Menu

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Có một Đấng Tạo Hóa tối cao không?


1-Xác suất để một phân tử chất đạm đơn bào có thể xuất hiện cách ngẫu nhiên là bao nhiêu? Thuyết tiến hóa không lý giải được sự kiện cơ bản nào?

Có THƯỢNG ĐẾ tạo ra muôn vật không? Có nhiều ý kiến về câu hỏi này. Một số người lý luận rằng vì không nhìn thấy Thượng Đế, làm sao chúng ta tin có Ngài được? Những người khác thấy quá nhiều đau khổ trên đất nên tự hỏi: ‘Làm gì thật sự có một Thượng Đế thành thật quan tâm đến loài người? Nếu hiện hữu, tại sao Ngài không sớm ra tay chấm dứt mọi đau khổ?’ Đó có phải là cảm nghĩ của bạn không?

Đau khổ và tai họa luôn ám ảnh loài người thật sự gây chán nản. Dầu vậy trái đất đầy dẫy sự sống phong phú, tất cả đều được thiết kế một cách phức tạp. Làm sao tất cả những điều này hiện hữu nếu như không có Đấng Tạo Hóa? Những người tin thuyết tiến hóa quả quyết rằng đơn bào bắt nguồn từ sự tình cờ; sau đó chúng dần dần tiến hóa thành những sinh vật phức tạp hơn. Nhưng sự sống có khả năng bắt nguồn từ sự ngẫu nhiên không?

Sự sống có bắt nguồn cách ngẫu nhiên không?

Đơn vị căn bản của mọi sinh vật là tế bào, và thành phần vật chất căn bản để hình thành một tế bào là chất đạm. Những người theo thuyết tiến hóa thừa nhận rằng để hình thành một phân tử chất đạm đơn giản, xác suất kết hợp của những nguyên tử và phân tử thích hợp là khoảng 1 phần 10113, hoặc con số 1 có 113 số không theo sau. Nói cách khác, cứ 10113 lần, chỉ một lần có cơ may để sự kiện xảy ra. Nhưng theo các nhà toán học, bất cứ sự kiện nào có cơ may là một lần được cho mỗi 1050  lần không, điều ấy xem như không bao giờ xảy ra.

Tuy nhiên, để hình thành sự sống không chỉ cần có một phân tử chất đạm đơn giản. Để hoạt động, một tế bào cần 2.000 loại chất đạm khác nhau. Thế thì xác suất để tất cả những việc này xảy ra do ngẫu nhiên là bao nhiêu? Người ta ước lượng cơ may là 1 lần được trong số 1040.000 lần không hoặc 1 kèm theo 40.000 số không! Bạn có sẵn lòng đặt niềm tin của mình trên xác suất cực nhỏ như thế không?

Nếu như cơ may để một tế bào hình thành cách ngẫu nhiên cực nhỏ như thế thì cơ may để tế bào đó tiến hóa thành nhiều động vật phức tạp và đa dạng khác lại càng nhỏ hơn. Thật ra, ngoài những khác biệt hiển nhiên về thể chất, giữa loài người và loài thú còn có những khác biệt lớn lao khác nữa. Loài người được phú cho lương tâm; con người có cảm xúc, khiếu thẩm mỹ, khái niệm đạo đức, khả năng suy nghĩ và khả năng lý luận. Loài thú không có những khả năng này. Nếu loài người tiến hóa từ loài thú, tại sao có hố sâu ngăn cách rất lớn giữa hai loài? Đây là một vấn đề hóc búa khác cho những nhà tiến hóa.
                                     
 Vũ trụ đáng kính của chúng ta

Sự thiết kế tuyệt vời của vũ trụ và đặc biệt là của trái đất được biểu lộ qua những cách nào?

Vũ trụ đáng kinh của chúng ta cung cấp vô vàn bằng chứng về sự hiện hữu của một đấng tạo hóa vĩ đại. Một số nhà thiên văn học ước lượng có khoảng 100 tỷ thiên hà trong vũ trụ và mỗi thiên hà có thể có tới 100 tỷ ngôi sao! Một số ngôi sao có kích thước lớn gấp bội mặt trời của chúng ta. Các thiên hà không quy tụ với nhau một cách bừa bãi mà được sắp xếp có tổ chức và trật tự.

Trái đất là một kỳ quan trong số tất cả những thiên thể trong vũ trụ. Thực thế, trái đất thật độc đáo. Trái đất cung cấp môi trường thích hợp, giống như một tòa nhà lộng lẫy và đầy đủ tiện nghi, phù hợp với điều kiện sống của các sinh vật. Đó là một nhà kho khổng lồ chứa đủ mọi thứ cần thiết cho cuộc sống-thực phẩm, không khí, nước và ánh sáng—và còn hơn thế nữa. Chắc chắn không người thông minh nào lại tin rằng một nhà kho được trang bị đầy đủ lại không có ai thiết kế, nhưng chỉ do ngẫu nhiên mà có. Còn gì phi lý hơn khi nghĩ rằng trái đất được trang bị mọi thứ cần thiết cho sự sống lại hiện hữu cách ngẫu nhiên?

     Cơ thể con người tuyệt diệu
Cấu trúc phức tạp của cơ thể con người tiết lộ điều gì?

Cấu trúc tuyệt diệu của cơ thể con người cũng chứng minh sự hiện hữu của một đấng tạo hóa. Quan sát kỹ một tế bào sống li ti sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao. Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi khoảng 100 ngàn tỷ (100.000.000.000.000) tế bào nhỏ li ti. Mỗi tế bào sống phức tạp đến nỗi có thể ví như một thành phố có nhiều hoạt động, như phát điện, điều hành, vận chuyển và phòng thủ. Ngoài ra, nhân tế bào còn chứa hàng chục ngàn lần các gen DNA được sắp xếp một cách phức tạp. Người ta cho rằng DNA của chúng ta chứa đựng thông tin đủ cho một bộ bách khoa tự điển gồm 1.000 tập. Tất cả thông tin này hợp thành một đồ án thiết kế di truyền xác định màu da, mẫu tóc, vóc dáng và vô số những chi tiết khác về cơ thể của chúng ta. Nếu tất cả những thiết kế xây dựng đòi hỏi bản đồ án tỉ mỉ, vậy ai là người phác thảo bản thiết kế di truyền phức tạp trong cơ thể chúng ta?

Cấu trúc và chức năng hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong thân thể chúng ta thật phức tạp và tài tình đến độ không một bộ máy nào do con người chế tạo có thể bì kịp dẫu một phần rất nhỏ của nó. Trong tất cả các cơ quan của cơ thể chúng ta, não bộ là cơ quan gây nhiều kinh ngạc hơn cả. Bộ bách khoa The New Encyclopædia Britannica ghi nhận: “Việc chuyển tải thông tin trong thần kinh hệ phức tạp hơn cả một tổng đài điện thoại lớn nhất; não bộ con người có khả năng giải quyết vấn đề vượt trội hơn các máy điện toán mạnh nhất”. Chức năng đáng sợ của não bộ chúng ta khiến cho các nhà khoa học phải kinh ngạc. Có thể nào cơ quan tuyệt vời này lại đơn thuần được hình thành bởi sự phối hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử và phân tử thích hợp không?

Tại sao việc tin nơi sự hiện hữu của Thượng Đế không phải là mê tín hoặc phi lý? Thế thì quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?

Chúng ta rút ra được kết luận nào từ những điều này? Chúng ta đồng ý một điều là nếu có luật tất phải có người lập luật, và nếu có bản thiết kế tất phải có người thiết kế. Qua trật tự chính xác, thiết kế phức tạp và sự khôn ngoan bao la trong mọi sự từ tế bào nhỏ nhất đến vũ trụ vô biên, chẳng phải là hợp lý sao khi tin rằng hẳn phải có một đấng thiết kế hoàn toàn thông minh và toàn năng đằng sau mọi sự ấy?

Kinh Thánh có lý khi nói về Thượng Đế: “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền-phép đời đời và bổn-tánh Ngài, thì từ buổi sáng-thế vẫn sờ-sờ như mắt xem-thấy, khi người ta xem-xét công-việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được”. (Rô-ma 1:20) Dù không thể nhìn thấy Thượng Đế, việc chúng ta tin Ngài hiện hữu không phải là mê tín. Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều điều mà mắt ta không thấy, như gió, điện, từ trường và trọng lực. Chúng ta biết những điều này hiện hữu nhờ quan sát hiệu quả của chúng. Tương tự thế, đồ án phức tạp và trật tự tuyệt vời trong vũ trụ chứng thực rõ rệt sự hiện hữu của một đấng tạo hóa vĩ đại.

Vì Thượng Đế vô hình, làm thế nào chúng ta biết về Ngài như một đấng có thật, và thiết lập mối quan hệ cá nhân với Ngài? Thượng Đế cho chúng ta biết về Ngài chủ yếu qua hai cách. Qua sự sáng tạo, Thượng Đế biểu thị rõ ràng sự khôn ngoan, quyền năng và tình yêu thương của Ngài. Ngoài ra, Ngài còn soi dẫn nhiều người viết một cuốn sách để cung cấp thêm thông tin về Ngài. Cuốn sách ấy là Kinh Thánh.

                              Thượng Đế Là Ai?
Theo người Trung Quốc, khái niệm về ông Trời hay Thượng Đế vừa xa lạ vừa trừu tượng. Hầu hết người ta thờ trời và đất, thần linh và các quỉ, tổ tiên và những anh hùng. Tuy nhiên, theo tường thuật lịch sử Trung Quốc, khoảng ba hay bốn ngàn năm trước, dưới đời nhà Hạ và nhà Thương, người Trung Quốc đã biết thờ phượng một vị thần tối cao rồi. Sách The Religious History of China giải thích rằng họ “cho là có một Thượng Đế chính giữa trời và đất, giữ vị thế tối thượng và hoàn toàn kiểm soát mọi vật... Dưới đời nhà Thương, vị thần tối cao này được gọi là Đế, hoặc Thượng Đế, và dưới triều Chu [thế kỷ 11 đến năm 256 TCN] được biết đến là Thiên [Trời], hoặc Thiên Đế”. Như vậy, người Trung Quốc thời xưa tin vào sự hiện hữu của một Đấng Thống Trị Tối Cao trong vũ trụ.

Trong suốt thời Xuân Thu (khoảng năm 722-481 TCN) và thời Chiến Quốc (khoảng 480-221 TCN), đạo Khổng và đạo Lão thịnh hành. Do ảnh hưởng hai trường phái tư tưởng này, sự thờ phượng Thượng Đế dần dần được thay thế bởi ý tưởng trừu tượng về lòng sùng kính đối với Trời. Dưới thời nhà Hán (năm 202 TCN–221 CN), đạo Khổng chiếm ưu thế, người Trung Quốc coi trọng đạo đức văn hóa, trật tự xã hội, và khái niệm về Thượng Đế lại bị đẩy lùi. Khi Phật Giáo truyền sang Trung Quốc, người ta không còn tin nơi đấng tạo hóa điều hành vũ trụ, nhưng họ chấp nhận Trời hay Ơn Trên là căn nguyên của muôn vật. Kể từ đó, khái niệm về Trời hay Thượng Đế, trở nên hoàn toàn xa lạ đối với người Trung Quốc.

Vậy, thật ra Trời là ai? Kinh Thánh cho thấy Trời không phải là một sức mạnh hoặc luật trong thiên nhiên điều hành hoạt động vạn vật trong vũ trụ. Ngài cũng không phải là Thiên được nhiều người Trung Quốc sùng kính. Thay vì thế, Trời là một thần sống có cảm xúc và cá tính. Ngài là Chúa Tối Thượng hoàn vũ toàn năng và toàn trí, và tình yêu thương của Ngài vô biên. Ngài không những đã dựng nên muôn vật mà còn có một ý định rõ rệt đối với loài người—ý định đó là họ thờ phượng Ngài bằng tình yêu thương và được sống mãi mãi trên trái đất xinh đẹp này trong hòa bình và hạnh phúc vĩnh cửu.

Chẳng phải trái đất xinh đẹp chứng minh rằng có một đấng tạo hóa biết quan tâm hay sao?

Vũ trụ có trật tự đòi hỏi phải có đấng thiết kế... như một ngôi nhà trang bị đầy đủ tiện nghi đòi hỏi phải có người xây dựng
Một đơn bào phức tạp như một thành phố.

Máy phát điện chạy bằng sức gió chứng thực sự hiện hữu của gió và điện năng dù chúng vô hình. 
                                                                                            (Bài sưu tầm)