Menu

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

CẨM NANG HÀNH ĐẠO I

·     1-Hiểu được Chân lý rồi thì nên im lặng mà hành động, nói nhiều mất khí, loạn lý. Điều sợ nhất là phải nghe những điều giáo điều.

·       2-Cách giáo dục tốt nhất là tự giáo dục. Cách học tốt nhất là tự học. Cách sáng tạo tốt nhất là trong im lặng.

·       3-Khi giáo sỹ mà nói, giảng không có gì mới, không hay hơn sách thì người học học bằng sách là tốt hơn.

·       4-Đừng tin ai ngoài Thượng Đế và chính mình.

·       5-Nói không với tà đạo.

·       6-Kẻ nào muốn có Thượng Đế, sẽ có Thượng Đế ở trong lòng.

·       7-“Tôn giáo” của chúng ta không phải là tôn giáo, mà trong tương lai sẽ là văn hoá của toàn nhân loại.

·       8-Chữa bệnh tinh thần trước, tâm linh trước, chữa bệnh thể xác sau.

·       9-Người siêu thoát là người sống lại. Người chưa siêu thoát là chết lần 2, nhưng đau đớn hơn.

·       10-Không có công quả, không thành thần tiên.

·       11-Cái bé sinh ra cái lớn, cái lớn trở về cái bé. Cái bé cuối cùng là cái lớn cuối cùng.

·       12-Chưa yêu thiên nhiên động vật thì chưa đạt đạo.

·       13-Kẻ xả bẩn ra xung quanh là làm bẩn chính mình: Bẩn tâm hồn, bẩn thể xác, bẩn thể vía. Đó là tội lỗi.

·       14-Tham là gì? Là ăn thịt bản thân. Tất cả chỉ nên vừa đủ để không thừa. Thừa sẽ sinh tham. Khi con người được giáo dục, tự giáo dục để hiểu rằng: Ai cũng có phần, đừng quá phần của mình, quá là hoạ, thì không ai tham nữa.

·       15-Quyền lực không làm con người hạnh phúc mà tiêu diệt hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là bình yên, an lạc.

·       16-Muốn tiêu diệt huyễn ngã về quyền lực thì cần chia nhỏ quyền lực và làm mất bổng lộc của nó. Kẻ làm quan mà không tham lậu bất lương, lại nhân đức vô lượng, thì đó là bực thần thánh.

·       17-Đạo đức giả học tập đạo đức thật ở chỗ: Lấy cái phông đạo đức thật để che bên ngoài.

·       18-Lấy dân làm gốc là ngồi trên gốc. Lấy dân là gốc mới đúng.

·       19-Tất cả là của Trời. Dân là Trời. Lấy cái gì của Trời phải trả cho Trời, lấy cái gì của dân phải trả lại dân.

·       20-Khi chúng ta thấy đau đớn khi thấy con vật bị cắt tiết, bị làm thịt, thì chúng ta sẽ không muốn ăn thịt nữa.

·       21-Không tham danh thì chúng ta sẽ có danh. Không tham lợi thì chúng ta sẽ có lợi. Hàng tỷ kiếp người đã sống qua trên trái đất, ai còn lợi, ai còn danh?

·       22-Hạnh phúc là phục vụ nhân loại.

·       23-Với kẻ vô minh, ngày chết là ngày tận thế; còn với chúng ta, ngày chết là

      ngày lại được sinh ra. Người đỡ chúng ta là Cha và Mẹ.

·       24-Mọi con đường đều gặp nhau, vì trái đất, vũ trụ là hình tròn.

·       25-Khoa học là gì? Là tìm hiểu chính mình: Chân Nhân, Vũ trụ.

·       26-Lạy là gì? Là suy tôn Chân lý.

·       27-Nghĩ khác cách mình đang nghĩ là sáng tạo.

·       28-Không ai qua mặt được Thượng Đế, vì con người được sống, nhờ nguyên năng hàng ngày. Nguyên năng là Thượng Đế.

·       29-Phật tính là lương tâm.

·       30-Đừng sợ làm thiện mà Trời không biết, làm thiện thì chẳng lên tính toán; Đừng nghĩ làm ác mà Trời không biết, nên đừng dại mà làm. Không ai thoát được nhân quả.

·       31-Giản dị thì gần với Trời.

·       32-Thật thà thanh thản.

·       33-Ta chưa bao giờ buồn quá hai ngày.

·       34-Khi giảng đạo thì nên nói giản dị, lấy ví dụ dễ hiểu để chứng minh cho điều mình nói, vì kinh đạo cao cả rồi.

·       35-Khi ngủ, chúng ta mới thức.

·       36-Khi đốt ngọn nến lên, thì lúc đó Thượng Đế đã giáng, vì Người là ánh sáng.

·       37-   “Ba  hồi sấm Xuân chào trời đất

                          Lan truyền Thánh Đức muôn năm”

·       38-Đạo là gì? Đạo là đời. Không có đời làm gì có đạo.

             “ Đạo Trời bất diệt muôn năm

           Bởi vì Thượng Đế sinh thành chúng ta”

·       39-Đạo không thể là thế tục. Khi Đạo tham gia thế tục thì rất dễ thành tục. Muốn Đạo không thành tục, thì không nên tham gia thế tục. Nhưng Đạo là đời, Đại Đồng là Đạo, đích cuối là đời, nên Đạo không thể khước từ thế tục. Nhưng muốn Đạo không thành tục khi tham gia thế tục, thì phải thanh lọc Đạo. Đạo Trời sẽ thanh lọc kẻ nào biến Đạo xa thế tục, hoặc biến Đạo thành tục. Mục đích cao cả là vì Chân lý Cuối cùng.

·       40-Nếu nền giáo dục, cách giáo dục biết cách giáo dục con người thông qua giáo dục linh hồn, thì hiệu quả lớn lắm.

·       41-Lòng nhân hậu giống như nước. Kẻ đối địch ta giống như đất cằn, tưới khéo thì đất nở hoa cho ta.

·       42-Thượng Đế ở trong ý nghĩ. Muốn Thượng Đế quan tâm thì nghĩ đến Người. Muốn Người giúp thì cầu nguyện Người.

·       43-Nếu bỏ tội tử hình thì gặt bình yên hơn. Tại sao? Vì linh hồn tử tội sẽ không báo oán, không thành quỉ ác. Về lâu dài thì xã hội đỡ hoạ hại hơn. Không gì bằng giáo hoá và làm cho chúng nhục nhã, đau khổ, và tỉnh ngộ ngay tại trần gian. Tất nhiên, Trời không bao giờ cho những linh hồn đó lọt tội! Hình phạt khủng khiếp nhất không phải là bị tử hình ở trần giới, mà là bị Thượng đế  và Ta diệt linh hồn vĩnh viễn. Đó mới là Chết.

·       44-Cầu nguyện cho kẻ thù. Không phải là cầu cho nó ác thêm, mà cầu cho nó được thấy ánh sáng của Thượng Đế.

·       Vào Đạo không phải là kiếm thịt xôi. Đạo Ta cúng chay, nên tâm chay mới có Đạo.

·       45-Vào Đạo không phải là cầu Thượng Đế che chở, mà vào Đạo là khi thấy ánh sáng Chân Lý và nguyện đi theo ánh sáng ấy.

·       46-Đạo ta có Ba Toà-Ba vòng tròn đồng tâm. Đó là Đại Đồng, Đại đoàn kết. Đó còn là vũ trụ con trong vũ trụ to. Có nghĩa là thống nhất. Cho nên, kẻ nào muốn tách ra khỏi Đạo, làm Đạo mất đoàn kết thì tự huỷ diệt. Mọi vật đều ở dạng đồng tâm. Đồng tâm là hoàn thiện.

·       47-Thống nhất tôn giáo là mơ ước của loài người, chứ không phải là mơ ước của Thượng Đế, vì chúng ta cùng về với Người thì tôn giáo và nhân loại thống nhất. Cha muốn chúng ta hoàn thiện. Muốn chứ không phải là mơ ước. Mơ ước là mơ cái chưa có, trong khi chúng ta đã là Một từ ban đầu.

·       48-Tất cả các đạo hữu đều phải có đạo đức. Vào Đạo để tu tập đạo đức chứ không phải vào Đạo để cầu may. May hay không, số phận linh hồn có tốt hay không là do đạo đức của người đó. Đạo đức cao nhất là hy sinh vì sự nghiệp của loài người.

·       49-Nếu ai có ước vọng phấn đấu vươn lên ở mọi mặt để có công quả lớn hơn thì đó là thiên thần.

·       50-Quỉ ma ở đâu? Ở trong lòng. Quỉ ma ở Hạ giới là những kẻ chống chúng ta.

·       51-Ta có một kinh nghiệm: Không tranh đoạt thì được, tranh đoạt thì không được!

·       52-Không tin tâm linh thì sao cứ phải cúng kiếng lạy lục làm gì!

·       53-Kẻ nào vô minh, chống đạo, sau này y chết, Ta và Đại Đạo sẽ gọi  hồn y đến để giáo hoá, cho mọi người và gia đình y biết. Khi ở trần giới mà chưa giác ngộ, thì khi chết sẽ phải giác ngộ, nhưng muộn.

·       54-Thưởng phạt nghiêm minh là hợp Đạo Trời.

·       55-Đã có tổ chức thì phải có người lãnh đạo. Không nên tranh dành vị trí lãnh đạo, kể cả tranh dành vươn lên để cứu đời, giúp người. Vì mọi tranh dành thì lại là không có Đạo, gây tội, mất đồng tâm rồi. Nên phải chọn hiền tài nghiêm túc. Chọn thế nào? Nhờ nhân dân, tập thể soi xét cho, chớ nhờ vào ê kíp. Nếu không đủ sáng suốt thì nhờ Trời Phật, Đại Giáo chủ.

·       56-Lấy tĩnh để chế cái động; lấy cái động để khởi cái tĩnh lên.

·       57-Truyền đạo như gieo hạt vậy: Phải chọn và hiểu nơi ta gieo hạt. Chớ vung vít vất bừa các hạt ấy. Gieo rồi thì chăm tưới cho thành cây. Thành cây thì phải bảo vệ nó. Muốn thịnh thì trồng nhiều cây, gieo nhiều hạt, sẽ thành  rừng.

·       58-Các Đạo sỹ phải có đạo đức; đạo đức chưa đủ, phải có lòng nhiệt tình, hy sinh hơn kẻ khác. Công quả ấy Trời không quên.

·       59-Khi giải hạn, cứu giúp người khác: ta nên giúp họ tự cứu mình trước khi Trời cứu. Có tội thì rửa tội. Vô minh thì phải biết Cao Minh. Khi họ bất lực hoặc suy quá thì ta cứu họ. Cứu họ mà ta lấy lợi cho bản thân là ta ghánh thay nghiệp cho họ. Cứu họ mà không lấy lợi là họ phải xẻ phúc cho ta, vì vậy mà phúc đức của ta dày thêm. Ấy là có công quả.

·       60-Trách nhiệm của các Đạo hữu là phải giúp nhau cùng đạt công quả. Giúp mình trước, giúp người sau.

·       61-Các Đạo hữu có hình dung được sức mạnh vĩ đại của khối đồng tâm không? Khi chúng ta hội tụ được sức mạnh đoàn kết thì có tất cả và có sức mạnh vô biên của Cha chúng ta!

·       62-Khi số đông đạo hạnh chung lòng, thì chúng ta nhìn kẻ xấu như một thằng hề vậy! Y sẽ là người thừa.

·       63-Khi cái ác là số đông, một là ta kiên quyết tránh họ, hai là kiên quyết kêu gọi cái thiện cùng đấu tranh. Cách một là hạ sách, cách hai là thượng sách.

·       64-Khi truyền đạo, nếu tín chủ chưa hiểu, ta phải kiên trì giải thích. Trọng người chủ gia đình, không quên người thấp bé nhất.

·       65-Khi có kẻ chỉ trích, moi cái  xấu của ta, thì ta phải cám ơn họ, vì như thế họ giúp ta nhận ra cái xấu. Kẻ thù là kẻ thường nhanh chóng nhận ra cái xấu của ta nhất. Nhưng chú ý: Nếu ta sửa được thói xấu, mà họ mừng vui, thì họ là người tốt, chứ không phải là kẻ thù, phải xem lại chính ta; còn khi ta đã sửa lỗi rồi, họ còn câu chấp, moi móc tiếp, thì đó là kẻ xấu!.

·       66-Tôi chưa bao giờ tha thứ cho kẻ thù khi họ chưa nhận ra sai lầm của mình. Tức là phải làm cho họ hiểu họ đã sai. Khi họ đã nhận ra, thì tôi tha thứ vô điều kiện.

·       67-Bọn trưởng giả thời đại nào cũng như nhau: Tranh dành nhau, hãnh tiến, xu thời, khoe khoang và hợm mình với nhau.

·       68-Văn hoá lạc hậu, tiểu nông trì hãm sự tiến bộ của xã hội, giống như cái váy đụp mặc bên ngoài cái quần vậy! Nó trơ trẽn bởi tham vọng tranh dành, cục bộ bản vị, háo danh hổ lốn, sỹ vặt, đố kỵ ganh ghen, tham giàu và tâm lý làm gì thì tìm cách xơi lộc cái ấy (làm cái gì thì ăn cái ấy). Còn rất lâu người ta mới bỏ cái váy ấy ra được. Nó còn bẩn thỉu hơn cả văn hoá tư sản háo tiền, vì nó hãm hại nhân tài, hiền tài, thực dụng dối trá phản động một cách độc ác.

·       69-Tất cả những tên nặc nô, phản hại tiến hoá đều bị Tam Toà xét kỹ. Chúng ta hãy vạch dấu đen vào mặt chúng trong tâm tưởng, chờ ngày khai hội sắp tới, Ta xét một lần. Để xem có ai đem được tiền tài, danh vọng và cả sự khốn nạn sang thế giới bên kia? Ta ngồi ghế xét 70.000 năm-đến 700.000 năm, chứ không phải một buổi, một năm. Ta ở trần kiếp nay chỉ là cái chớp mắt mà thôi.

·       70-Tôn giáo là sự đền bù của Thượng Đế để cứu vớt con người thoát khỏi sự ngu muội, tàn ác, tham lam, và cuối cùng là dạy chúng ta làm người chân chính.

·       71-Đi lên Đại Đồng mà không có Thượng Đế là siêu hình! Tại sao? Các đạo hữu trả lời câu hỏi này của Ta nhé!

·       72-Phản động là thế nào? Là chống lại tiến bộ và sự thực.

·       73-Người xưa nói “hiền quá hoá ngu”. Tựu chung câu ấy là thế nào? Hiền đến độ sợ cái ác, lún lụi trước cái ác, thậm chí tôn bệ nó, không giám đấu tranh, thúc thủ, dĩ hoà vi quí; thấy thiện không giám bảo vệ, thì hoá ngu chứ còn gì! Họ đáng khinh hơn cả kẻ thù.

·       74-Khoa học thô mộc đang đi dần đến chúng ta. Chúng ta là khoa học siêu đẳng.

·       75-Không tránh Trời được! Trời có luật của Trời.

·       76-Từ chối thế tục, ấy không phải là Đạo; dùng Đạo cải tạo thế tục, ấy là Đạo.

·       77-Không bỏ qua bất cứ cái ác, không quên tất cả cái thiện. Trời ghi chép, tính số cả.

·       78-Dấn thân vào Đạo, chứ không phải chạy theo Đạo.

·       79-Loài người đang học cách khôn ra, bằng cách sợ tham tàn, chiến tranh.

·       80-Những kẻ chế ra vũ khí định diệt nhân loại tiến bộ, thì chính vũ khí ấy sẽ diệt họ.

·       81-Sớm hay muộn thì Đạo cũng thành nhân loại.

·       82-Các Đạo trước, các bậc giáo chủ không để lại kinh tự, mà toàn do đệ tử chép lại, sau lại canh cải chỉnh sửa, nên mất chân truyền. Đạo ta khác, có kinh tự rõ ràng, sau chỉ được bổ sung, không được sửa.

·       83-Ta không nói Đạo sỹ là đày tớ của Đạo hữu, mà Ta nói chúng ta là đày tớ của Thượng Đế. Phải tuyệt đối trung thành.

·       84-Mưu lợi ích kỷ nơi người khác là mất chứ không được.

·       85-Đã thấu Chân  Lý thì phải biết tự cải tạo số phận. Điều đó giống như ta làm chủ khu vườn của mình vậy: trồng cây gì, sẽ được quả gì; làm cái gì thì tốt, ăn cái gì thì sống lâu, hành động cái gì để có ích cho bản thân và nhân loại.

·       86-Mùa Xuân: Dương khí sinh ra, cây, đời nảy lộc, làm lễ an sinh thêm sức an lành cho muôn sinh vào Xuân Phân. Mùa Hạ-dương thịnh, sáng láng và minh triết, chúng ta làm lễ tạ ơn Trời (Cha) vào Hạ Chí.  Mùa Thu mát lành, vượng kim, khí trung cung tháng 9, chúng ta làm lễ tạ ơn Cha vào Thu Phân. Mùa Đông âm thịnh, thuộc âm, chúng ta làm lễ tạ ơn Cha vào Đông Chí. 4 cực ấy là 4 trục tạo ra luân chuyển 4 mùa, phân định đủ 4 ngôi trường sinh bất tử.

·       87-Tự do là gì? Là không còn bị trói buộc bởi các vật dục và tham vọng tầm thường; không ai có thể trói buộc đường quyền năng của tư tưởng ngoài chính mình.

·       88-Không hành Đạo thì không đạt Đạo, đắc Đạo; không đắc Đạo thì không thành thần thánh tiên phật; còn có nghĩa còn luân hồi các kiếp nữa. Tất cả mọi người đều sẽ thành thần thánh tiên phật trong tương lai, dù lâu dài đến bao nhiêu; tu theo Đạo ta là rút ngắn thời gian và khoảng cách tiến hoá ấy.

·       89-Ta cũng muốn nói rằng: Không có công quả thì từ nay không thành Phật-Thánh được, vì còn phải trả nghiệp là ăn, mặc, ở tại trần giới; muốn đạt bực ấy, thì phải có công, trả quả đã dùng….Muốn thế, phải cống hiến cho loài người.

·       90-Ta cũng muốn nói rằng: Không phải ai theo các đạo thờ Thượng Đế, khi chết là lên Thiên đường ngay (đã giải thích trong Thiên Kinh): lên được Thiên đường khi: lý tưởng Đại Đồng, yêu nhân loại và  có công vì lý tưởng ấy; đại thiện, tư tưởng, trí tuệ đạt đại mỹ, cao-minh. Không thể có chuyện một người rất đạo đức, rất trong sáng, nhưng trí tuệ kém, tri thức dốt nát lại lên được Thiên đường, hoặc kẻ rất thông minh, uyên bác, nhưng tư tưởng xấu xa lại lên được!

·       91-Ta cũng muốn nói rằng: Những kẻ thờ Thượng Đế nhưng lại thích chiến tranh, cướp bóc nhân loại, phá hoại đoàn kết các tôn giáo, không được Cha thương! Có chăng thì quỉ thương họ, khi chết họ về nước quỉ!

·       92-Ta cũng muốn nói rằng: Ai chống phá chủ nghĩa Đại Đồng, dù hình thức còn sơ lược hiện thực, còn đơn giản, cũng không được Đại Đạo chấp nhận. Tả vô, hữu vô, tả có, hữu có, lộc bại, hư vong.

·       93-Ta ở đây mà chẳng phải ở đây.

      Ta đi không cần đưa rước, Ta đến không cần hội họp; Ta thích thì Ta đến, thích thì đi, không báo trước, không câu lệ lễ nghi. Kẻ muốn gặp Ta, cứ niệm tên sẽ gặp; kẻ không muốn gặp Ta cũng không được. Ta chẳng cần phải thi thố, thể hiện phép thuật với người trần. Hãy nhìn Trời mà xem, hãy nhìn người mà xem, hãy nhìn vật mà xem…

·       94-     Đạo Trời hợp nhất ai ơi

              Vạn năm có một Đạo đời hoá sinh

              Mỗi ngày có một bình minh

             Lịch sử có một ân tình này thôi

·       95-Người có nhân cách là người biết tôn trọng sự thật.

·       96-Người trưởng thành là người có chính kiến, quan niệm rõ ràng, và biết phân biệt các mặt đối lập một cách chắc chắn.

·       97-Tròn là tuyệt đối, hoàn mỹ.