LUẬN BÀN VỀ VIỆC CÚNG LỄ
Lễ là kính Tổ kính Tiên.
Lễ là hiểu Đất, hiểu
Trời, hiểu Ta.
Lễ thời phải biết gần xa
Lễ là Định được chỗ Ta với Người
Tôn ti trật tự trong ngoài
Quy luật vũ trụ xoay vần vần xoay
Hiểu Người hiểu Đất hiểu Trời
Mới hay phép Lễ làm Người phải thông !
Người biết Lễ trong ngoài trật tự
Lẽ tự nhiên cư xử tùy thời
Luật Thiên tiến hóa muôn loài
Thường thì chúng ta hay nhầm lẫn giữa Cúng, Bái
và Lễ. Vậy đầu tiên hiểu Lễ là gì ? Người xưa đã bàn nhiều về Lễ và còn ghi lại
rất nhiều trong các sách xưa của các học giả như Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử,
Aristotle…nhưng ở thời đại khoa học vũ trụ, phát triển của vật lý lượng tử,
trường sinh học, công nghệ phản trọng lực, hợp hạch… Chúng ta cần có một cách
nhìn hợp với thời đại mới này!.
Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa: tựu chung lại là Lễ là định vị trí của con người, mỗi người với Trời đất, với Tổ quốc, với xã hội loài người từ đó khi hiểu vị trí, ý nghĩa mục đích, bổn phận của mình rồi thì mới biết được mình phải cư xử ra sao đối với vạn vật sinh linh, Trời đất, môi trường quanh mình. Hiểu Lễ thì mới biết mình biết người, biết Trời, biết Đất mới thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình với cuộc sống này, hơn hết là biết được ý nghĩa của cuộc sống và xác định được mục đích để mà tiến hóa của Linh hồn để tiến tới Chân, Thiện, Mỹ trong kiếp người này của mình. Vậy Lễ là hiểu và hành sao cho hợp Luật Trời, hiểu lẽ tôn ti của Trời đất (thuận quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ) và theo Luật Nhân (Luật của xã hội loài người do con người đặt ra).
Luật Nhân do con người tạo ra chính dựa theo tôn ti trật tự của Trời đất mà mình định ra tôn ti trật tự cho xã hội loài người ở cõi trần này, có như vậy xã hội loài người mới thái bình an lạc được từ đó mới định được bổn phận, nghĩa vụ, quyền của mỗi người. Khi thực hiện các Nghi thức của Lễ đó là mỗi lần chúng ta nhận thức sâu sắc hơn các quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ để hòa hợp với tự nhiên với vũ trụ càn khôn, nhắc nhở mình đang ở đâu và có bổn phận, nghĩa vụ, mục đích gì trong kiếp sống này hay cũng chính là Hợp Đạo vậy !
Lễ là kính Tổ kính Tiên.
Lễ là hiểu Đất, hiểu Trời, hiểu Ta.
Lễ thời phải biết gần xa
Lễ là Định được chỗ Ta với Người
Tôn ti trật tự trong ngoài
Quy luật vũ trụ xoay vần vần xoay
Hiểu Người hiểu Đất hiểu Trời
Mới hay phép Lễ làm Người phải thông !
Người biết Lễ trong ngoài trật tự
Lẽ tự nhiên cư xử tùy thời
Luật Thiên tiến hóa muôn loài
Thuận theo Thiên Đạo hợp thời hợp Nhân
* Bàn thêm về Lễ : Lễ là điều hợp lý, là đầu mối của con người vì xuất phát từ Trời và phổ quát khắp các cõi bao gồm cả cõi trần gian do đó Lễ là một đặc tính trong mỗi Linh hồn con người. Biết Lễ thì nên hành cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh khỏe, thêm thư sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp, thêm văn minh, thêm tiến bộ. Cái gì làm ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, khiến con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao, tiến hóa thì nên hành. Cái gì làm con người trở nên ti tiện, manh ác, tàn độc, trở nên thoái hóa giống như thú vật thì không nên hành. Đó là hiểu và hành theo Lễ vậy!
Nếu mỗi người đều hiểu Lễ và hành Lễ thì gia đình hạnh phúc, xã hội công bình, văn minh, quốc gia thanh bình, thế giới tươi đẹp và cõi trần trên Trái đất sẽ là Thiên đường an lạc. Xã hội ngày nay đa phần con người không hiểu Lễ nên mới dẫn đến thoái hóa, thác loạn, tranh cướp, chiến tranh… cũng vì không hiểu mình là ai, đang ở đâu giữa trời đất này và mục đích của kiếp nhân sinh này. Ngày nay chữ Lễ đã bị hiểu một cách lệch lạc méo mó, và việc hành Lễ ở nhiều nơi chỉ còn hình thức mà quên cái ý nghĩa, cái hồn của Lễ làm biến tướng đến độ một số Bạn Đạo cũng hiểu nhầm việc hành Nghi Lễ là cái gì đó rất mê tín và dị đoan. Dẫn đến việc ngại ngùng và có thành kiến chưa đúng về hành Lễ. Thậm chí coi các Nghi Lễ chỉ là hành động Cúng và Bái. Nhận thức chưa đủ sẽ dẫn đến việc mất tự nhiên khi hành Lễ, vì Lễ là Lẽ tự nhiên là điều hợp lý, cho nên đáng lẽ việc hành cũng phải hết sức tự nhiên từ trong bản chất của mỗi người vậy. Từ đó chúng ta cùng tìm hiểu thêm về Cúng và Bái để nhận thức sâu đậm hơn về Lễ và phép hành Lễ.
* Cúng, Bái: Cúng là một động từ dân gian thường dùng thể hiện hành động của mình đối với các đối tượng tâm linh. Thường là dâng hiến các vật phẩm lên cho các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, Trời, Đất,… để mong cầu một điều gì đó. Trong các Nghi Lễ Tôn giáo, hội đám thường có hành động Cúng này, cho nên người đời thường hay ghép thành Cúng Lễ, chứ thực ra trong các Nghi thức của phép Lễ không nhất thiết phải có hành động Cúng. Chúng ta giờ có thể phân tích để thấy sự khác biệt giữa 2 câu mà ngày nay đã phổ biến là “Đi Cúng Thầy” của học sinh, sinh viên bây giờ và “Đi Lễ Thầy” của học trò thời xưa. Bái (Vái): là hành động chắp hai tay đưa lên trán cầu nguyện. Có thể thấy người biết Cúng thì nhiều mà mấy ai hiểu Lễ và hành được Lễ đây! Thế nhân đi Chùa thì cầu Lộc, cầu Tài, đến đền, phủ thì cứ cầu xin đủ thứ bốc quẻ , bói toán, lên đồng, vậy là không hiểu và biết về Chùa, đền, phủ , Phật, Thánh, Thần, chưa thấu vai trò và chức năng , quyền năng của các nơi ấy, các vị ấy. Vậy đã hiểu Lễ chưa? Đến để mong cầu dâng vật thực, vậy đã hiểu Lễ chưa?
Là người đệ tử của Thiên Đạo, học Thiên Pháp mà chưa thông hiểu Lễ thì sao biết được vị trí và vai trò của mình giữa Trời Đất đây, ta đang ở đâu trong dòng tiến hoá này? Chưa thấy được vị trí của mình thì sao định hướng được mục tiêu cho hành động của mình đây? Trước khi đến đây ai là ta, sau này ta sẽ là ai ? Nếu biết Lễ phỏng sẽ không khó để trả lời cho câu hỏi trên. Rồi nhiều Bạn Đạo cũng rất hiểu Lẽ Trời đất rồi, nhưng lại rất ngại hành, cho nên người hiểu Lý thì nhiều nhưng hành có mấy ai. Có thể Lòng Bi chưa đủ, dũng khí còn thiếu, Trí chưa đủ hoạt, cho nên vẫn còn e ngại thói phàm, dư luận, truyền thông, còn bị cuốn theo định hướng của số đông những tư tưởng ở cõi thấp. Chưa thoát ra vượt lên trên nó thì chưa đủ làm chủ thân tâm vậy. Cho nên việc hiểu Lý là một chuyện, chuyện Hành lại là một cấp độ khác. Vậy học trò Thiên Pháp cần thực hành Nghi Lễ để thấu lẽ bí nhiệm huyền vi của Thiên, Địa, Nhân, mối quan hệ biện chứng thống nhất và toàn thể. Tu và thấu Tứ Đại Định Đức sẽ biết vị trí của mình cũng là biết Lễ đó. Các phép Lễ đã có được trong Lễ Kinh của Thiên Đạo, chúng ta cần tự hành qua đó mà thấu hiểu Thiên Đạo cũng là Gốc của mỗi người. Thế nhân mà hiểu Lễ Trời Trần gian sẽ hóa Thiên Đường đẹp xinh.
Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa: tựu chung lại là Lễ là định vị trí của con người, mỗi người với Trời đất, với Tổ quốc, với xã hội loài người từ đó khi hiểu vị trí, ý nghĩa mục đích, bổn phận của mình rồi thì mới biết được mình phải cư xử ra sao đối với vạn vật sinh linh, Trời đất, môi trường quanh mình. Hiểu Lễ thì mới biết mình biết người, biết Trời, biết Đất mới thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình với cuộc sống này, hơn hết là biết được ý nghĩa của cuộc sống và xác định được mục đích để mà tiến hóa của Linh hồn để tiến tới Chân, Thiện, Mỹ trong kiếp người này của mình. Vậy Lễ là hiểu và hành sao cho hợp Luật Trời, hiểu lẽ tôn ti của Trời đất (thuận quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ) và theo Luật Nhân (Luật của xã hội loài người do con người đặt ra).
Luật Nhân do con người tạo ra chính dựa theo tôn ti trật tự của Trời đất mà mình định ra tôn ti trật tự cho xã hội loài người ở cõi trần này, có như vậy xã hội loài người mới thái bình an lạc được từ đó mới định được bổn phận, nghĩa vụ, quyền của mỗi người. Khi thực hiện các Nghi thức của Lễ đó là mỗi lần chúng ta nhận thức sâu sắc hơn các quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ để hòa hợp với tự nhiên với vũ trụ càn khôn, nhắc nhở mình đang ở đâu và có bổn phận, nghĩa vụ, mục đích gì trong kiếp sống này hay cũng chính là Hợp Đạo vậy !
Lễ là kính Tổ kính Tiên.
Lễ là hiểu Đất, hiểu Trời, hiểu Ta.
Lễ thời phải biết gần xa
Lễ là Định được chỗ Ta với Người
Tôn ti trật tự trong ngoài
Quy luật vũ trụ xoay vần vần xoay
Hiểu Người hiểu Đất hiểu Trời
Mới hay phép Lễ làm Người phải thông !
Người biết Lễ trong ngoài trật tự
Lẽ tự nhiên cư xử tùy thời
Luật Thiên tiến hóa muôn loài
Thuận theo Thiên Đạo hợp thời hợp Nhân
* Bàn thêm về Lễ : Lễ là điều hợp lý, là đầu mối của con người vì xuất phát từ Trời và phổ quát khắp các cõi bao gồm cả cõi trần gian do đó Lễ là một đặc tính trong mỗi Linh hồn con người. Biết Lễ thì nên hành cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh khỏe, thêm thư sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp, thêm văn minh, thêm tiến bộ. Cái gì làm ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, khiến con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao, tiến hóa thì nên hành. Cái gì làm con người trở nên ti tiện, manh ác, tàn độc, trở nên thoái hóa giống như thú vật thì không nên hành. Đó là hiểu và hành theo Lễ vậy!
Nếu mỗi người đều hiểu Lễ và hành Lễ thì gia đình hạnh phúc, xã hội công bình, văn minh, quốc gia thanh bình, thế giới tươi đẹp và cõi trần trên Trái đất sẽ là Thiên đường an lạc. Xã hội ngày nay đa phần con người không hiểu Lễ nên mới dẫn đến thoái hóa, thác loạn, tranh cướp, chiến tranh… cũng vì không hiểu mình là ai, đang ở đâu giữa trời đất này và mục đích của kiếp nhân sinh này. Ngày nay chữ Lễ đã bị hiểu một cách lệch lạc méo mó, và việc hành Lễ ở nhiều nơi chỉ còn hình thức mà quên cái ý nghĩa, cái hồn của Lễ làm biến tướng đến độ một số Bạn Đạo cũng hiểu nhầm việc hành Nghi Lễ là cái gì đó rất mê tín và dị đoan. Dẫn đến việc ngại ngùng và có thành kiến chưa đúng về hành Lễ. Thậm chí coi các Nghi Lễ chỉ là hành động Cúng và Bái. Nhận thức chưa đủ sẽ dẫn đến việc mất tự nhiên khi hành Lễ, vì Lễ là Lẽ tự nhiên là điều hợp lý, cho nên đáng lẽ việc hành cũng phải hết sức tự nhiên từ trong bản chất của mỗi người vậy. Từ đó chúng ta cùng tìm hiểu thêm về Cúng và Bái để nhận thức sâu đậm hơn về Lễ và phép hành Lễ.
* Cúng, Bái: Cúng là một động từ dân gian thường dùng thể hiện hành động của mình đối với các đối tượng tâm linh. Thường là dâng hiến các vật phẩm lên cho các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, Trời, Đất,… để mong cầu một điều gì đó. Trong các Nghi Lễ Tôn giáo, hội đám thường có hành động Cúng này, cho nên người đời thường hay ghép thành Cúng Lễ, chứ thực ra trong các Nghi thức của phép Lễ không nhất thiết phải có hành động Cúng. Chúng ta giờ có thể phân tích để thấy sự khác biệt giữa 2 câu mà ngày nay đã phổ biến là “Đi Cúng Thầy” của học sinh, sinh viên bây giờ và “Đi Lễ Thầy” của học trò thời xưa. Bái (Vái): là hành động chắp hai tay đưa lên trán cầu nguyện. Có thể thấy người biết Cúng thì nhiều mà mấy ai hiểu Lễ và hành được Lễ đây! Thế nhân đi Chùa thì cầu Lộc, cầu Tài, đến đền, phủ thì cứ cầu xin đủ thứ bốc quẻ , bói toán, lên đồng, vậy là không hiểu và biết về Chùa, đền, phủ , Phật, Thánh, Thần, chưa thấu vai trò và chức năng , quyền năng của các nơi ấy, các vị ấy. Vậy đã hiểu Lễ chưa? Đến để mong cầu dâng vật thực, vậy đã hiểu Lễ chưa?
Là người đệ tử của Thiên Đạo, học Thiên Pháp mà chưa thông hiểu Lễ thì sao biết được vị trí và vai trò của mình giữa Trời Đất đây, ta đang ở đâu trong dòng tiến hoá này? Chưa thấy được vị trí của mình thì sao định hướng được mục tiêu cho hành động của mình đây? Trước khi đến đây ai là ta, sau này ta sẽ là ai ? Nếu biết Lễ phỏng sẽ không khó để trả lời cho câu hỏi trên. Rồi nhiều Bạn Đạo cũng rất hiểu Lẽ Trời đất rồi, nhưng lại rất ngại hành, cho nên người hiểu Lý thì nhiều nhưng hành có mấy ai. Có thể Lòng Bi chưa đủ, dũng khí còn thiếu, Trí chưa đủ hoạt, cho nên vẫn còn e ngại thói phàm, dư luận, truyền thông, còn bị cuốn theo định hướng của số đông những tư tưởng ở cõi thấp. Chưa thoát ra vượt lên trên nó thì chưa đủ làm chủ thân tâm vậy. Cho nên việc hiểu Lý là một chuyện, chuyện Hành lại là một cấp độ khác. Vậy học trò Thiên Pháp cần thực hành Nghi Lễ để thấu lẽ bí nhiệm huyền vi của Thiên, Địa, Nhân, mối quan hệ biện chứng thống nhất và toàn thể. Tu và thấu Tứ Đại Định Đức sẽ biết vị trí của mình cũng là biết Lễ đó. Các phép Lễ đã có được trong Lễ Kinh của Thiên Đạo, chúng ta cần tự hành qua đó mà thấu hiểu Thiên Đạo cũng là Gốc của mỗi người. Thế nhân mà hiểu Lễ Trời Trần gian sẽ hóa Thiên Đường đẹp xinh.
Đại Pháp
chủ Thiên Đạo