Phụng sự là một đặc tính của linh hồn hay chân nhân, nó quản trị mọi sinh hoạt của linh hồn. Dầu vậy tùy mức phát triển mà có nhiều cách hiểu luật này, phần dưới đây ta cố gắng tìm hiểu luật theo quan điểm của chân nhân, và do vậy sẽ khác phần nào với quan điểm thông thường.
● Thứ nhất, những tiếp xúc có được khi việc tham thiền và sự thành công của ta được xác định bằng việc phụng sự tiếp theo đó, bởi nếu có hiểu biết đúng đắn thì đương nhiên sẽ dẫn tới hành động đúng đắn.
● Thứ hai, luật này là điều không sao tránh được, và việc cố tình tránh né mang lại sự trừng phạt. Khả năng phụng sự đánh dấu một mức tiến bộ rõ rệt trên đường Đạo, và khi chưa đạt tới mức ấy, việc phụng sự tự nhiên làm do lòng yêu thương và được minh triết hướng dẫn, chưa thể có được, mà điều hay thấy từ trước tới lúc ấy là thiện ý, động cơ lẫn lộn và thường khi có lòng cuồng tín.
Luật này là sự áp đặt các năng lực và động lực phát ra từ chòm sao Bảo Bình (Aquarius) mà ta đang tiến vào lên nhịp của trái đất, và do vậy sẽ phải xẩy ra. Việc khối đông dân chúng tại vài nước bị cưỡng bức sống vào khuôn khổ chung là ảnh hưởng của luật, khiến cho cá nhân phục vụ tập thể qua việc bị ép phải làm ngơ cái tôi của mình. Tư tưởng riêng, sự an lạc cá nhân và luôn cả bản thể của họ trở thành thứ yếu so với tập thể.
Đây là một trong những cách biểu lộ thấp nhất của luật trong tâm thức con người, và theo cái nhìn của sự phát triển linh hồn thì con người trở nên tương đối vô dụng. Bởi họ bị ép buộc phải phục tòng theo điều kiện của khối đông dù muốn hay không muốn. Với cách biểu lộ cao nhất, ta có việc phụng sự của các Chân sư cho mọi loài trong thiên nhiên trên địa cầu. Có sự phân biệt lớn lao giữa hai thái cực này, nhưng cả hai đều diễn ra do việc đáp ứng với luật phụng sự, một đằng là thực hiện nó hữu ý, và đằng khác là bị chỉ định vô thức.
Luật này là sự áp đặt các năng lực và động lực phát ra từ chòm sao Bảo Bình (Aquarius) mà ta đang tiến vào lên nhịp của trái đất, và do vậy sẽ phải xẩy ra. Việc khối đông dân chúng tại vài nước bị cưỡng bức sống vào khuôn khổ chung là ảnh hưởng của luật, khiến cho cá nhân phục vụ tập thể qua việc bị ép phải làm ngơ cái tôi của mình. Tư tưởng riêng, sự an lạc cá nhân và luôn cả bản thể của họ trở thành thứ yếu so với tập thể.
Đây là một trong những cách biểu lộ thấp nhất của luật trong tâm thức con người, và theo cái nhìn của sự phát triển linh hồn thì con người trở nên tương đối vô dụng. Bởi họ bị ép buộc phải phục tòng theo điều kiện của khối đông dù muốn hay không muốn. Với cách biểu lộ cao nhất, ta có việc phụng sự của các Chân sư cho mọi loài trong thiên nhiên trên địa cầu. Có sự phân biệt lớn lao giữa hai thái cực này, nhưng cả hai đều diễn ra do việc đáp ứng với luật phụng sự, một đằng là thực hiện nó hữu ý, và đằng khác là bị chỉ định vô thức.
● Thứ ba, luật được đức Chúa (đức Di Lặc) thể hiện trọn vẹn hai ngàn năm về trước. Ngài là người tiền phong cho kỷ nguyên Bảo Bình và ta thấy điều này qua việc ngài luôn nhấn mạnh tới sự kiện ngài là ‘nước của sự sống’, là ‘nước sống động’ mà nhân loại cần. Thời Song Ngư (Pisces) đang tàn đã chuẩn bị hết sức chậm chạp mở đường cho sự biểu lộ thiêng liêng của việc phụng sự, điểu vinh quang sẽ đến trong những thể kỷ tới. Dấu hiệu của việc ấy là ngày nay, người trên thế giới đang dần ý thức, và nói tới ý niệm rằng ‘không ai sống một mình’.
Hình ảnh của kỷ nguyên Bảo Bình hay được vẽ là người vác trên vai bình nước đầy tới nỗi nước trào ra lênh láng mà không hề cạn. Biểu tượng của luật phụng sự rất giống vậy, chỉ có khác biệt là con người đứng thẳng, hoàn toàn thăng bằng theo hình thánh giá, với cánh tay giang rộng và bình nước đội đầu. Sự khác biệt này có nhiều ý nghĩa đáng nói.
Bình nước đặt trên vai là dấu hiệu gánh nặng của chuyện phụng sự, phụng sự là việc không dễ. Con người ngày nay chỉ mới bắt đầu học cách phụng sự. Còn hình ảnh bình nước trên đầu người đã ở trên thánh giá hy sinh quá lâu đến mức tư thế ấy trở thành hết sức tự nhiên đối với họ, cho biết thánh giá ấy từng nâng đỡ họ biết bao lâu, nay đã biến mất. Con người với bình nước trên đầu muốn nói là họ đã đạt tới sự quân bình, vững chãi và thăng bằng.
Phụng sự thường được diễn giải như là việc hết sức đáng ước ao, mà người ta ít khi nhận thức là thực ra ấy là chuyện rất khó. Nó đòi hỏi có nhiều hy sinh về thời giờ, sự quan tâm và tư tưởng riêng của một người, vì nó cần nỗ lực có chủ ý, chủ tâm sáng suốt và khả năng làm việc mà không bị ràng buộc. Tất cả là các đặc tính mà người chí nguyện trung bình khó có được, thế nhưng ngày nay đa số người trên thế giới có khuynh hướng muốn phụng sự. Được như vậy là sự thành công của cuộc tiến hóa.
Phụng sự thường được xem như là nỗ lực làm người chung quanh chấp nhận quan điểm của người phụng sự, vì điều gì người sau thấy đúng, chân thật và hữu ích thì nhất thiết phải đúng, chân thật và hữu ích cho mọi ai khác. Phụng sự được quan niệm là điều gì đó ta làm cho của nghèo, người khuyết tật, ai đau ốm và ai đau khổ, và ta nghĩ ta muốn giúp họ mà ít nhận ra là sự giúp đỡ này được đưa ra trước hết là vì tình trạng khó khăn của họ làm ta không cảm thấy thoải mái, và như thế phải nỗ lực cải thiện tình trạng hầu làm ta thoải mái trở lại. Hành động vì vậy giúp ta tránh được sự chán chường, ngay cả khi ta không làm nhẹ bớt hay giải trừ cho ai bị đau khổ.
Phụng sự thường được xem là dấu hiệu của ai bận rộn và linh hoạt quá mức, hay ai có tánh tự mãn, dẫn tới việc người như thế có nỗ lực to lớn để thay đổi tình thế, làm chúng trở thành điều mà họ nghĩ chúng phải vậy, tức ép buộc người khác qui thuận theo điều mà người phụng sự nghĩ là phải có. Hoặc việc phụng sự có thể sinh ra do ước vọng cuồng tín, muốn đi theo chân đức Chúa, noi gương ngài làm lành. Con người do đó phụng sự vì vâng lời mà không phải tự nhiên muốn hướng tới ai cần trợ giúp.
Theo cách ấy, hành động không có tính chất thiết yếu của việc phụng sự, và ngay từ đầu ta không làm gì hơn là chỉ có vài cử chỉ. Tương tự vậy thì phụng sự cũng có thể sinh ra do ước vọng sâu kín muốn đạt sự toàn thiện tâm linh. Ý hay thấy là phụng sự được xem như là một trong các đặc tính cần thiết của người đệ tử, vậy thì nếu ai là đệ tử thì bắt buộc họ phải phụng sự. Lý thuyết này đúng nhưng không có bản chất sống động của việc phụng sự. Nó chân thực và đáng khen, nhưng động cơ nằm đằng sau thì lại hoàn toàn sai lầm.
Hình ảnh của kỷ nguyên Bảo Bình hay được vẽ là người vác trên vai bình nước đầy tới nỗi nước trào ra lênh láng mà không hề cạn. Biểu tượng của luật phụng sự rất giống vậy, chỉ có khác biệt là con người đứng thẳng, hoàn toàn thăng bằng theo hình thánh giá, với cánh tay giang rộng và bình nước đội đầu. Sự khác biệt này có nhiều ý nghĩa đáng nói.
Bình nước đặt trên vai là dấu hiệu gánh nặng của chuyện phụng sự, phụng sự là việc không dễ. Con người ngày nay chỉ mới bắt đầu học cách phụng sự. Còn hình ảnh bình nước trên đầu người đã ở trên thánh giá hy sinh quá lâu đến mức tư thế ấy trở thành hết sức tự nhiên đối với họ, cho biết thánh giá ấy từng nâng đỡ họ biết bao lâu, nay đã biến mất. Con người với bình nước trên đầu muốn nói là họ đã đạt tới sự quân bình, vững chãi và thăng bằng.
Phụng sự thường được diễn giải như là việc hết sức đáng ước ao, mà người ta ít khi nhận thức là thực ra ấy là chuyện rất khó. Nó đòi hỏi có nhiều hy sinh về thời giờ, sự quan tâm và tư tưởng riêng của một người, vì nó cần nỗ lực có chủ ý, chủ tâm sáng suốt và khả năng làm việc mà không bị ràng buộc. Tất cả là các đặc tính mà người chí nguyện trung bình khó có được, thế nhưng ngày nay đa số người trên thế giới có khuynh hướng muốn phụng sự. Được như vậy là sự thành công của cuộc tiến hóa.
Phụng sự thường được xem như là nỗ lực làm người chung quanh chấp nhận quan điểm của người phụng sự, vì điều gì người sau thấy đúng, chân thật và hữu ích thì nhất thiết phải đúng, chân thật và hữu ích cho mọi ai khác. Phụng sự được quan niệm là điều gì đó ta làm cho của nghèo, người khuyết tật, ai đau ốm và ai đau khổ, và ta nghĩ ta muốn giúp họ mà ít nhận ra là sự giúp đỡ này được đưa ra trước hết là vì tình trạng khó khăn của họ làm ta không cảm thấy thoải mái, và như thế phải nỗ lực cải thiện tình trạng hầu làm ta thoải mái trở lại. Hành động vì vậy giúp ta tránh được sự chán chường, ngay cả khi ta không làm nhẹ bớt hay giải trừ cho ai bị đau khổ.
Phụng sự thường được xem là dấu hiệu của ai bận rộn và linh hoạt quá mức, hay ai có tánh tự mãn, dẫn tới việc người như thế có nỗ lực to lớn để thay đổi tình thế, làm chúng trở thành điều mà họ nghĩ chúng phải vậy, tức ép buộc người khác qui thuận theo điều mà người phụng sự nghĩ là phải có. Hoặc việc phụng sự có thể sinh ra do ước vọng cuồng tín, muốn đi theo chân đức Chúa, noi gương ngài làm lành. Con người do đó phụng sự vì vâng lời mà không phải tự nhiên muốn hướng tới ai cần trợ giúp.
Theo cách ấy, hành động không có tính chất thiết yếu của việc phụng sự, và ngay từ đầu ta không làm gì hơn là chỉ có vài cử chỉ. Tương tự vậy thì phụng sự cũng có thể sinh ra do ước vọng sâu kín muốn đạt sự toàn thiện tâm linh. Ý hay thấy là phụng sự được xem như là một trong các đặc tính cần thiết của người đệ tử, vậy thì nếu ai là đệ tử thì bắt buộc họ phải phụng sự. Lý thuyết này đúng nhưng không có bản chất sống động của việc phụng sự. Nó chân thực và đáng khen, nhưng động cơ nằm đằng sau thì lại hoàn toàn sai lầm.
Các Nguy Hiểm
Có ba điểm nguy hiểm chính trong khi phụng sự, tâm tính một ai, tình cảm, thể chất, trí tuệ của họ đều có ảnh hưởng lên khung cảnh chung quanh và những người quanh họ, cũng như là giáo dục gia đình, và lời nói của họ.
Có ba điểm nguy hiểm chính trong khi phụng sự, tâm tính một ai, tình cảm, thể chất, trí tuệ của họ đều có ảnh hưởng lên khung cảnh chung quanh và những người quanh họ, cũng như là giáo dục gia đình, và lời nói của họ.
● Nguy hiểm đầu tiên là sức khỏe mỗi người. Lẽ tự nhiên ta cần có sức khỏe để làm việc giỏi dang, khi thiếu sức khỏe thì chẳng những ta phải lệ thuộc nhiều hơn vào thân xác, mà đồng thời không thể phụng sự như ý. Ai cũng biết các chăm sóc tối thiểu cho sức khỏe như ăn đúng cách tùy theo nhu cầu mỗi người, ngủ đủ nên không cần bàn nhiều ở đây. Mặc khác khi tu tập con người sẽ thu hút vào nhiều năng lực mà anh chưa quen, dễ gây căng thẳng và lo lắng, nên rất cần sức khỏe để sử dụng chúng, giữ não cân được an nhiên.
● Nguy hiểm thứ hai nằm trong ảo ảnh cõi trung giới mà tất cả nhân loại đang sống trong đó, ngay cả ai nhiều kinh nghiệm cũng bị ảo ảnh chi phối. Bởi đây là hiện tượng cõi trung giới và tác động chính lên thể tình cảm, theo nguyên tắc muốn giải quyết việc thấp thì phải dùng năng lực cao hơn, chỉ có làm chủ trí não và có cảm nhận tinh thần chân thực mới đủ để xuyên thấu màn ảo ảnh, và cho thấy rằng ta là thực thể tinh thần sinh hoạt trong thân xác, và là một với Đại Hồn.
Với ai cứ để mình chìm đắm trong ảo ảnh thì hệ quả thật rõ ràng. Viễn kiến của họ trở thành mờ mịt và mất ý niệm với thực tại, không thấy con đường thẳng đưa anh tới mục tiêu.
Với ai cứ để mình chìm đắm trong ảo ảnh thì hệ quả thật rõ ràng. Viễn kiến của họ trở thành mờ mịt và mất ý niệm với thực tại, không thấy con đường thẳng đưa anh tới mục tiêu.
● Nguy hiểm thứ ba là điều hay gặp trong thời đại này, ấy là niềm kiêu hãnh tinh thần, với hệ quả là ai như vậy không thể làm việc trong nhóm. Người ta có thể có thành công tạm thời nhưng rồi phải làm việc với nhóm bị thiếu sinh lực do việc những thành viên giỏi nhất đã bỏ đi, và chỉ còn lại những người nuôi dưỡng cái tôi của ai lãnh đạo nhóm. Do việc nhấn mạnh vào ý tưởng và phương pháp làm việc riêng của mình, kẻ đứng đầu nhóm có thể thấy nhóm anh thiếu các yếu tố và thành viên làm nhóm đa dạng, đầy đủ, những ai làm quân bình nỗ lực của anh, đóng góp vào nhóm các tính chất, tài năng mà tự anh thiếu.
Tình trạng này tự nó đủ là sự trừng phạt cho anh, và mau lẹ làm ai phụng sự thật lòng tỉnh ngộ. Ai thông minh, thành thật và chân tình có thể bị sai làm như thế và theo với thời gian sẽ bừng tỉnh với sự kiện là nhóm mà anh tụ tập quanh mình nhào nặn anh cũng như anh nhào nặn họ, các nhóm viên thường khi là thể hiện của anh và lập lại anh. Như đã có ghi trước đây, khi một ai quyết chí đi trên đường Đạo, luật sẽ tác động nhanh hơn cho anh so với ai khác, vậy hệ quả sẽ mau lẹ tới và anh cũng phải lẹ làng điểu chỉnh lại tình trạng.
Một điều có thể làm phấn khởi ai phụng sự là câu nói rằng không có một nhiệt tâm mà không được nhận biết. Anh được theo dõi và mỗi hành vi thân ái, mỗi tư tưởng khát khao và mỗi phản ứng không ích kỷ đều được ghi nhận và biết đến. Dầu vậy, ta cũng nên ghi thêm sự cảm nhận này có được qua làn rung động gia tăng nơi người chí nguyện, mà không phải do biết chuyện họ làm, hay tư tưởng gửi đi. Các vị thầy chú trọng vào những nguyên tắc của chân lý, vào mức rung động và phẩm chất của ánh sáng (tức hào quang) phát ra nơi người phụng sự. Ngài không ý thức, hay có thì giờ để xem xét hành vi, lời nói, và tình trạng đặc biệt nào; và chúng ta nắm vững điều này sớm chừng nào, cùng gạt bỏ khỏi tâm trí bất cứ hy vọng nào được tiếp xúc vị gọi là Chân sư, để ngài bỏ giờ quan tâm đến chuyện không đáng của mình, thì ta càng tiến mau chừng ấy.
Kế đó, khi có sự tăng trường đều đặn, có việc áp dụng các nguyên lý huyền bí sinh ra thay đổi rõ rệt trong các thể, và ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ hơn (là hào quang), những điều này được biết và ghi nhận và người phụng sự được thưởng, bằng cách có cơ hội nhiều hơn để làm việc giúp đỡ đồng loại mình. Các ngài không thưởng bằng lời khen, bằng cái xoa đầu, hay lời khen ngợi. Các ngài làm con người trở thành kẻ hiểu biết và bậc thầy bằng những cách sau:
1. Dạy con người biết chính mình.
2. Làm cho họ được tự do thoát khỏi thẩm quyền (xin đọc Cách Đọc Sách, PST 67) bằng cách gợi nên sự ưa thích và thắc mắc trong tâm trí họ, và chỉ hướng (mà không làm hơn thế) có thể tìm ra câu trả lời.
3. Cho điều kiện để bắt buộc họ phải tự đứng vững và nương tựa vào chính linh hồn mình mà không phải vào bất cứ ai khác, dù là bạn, là thầy, hay vị Chân sư Minh triết.
Người chí nguyện cần làm các điều sau:
● Đặt ý tưởng và ao ước riêng của mình sau lợi ích của nhóm
● Đừng chú tâm vào mình mà hướng tầm mắt về viễn ảnh,
● Canh giữ miệng lưỡi để không nói lời tầm phào và chỉ trích, ngồi lê đôi mách và nói bóng gió,
● Đọc và học hỏi để việc làm tiến hành một cách thông minh.
Họ có thể góp sức vào công việc khó nhọc của những Đấng Cao Cả, các ngài làm việc ngày đêm mong giảm bớt khổ nàn cho nhân loại, và đảo ngược những điều ác cùng tai ương đang đe dọa con người. Đây là cơ hội cho tất cả, và mỗi người đều được cần đến dù khả năng ít oi ra sao. Khi các nhóm phụng sự làm việc hòa hợp trong tình hữu ái sâu xa với nhau không suy giảm, họ có thể đạt được thành quả đáng kể.
Tình trạng này tự nó đủ là sự trừng phạt cho anh, và mau lẹ làm ai phụng sự thật lòng tỉnh ngộ. Ai thông minh, thành thật và chân tình có thể bị sai làm như thế và theo với thời gian sẽ bừng tỉnh với sự kiện là nhóm mà anh tụ tập quanh mình nhào nặn anh cũng như anh nhào nặn họ, các nhóm viên thường khi là thể hiện của anh và lập lại anh. Như đã có ghi trước đây, khi một ai quyết chí đi trên đường Đạo, luật sẽ tác động nhanh hơn cho anh so với ai khác, vậy hệ quả sẽ mau lẹ tới và anh cũng phải lẹ làng điểu chỉnh lại tình trạng.
Một điều có thể làm phấn khởi ai phụng sự là câu nói rằng không có một nhiệt tâm mà không được nhận biết. Anh được theo dõi và mỗi hành vi thân ái, mỗi tư tưởng khát khao và mỗi phản ứng không ích kỷ đều được ghi nhận và biết đến. Dầu vậy, ta cũng nên ghi thêm sự cảm nhận này có được qua làn rung động gia tăng nơi người chí nguyện, mà không phải do biết chuyện họ làm, hay tư tưởng gửi đi. Các vị thầy chú trọng vào những nguyên tắc của chân lý, vào mức rung động và phẩm chất của ánh sáng (tức hào quang) phát ra nơi người phụng sự. Ngài không ý thức, hay có thì giờ để xem xét hành vi, lời nói, và tình trạng đặc biệt nào; và chúng ta nắm vững điều này sớm chừng nào, cùng gạt bỏ khỏi tâm trí bất cứ hy vọng nào được tiếp xúc vị gọi là Chân sư, để ngài bỏ giờ quan tâm đến chuyện không đáng của mình, thì ta càng tiến mau chừng ấy.
Kế đó, khi có sự tăng trường đều đặn, có việc áp dụng các nguyên lý huyền bí sinh ra thay đổi rõ rệt trong các thể, và ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ hơn (là hào quang), những điều này được biết và ghi nhận và người phụng sự được thưởng, bằng cách có cơ hội nhiều hơn để làm việc giúp đỡ đồng loại mình. Các ngài không thưởng bằng lời khen, bằng cái xoa đầu, hay lời khen ngợi. Các ngài làm con người trở thành kẻ hiểu biết và bậc thầy bằng những cách sau:
1. Dạy con người biết chính mình.
2. Làm cho họ được tự do thoát khỏi thẩm quyền (xin đọc Cách Đọc Sách, PST 67) bằng cách gợi nên sự ưa thích và thắc mắc trong tâm trí họ, và chỉ hướng (mà không làm hơn thế) có thể tìm ra câu trả lời.
3. Cho điều kiện để bắt buộc họ phải tự đứng vững và nương tựa vào chính linh hồn mình mà không phải vào bất cứ ai khác, dù là bạn, là thầy, hay vị Chân sư Minh triết.
Người chí nguyện cần làm các điều sau:
● Đặt ý tưởng và ao ước riêng của mình sau lợi ích của nhóm
● Đừng chú tâm vào mình mà hướng tầm mắt về viễn ảnh,
● Canh giữ miệng lưỡi để không nói lời tầm phào và chỉ trích, ngồi lê đôi mách và nói bóng gió,
● Đọc và học hỏi để việc làm tiến hành một cách thông minh.
Họ có thể góp sức vào công việc khó nhọc của những Đấng Cao Cả, các ngài làm việc ngày đêm mong giảm bớt khổ nàn cho nhân loại, và đảo ngược những điều ác cùng tai ương đang đe dọa con người. Đây là cơ hội cho tất cả, và mỗi người đều được cần đến dù khả năng ít oi ra sao. Khi các nhóm phụng sự làm việc hòa hợp trong tình hữu ái sâu xa với nhau không suy giảm, họ có thể đạt được thành quả đáng kể.
Các Nỗi Sợ Hãi.
Khi làm việc, những người chí nguyện có hai nỗi sợ hãi mà họ đặc biệt quan tâm, là sợ dư luận và sợ không thành công, ta sẽ lần lượt xem xét chúng và cách giải trừ.
1. Ai mới bắt đầu làm việc với thiên cơ và học ý nghĩa của phụng sự, thường hay sợ là chuyện họ làm sẽ bị chỉ trích và phán đoán sai, hoặc nghĩ điều ngược lại là việc làm ấy sẽ không được ưa thích, quí chuộng và hiểu đúng mức. Họ đòi hỏi có sự ưa thích và ngợi khen, đo lường mức thành công bằng con số và bằng đáp ứng. Họ không thích động cơ của mình bị mổ xẻ và phê phán, và hấp tấp lên tiếng biện minh; họ không vui nếu phương pháp, thành viên trong nhóm của họ bị phê bình.
Mục tiêu sai lạc là con số, thế lực hay triết lý theo kinh điển kềm chế họ. Họ không vui trừ phi điều họ làm đạt tới tiêu chuản hay thuận theo các nhóm khác chung quanh, khiến những người này thích thú. Vì lẽ đó họ thường thay đổi kế hoạch, quan điểm của mình, hạ thấp tiêu chuẩn cho đến khi nó phù hợp với tâm lý chung (tức đi tìm mẫu số chung và thường là mức thấp nhất).
Đối nghịch lại, người phụng sự chân thực có viễn kiến, rồi tìm cách hòa hợp với linh hồn mình để an trụ vững vàng trong thực hiện viễn kiến ấy. Anh nhắm đến việc hoàn thành điều mà quan điểm của thế giới cho là bất khả, biết rằng viễn kiến không thành hình khi làm theo đề nghị nhắm tới lợi lộc cõi trần hay nặng về trí tuệ. Khi thấy là lời khuyên có tính chia rẽ và có khuynh hướng không hòa thuận, thiếu tình huynh đệ và thông cảm, họ sẽ lập tức bác bỏ nó. Khi thấy là có thái độ chỉ trích thường xuyên người khác trong việc phụng sự chung, và khi thấy chỉ có lòng ích kỷ, tâm tánh bắt lỗi, tin vào điều xấu, gán cho hậu ý không lành, người chí nguyện chân thực không để cho mình bị ảnh hưởng và thản nhiên đi theo đường của anh.
Việc phụng sự chân thực chỉ được thực hiện bởi những ai không có thái độ chia rẽ, và giữ gìn để không thốt lời ác; đó là những người nhận ra tính thiêng liêng trong mọi sinh linh, không nghĩ bậy và lặng thinh làm việc. Họ không xen vào chuyện riêng người khác, không tiết lộ điều gì không phải là chuyện của họ. Đời sống họ có đặc tính là thương yêu và thông cảm; họ có ý thức tinh thần, với trí tuệ sắc bén đi kèm tâm thương yêu.
Đây là những người mở đầu Tân Kỷ Nguyên, họ đã học được bí mật của sự lặng thinh, được gợi hứng không ngừng do tình thương bao trùm không phân biệt, miệng lưỡi không thốt lời chỉ trích tầm thường, và không lên án kẻ khác mà luôn có tinh thần bảo bọc.
Người chưa đạt tới mức tiến hóa này và viễn kiến chưa rõ ràng, cá tính chưa vào khuôn phép vẫn làm được chuyện quan trọng ở mức thấp hơn, và làm việc với ai cùng trình độ. Đặc tính của họ khiến họ đến với ai giống mình, và không làm việc lẻ loi, có thành công bề ngoài nhiều hơn tuy không phải luôn luôn được vậy.
Ta phân tích đặc tính của hai nhóm tuy nhiên điều cần nhớ là dưới mắt các Đấng Cao Cả mọi nỗ lực đều quan trọng như nhau. Ai đang ở mức mà gia đình hay công việc văn phòng cho đầy đủ kinh nghiệm thì đó là nỗ lực tột cùng của họ; gắng công của họ ở mức ấy thì cũng lớn lao như thành quả của một đấng Cứu thế hay một Napoléone. Lời khuyên là đừng quên điều ấy, và cố công nhìn sự sống đúng thực thay vì theo sự cao thấp do con người đặt ra và nguy hiểm. Người chí nguyện mà chưa có viễn kiến trọn vẹn như của ai nhiều kinh nghiệm hơn, và ai chỉ mới học ABC của việc phụng sự thì dù có thất bại và khờ khạo thế mấy, họ cũng đóng góp hữu ích như ai khôn ngoan có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm.
Khi làm việc, những người chí nguyện có hai nỗi sợ hãi mà họ đặc biệt quan tâm, là sợ dư luận và sợ không thành công, ta sẽ lần lượt xem xét chúng và cách giải trừ.
1. Ai mới bắt đầu làm việc với thiên cơ và học ý nghĩa của phụng sự, thường hay sợ là chuyện họ làm sẽ bị chỉ trích và phán đoán sai, hoặc nghĩ điều ngược lại là việc làm ấy sẽ không được ưa thích, quí chuộng và hiểu đúng mức. Họ đòi hỏi có sự ưa thích và ngợi khen, đo lường mức thành công bằng con số và bằng đáp ứng. Họ không thích động cơ của mình bị mổ xẻ và phê phán, và hấp tấp lên tiếng biện minh; họ không vui nếu phương pháp, thành viên trong nhóm của họ bị phê bình.
Mục tiêu sai lạc là con số, thế lực hay triết lý theo kinh điển kềm chế họ. Họ không vui trừ phi điều họ làm đạt tới tiêu chuản hay thuận theo các nhóm khác chung quanh, khiến những người này thích thú. Vì lẽ đó họ thường thay đổi kế hoạch, quan điểm của mình, hạ thấp tiêu chuẩn cho đến khi nó phù hợp với tâm lý chung (tức đi tìm mẫu số chung và thường là mức thấp nhất).
Đối nghịch lại, người phụng sự chân thực có viễn kiến, rồi tìm cách hòa hợp với linh hồn mình để an trụ vững vàng trong thực hiện viễn kiến ấy. Anh nhắm đến việc hoàn thành điều mà quan điểm của thế giới cho là bất khả, biết rằng viễn kiến không thành hình khi làm theo đề nghị nhắm tới lợi lộc cõi trần hay nặng về trí tuệ. Khi thấy là lời khuyên có tính chia rẽ và có khuynh hướng không hòa thuận, thiếu tình huynh đệ và thông cảm, họ sẽ lập tức bác bỏ nó. Khi thấy là có thái độ chỉ trích thường xuyên người khác trong việc phụng sự chung, và khi thấy chỉ có lòng ích kỷ, tâm tánh bắt lỗi, tin vào điều xấu, gán cho hậu ý không lành, người chí nguyện chân thực không để cho mình bị ảnh hưởng và thản nhiên đi theo đường của anh.
Việc phụng sự chân thực chỉ được thực hiện bởi những ai không có thái độ chia rẽ, và giữ gìn để không thốt lời ác; đó là những người nhận ra tính thiêng liêng trong mọi sinh linh, không nghĩ bậy và lặng thinh làm việc. Họ không xen vào chuyện riêng người khác, không tiết lộ điều gì không phải là chuyện của họ. Đời sống họ có đặc tính là thương yêu và thông cảm; họ có ý thức tinh thần, với trí tuệ sắc bén đi kèm tâm thương yêu.
Đây là những người mở đầu Tân Kỷ Nguyên, họ đã học được bí mật của sự lặng thinh, được gợi hứng không ngừng do tình thương bao trùm không phân biệt, miệng lưỡi không thốt lời chỉ trích tầm thường, và không lên án kẻ khác mà luôn có tinh thần bảo bọc.
Người chưa đạt tới mức tiến hóa này và viễn kiến chưa rõ ràng, cá tính chưa vào khuôn phép vẫn làm được chuyện quan trọng ở mức thấp hơn, và làm việc với ai cùng trình độ. Đặc tính của họ khiến họ đến với ai giống mình, và không làm việc lẻ loi, có thành công bề ngoài nhiều hơn tuy không phải luôn luôn được vậy.
Ta phân tích đặc tính của hai nhóm tuy nhiên điều cần nhớ là dưới mắt các Đấng Cao Cả mọi nỗ lực đều quan trọng như nhau. Ai đang ở mức mà gia đình hay công việc văn phòng cho đầy đủ kinh nghiệm thì đó là nỗ lực tột cùng của họ; gắng công của họ ở mức ấy thì cũng lớn lao như thành quả của một đấng Cứu thế hay một Napoléone. Lời khuyên là đừng quên điều ấy, và cố công nhìn sự sống đúng thực thay vì theo sự cao thấp do con người đặt ra và nguy hiểm. Người chí nguyện mà chưa có viễn kiến trọn vẹn như của ai nhiều kinh nghiệm hơn, và ai chỉ mới học ABC của việc phụng sự thì dù có thất bại và khờ khạo thế mấy, họ cũng đóng góp hữu ích như ai khôn ngoan có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm.
2. Nỗi sợ hãi thứ hai là sợ thất bại, đây là thử thách lớn cho ai nhậy cảm. Nó sinh ra do kinh nghiệm quá khứ (vì ai cũng đã từng thất bại), do ý thức về nhu cầu và cơ hội, và do nhận biết rõ ràng về giới hạn và yếu kém của mình. Những điều này hợp lý tuy nhiên ấy là việc phí thì giờ đáng kể cho người phụng sự lo nghĩ về sự thất bại hay gục ngã. Bởi không có gì là thất bại mà chỉ có thể có việc mất thời gian. Điều sau nghiêm trọng khi ta có nhu cầu cấp bách, nhưng chắc chắn có ngày ta sẽ thành công và cứu vớt lại thất bại khi xưa.
Cũng như ta không nên lo ngại về thất bại - có thực hay không - của bạn trong nhóm. Cảm nhận về thời gian sinh ra ảo ảnh và thất vọng, còn công việc thì vẫn tiến hành. Hãy tự hỏi vài năm chậm trễ thì là bao so với thời đại hằng ngàn năm ? hay vài phút thì là bao lăm trong đời người bẩy, tám chục tuổi ? Với ai trong cuộc chuyện dường như hết sức quan trọng, còn với linh hồn nhìn ngắm thì dường như nó không là gì cả.
Vậy có lời khuyên nghịch lý là hãy nhiệt tâm làm việc, mà cùng lúc đừng làm việc với nhiệt tâm như thế, và đừng quá coi trọng mình ! Để hóa giải điều sau, bạn đừng mất thì giờ tự phân tích không ngừng. Mặt khác nhiều người không có óc hài hước nên đây là tính đáng được nuôi dưỡng.
Để kết thúc thì mục tiêu tức thì cho mọi của chí nguyện có thể ghi như sau:
● Có tư tưởng minh bạch về mục tiêu phụng sự của mình, thực hiện bằng cách tham thiền.
● Phát triển sự nhậy cảm với các động lực mới đang tuôn tràn vào thế giới hiện nay, ta làm điều này bằng cách thương yêu, thông cảm mọi người nhiều hơn. Tình thương làm lộ ra điều chi bí ẩn.
● Phụng sự với lòng hoàn toàn xả kỷ, có được do loại trừ tham vọng cá nhân và lòng ưa thích quyền lực.
4. Không để ý tới dư luận hay sự thất bại, bằng cách chú ý chặt chẽ vào tiếng nói của linh hồn, và gắng công luôn an trú nơi cao nhất.
Cũng như ta không nên lo ngại về thất bại - có thực hay không - của bạn trong nhóm. Cảm nhận về thời gian sinh ra ảo ảnh và thất vọng, còn công việc thì vẫn tiến hành. Hãy tự hỏi vài năm chậm trễ thì là bao so với thời đại hằng ngàn năm ? hay vài phút thì là bao lăm trong đời người bẩy, tám chục tuổi ? Với ai trong cuộc chuyện dường như hết sức quan trọng, còn với linh hồn nhìn ngắm thì dường như nó không là gì cả.
Vậy có lời khuyên nghịch lý là hãy nhiệt tâm làm việc, mà cùng lúc đừng làm việc với nhiệt tâm như thế, và đừng quá coi trọng mình ! Để hóa giải điều sau, bạn đừng mất thì giờ tự phân tích không ngừng. Mặt khác nhiều người không có óc hài hước nên đây là tính đáng được nuôi dưỡng.
Để kết thúc thì mục tiêu tức thì cho mọi của chí nguyện có thể ghi như sau:
● Có tư tưởng minh bạch về mục tiêu phụng sự của mình, thực hiện bằng cách tham thiền.
● Phát triển sự nhậy cảm với các động lực mới đang tuôn tràn vào thế giới hiện nay, ta làm điều này bằng cách thương yêu, thông cảm mọi người nhiều hơn. Tình thương làm lộ ra điều chi bí ẩn.
● Phụng sự với lòng hoàn toàn xả kỷ, có được do loại trừ tham vọng cá nhân và lòng ưa thích quyền lực.
4. Không để ý tới dư luận hay sự thất bại, bằng cách chú ý chặt chẽ vào tiếng nói của linh hồn, và gắng công luôn an trú nơi cao nhất.
Tham khảo:
- A Treatise on White Magic, A.A. Bailey.
- A Treatise on White Magic, A.A. Bailey.