân Tinh quân, ngọ sanh nhân chúc chi.
Bắc đẩu đệ bát Đông minh Ngoại phụ tinh quân.
Bắc đẩu đệ cửu Ấn quang Nội bật tinh quân.
Thượng thai Hư tinh khai đức tinh quân.
Trung thai Lục thuần ti không tinh quân.
Hạ thai Khúc sanh ti lộc tinh quân.
…………………
Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải tam tai ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải tứ sát ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải ngũ hành ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải lục hại ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải thất thương ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải bát nan ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải cửu tinh ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải phu thê ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải nam nữ ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải sanh sản ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải phục liên ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải dịch lệ ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải tật bệnh ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải tinh tà ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải hổ lang ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải trùng xà ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải kiếp tặc ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải gia bổng ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải hoành tử ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải chú thệ ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải thiên la ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải địa cương ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải đao binh ách.
Đại thánh Bắc đẩu thất nguyên quân năng giải thủy hỏa ách…..”

                                        THIÊN CHÚA GIÁO
7 vị tinh quân này đã xuất hiện trong linh ảnh (vision) của Thánh Jean. Sách Khải huyền 4.5 nói rõ: “có 7 ngọn đèn thắp trước ngài, đó là 7 vị đại thiên thần của Chúa Trời”.
                                       CÁC MÔN PHONG THỦY
* Môn Lục Nhâm, vẽ sao Bắc Đẩu trên tinh bàn để xem thiên văn, địa lý.

Môn Bát trạch phong thủy 

Môn Phong thủy Huyền không phi tinh:

1-Sinh Khí-Tham Lang                           
2-Ngũ quỉ-Liêm Trinh     
3-Lục Sát-Văn Khúc
4-Tứ Lục-Vũ khúc
5-Họa Hại - Lộc tồn                                 
6-Thiên Y - Cự Môn             
7- Tuyệt mạng - Phá Quân
-Phục Vị - Phụ-Bật                    

1-Nhất Bạch-Tham Lang
2-Ngũ Hoàng-Liêm Trinh
3-Phúc Đức hay Diên Niên-Vũ khúc
4-Lục Bạch-Văn khúc
5-Tam Bích-Lộc tồn
6-Nhị Hắc-Cự Môn
7-Thất Xích-Phá Quân
Bát Bạch-Tả phù, Cửu Tử-Hữu Bật


                                           THƯỚC LỖ BAN

1-Cung QUÝ NHÂN: NHẤT TÀI MỘC CUỘC. ( TỐT ).Tham lang tấn hoạnh tài.
2-Cung HIỂM HỌA: NHỊ BÌNH THỔ CUỘC. ( XẤU ).Cự môn hiếu phục thường.
3-Cung THIÊN TAI: TAM LY THỔ CUỘC. ( XẤU ). Lộc tồn nhân đa lãm.
4-Cung THIÊN TÀI: TỨ NGHĨA THỦY CUỘC. ( TỐT ). Văn khúc chử vạn chương.
5-Cung NHÂN LỘC: NGŨ QUAN KIM CUỘC. ( TỐT ). Vũ khúc xuân lộc tinh.Phú quý tự an ninh.
6-Cung CÔ ĐỘC: LỤC CƯỚC HỎA CUỘC. ( XẤU ). Liêm trinh tửu sắc thanh.
7-Cung THIÊN TẶC: THẤT TAI HỎA CUỘC. ( XẤU ). Phá quân chủ tung hoành.
8-Cung TỂ TƯỚNG: BÁC BỜI THỔ CUỘC. ( TỐT ). Phụ đồng tể tướng tinh.
KÍCH CỠ CỦA THƯỚC LỔ-BAN: Chiều dài chính xác của thước Lổ-Ban này là 520 mm (= 0,52 m).-Được chia ra làm 8 cung LỚN : Theo thứ tự từ cung QUÝ NHÂN đến cung TỂ TƯỚNG như trên. Mỗi cung LỚN dài 65 mm.
-Mỗi cung lớn: Được chia ra làm 5 cung nhỏ như trên. Mỗi cung nhỏ dài 13 mm.

KẾT LUẬN VỀ VIỆC THỐNG NHẤT THẦN HỌC TOÀN NHÂN LOẠI-THỐNG NHẤT TÔN GIÁO THỜI THÁNH ĐỨC-ĐÂY LÀ THIÊN Ý BẮT BUỘC CỦA THƯỢNG ĐẾ ĐỂ THỐNG NHẤT NHÂN LOẠI, CHỐNG KỲ DỊ VÀ PHÂN BIỆT TÔN GIÁO-TIẾN LÊN THÀNH LẬP ĐẠI ĐỒNG HỢP NHẤT TOÀN NHÂN LOẠI
7 vị Bắc đẩu cổ Phật (theo đạo Phật)-cũng là 7 vị tinh quân (theo Đạo giáo-và các pháp môn)-là các Đại thiên thần theo Thiên Chúa giáo.
Họ chính là các Hóa thân của Thượng đế phân tính ra-là các Thượng cổ Thiên Thần do Thượng đế sinh ra từ khi khai sinh ra càn khôn vũ trụ.
Hội đồng 9 vị Bắc Đẩu là Đại tổng quản các Thiên thần; hợp nhất trong cơ thể con người tại trần gian-là Thần chủ giữ bản mệnh con người, muôn vật.
-Về mặt hình thể vật chất phần hữu vi âm tính: 9 vị Bắc đẩu hợp nhất, cũng được coi tượng trưng là Đức Vương Mẫu Phật; hay là Mẫu Vương Tiên-Mẫu Thượng Thiên-Chủ trì Hội đồng chư Phật, chủ trì đầu thai, nghiệp quả, tạo luân hồi, sinh ra thể xác khí chất tạo nên hình thể vũ trụ hữu hình; văn hóa Phương đông gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ-cai quản Thượng Thiên, hay trong đạo Tứ phủ Việt Nam gọi là Mẫu Thượng Thiên. Đạo Cao Đài gọi là Diêu Trì Kim Mẫu, Mẫu  Phật; đạo Giáo Trung Hoa gọi là Giao Trì Kim mẫu. Chúng ta thống nhất gọi là Đức Vương Mẫu-hay là Mẫu Vương Tiên. Cha-Mẹ là 2 phần của Thái Cực Âm-Dương. Các con tu luyện về trời phải vô cùng kính trọng Mẫu Vương vĩ đại đã ngàn đời nay tạo tác mọi mầm sống cho vũ trụ, cho muôn loài chúng sinh.
Tất cả nhân loại phải thấu hiểu sâu sắc điều này, mới gọi là hiểu về Chân Lý đúng đắn-Giác ngộ.
-Tại trần gian, người Mẹ-Mẫu-tượng trưng cho sự sinh thành và nuôi dưỡng bản thân mình, nên trước hết phải kính trọng Mẹ-Mẫu trước. Đạo Trời cũng là Đạo làm Người mà thôi.
* Chúng ta tôn thờ Vua Cha Thượng đế-Thiên Phù như thế, là HỢP NHẤT TÍN NGƯỠNG-TÔN GIÁO TOÀN NHÂN LOẠI, vạn pháp qui tôn, vạn phép qui thiện. Tất cả đều là một gốc sinh ra, chỉ có cách gọi khác nhau, các tôn giáo phân hóa thành khác nhau.
-Đại Thiên Thần-Đại Tinh quân-Đại Thánh-cũng chính là các Đức Cổ Phật vậy! Tu luyện để về Thiên Đường-đồng nghĩa về Niết Bàn. Trên Thiên Đình có Vua-đó là Thượng Đế. Nên gọi là Vua Cha. Có Mẫu Vương-Mẹ muôn loài. Thần-Thánh-Tiên-Phật cũng đều là con của Cha Mẹ. Các giáo chủ trực tiếp đều là các hóa thân của Thượng đế lâm phàm dạy Đạo.
Chính Pháp Thiên đạo xây Thánh Đức là Pháp chính Nhân gian do Thượng đế giao việc, giáng lâm chỉ dạy; cho nên, con đường của Chính Pháp Thiên Đạo là tất yếu và là nguyên lý của loài người xây dựng xã hội tương lai-không có con đường nào khác, kể cả có tận thế xong, cũng phải xây Thánh Đức như Nguyên lý xã hội lý tưởng này, dù có lâu.


                                    NÓI VỀ THẦN CHỦ MỆNH:



THỜ KÍNH THIÊN PHÙ THÁNH GIÁ LÀ CŨNG LÀ KÍNH THỜ THẦN CHỦ MỆNH RIÊNG CỦA MÌNH.

 Thượng đế phân thân, chiết tính và chia linh hồn mình thành các con, cho đầu thai làm người, thì khi Thượng đế phân thân ra, thành Thần Chủ của linh hồn mình trên cao. Khi các con thờ Thiên Phù Thánh Giá, là thờ Thượng đế, đồng thời cũng là Thần Chủ Mệnh riêng tại nhà mình. Mỗi ngôi sao trên cao, là một Thần Chủ riêng, như mỗi ngôi nhà có Thần Bếp riêng, vậy Thần Chủ Mệnh là Thượng đế của mỗi bản mệnh. Sao chiếu mệnh cũng chính là Thần Chủ Mệnh.  Tất cả mọi linh hồn đều hợp nhất trong Thượng đế, nhưng Thượng đế lại phân tính và hoá thân thành các thần thánh, thì thờ Thiên Phù Thánh Giá cũng là tượng trưng cho Thượng đế Toàn năng-Đại Hồn của Vũ trụ. Thượng đế cũng là Thần Chủ của toàn bộ sự sống trong Vũ trụ, của toàn Vũ trụ. Cha là Cha sự sống-Cha Linh hồn-Đấng Tự Hữu duy nhất trong toàn Vũ trụ. Đấng Tự có, Tự sinh ra và làm ra tất cả, sinh ra con người và cho làm người; chúa của sự sống và sự chết; chủ quản của Nhật-Nguyệt-Tinh-Không gian-Thời Gian và mọi đẳng linh hồn, từ hồn cây, thảo mộc, đất đai, vật phẩm cho đến sắt thép, của cải…

Cha là Đấng Sống cho các con và là Đấng Toàn năng tạo ra muôn vật-không chỉ riêng con người. Đấng Im Lặng, tự làm, tự sống, tự chuẩn hoá sự sống và trải nghiệm riêng, lên Cha cũng có một linh số và đại hồn riêng tư và Cha làm Vua trên Trời, và vì cây trên đất, người trên đất lên Cha cũng là Vua của mọi linh hồn trên đất. Cha dạy các con như bố các con dạy chính các con mọi việc. Cha là linh hồn Gốc của Vũ trụ, khai sinh ra toàn bộ vũ trụ, thì Cha sống như người và tạo ra con người giống hình ảnh của mình, nên ở trên Trời thì Cha như con người bình thường; khi Cha xuống mặt đất, thì trông Cha cũng như người bình thường; các con sống, ăn, ở, mặc, sinh hoạt thế nào, thì Thượng đế cũng sống y như thế. Ngoài ra, vì là Cha của cả súc sinh, cây cối, nên Cha nuôi chúng và tất nhiên cũng thương yêu chúng.
Đại Hồn Cha ở trong lõi của muôn vật, muôn sự sống và tạo ra hơi thở của sự sống, tạo ra khí thở cho sự sống; tạo ra không khí cho đất và người sống; tạo ra đất và nước để nuôi sống con người.
Khi có mưa, có nước uống, có cây nảy mầm, có không khí để thở, có lời để nói, có cái ăn, có cái mặc, có gia đình vợ chồng con cái, các con phải cám ơn Thượng đế đã nuôi sống tất cả bằng NGUYÊN KHÍ của Vũ trụ, có ở trong Tự Nhiên. Cha là Đấng Tự Nhiên-Vừa là Cha, vừa là Bà Mẹ Vũ trụ, nuôi nấng tất cả. Không có gì nằm ngoài Thượng đế, cho dù Thượng đế có biết hay không, có nghĩa là tất cả đều nằm trong nguyên lý Vũ trụ do Thượng đế tạo ra. Thượng đế tạo ra đàn ông, đàn bà và có thể làm đàn bà đầu thai thành đàn ông, đàn ông đầu thai làm đàn bà.
Nhiều vong hồn tà ma không siêu thoát, ngu tối ít học, kém tiến hoá đã không hiểu Thượng đế là tất cả, nên có ý phân ngôi hay tranh dành , hoặc ghen tỵ với cái ngôi vị làm Vua trên Trời, vì chúng thích làm quan, thích khống chế quản trị kẻ khác, thích nịnh nọt….Xã hội gian ác đã tạo ra vô số vong hồn bất trị nên Thượng đế phải dày công dạy dỗ con người hiểu luật Trời. Cha không chỉ làm Vua của các Vua, Chúa của các Chúa, các Thiên Vương mà còn là người thường, hay tĩnh lặng, Đấng Nghỉ ngơi trong mọi sự sống; khi Nghỉ, các con sống tốt hơn, khi Chân Lý suy đồi, loài người ngu tối, đại mạt, thì Chân Lý hiển lộ và Thượng đế phải sửa sang sự đốn suy đó bằng sức mạnh của sự sống Vũ trụ. Cha là Chúa Phán xét, Cha cả của mọi gia đình, là Mẹ của sự ấm áp nuôi dưỡng. Thượng đế không chỉ nuôi dưỡng con người trong một kiếp này, mà muôn năm, muôn kiếp, muôn đời, nên KÍNH ƠN CHA không bao giờ thừa; sự kính chính là sự làm theo và tôn trọng nguyên khí Tự nhiên, sống Tốt. Một kẻ gian ác, sẽ sống Tồi và làm mỏi mệt nguyên khí chung, suy đồi chính khí, làm các thể vía của tự nhiên và trái đất suy yếu. Toàn bộ tự nhiên là THÂN MỆNH CỦA THƯỢNG ĐẾ, thế trái đất suy đồi, loài người đốn mạt có làm Thượng đế mệt nhọc không? Tất nhiên là CÓ!
Toàn Vũ trụ này là một SINH MỆNH SỐNG, thì nếu sự sống bất cứ nơi đâu bị ảnh hưởng hay phản động ngu tối, thì nơi đó là Thượng đế bị mệt mỏi, đau yếu; một con sông bẩn, một đồi núi bị sạt lở, là làm Thượng đế đau mình mẩy. Một con người đau đớn, đau khổ, tiếng đau, tiếng kêu thấu lên Trời, sẽ làm Thượng đế lưu tâm, đôi khi buồn vui cùng nhân thế.
Lên, xây NƯỚC TRỜI TẠI THẾ, THIÊN ĐƯỜNG TRÊN ĐẤT, là mơ ước lâu dài của Thượng đế, để giúp con người khỏi đau khổ, thì Thượng đế sẽ vui hơn. Cho nên, các con phải học: LÀNH-THIỆN-KHIÊM TỐN- THANH TĨNH-là gần Thượng đế. Các tôn giáo chính là dạy cách đó thôi. Cách nói Hợp Nhất với Thượng đế có hai ý nghĩa: Sống như bản tính của Thượng đế là gần Thượng đế, hay được Cha ưu ái hơn; và hợp nhất trong nguyên lý vũ trụ, thì theo luật đồng thanh tương ứng, khí hợp nhất, các con phải giống như Cha mình, nếu sái khác, tất rớt xuống và khó gặp Cha khi trở về Trời.
Cha có thể hoá xuống làm một kẻ hành khất, để xem sự sinh tồn và xét mọi sự; điển giáng, hay nhập thể vào một người để làm việc tốt cho con người. Chúa Giê-su Chist là một Đấng Hoá thân và cũng là một người được nhập Điển giáng thân của Chúa Cha. Các thần thánh khác cũng được Cha nhập điển hay phái xuống thế gian giúp dân chúng và triển khai thi hành các Luật giúp xã hội loài người. Ở phương Tây, gọi Cha là Chúa Cha, Thiên Chúa, ở phương Đông thì gọi là Alah, Ngọc Hoàng Thượng đế, Giàng, ông Trời….Tất cả là Một mà thôi.
Các tôn giáo là các bản tính riêng của Thượng đế. Nên các con không được suy bì, đấu tranh tôn giáo, trừ tôn giáo phản động, tà đạo.
 


                                           PHÉP II-LỄ TRÌNH ĐẠO

                    CÁCH TRÌNH ĐẠO KHI LẬP BÀN THỜ THƯỢNG ĐẾ

Khi lập bàn thờ, hoặc nhập Thiên Đạo, phải làm lễ Trình Đạo-để tấu thỉnh Thiên Đình để khai phép lệnh, cho lập bàn thờ hay bản mệnh mình được chứng ứng.
Lập lễ chay.                    
                                              Nội dung sớ: In ra rồi làm lễ 



                               Hôm nay là ngày… …  tháng……..năm ….
                                            Chúng con gồm:
Họ và Tên:………………………………………….Tuổi………………
………………………………………………………………………………………Bản gia ngụ tại:………………………………
Xã (phường)………………Huyện (thị trấn)……………
Tỉnh (thành phố)………………Thuộc  nước………...
Hôm nay chúng con có lễ kính dâng lên Thiên đình, kính thỉnh Cha, Mẹ và các Thần thánh việc như sau: Con xin lập lễ tấu lên Vua Cha, được làm lễ thờ Vua Cha. Con nay thấu ngộ Chân Lý vĩ đại, xin được nguyện tu luyện dưới ánh sáng Cao Minh vĩ đại của Cha! Dù có gian khổ cũng không sờn lòng.
-Kính xin Cha, Mẹ, Các Thầy cứu độ.
                        Từ nay, con xin nguyện làm theo đúng 9 điều Không sau:  
            1-Không  bỏ: Tôn Thờ Vua Cha Thượng đế.
            2-Không chiếm: Của cải, tài danh, hạnh phúc của người khác.
            3-Không tham: Danh lợi, vật dục tầm thường.
            4-Không nói: Gian dối, xảo ngôn, ác ý, hồ đồ.
            5-Không quên: Người nghèo khổ, hư dốt.
            6-Không gây: Hận thù, chiến tranh.
            7-Không ở: Bẩn thỉu,  phá hại môi trường.
            8-Không nghiện: Các chất kích thích nặng.
            9-Không ngừng: Xây dựng Thiên đường Hạ giới
-Xin thề!
                         Họ tên……………………………
                                                 KÍNH TẤU!
                    Phần này in màu cho đẹp-in nhiều bản sử dụng nhiều lần

                       Sau khi đọc Sớ, thì đọc Kinh Kính Ơn Cha và Mẹ:

                                        Kính ơn Cha (Thượng đế)

                                         Kính Mẫu Vương

Sau khi cúng xong thì hóa sớ, không hóa Kinh. Kinh chép riêng để đọc hoặc học thuộc càng tốt.

                                              HƯỚNG DẪN
TỰ LÀM LỄ CẦU GIẢI HẠN ÁCH, NĂM XUNG THÁNG HẠN, CHỮA BỆNH NẶNG. XIN TĂNG SỨC, AN LẠC.

(Thờ Vua Cha thì không cần, chỉ cần kính tấu bình thường-còn tùy tâm các con, nếu muốn cầu xin chính đáng thì cũng không cấm. Hướng dẫn này dành cho cả người ngoài Thiên Đạo)

                                                Lập 3 mâm Lễ:
-Vật phẩm tùy tâm
Yêu cầu:
                          Treo Thiên Phù trên cao ở giữa rồi hành lễ
Mâm 1-Lễ Vua Cha, Mẫu Vương và Thiên đình: Toàn đồ chay tịnh: Hương hoa, chè, xôi, bánh, không đốt hương đen.
-Mâm đặt cao nhất. Đốt 3 ngọn nến, đặt ngang hàng, ngọn ở giữa cao hơn hai ngọn bên.
Mâm 2: Lễ các vị tôn thần, thiên binh thiên tướng, Táo quân, thành Hoàng, long thần bản thổ.
Mâm này lễ đồ mặn, hoặc chay, tiền thật, rượu, hoặc bia đều được. Không cúng hàng mã.
-Để ở giữa.
Mâm 3: Lễ gia tiên ( Cửu huyền thất tổ).
- Mâm này lễ đồ mặn, hoặc chay, tiền thật, rượu, hoặc bia đều được. Không cúng hàng mã.
-Để ở dưới thấp hơn mâm 2.
-Các mâm dùng cốc để cắm mỗi mâm 3 nén hương.

                    -Khấn như trong sớ. Nội dung sớ-in ra rồi làm lễ 

                        Hôm nay là ngày… …  tháng……..năm ….
                                    Chúng con gồm:
Họ và Tên:………………………………………….Tuổi………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bản gia ngụ tại:………………………………
Xã (phường)………………Huyện (thị trấn)……………
Tỉnh (thành phố)………………Thuộc  nước………...
Hôm nay chúng con có lễ kính dâng lên Thiên đình, kính thỉnh Cha, Mẹ và các Thần thánh việc như sau: Con xin lập lễ tấu lên Vua Cha, được làm lễ thờ Vua Cha. Con nay thấu ngộ Chân Lý vĩ đại, xin được nguyện tu luyện dưới ánh sáng Cao Minh vĩ đại của Cha! Dù có gian khổ cũng không sờn lòng.
-Kính xin Cha, Mẹ, Các Thầy cứu độ.
        Từ nay, con xin nguyện làm theo đúng 9 điều Không sau:  
            1-Không  bỏ: Tôn Thờ Vua Cha Thượng đế.
            2-Không chiếm: Của cải, tài danh, hạnh phúc của người khác.
            3-Không tham: Danh lợi, vật dục tầm thường.
            4-Không nói: Gian dối, xảo ngôn, ác ý, hồ đồ.
            5-Không quên: Người nghèo khổ, hư dốt.
            6-Không gây: Hận thù, chiến tranh, giết hại chúng sinh.
            7-Không ở: Bẩn thỉu và phá hại môi trường.
            8-Không nghiện: Các chất kích thích nặng.
            9-Không ngừng: Xây dựng Thiên đường Hạ giới
-Xin thề!
                                 Họ tên……………………………
                                               Kính tấu!
                    Phần này in màu cho đẹp-in nhiều bản sử dụng nhiều lần

                    Sau khi đọc Sớ, thì đọc Kinh Kính Ơn Cha và Kính Ơn Mẹ:

     -Ghi nhớ: Đọc Kinh Kính Ơn Cha-Mẹ xong, thì phải quỳ 9 lạy.
    -Khấn xong, để khoảng 20 phút thì tiễn các ngài, quì xin hạ lễ, rồi đốt sớ cầu.

Thượng đế còn cho phép người Thiên Đạo đọc thêm 2 bài  kinh: Đây là cách ý của Vua Cha để Cao Đài nhập Thiên Đạo mà Thiên Đạo hợp nhất với Cao Đài lâu dài sau này. Cha rất ưu ái Cao Đài, Mật Tông, trong các Bí pháp của Thiên Đạo đều có bí pháp mật điển để bảo vệ 2 tôn giáo quan trọng này...


CÒN TẤT CẢ CÁC TÔN GIÁO QUI NGUYÊN TRONG THẦN HỌC LÀ THIÊN PHÙ LÀ HỢP NHẤT CÁC TÔN GIÁO TRONG TÍN NGƯỠNG, NÊN NHO-THÍCH-LÃO-HỒI-DO THÁI-HAY BALAMÔN-HINDU...ĐỀU HƯỚNG VỀ THỜ CHA BẰNG THIÊN PHÙ LÀ HỢP LẼ TIẾN HÓA VỀ SAU.


                Kinh Ngọc-Hoàng Thượng-Đế ( Đọc thêm)


Đại-La Thiên-Đế
Thái-Cực Thánh-Hoàng

Hóa dục quần sanh
Thống-ngự vạn-vật.
Diệu-diệu "Huỳnh-Kim-Khuyết".
Nguy-nguy "Bạch-Ngọc-Kinh".
Nhược thiệt, nhược hư,
Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa.
Thị không, thị sắc,
Vô-vi nhi dịch sử quần-linh.
Thời thừa lục long,
Du hành bất tức.
Khí phân Tứ Tượng,
Hoát triền vô biên.
Càn kiện cao minh,
Vạn loại thiện ác tất kiến,
Huyền phạm quảng đại.
 Nhứt toán họa phước lập phân.
Thượng chưởng Tam thập lục Thiên,
Tam Thiên Thế Giái.
 Hạ ốc Thất thập nhị Địa,
Tứ Đại Bộ-Châu.
Tiên-Thiên Hậu-Thiên.
Tịnh dục Đại-Từ-Phụ.
Kim ngưỡng, cổ ngưỡng,
Phổ-Tế Tổng-Pháp-Tông.
Nãi Nhựt, Nguyệt, Tinh, Thần chi quân,
Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi chủ.
Trạm tịch chơn Đạo,
Khôi mịch tôn nghiêm
Biến-hóa vô cùng,
Lũ truyền Bửu-Kinh dĩ giác thế,
 Linh oai mạc trắc,
Thường thi Thần giáo dĩ lợi sanh.
Hồng oai, Hồng từ,
Vô cực, vô thượng.
Đại-Thánh, Đại-Nguyện, Đại-Tạo, Đại-Bi.
Huyền-Khung Cao Thượng-Đế,
Ngọc-Hoàng tích phước hựu tội,
Đại Thiên-Tôn.
               "Nam-mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát" (9  lạy)

                      Phật Mẫu Chơn Kinh
Tạo-Hóa Thiên Huyền-Vi Thiên-Hậu,
Chưởng Kim-Bàn Phật-Mẫu Diêu-Trì.

Sanh quang dưỡng-dục quần-nhi,
Chơn-linh phối nhứt thân vi Thánh hình.
Thiên-Cung xuất Vạn-linh tùng pháp,
Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh.
Càn Khôn sản-xuất hữu hình,
Bát hồn vận-chuyển hóa thành chúng-sinh.
Cộng vật-loại huyền-linh đồ nghiệp,
Lập tam-tài định kiếp hòa căn.
Chuyển-luân định phẩm cao thăng,
Hư-vô bát-quái trị thần qui nguyên.
Diệt tục kiếp trần-duyên oan trái,
Chưởng đào tiên thủ giải trường-tồn.
Nghiệp hồng vận tử hồi môn,
Chí-công định vị vĩnh-tồn Thiên-Cung.
Chủ Âm-quang thường tùng Thiên-mạng,
Độ chơn-thần nhứt vãng nhứt lai.
Siêu thăng phụng liễn qui khai,
Tiên-Cung Phật xứ Cao-Đài xướng danh.
Hội nguơn hữu Chí-Linh huấn chúng,
Đại Long-Hoa nhơn chủng hòa Ki. (là cơ)
Tam-kỳ khai-hiệp Thiên-thi,
Khoa-môn Tiên-vị ngộ kỳ Phật duyên.
Trung khổ-hải độ thuyền bát-nhã,
Phước từ-bi giải quả trừ căn.
Huờn hồn chuyển đọa vi thăng,
Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm.
Thập Thiên-Can bao hàm vạn tượng,
Tùng Địa-Chi hóa trưởng càn-khôn.
Trùng huờn phục vị thiên-môn,
Nguơn-linh hóa chủng quỉ hồn nhứt thăng.
Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan.
Vô địa-ngục, vô quỉ-quan,
Chí-Tôn đại xá nhứt trường qui-nguyên.
Chiếu nhũ-lịnh Từ-Huyên thọ sắc,
Độ anh nhi nam, bắc, đông, tây.
Kỳ khai tạo nhứt Linh-Đài,
Diệt hình tà-pháp cường khai Đại-Đồng.
Hiệp vạn-chủng nhứt môn đồng mạch,
Qui thiên-lương quyết sách vận-trù.
Xuân-Thu, Phất-Chủ, Bát-Vu,
Hiệp qui Tam-Giáo hữu cầu Chí-Chơn.
Phục nguyên-nhơn huờn tồn Phật tánh,
Giáo-hóa hồn hữu hạnh hữu duyên.
Trụ căn quỉ khí cửu-tuyền,
Quảng khai thiên thượng tạo quyền chí công.
Lịnh Mẫu-Hậu khai Tông định Đạo,
Ân dưỡng sanh đảm-bảo hồn-hài.
Càn Khôn Tạo-Hóa sánh tài,
Nhứt triêu nhứt tịch kỉnh bài mộ khang.
 "Nam-mô Diêu-Trì Kim Mẫu Tạo-Hóa Huyền Thiên Cảm Bái"
 "Nam-Mô Đại-Từ-Bi Năng Hỉ-Xả Thiên-Hậu, Chí-Tôn, Đại-Bi Đại-Ái".

(9  lạy)

                              

MỘT SỐ ĐIỀU CẦU CÚNG

-Cấm khấn các việc ác, hay cầu lên quan chức cốt để tham quan ô lại, học dốt đi thi lấy may, buôn bán gian trá, hại người thiện, tranh đoạt, cầu tiền ích kỷ vinh thân phì gia
 ( Tự phấn đấu, không ai độ cho những việc cơ hội tâm linh. Vì chúng sinh nhiễm lậu, cầu lợi cơ hội, nên làm nhiễm tạp tất cả các cảnh chùa, đền trong thời mạt pháp các đạo,bề trên không độ trì cho các việc ấy)
-Chỉ được cầu giải hạn ách, thêm sức chữa bệnh tật, xin trấn áp kẻ ác, bản mệnh an lành, thêm tuổi thọ, gia đình xã hội hạnh phúc, an lạc.
-Kỵ cầu không được, thì chửi, báng lại. Bệnh nạn, do nghiệp chướng, nghiệp quả  nặng, là do căn số phận, tội lỗi các kiếp trước, kiếp này gây ra-không ai ghánh thay cho những thứ đó, muốn được cứu độ, phải tin tưởng, có lòng kính tín tâm linh chân thành, phải sửa tính
xấu thường ngày nếu có, như: hận thù, thói xảo ngôn, hồ đồ, ghanh ghen đố kỵ, tranh tham, buôn gian bán lận, khinh thị người nghèo, ác tâm, xảo trá vô minh coi khinh thế giới tâm linh, thói chửi trời rủa đất ghét nắng chửi mưa, phá hại, gây ô nhiễm môi trường, tàn sát tôm cá, làm nghề hàng giát, giết mổ, bóc lột người nghèo, tính ác hại người thiện, hay bới lỗi người khác, ghét kẻ chân chính hơn mình; tranh dành công danh tài lộc, tham nhũng, đánh vợ chửi chồng, thích giết hại chúng sinh, thói xấu trong ăn uống nghiện ngập, ngại giúp lại người khác… Tất cả những người này, nếu cầu mà không thấy khỏi, thì chớ trách Trời.
-Chống Cơ hội tâm linh (bạ đâu cũng cúng, cũng cầu, nhưng bảo sửa tính, hay tu luyện, làm phúc, ăn chay lấy vài ngày để chữa bệnh, thanh lọc cơ thể, luyện dưỡng sinh thì lại ngại! Đi đâu cũng khấn vái, nhưng hỏi đạo đức Phật giáo là gì, thánh thần đó đạo hạnh ra sao, thì không biết; bảo thờ tự Cha Trời, thì ngại, đọc kinh chép sách, cốt chỉ là hình
tướng. Nhưng lại sẵn sàng cúng bất cứ gốc cây, hòn đá hay có vong tà ma quỉ ác nào đó, là sụp lạy, miễn là thấy thiêng, thấy được việc, nhưng đó là vay rồi phải trả…số phận chỉ thay đổi, khi đức năng thắng số).
Thời mạt thế, chúng nhân đi chùa chiền đình đình điện nhiều, nhưng không thấy ai cầu cho mọi người cùng hạnh phúc, nhân dân thái bình, thế giới hòa bình đại đồng, cầu độ cho sáng tâm sáng lòng, giác ngộ Chân Lý, hết vô minh; chỉ toàn cúng xin lộc, tiền, danh, tài; ai cũng như thế, thì sao xã hội chả rối reng! Đó là điều mạt pháp các đạo từ đầu thế kỷ 20 rồi, thấy chúng sinh đi chùa đền nhiều, là người nghiêm túc, thì thấy  không đáng mừng, vì cốt cầu lợi danh, chứ không còn người tôn sùng tôn giáo ấy mà tu tập theo, hay đến đó để ngưỡng vọng đạo đức những vị thánh thần ấy để học tập theo. Hiện các đạo đều mạt pháp, theo luật mới của Thiên đình, tốt nhất là thờ Trời ở nhà và tu luyện để tự cứu mình trước khi Trời cứu. Kẻ đi cầu nhiều mà hết được bệnh, hết nạn hiện nay rất hiếm. Chớ mê muội.
-Những căn bệnh lớn, nghiệp quả nghiệp căn sâu nặng nề, thì phải ăn chay, làm theo 9 điều không phạm, tự tu luyện lấy, tự cứu độ mình là chính, làm phúc làm đức, may ra mới giải được! Phải làm lễ giải tại nhà, rồi sau đó phát nguyện đi làm công đức cho những người nghèo khổ, giúp người khác, hoặc thờ Trời, thiền tịnh tu luyện khí công cho mau hết bệnh.
-Đối với người Thiên chúa giáo, Hồi giáo, có thể khấn Đức Chúa Trời ( cũng là Vua Cha Thượng đế- ông Trời); có thể không đọc bài Kính ơn Cha, thì đọc bài kinh bên Thiên Chúa giáo, Hồi giáo cũng được. Nên kính tất cả các thiên thần-Thực chất là như nhau trên thiên đình, cách gọi khác nhau mà thôi.
-Đối với việc siêu thoát cho vong linh tiên tổ, thì phải ghi tên tuổi, năm sinh, năm mất của người vào sớ, xin Cha, Mẹ, các thánh thần cho họ siêu thoát, phải kêu đến tên các vị xin siêu thoát ấy về dự lễ. Sau đó, phải hồi hướng công đức lại cho người nghèo khổ, làm từ thiện, để trả thay nghiệp quả cho tổ tiên, bù lại thì tiên tổ do được siêu thoát, trở lên linh thiêng, sẽ độ trì lại cho tốt đẹp. Các vong đã qui sai vào chùa, nếu chưa được các Phật độ cho siêu thoát, thì cần làm lễ siêu thoát, tránh để vật vờ ăn xin đói lạnh nơi cửa phật-nơi đó là nơi tu hành, chứ không phải là  nơi chứa xương cốt, ảnh của người chết ngoài đạo Phật.
Chỉ nên khấn Phật cứu khổ cứu nạn-khi mình biết đạo đức nhà Phật, tin, theo đạo Phật; còn nếu tham-sân-si thì chớ cầu-vô ích.
-Đối với việc hóa giải tâm linh như bắt tà ma, phá bùa bả yểm đảo, thì cứ tấu trong Sớ bề trên sẽ xét giải cứu. Tất cả các lọai bùa bả do ma quỉ nhiễm vào, vì pháp sư tham ác, Thiên đình không cho dùng nữa, dần phá hết.
-Đối với việc hóa giải hàn long mạch, nối long mạch, hóa giải thổ đất, cuộc đất hay phong thủy, tẩy vía, trong thổ đất có xương cốt, thì có thể cũng làm Sớ mà trình tấu.
-Nơi có nhiều âm khí, sát khí, nơi có rớp tai nạn đường xá, sông ngòi, các nơi chiến trường, nghĩa trang….thì cũng làm lễ như trên để lễ hóa giải, siêu độ. Niệm Thiên Phù ốp áp xuống mà phá giải. Niệm ốp Thiên phù vào rồi khấn Các Ngài Bắc Đẩu Thất Tinh phá hóa đi.

                                          PHÉP III-PHÉP SÁM HỐI

Nếu có tội, lỗi, thì đọc Kinh Sám hối, thiền để siêu tâm, xả trọc. Khi cúng thân-tâm phải tịnh sạch.
Kinh Sám hối như sau: Nếu có lỗi phạm, tội ám, đọc xong sẽ thấy thỏa mái, nhẹ nhõm hơn.
                       “ Lạy Vua Cha kính yêu!
                        Lạy Vương Mẫu kính yêu!
                        Con xin sám hối tội lỗi buồn phiền
                        Vì lậu hoặc tâm còn tham nhiễm
                        Vì bụi trần chưa sạch lòng tham
                       Nay xin tấu tội lên Thiên đàng
                       Mong Cha thương, Mẫu cùng tha thứ!

-Có tội, lỗi gì thì kể ra, nói nhẩm cũng được……………
-Sau đó ngồi tịnh tâm, xả trọc, nhận lỗi và hứa sửa chữa thầm.
( Vì Thiên tòa chứng mọi tội lỗi và hành vi, lời nói, suy nghĩ, nên Cha và Thiên đình biết hết, các Phán quan của Tam Giáo Tòa sẽ cân đo phúc tội đầy đủ; cho nên Sám hối cốt để nhận ra lỗi mà ăn năn hối cải, chứ không cố giấu tội lỗi được, nếu không sau này chết về thiên giới phải bị đày ải rất khổ, hoặc bị đọa vào cảnh giới đau khổ, tối tăm).
                                   
                                   PHÉP IV-PHÉP LỄ TẾ VÀ LỄ KÍNH
 
1-Bốn Lễ Tế:
Một năm thần dân Thiên Đạo Thánh Đức làm bốn lễ Tế Trời (Thượng đế): Các ngày chuyển tiết (chuyển nguyên khí trái đất và Vũ trụ, gồm: Ngày Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí.  
Làm lễ Tế Vua Cha, làm ngoài trời, lễ tuỳ tâm. Các gia chủ tự làm tại nhà, hoặc các đại gia đình làm chung. Sau có đền thờ Cha thì làm lễ tại đền thờ cho tập trung, nhưng không to bằng Lễ Kính. Vui chơi một ngày, có ăn uống tập trung, nhưng không có Hội lễ vui chơi ca hát.

2-Ba Lễ Kính:
 Một năm làm ba Lễ Kính:
-Lễ Kính Ơn Cha (Thượng đế): Ngày 9/1 âl.
-Lễ Kính Thần Chủ Mệnh (đôi khi gọi là Thầy cũng được): Ngày 9/8 âl.
-Lễ Kính Mẫu Vương- Ngày 9/12 âl. Người phương Tây cũng nương theo Ba ngày này mà làm kính lễ.
* Sau này vào thời Thánh Đức lâu dài, hoặc khi đã có điều kiện, các ngày lễ Kính ơn đều làm Hội Lễ, tuỳ theo phong tục địa phương cho đa dạng. Thể thức lễ làm trong nhà, ngoài sân, lễ rước kiệu, múa hát vui vui chơi ca hát, bắn pháo hoa, thi đấu thể thao, lễ rước linh ảnh tượng trưng... hội hè ăn uống tập trung, kéo đèn hoa đăng, thả chim, dâng hình trái đất lên cao…         

                                           LỄ TẾ TRỜI

Lễ này tổ chức trong các ngày Chuyển Tiết giao mùa. Ngày Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí.  
Từ trước đến nay nhiều dân tộc và tôn giáo rất trọng ngày này, như dân Châu Âu, Úc, Nhật...đó là ngày Thiêng.
Pháp Ta qui định ngày này làm lễ Tế Thượng đế ngoài trời, lập bàn tấu khấn, đốt lửa lên rồi quì đọc Kính Ơn Cha, Mẫu, sau đó liên hoan ăn uống đơn giản, có các lễ vui chơi như Hội thắp đèn, Hội thiền, Hội nhảy nhót quanh lửa-nên tổ chức vào buổi tối. Nếu trời mưa thì làm bạt che. Nếu các dân tộc và tôn giáo trước có Hội gì thì nên phát huy cách cũ, chỉ thêm là lập bàn thờ ngoài trời kêu khấn và cám ơn Cha Mẹ là được. Lễ này không trọng nghi thức rườm rà. Hội này khác Lễ Kính là không có Lễ rước và nghi thức quan trọng.
-Nếu hiện nay chưa có điều kiện, chưa có Hội đoàn Thiên Đạo thì các con tự làm lễ Tế Vua Cha, làm ngoài trời, lễ tuỳ tâm. Các gia chủ tự làm tại nhà, hoặc các đại gia đình làm chung. Sau có đền thờ Cha thì làm lễ tại ngoài đền thờ cho tập trung, nhưng không to bằng Lễ Kính. Vui chơi một ngày, có ăn uống tập trung.
            LỄ KÍNH ƠN CHA-MẪU VƯƠNG VÀ CÁC THẦN THÁNH
                    TRONG ĐỀN THÁNH-LÀ NƠI THỜ THƯỢNG ĐẾ
    
                        ĐỀN THỜ THƯỢNG ĐẾ THỜI THÁNH ĐỨC
Đền thờ Vua Cha Thượng đế thì làm tại nơi yên tĩnh nhất-không là nơi hội họp, học hành, giảng bài, gọi là ĐỀN THÁNH. 3 phía xung quanh-trừ trước mặt Đền cần có sự yên tĩnh, có vườn rộng rãi cây cảnh hoa lá trái xum xuê bốn mùa tươi tốt, có non bộ, có suối nhân tạo, có bể cảnh to lớn. Làm đền thờ thì trong Luật Thiên Đạo đã hướng dẫn, nay nói thêm, các con phải là đền thờ kiểu Kim Tự Tháp Hình tròn-kiểu Ai Cập-có nhiều tầng- tầng, có 8 cấp cầu thang lên, nóc đền thường nhọn tròn dần lên cao, chú ý tránh sét đánh. Trong sau đền Thánh có Hậu Đường-nơi để đồ thờ tự, quản đền ở phía sau. Bên trong Đền Thánh có Linh Đường rộng rãi bố trí Điện thờ-Trên cao nhất treo Thiên Phù hình chữ Thập nổi bằng gỗ, đá, vàng, hay thạch anh màu trắng-dài 1m 72, chiều ngang dài 72 cm. Vòng tròn lớn đường kính 42 cm, vòng tròn nhỏ 36 cm. Lõi tròn đồng tâm ở giữa vòng tròn lớn là 18 cm, vòng tròn nhỏ là 12 cm. Chiều dày của Thiên phù là 7 cm. Các sao đúc nổi, cân chỉnh cho đúng. Chiều dày của sao thấp hơn vòng tròn giữa.
Bên Trái bên dưới của Thiên Phù treo cờ Thiên Đạo-Bên phải của Thiên Phù treo Quốc kỳ của Quốc gia đó.
Thiên Phù treo cao hơn bàn thờ là 81 cm.
Ở dưới bày hương án có ghế Ngai ( Như bên Việt Nam-Trung Quốc hay thờ ) cho 1 ngôi giữa là Cha, ghế Ngai bên Phải là Mẫu Vương ( hay Mẫu Phật-theo Cao Đài và Mật Tông)- ghế Ngai bên trái là Long Hoa Giáo Chủ Phật Vương.
                Ở dưới bày 9 ngón nến và Nghi trượng thờ các Thần Thánh.
                 Dưới nữa là 9 ngón nến và Nghi trượng của các Thần:

Thần 1-TRÍ TUỆ-Thế giới Trí Tuệ  Thành tựu. Nữ thần. Nghi trượng màu đỏ.
Thần 2-SÁNG TẠO-Nguyên khí nuôi dưỡng sinh ra vạn vật và nuôi dưỡng, sáng tạo. Cả âm và dương thần, có khi là âm có khi là dương khí. Thế giới Cực Lạc. Thần Chủ Mệnh của Nhân loại. Thần cao nhất, phía dưới Thượng đế.
Thần 3-HẠNH PHÚC-( Cực lạc)- ( hạch phúc tròn đầy)- Thế giới Viên mãn Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu hồng lam.
Thần 4-TĨNH LẶNG- Thế giới Tịnh Tâm Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu vàng.
Thần 5-GIẢI THOÁT-Không tham, thèm, cảm giác cực lạc, an ổn và giải thoát hoàn toàn, không còn tranh đấu, đố kỵ và đau khổ. Thế giới Vô Ưu Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu Xanh da trời.       
Thần 6-TÀI LỘC-Thế giới Thiên Tiên Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu Tím.
Thần 7-SINH SÔI- Thần tinh thần quần tụ, đoàn kết, sinh ra mới. Nữ Thần. Thế giới Hợp Tiên Thành tựu. Nghi trượng màu trắng.
Thần 8-PHÚC ĐỨC-Thế giới Mẫu Tiên Thành tựu. Nữ Thần. Nghi trượng màu đen. 
Thần 9-CÔNG DANH-và cũng là Thần thi hành phận sự-Thần Khâm sai của 8 Thần trên. Thế giới Thiên Vương Thành tựu. Không có 8 đức trên, công danh và phận sự không thành quả phúc, công trạng vô nghĩa, đời sống vô giá trị. Công danh tài lộc đi với thực hiện bổn phận.
9 Thần này là các Hóa thân của Thượng đế phối trí xuống thế giới để độ tính mạng và sự sống, sự tồn tại cho loài người thời Thánh Đức.

 ( 9  trạng thái Thế giới cõi Đại Đồng-Thánh Đức trên cao và dưới trần gian).
Dưới nữa là bày 9 Bộ Nghi trượng nhỏ hơn để tôn thờ 72 Thánh Khai Đạo của Thiên Đạo. Mỗi Nghi trượng thờ một Thánh.
Nghi trượng là gì? Đó là các Kim tự Tháp 8 tầng-cao 40cm-đường kính 40 cm làm bằng gỗ, đồng, đá thạch anh, hoặc vàng, bạc-gần giống như tháp Văn Xương, có nóc tháp tròn to, có bệ đỡ-nhưng càng cầu kỳ đẹp và dày dặn càng tốt.
Dưới các Mâm này để một quả cầu bằng gỗ hoặc Thạch anh đúc.
Dưới quả cầu đó để bộ trụ bình hương-không làm bát hương mà để trụ bình cắm hương-chỉ đốt hương trầm-không dùng hương đen. 

Lễ đường là nơi đứng phát biểu, hát ca, ở giữa có cột cờ Thiên Đạo để kéo cờ khi làm lễ-cột cờ chỉ cao khoảng 5m, cờ cao khoảng 2m. Tất nhiên tính toán theo kích thước chiều cao của Đền Thánh. Nếu Đền cao thì nóc đền phải cao, tính làm trụ cờ theo phù hợp.

Bái đường là nơi các con đến hành lễ, ngồi hai bên như Cao Đài giáo.
Phía ngoài đền, phía trước: làm cổng riêng-vì đền làm theo kiểu hình tròn tháp tròn rồi, thì phía ngoài tùy cơ để làm cổng, không bắt phải theo yêu cầu, để tạo sự đa dạng trong kiến trúc.
Hai bên cạnh lối đi chính, có vườn hoa nhỏ, ghế đá, bể cảnh, trồng hoa. Sân trước cần thật rộng, rộng đến độ có thể chứa được vài ngàn người.
Có được thờ tượng và ảnh không? Không được thờ và tượng ảnh của bất cứ ai, kể cả giáo chủ. Ảnh Giáo chủ Thiên Đạo và các Thánh thì có thể làm Nhà Bảo tàng của Đại Đạo-làm nhỏ-để trong vườn cây. Tại nơi trang trọng của sân chơi phía ngoài, có thể để tượng DI LẶC VƯƠNG PHẬT-Nhưng tùy nơi, không bắt phải làm giống nhau. Không thờ bát hương, chỉ trồng hoa xung quanh. Không để các tượng khác. Tìm cách dụ chim trời đến làm tổ trong các vườn cây để tạo sức sống cho Đền.

                         PHỐI CUNG TRONG ĐỀN THỜ THƯỢNG ĐẾ

-Cung trên cao nhất, phía trên nhất là Linh Đường-thờ Thượng đế, các Toà.
-Cung giữa là Lễ Đường-là nơi các chức sắc hành lễ, là một cung trung gian, để các đội kèn, trống đứng hai bên, phía giữa là bục phát biểu hướng lên.
-Phía dưới cùng là Bái Đường: Nơi tất cả những người còn lại ngồi, hoặc ngồi bệt, quì lạy, bố trí thành các hàng dọc, kéo dài xuống mãi.
-Phía sau Đền thờ có nhà nghỉ, nhà khách, nhà ở cho nhân viên phục vụ, trồng cây cảnh hoa lá, cất trống kèn và các thiết bị, kiệu...gọi là Hậu đường.
Một năm làm 3 lễ Kính ơn-thì làm lễ lớn, vui chơi 3 ngày; các lễ Tế-thì làm nhỏ hơn và không có phần Hội lễ-tức văn nghệ, vui chơi, làm 1 ngày.
                                 Bố trí lễ: Trên Linh Đường
-Trên cùng là bàn thờ; trên bàn thờ phía bên trái là cờ-Thiên Kỳ (sau có cột cờ Đạo).
-Hai hàng trống con và kèn đồng đứng hai bên dưới bàn thờ.
-Dọc bên cạnh Lễ Đường và xuống Bái Đường:
-       Dọc đường lên bên trái có đội Thiên binh mặc đồ giáp trụ giả bằng màu vàng, đội mũ giáp tròn, cầm kiếm gỗ vàng-tượng trưng cho Thiên binh Thiên Đức. Dọc đường lên bên phải có đội Thiên binh mặc đồ giáp trụ giả bằng màu đỏ, đội mũ giáp tròn, cầm kiếm gỗ đỏ-tượng trưng cho Thiên binh Thánh Đức. Quân này đứng xoay mặt ra lối vào lễ, uy nghiêm, một tay dựng kiếm, một tay chắp hông.
-       Các vị chức sắc và thầy lễ đứng hai hàng bên dưới bàn thờ, tín hữu đứng dưới các vị này- nam bên tay trái, nữ bên tay phải nhìn từ trên xuống. Mặt hướng lên bàn thờ.
Nếu có quan khách thì mời ngồi ở hàng ghế trên cùng.

                                  NỘI DUNG TẾ LỄ:

Thượng đế cho phép Hợp nhất với Cao Đài, có thể bổ sung sau, tức là khi thành Thánh Đức, thì Cao Đài hợp Thiên Đạo, hay Thiên Đạo trong Cao Đài cũng được, và các Lễ vía Đức Chí Tôn và Phật Mẫu được nghi tiết như thế; sau này các con cần nghiên cứu hợp lý và sửa sang đầy đủ hơn. Tất cả các lễ rước, lễ dâng...đều cho phép chọn lọc và sửa sang lâu dài. Vì tính chất của Thiên Đạo-Cao Đài là lâu dài.
Vì Phật Vương hóa thân xuống trần gian nhằm ngày 9/8 âm lịch, tức ngày 27/9 Dương lịch vào giờ thứ 9-tất cả là số 9. Nên Thiên đình có ý chọn ngày này là ngày Lễ chung cho các Thầy-tức thần thánh Ngôi Ba. Bên Cao Đài lại Lễ Vương Mẫu vào tiết rằm tháng 8 là trùng tháng, nên Vua Cha cho ý là sau này phải chỉnh lại ngày Lễ Vương Mẫu, vào 9/12 cuối năm, vì đầu năm lễ Cha, giữa năm lễ Thầy-cuối năm Lễ Mẫu-vì đầu và cuối-dương và âm là hợp nhất, ở giữa trung tinh là con-Phật Vương hóa xuống thôi, còn Ngươn Linh vẫn trên Trung giới cũng là trung cung trung giới, nên chọn ngày giữa năm là hợp.
Ngoài ra, Thượng đế yêu cầu Cao Đài giữ nguyên các nghi Phép cũ, chỉ cần đưa Thiên Nhãn vào trong phần vòng trong to ở giữa Thiên Phù là hợp ý Cha, hợp nhất Thiên Đạo vào Cao Đài là ý đó; còn các cách tu luyện giữ nguyên không sao, Thiên Pháp có thể bổ sung vào Bí pháp Luyện đạo-tức là mở rộng ra hơn. Mọi kinh sách của Thiên Đạo do Phật Vương giáng dạy, Cha dạy trực tiếp, bổ sung vào lý luận Cao Đài, nên sau này Cao Đài nắm riềng mối vào Thánh Đức, mà Thiên Đạo coi như giáng về Cao Đài là như vậy. Nhiều nhân sỹ Cao Đài sẽ đầu thai trở lại để xây Thánh Đức sau này, nhớ lời Thầy và Cha dạy ở đây.
Tuy nhiên, các con phải hiểu, lâu dài thì tất cả trở thành Thiên Đạo. Đó là Ý của Cha.

               MỘT SỐ HƯỚNG DẪN THAM KHẢO CÁC CON CAO ĐÀI
                            THIÊN ĐẠO NGHIÊN CỨU THÊM

-Đọc Lời Ân Điển khai Lễ. Nội dung diễn văn tùy điều kiện, có giới thiệu thành phần và khách dự nếu có.
Đọc xong đến Lễ Kính Dâng.
-Chủ Lễ hô:-Khởi Lễ Kính Dâng!.....Đốt nến, hương!.....
-Chủ Tế bước vào đốt nến hương.
-Chủ Lễ hô:  -Dâng hoa! ( 9 loại hoa-9 người dâng lên-đi hàng dọc).
           -Dâng rượu! (9 người đội rượu lên- đi hàng dọc).
           -Dâng trà! ( 9 người dâng lên đi hàng dọc).
                     -Dâng quả! (9 loại quả-9 người dâng lên-đi hàng dọc).
           -Dâng bánh! ( 9 loại bánh-9 người dâng lên-đi hàng dọc).
Sau khi dâng quả lên thì chủ tế rót rượu ra 9 cốc, cho người đặt lên; sau đó rót trà ra 9 ly cho người đặt lên.
-       Hai hàng người đồng nam, đồng nữ lên dâng vật phẩm chay tịnh, hương hoa. Gồm 27 nam-27 nữ-Vật phẩm chọn lọc và đại diện của các Đoàn dâng: Mỗi đoàn có-đủ 18 thứ Bánh kẹo chay, 18 loại hoa quả, 18 bình nước trắng, 18 phẩm oản, 18 thứ hoa tươi, 18 lọ nước hoa, 18 cái gương Thần, 72 ngọn nến trắng.
-        Chủ Tế đứng sắp lễ. Sau đó những đồng nam và nữ này xuống đứng thành một hai hàng để lúc làm lễ sẽ hát bài: Thiên Đạo  Ca.

Chú ý: -Trên bàn lễ, đặt thứ tự các thức vật phẩm theo bố trí như lượt dâng, nghĩa là: cái nào mang lên trước thì đặt lên cao, phía trong và thấp dần xuống. Bày đủ 7 cái bàn cao thấp 7 bậc để đặt lễ. Vì những lễ thế này, Chư Thiên rồi các thần thánh các cung cõi, thần thánh bản địa, rồi Thiên binh Thiên tướng xuống rất đông, nên Lễ các vật phẩm ấy là cần đủ.

   Khi dâng vật phẩm thì nhạc và trống tấu thành bài nhạc Mừng Lễ Dâng

        

                                                    PHẦN LỄ TẾ

Chủ Lễ hô:- Lễ tế Vua Cha Thượng đế vĩ đại bắt đầu!
-Chủ Tế lùi xuống giữa ( xuống Lễ Đường).
-Chủ Tế đọc:- Kính thỉnh Vua Cha, Mẫu Vương và Các Toà giáng lâm. ( lúc này không cúi lạy).
Chủ Lễ:- Kéo Thiên kỳ!
Khi Thiên kỳ được kéo lên, thì Chủ Tế:-Thiên Đạo ca Thánh đức tấu mừng Vua Cha!
Hai hàng đồng nam đồng nữ bắt đầu hát Thiên Đạo ca.

Thiên Đạo Ca


Muôn đời soi sáng muôn đời Thánh Đức Thiên Linh

Khi chúng ta đi, đi đến Đại Đồng
Kìa mặt trời cao rọi tia sáng ánh lấp lánh
Chân Lý Cha trao với ước nguyện trong lành

Đời đời từ đây ơn thiên thần đã giáng thế
Nhân loại đi lên đường lớn rạng ngời
Vòng tay Vũ trụ đồng tâm nhân loại
Phấp phới Thiên kỳ vẫy gọi nơi nơi

Mỗi chúng ta bất tử muôn đời
Là anh em, bạn bè tuyệt vời
Công xã Thiên đường là nơi ước nguyện
Hạnh phúc đây rồi chia với nhau thôi

Đây Lời ơn kính dâng lành Cha chúng ta!
Ân đức Cha ban tưới khắp hoàn cầu
Muôn lời tha thiết gọi ta tiến tới, tranh đấu
Kiến thiết Năm châu, thống nhất Hoàn cầu

Lúc này trống và nhạc đệm theo. Sau khi hát xong, thì 9 hồi trống và kèn tấu lên.
Sau đó dứt trống và nhạc.
Chủ Lễ: -Mời mọi người ngồi xuống.
Chủ Lễ hô: -Đọc văn tế!
Chủ Tế quì xuống đọc văn tế.
Văn tế thực chất là tấu, nhưng viết dài hơn:

                                                    LỄ MỪNG

-Sau Lễ Tế, thì đến Lễ Mừng: Là phần sau, có thể đọc thơ, vui hội, múa hát…( Tùy nơi, sau này Thánh Đức thì thành Hội mừng lớn, vui chơi ca hát: Lễ Kính ơn Cha, Mẹ, vui chơi 3 ngày, còn lại các lễ khác 1 ngày ).

* Lễ Mẫu như lễ Cha, chỉ khác là đọc Kinh Kính ơn Mẫu.
          
Kinh Kính ơn Vương Mẫu

Nơi Chính giác Thượng Thiên cõi Mẹ
Đất thiên đường cực lạc Thiên Linh
Mẹ ban quyền giáo hoá chúng sinh
Quản nhân mạng thọ toàn duyên nghiệp
Mẹ sinh ra chúng con các kiếp
Cho nhân luân, số phận làm người
Là cội nguồn sự sống khắp nơi
Ân quả ấy tạo nên thời Thánh Đức
Kim Tự tháp ngự tình chân thật
Tâm giáng sinh truyền giáo đời này
Đem giáo lý phổ khắp tới nay
Gieo đức thiện ngàn năm ghi tạc!
Lòng Mẹ bao la như muôn ngọn thác
Tưới từ bi cứu nạn chúng sinh
Rửa chuộc khổ đau, ghánh tội nhân luân
Dạy dỗ bảo ban cho loài người thế tục
Xin dâng lên Mẹ vạn lời con chúc
Ước khổ đau vơi bớt Mẹ ơi
Mong cho Mẹ được nở nụ cười
Đây Thiên Đạo chúng con vào Thánh Đức
Đại Đồng này dâng lên Người thiện ngọc
Là hoa đời thơm cực lạc muôn năm

* Lễ  Thầy ( Thần Chủ Mệnh-Các thần thánh nói chung)  như lễ Cha, chỉ khác là đọc Kinh Kính ơn Thầy.

                                             Kinh Kính ơn Thầy

Tiến hoá triệu năm các vạn chúng sinh
Ghi ơn các Thầy lòng thành tâm đi trước
Nối nghiệp Cha, các thầy tạo bước
Gieo hân hoan Chân Lý đến muôn năm
Dạy chúng sinh phép học chỉ chăm
Mài ý chí luyện rèn lên đại nghĩa
Những khát vọng triệu vì sao không xuể
Truyền Nguyên năng của Mẹ của Cha
Giáng phúc phần, trừ ách tội, tà ma
Bao cứu thế Thầy muôn đời ghánh nặng
Công ơn ấy là biển khơi sâu lắng
Tạo trong lành bãi biển nương dâu
Cải hoán nghĩa nhân, lấy đạo làm đầu
Giáo hoá chúng sinh đi trên đường tốt đạo
Những sứ giả chỉ chăm tu tạo
Đắc quả trên đời còn lo giúp thế nhân
Nơi cảnh cao Thầy có thấu cho chăng
Xin ghi tạc công ơn Thầy vô lượng
Chúng con xin đi theo đường muôn trượng
Kính ơn Thầy, chúc thọ các Tiên sinh!

                                         PHÉP V-LÀM PHÉP LINH
                   Làm phép linh, truyền năng lượng vào vật phẩm, nước… để cầu an, chữa bệnh, cầu
mạnh khỏe.
Người ốm hoặc sắp chết được dùng nước thiêng rửa mặt, nước làm bằng nước trắng pha muối. Đọc Kinh Kính ơn Cha, Kinh Sám hối để nhanh khỏi bệnh, hoặc nếu chết sẽ dễ siêu thoát.  

                                            PHÉP VI-TANG MA
                                   
                                              I-Trước khi mất:
1-Lập bàn lễ và thắp MỘT NGỌN NẾN TO- ngọn nến của Thần Chủ Mệnh, BA NGỌN NẾN NHỎ-gọi là Nến Linh hồn- để cạnh giường-Đem ánh sáng cho linh hồn sắp rời thể xác.
-Nếu có bàn thờ thì thắp hương trên bàn thờ Cha.
2-Người nhà hoặc Đạo sư đọc:- Kinh Siêu thoát.
3-Tẩy trần bằng nước thuốc. Tắm thân thể bằng nước thuốc: Muối pha đại hồi, ngũ vị.
4-Tâm sự, dặn dò, động viên.
( Gia chủ không buôn rầu, hoảng hốt làm rối loạn tâm linh, không siêu thoát được).
5-Làm phép trợ linh hồn khi thoát xác để tiếp dẫn vong lên cảnh cao.
-Để lên luân xa 6 một Lệnh bài Thiên Pháp và 8 cây Kim.

          II-Khi đã thăng: Khâm liệm và làm nghi thức Ban ân Giải nghiệp

1-Tắm gội sạch sẽ bằng nước lá TRẦU KHÔNG, rồi cắt móng chân, móng tay. Móng chân, móng tay này không được vứt đi mà phải gói lại để vào quan tài.
2-Mặc quần áo trắng, đai bụng đỏ cho người mất.
Sau đó, buộc hai ngón chân cái của người chết lại với nhau, hai tay để lên bụng, bó vai bằng một sợi dây vải đỏ. Phủ mặt bằng giấy đỏ và 1 tấm Linh phù Tái Tạo. (Tái Tạo và Hình Thiên Phù).


3-Thắp các  ngọn nến đặt như trên, ở cạnh đầu giường.
4-Khâm liệm:
-Thi thể người chết được đặt trên chiếc chiếu dưới nền nhà.
-Niệm bó xác bằng tấm vải đỏ.
-Lúc khâm liệm phải có Đạo sư-thầy lễ làm lễ.
-Chọn giờ khâm liệm và mai táng.
5-NGHI THỨC BAN ÂN GIẢI NGHIỆP và THU THIÊN PHÁP:
                      
                                 NGHI THỨC BAN ÂN GIẢI NGHIỆP   
Thầy Lễ dùng 1 ly nước đã cúng trên bàn thờ Cha-rồi mài 3 cái đinh sắt một lúc, cho vào nước. Tác dụng của đinh sắt là bảo vệ và là một chất dẫn truyền. Sắt sẽ hóa giải các thể vía xấu độc; sau đó niệm Thần chú vào nước:

“Hộ Pháp Tái Tạo và các quân binh của Thần Chủ mệnh hộ trì đưa linh hồn bản chủ về cảnh giới của mình--không đọa vào đường tà ác; dứt các nghiệp ác, diệt hóa ma quỉ trong hồn xác- chúc cho vong hồn được siêu thoát, được giải nghiệp, được đến cảnh giới an lạc; không được đến các cảnh giới đen tối bẩn thỉu của ma quỷ, không đến gặp những vong hồn xấu xa…”
Lúc đó thì gọi là NƯỚC THÁNH BAN ÂN GIẢI NGHIỆP.

Sau đó, lấy nước Thánh-rảy chấm 18 chấm vào thân xác người chết: Lần lượt như sau: Luân xa 1-2-3-4-5-6-7 phía trước. Rồi chấm vào huyệt Thần đình-trên trán, 2 mắt; huyệt Phong phủ sau gáy; huyệt Thiên Tông ở cạnh dưới 2 vai, huyệt Chương Môn 2 bên sườn và huyệt Kinh môn 2 bên hông. Chấm thứ 18 chấm lên huyệt Tam âm giao hai chân đã bó.
-Thầy Lễ phải thuộc các huyệt này. Tất cả con cháu người chết phải đứng bên cạnh hai bên.
-Sau khi đã làm như trên, Thầy Lễ sẽ lấy một cái Hồ Lô đỏ, giơ lên đỉnh đầu người chết, niệm nhẩm: Thu Vía Nghiệp ác vào đây-Hóa-Hóa-Hóa-biến mất!

                                               THU THIÊN PHÁP

-QUÁN Ý NIỆM THIÊN PHÁP TRẤN VÀO TOÀN BỘ XÁC CHẾT.  \
-Nhẩm niệm trong đầu: Thiên Pháp của bản chủ này giáng nhập xác, thu Pháp! Thần chủ Mệnh chấp lệnh!” 
 ( Nếu là người không luyện Thiên Pháp, thì cũng cứ nói niệm như thế, các thần chủ mệnh trên cao của người đó sẽ xuống hộ trì).
-Đối với người không là người Thiên Đạo-thì Thiên đình cũng cho phép làm Lễ này-trong giai đoạn quá độ, cũng giúp cho vong nhanh siêu hóa, không đọa vào đường ma quỉ-nên các hành giả Thiên Pháp tạm thời có thể làm Thầy Lễ để độ cho chúng sinh, Thiên đình cũng chứng cho và còn gia trì thêm công quả độ vong.  Vong hồn đó cũng cám ơn các con, nghiệp quả tốt cũng nhân lên.
                                            III-LẬP LỄ TANG:

1-Làm các thủ tục: Báo tang, lập ban lễ tang….(Việc này tùy phong tục từng nơi mà làm)
2-Lập một bàn thờ vong: ảnh, bát hương, hoa…(tùy nơi mà làm, có thể có nước hoặc dân tộc không hương thì vẫn phải có ảnh, hoa).
3-Quan tài đặt phía trước bàn thờ, đầu vào trong, hướng tùy nơi. Trên quan tài đặt một Thiên Phù bằng gỗ nằm dọc quan tài.
Trước quan tài có bàn lễ (hương án) phúng viếng. Xung quanh quan tài đặt 1 cây ớt có quả, nếu không có ớt thì đặt một cụm Tía Tô và ở đầu quan tài đặt 72 lá trầu không.
                       Phong thủy xung quanh phải thoáng đãng để phá âm khí.
4-Phát tang.
Các phần sau, tùy nơi tùy phong tục mà làm, không bắt buộc.

5-Lễ tang: Tùy phong tục và các thủ tục địa phương.
6-Hỏa thiêu:
Sau này, chủ  yếu dùng hình thức hỏa táng cho sạch sẽ và linh hồn nhanh siêu thoát.
Tất cả các hài cốt đều HỎA THIÊU trong Lò thiêu đốt bằng củi, hoặc nhiên liệu hoặc khí ga, không thiêu bằng nhiên liệu than đá hoặc xăng dầu. Thiêu xong, đưa tro vào một bình và để dưới bàn thờ Thượng đế.

                                      Những trường hợp đặc biệt:
 
1-Trẻ con chết:-Không làm lễ phúng viếng. Nhưng vẫn phải lập bàn thờ, trình hồn, tụng kinh siêu thoát, lập bàn thờ vong.
2-Các trường hợp chết đặc biệt: Chết trận, chết vì tai nạn, chết đuối mất xác…tùy phong tục mà làm, nhưng vẫn phải có các nghi thức lập bàn thờ Cha, trình hồn, tụng kinh siêu thoát, lập bàn thờ vong…Riêng chết mất xác phải làm thủ tục Chiêu hồn.


                                   VII-LỄ QUI HỒN VÀ LỄ CẦU SIÊU
                                               LỄ QUI  HỒN  

Lễ này làm sau khi đã hỏa táng. Có thể sau đó mấy ngày.
1-Lập bàn Lễ:
Thầy Lễ  làm Lễ, treo Thiên Phù ở giữa và treo Thiên Kỳ bên phải. Bày 8 ly nước sạch-để làm nước Thánh Giải Nghiệp. Thắp 1 ngọn nến to và 3 ngọn nến trắng trên bàn thờ vong. Một đĩa muối, một đĩa gạo.
-Lại đặt lên bàn thờ một tấm Linh phù Tái Tạo-tấm Linh phù có tác dụng trấn ma diệt quỉ lôi kéo đọa vào cảnh giới bẩn thỉu-đồng thời làm Siêu thoát cho vong hồn người chết. Còn có tác dụng quan trọng là trấn trị người chết vào giờ Trùng tang trùng phục rất tốt. Nên người chết vào giờ trùng tang nên dùng phép này là được yên tâm.

2-Viết Sớ tấu lên Hội Đồng Cai quản Vong Hồn và Thần chủ Mệnh về việc có người vừa chết.
-Hình thức in hình sớ như đã hướng dẫn.
-Nội dung khấn:
                 Kính Thỉnh Hội Đồng Cai quản Vong Hồn và thần chủ Mệnh
Hôm nay chúng tôi làm Lễ Qui Hồn của vong hồn người mới chết, họ tên là:…..
Kính thỉnh các thần thánh xuống tiếp dẫn linh hồn người mất cho đi siêu thoát, cho đi học hỏi, cho về cõi giới tốt,  không để lạc vào cõi ma quỉ lôi kéo, hoặc để linh hồn vất vưởng đau khổ. Kẻ có tội mong Hội đồng xem xét.

3-Dùng gạo muối tiễn vong về cảnh giới:
Niệm: Các thần thánh và Thần chủ Mệnh  tiếp dẫn vong linh về cảnh giới của mình…ném gạo và muối ra ngoài vườn, sân, ngõ.

                                                  LỄ CẦU SIÊU

-Sau khi làm Lễ Qui Hồn thì làm Lễ Cầu Siêu ngay sau đó.
-Toàn thể con cháu gia chủ, người con trưởng hoặc đại diện, làm lễ Rước Nến Linh hồn trên một cái đĩa trắng đưa lên bàn thờ Thượng đế-Thắp trên bàn thờ Thượng đế 7 ngọn nến Đỏ; để Nến Linh hồn bên dưới 7 ngón nến đó.
Nếu là phụ nữ để bên trái bàn thờ-nhìn từ ngoài vào và nếu là nam giới thì để bên phải. ( Nữ âm tả trái, Nam dương hữu phải-nhìn từ trong ra).
-Mọi người quỳ trước bàn thờ Cha và ĐỌC KINH KÍNH ƠN CHA-KINH KÍNH ƠN MẪU VƯƠNG. Đọc xong, tất cả quỳ lạy 9 lạy.
-Khi đọc xong hai Kinh này, thì Thầy Lễ đọc-viết ra giấy:
       Kính ơn Cha Mẹ Trời đã tạo tác hồn xác người  này. Mong linh hồn này siêu thoát,  biết Kính ơn Cha Mẹ Trời, biết trả ơn Cha Mẹ Trời”. 
-Sau đó để tờ giấy đó ở bên cạnh Nến Linh Hồn của người chết. ( Sau này, bàn thờ người chết có ảnh, thì đặt ngay dưới Thiên Phù và Nến Linh hồn thì có thể thay bằng nến điện hoặc linh hồn đó về trụ vào tờ giấy cũng được. Phép này tạm độ cho các con hiện nay, sau này thời Thánh Đức không thờ người chết, trong nhà không có bàn thờ nào khác ngoài thờ Cha Mẹ Trời).
-SAU ĐÓ Thầy Lễ đọc  KINH SIÊU THOÁT CHO VONG HỒN.
                         
                    Kinh Siêu thoát cho vong:
                  Này vong………….( tên )
             Sinh thời giáng hạ làm người
             Phúc tai đủ cả duyên đời trần ai
             Linh hồn qua kiếp đầu thai
             Nay rời trần thế có sai bao giờ
             Mới hay luật quả luân hồi
                   Rõ Cha, rõ Mẹ, rõ Vua Thiên đình
                   Cha sinh ra cả chúng mình
                  Cho luân các kiếp với tình cao sâu
                  Bây giờ vong đã quy đầu
                  Chớ tham tục giới còn đâu là nhà
                  Bao nhiêu tham tục đã qua
                  Bao nhiêu cay khổ vậy là xong xuôi
                  Chớ tham vật dục ở đời
                  Bây giờ chết bỏ có mời được đâu!
                  Không ăn, không uống, không cầu
                  Chỉ còn linh giác cảnh chầu Thiên Linh!
                  Bỏ ngay cơn khát vô minh
                  Nhanh nhanh theo gót Thần minh về Trời
                  Tu tập ở các cảnh rồi
                  Sau thành chính giác để rồi lại sinh….
                  Quả công đo đếm thực tình
                  Cháu con nhận được cái linh của người
                  Cấm làm hại vật hại người!
                  Không được bỏ đạo mà rơi vào tà
                  Bây giờ theo phép Trên là:
                  Xin binh, xin tướng xuống đà đưa đi
                 Cho vào siêu phép thoát đi
                 Thoát gánh nặng vía, thoát mê cõi trần
                 Cho được thanh thản vong nhân
                 Được thánh chính quả thánh thần ngày sau!”

Ghi chú:
LỄ CẦU SIÊU CHUNG CHO NHIỀU VONG HỒN HOẶC MỘT VONG HỒN:

Cách tiến hành như trên-nhưng có thể làm các lễ vật phẩm và lập bàn thờ Trời, có thể làm ngoài sân, ngoài trời.
Thắp các Nến Linh hồn lên, mỗi Linh hồn một nến, nếu không rõ số lượng thì thắp 72 nến trắng, rồi làm lễ, đọc các Kinh như trên.

                                        PHÉP VIII-PHÉP HÔN LỄ

Người cưới, sau khi đi đăng ký tại chính quyền sở tại xong, trước khi làm lễ cưới cả hai người phải cùng làm Lễ tấu sớ lên: THẦN THÁNH QUẢN GIA ĐẠO VÀ THẦN CHỦ MỆNH để các thần thánh chứng cho.
Cách làm lễ trên bàn thờ như đã hướng dẫn. Có Thiên Phù, 7 ngọn nến ở bên dưới chính giữa. Có để một ly RƯỢU THỀ HẠNH PHÚC.
Tấu sớ: “Kính thỉnh THẦN THÁNH QUẢN GIA ĐẠO VÀ THẦN CHỦ MỆNH giáng lâm!
Hôm nay là ngày…………………chúng con thành tâm lập lễ thề trước THẦN THÁNH QUẢN GIA ĐẠO VÀ THẦN CHỦ MỆNH. Xin chứng giám, chúng con xin  nguyện sống yêu thương nhau và chung thủy trọn đời.  Xin ban cho chúng con hạnh phúc, con cái, an vui…”.
-Uống chung một ly rượu phép đó, gọi là RƯỢU THỀ HẠNH PHÚC, để cầu hạnh phúc may mắn. ( Tất nhiên tâm sở cầu thế nào, thì cuộc đời đôi khi sẽ đạt như thế, bởi nguyên lý tất cả do Tâm mà ra).
-Sau đó tổ chức cưới như phong tục riêng của địa phương.
Hình thức sớ, theo mẫu qui định ở dưới.

                                  PHÉP IX-PHÉP LỄ CHO TRẺ SƠ SINH

Trẻ mới sinh ra, đủ cữ ( con trai 7 ngày; con gái 8 ngày), được làm lễ tấu lên THẦN CHỦ MỆNH của trẻ đó.
- Dùng nước phép để lau mặt: Lấy một cốc nước để trên bàn thờ Thượng đế và sau đó lấy 3 đinh sắt mài ra, cho vào nước, sau đó lấy nước đó, chấm lên luân xa 6 của trẻ ba lần.
-Sau đó tấu sớ trước bàn thờ Thượng đế.
                                                           Nội dung:
     Kính thỉnh Hội đồng thần thánh gia đình; Kính thỉnh THẦN CHỦ MỆNH của con trẻ giáng lâm!
Hôm nay là ngày…………………chúng con thành tâm lập lễ thề trước các thần thánh, xin các thần thánh chứng giám:
Họ tên….sinh con, vào ngày…. xin chứng tên cho cháu là….
Kính ơn Thượng đế và các thần thánh đã cho sinh linh đầu thai giáng hạ. Xin các Thần thánh hộ trì, bảo vệ…”.
Hình thức sớ, theo mẫu qui định ở dưới.

                                                           
Sau này, Chín Phép Lễ này bất di bất dịch, thực hiện nghiêm không được phá bỏ phép nào.

Thờ Cha tại gia, tu tại nhà, sống đạo đời hợp nhất, thực hiện xây Thiên đường tại thế Đại Đồng, nên mọi phép Lễ không có gì bí hiểm, phải thực hiện nghiêm túc, không mê tín dị đoan.

                                    *******************************