Menu

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

-Nhận thức của con người từ thấp phát triển từ thấp đến cao, nên phải giáo dục từ thấp đến cao, theo chiều tuyến tính; cố gắng không lặp lại, nếu lặp lại, thì phải ở một bước cao hơn, tiến bộ hơn.
-Vì con người có những đặc điểm thể chất, tính chất văn hóa vùng miền khác nhau, nên có các biện pháp giáo dục cho phù hợp, trên tinh thần và nền tảng văn hóa, tri thức chung. Văn hóa, tri thức phải được thống nhất trong đa dạng.
-Vì con người, có người thiện, ác khác nhau, nên phải tách thiện ác ra, đôi khi phải thế, để cải hóa, nếu không chúng sẽ nhiễm lậu cái xấu, nhất là khi cái tốt còn yếu, còn nhen nhóm, còn hạn chế.
-Vì năng lực cuộc sống và con người lao động sản xuất khác nhau, nên phải tổ chức lao động tập thể, để cân bằng năng lực lao động tập thể (trong một dây chuyền tất nhiên-không có tính cá thể, thì sẽ san bằng được năng lực), trong sự bình đẳng, công bình. Nếu không thì không bao giờ san bằng được khoảng cách giàu nghèo, phân hóa tiến bộ, lạc hậu. Xin đừng bài bác chế độ lao động tập thể, vì sợ cào bằng. Xin thưa, trình độ lao động tập thể sẽ là thước đo tiến bộ của tổ chức xã hội-tức là trình độ phát triển của cộng đồng. Sự không bình đẳng trong lao động, đã thúc đẩy sự tham lam của con người, bằng cách thúc đẩy sự tự do tranh đoạt, mạnh ai lấy làm, chen, vượt lên nhau…đã gây hậu quả cho thế giới. Chỉ có lao động tập thể, mới tạo ra giá trị tập thể, đảm bảo quyền lợi chân chính của người lao động, cho con người xích lại gần nhau, loại bỏ chủ nghĩa cá nhân và tính cá nhân phát triển không bình thường, phát triển không hài hòa với xã hội và cộng đồng của nó. Do đó, chúng ta phải hết sức coi trọng giáo dục tinh thần lao động tập thể, sự tiến bộ cố gắng chung, chống ỷ lại vào tập thể, sẽ hủy hoại sức sáng tạo tiến bộ. Nhân tài phải được trọng dụng tối đa, sẽ là động lực và là chỗ dựa cho tập thể phát triển, tập thể là nền tảng cho cá nhân tồn tại. Kể cả chủ nghĩa tư bản cũng cực kỳ coi trọng lao động tập thể, nhưng quyền lợi của tập thể lại cực kỳ mâu thuẫn với cá thể ông chủ tư bản, đó là mâu thuẫn không bao giờ giải quyết được trong xã hội tư bản. Mặc dù họ coi trọng nhân tài, nhưng để đem lại quyền lợi ích kỷ cho công ty, hoặc vì lợi ích cục bộ của một cộng đồng nào đó, chứ không phải vì mục tiêu tiến bộ nhân loại, trong động lực và tính mục đích chân chính của lao động.
Nhân tài được giáo dục tốt, thì họ sẽ không còn nghĩ chuyện bất công, vì họ phải đóng góp trí lực hơn so với người khác. Họ phải được giáo dục thành những công dân gương mẫu nhất, trong sự nghiệp chấn hưng loài người.
-Vì sự đồng đều không bao giờ được thể hiện tuyệt đối, nên bao giờ cũng xuất hiện những người tài đức hoặc các giá trị cao quí hơn, vậy ta hãy nêu cao những tấm gương đó cho mọi người học tập. Giáo dục thông qua những tấm gương, là giáo dục mô phạm nhất, mà không sách vở nào so sánh được.
-Giáo dục thông qua sự thúc đẩy tiến bộ cá nhân, coi tập thể là nền tảng, cá nhân là động lực, hết sức tôn trọng con người, quyền và lợi ích của họ; chống các hình thức áp đặt đè nén tùy tiện, xâm hại quyền tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Nếu làm thế, chúng ta sẽ biến giáo dục thành đen tối, phản cảm, phản tác dụng; xã hội sẽ đen tối về lâu dài.
-Thực ra, bao giờ sự trừng phạt cũng là hành động gây hậu quả xấu, với một nhân cách xấu, vậy chúng ta phải giáo dục thuyết phục là chính. Trừng phạt được coi là một biệ pháp răn đe, làm gương cho kẻ ác. Nhưng đôi khi, càng răn đe, nhưng không ai sợ, tội phạm càng nhiều. Vì sao? Vì đạo đức xã hội đã xuống cấp, luật pháp không nghiêm minh, thượng bất chính, hạ tắc loạn; con người không còn chỗ dựa về tinh thần, đạo đức, lý tưởng, thì không luật pháp nào ngăn được sự xấu xa. Họ sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào xu hướng tự do cá nhân. Tự do cá nhân tùy tiện, sẽ là hậu quả cho bất cứ xã hôi nào.
-Công tác tuyên truyền giáo dục, công tác tư tưởng phải luôn luôn chủ động, nhạy bén và xung kích đi trước một bước dài. Chiến lược giáo dục phải hoạch định hàng trăm năm. Các chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa là những đạo sỹ ( Thầy lễ), các giáo viên, các nhà hoạt động văn hóa-khoa học xã hội và nhân văn. Ở họ phải có đủ phẩm chất: Trí tuệ, gương mẫu, khiêm tốn và nhạy cảm, mẫn cán. Trí tuệ, nhạy cảm là tài. Gương mẫu, khiêm tốn, mẫn cán là đức.
-Giáo dục tinh thần, tư tưởng trước, giáo dục thể chất, tâm thể sau. Vì tinh thần quyết định thể chất, thể chất hỗ trợ tinh thần phát triển; cả hai đảm bảo sự hoàn thiện cá nhân.
-Khuynh hướng tự do cá nhân luôn là khuynh hướng bản năng; và trong bản thân cá nhân, đã là một thực thể cá thể có tính tự do cao. Bản tính tự do tư tưởng và cuộc sống cá nhân, đảm bảo hạnh phúc cá nhân và cuộc sống cá nhân. Nhưng phải có cách giáo dục để tự do cá nhân ấy không đi chệch “vạch vôi”của pháp luật, tập thể. Đó là hành lang của anh ta ( ví dụ: tự do uống rượu-không quá 3 chén; tự do đi lại-phạm vi quốc gia; tự do tư tưởng, phát biểu chính kiến-phạm vi văn hóa tư tưởng Thánh Đức…). Có nghĩa: Không có tự do vô lối, tự do vô chính phủ. Muốn tự do vô lối, thì hãy là một thực thể không xã hội. Đạo-đời là một trường học lớn, ai cũng có quyền tự do hoàn thiện mình, chứ không thể phá đạo, đời. Ý nghĩa là ở chỗ ấy. Kẻ nào phá đạo-đời, là phá bản mệnh mình, kiếp nghiệp mình, lúc ấy ráng chịu, không ai thương. Vấn đề là ở chỗ cần tự giác.
-Xây dựng chế độ cộng sản, không có nghĩa là cộng lại tất cả, chung tất cả mọi thứ. Cộng sản là chế độ dùng chung tư liệu sản xuất chủ yếu, không phân chia tư liệu sản xuất và tư liệu lao động, chung tài sản vật chất lớn, để không phân hóa giai cấp, tầng lớp; bảo đảm chế độ công bằng, bình đẳng ( công bình) trong toàn xã hội, chấm dứt sự đói khổ, bóc lột, bất công. Chứ cộng sản không phải là chung vợ, chung chồng, chung nhà chung không gian gia đình, chung đồ vật dụng cá nhân riêng tư…những cái đó là quyền lợi cá nhân, phải được bảo đảm tuyệt đối, cấm xâm phạm.
-Làm sao để chống cào bằng? Cào bằng là nguy hại-vì nếu nó là tinh thần, tư tưởng cào bằng thì rất hỏng. Chúng ta chủ trương công bình, chứ không cào bằng, bảo đảm quyền lợi cá nhân, thông qua sự bảo đảm quyền lợi tập thể được tôn trọng, và tập thể ấy không ngừng tiến bộ, đi lên, chứ không chững lại hay thụt lùi. Chúng ta sử dụng biện pháp công bình: Công bằng trong quyền làm chủ tập thể, trong phân công lao động, trong phân phối vật chất; bắt buộc cá nhân phải thực hiện được định mức cho phép do tập thể qui định, thì được hưởng quyền lợi như mọi người khác; có nghĩa, làm như mọi người, mới được hưởng như mọi người; đó là theo nghĩa thông thường, đối với một lao động bình thường. Không quân bình chủ nghĩa (Tất cả đều như nhau), phải hiểu sâu khái niệm: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu-không có nghĩa là hưởng quyền lợi vô tội vạ! Cùng lắm là đảm bảo mức sống trong ngày. Nếu chỉ có thế, thì không ai tham, không ai lấy quá nhu cầu của mình, không ai muốn tích trữ, vì mai lại có, của đầy ra đấy, càng sau càng nhiều. Anh ta sẽ tự giác chọn phần cho mình, phù hợp với yêu cầu cá nhân; giống như trong một cửa hàng ăn tự chọn, anh ta ăn theo nhu cầu, và không được mang về; vào cửa hàng may mặc, anh ta chỉ có thể được lấy một hoặc hai bộ quần áo, do công xã cho phép. Anh ta đủ dùng. Các việc khác cũng thế. Đó là hưởng theo nhu cầu.
 Chúng ta chỉ cần vài trăm năm không có chiến tranh hay phải sản xuất vũ khí, tốn công của vào việc tiêu diệt nhau, thì của cải sẽ vô cùng nhiều, trong khi khả năng ăn, dùng của con người có hạn, chứ không vô hạn. Chỉ sợ không công bằng, chứ không sợ thiếu. Ngay cả thế giới thời mạt hiện nay, nếu đem chia đều công bình cho cả loài người, thì ai cũng no ấm. Chi phí một chiếc xe tăng, một vũ khí tối tân, có thể nuôi được cả vạn người trong một năm. Hoặc tài sản của một tỷ phú Mỹ, có thể nuôi cả một vài dân tộc với cả tỷ người! Vấn đề là ở chỗ: lao động sản xuất tự giác cho mình và được hưởng trọn vẹn thành quả lao động, trong một cộng đồng hết sức tự giác, chân chính, đùm bọc yêu thương nhau, thì không sợ cào bằng, hay sợ quân bình chủ nghĩa nữa.
-Tất nhiên, quá trình tiến hóa đó có tính lâu dài, không thể cứ khăng khăng áp dụng chế độ hưởng theo nhu cầu ngay, tùy nơi, tùy lúc có thể sử dụng biện pháp làm theo năng lực hưởng theo hiệu quả công sức-nhưng không áp dụng cơ bản, vì xét cho cùng, phương pháp đó không phù hợp với chế độ công xã, nó thuộc về xã hội có thị trường. Nhưng xét một cách tổng thể, thì trong một quốc gia, công xã nào làm ra sao, thì công xã đó hưởng như thế. Đó cũng là làm theo năng lực, hưởng theo hiệu quả công sức. Không lẽ các công xã khác phải nai lưng ra nuôi công xã lười hơn? Không có chuyện đó. Cho nên, Ta mới nói, sẽ có công xã giàu, công xã nghèo. Nếu nơi nào có địa lý tự nhiên, khoáng sản tài nguyên thuận lợi hơn, phát triển tốt hơn, thì phải có trách nhiệm hỗ trợ nguyên vật liệu, kỹ thuật…cho nơi nghèo. Cho nên khi cần, phải lập cơ quan cứu trợ và tương trợ kinh tế. Tổ chức các hội chợ hàng hóa tiêu dùng, để các quốc gia, các công xã trao đổi vật phẩm cho nhau. Không duy trì kinh tế thị trường, nhưng phải có xã hội hàng hóa. Không nên duy trì chế độ công xã theo kiểu Pôn-pôt đỏ hay công xã kiểu Tàu trong thời mạt thế. Như thế là giết chế độ, giết chết lý tưởng một cách máy móc, ngu muội.
-Chế độ Thánh Đức là chế độ xã hội tốt đẹp vô cùng, rất khoa học, cho nên mọi hình thức áp dụng phải hết sức khoa học, cấm nhắm mắt làm liều, ôm bo bo một mô hình cứng nhắc, rồi duy ý chí sai lầm.
-Ngay cả trong một quốc gia, hay Khu tự trị, đôi khi do thực tế yêu cầu, vẫn áp dụng các chế độ quản lý khác nhau, mục đích là thúc đẩy nhanh sự phát triển cân bằng với nhau, để không tạo ra các áp lực mất cân băng, hay mất công bằng. Ví dụ: anh A giàu hơn, thay vì bị anh B suốt ngày vay mượn, hay phải hỗ trợ anh B, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của anh A, nên anh A san bớt tiềm năng cho, để anh B phát triển nhanh hơn, đỡ gánh nặng cho mình…Các việc khác tương tự.
-Tất nhiên, chúng ta cũng rất cần phải sàng sảy nhưng hạt giống lép ra khỏi cộng đồng, nếu nó làm ảnh hưởng đến tập thể. Một anh lười lao động, chắc chắn sẽ ngại đến nơi phân phối vật phẩm, ngại tham gia vui chơi bình đẳng với mọi người. Tự anh ta phải thấy xấu hổ, vì lý do cá nhân mà làm ảnh hưởng đến tập thể. Trong một tập thể tốt, thì không thể có những cá nhân tồi, có nghĩa, giáo dục và giúp mọi người cùng tiến bộ, là trách nhiệm của cả cộng đồng, nhưng trước nhất là gia đình.
-Muốn cấm cái gì, thì chúng ta làm tiệt nọc nguyên nhân của cái đó, ví dụ cấm thuốc lá, thì diệt hết cấy thuốc lá, muốn cấm uống rượu, thì cấm sản xuất rượu. Các việc khác tương tự: Cấm tham nhũng, thì diệt nguồn gốc tham nhũng là không cho cơ hội tham nhũng, không có cái để tham nhũng, tham nhũng rồi thì không làm gì được cái đó, không ăn hết, không tiêu được, không dám mang lên người, không kham nổi việc đã bao che…Cấm kẻ hồ đồ vu vạ, thì cho y ra ngồi một chỗ mà tự xỉ vả mình, tự vu vạ mình. Cấm kẻ ghanh tài thì cho y ra tự làm lấy cái việc mà y đã ghanh ghen với người ta, nếu y không làm được thì phạt. Cấm bon chen thu vén cá nhân, thì lấy lại hết những gì y hơn xung quanh; cấm tranh dành chức quyền, thì cứ có những kẻ có ý ghanh đua xấu, có ý tranh dành ấy mà gạch tên, để trừ họa cho dân…
-Về cách thức giáo dục: Phương châm “mưa dầm thấm đất”, rót vào, thấm vào, ngày này không nghe, thì ngày khác phải nghe, nói năm nay, nói sang năm, giáo dục truyền thống thì trú trọng giáo dục sự kiện, tấm gương, càng thấu, càng nhiều, càng lâu càng tốt; giống như cơm ăn áo mặc, sao không thấy chán, thì đạo đức, việc tốt cũng thế. Nhưng cấm hình thức giáo dục móc xóc, xiên xọc, tọc mạch, xâm phạm nhân thể, nhân cách, danh dự cá nhân; mắc lỗi gì, thì chỉ nói lỗi đó, không vu váo hay xiên xẹo sang các việc khác của người ta. Không hồ đồ vu váo, thái độ ác, đểu cáng, ác tâm, ác ngôn, ác khẩu, kiểu đấu tố, phỉ nhổ, ném đá tập thể, ném đá theo bầy, đánh đập, nhục mạ…những cái đó chỉ làm sinh lòng căm uất, căm thù cho họ mà thôi, thậm chí gây ra hậu quả rất xấu. Giáo dục phải thông qua tập thể, thông qua mô phạm có tính thiện, có văn hóa. Người giáo dục, muốn giáo dục được, thì mình phải giỏi hơn, đức hơn hoặc chính chân hơn, đại diện cho bề trên, hay đại diện cho tập thể, cho việc tốt, việc tiến bộ.
-Ai có tội, lỗi, thì người ấy chịu, không được lôi cả nhà cả họ người ta mà giáo hóa, gây phản cảm. Giáo dục, nhìn thấy cái tốt của người ta mà giáo dục, lấy cái đó làm lực thúc đẩy người ta tiến bộ; cấm nhìn vào cái xấu, thấy mọi thứ của anh ta xấu hết, giống như đeo cái kính phiến diện vào, nhìn  đâu cũng thấy đen, thấy lỗi. Đối với cả kẻ thù, cũng phải tôn trọng và từ bi, nếu ta đối xử với họ, như họ đối xử với ta, thì chúng ta thành ác, xấu, như họ. Cho nên, ngoài sự độ lượng ra, chúng ta phải đứng cao hơn họ về mặt tiến bộ, văn hóa. Vì vô minh mới ác.
Đánh giá con người, hay bất cứ hiện tượng nào, thông qua hình thức, nhưng phải đánh giá được thực chất bản chất của vấn đề, không chụp mũ, qui kết, thiếu minh bạch và tính chính xác, không ngụy biện cho hành động sai phạm. Đánh giá phải tuân theo tính biện chứng-Giáo dục thông qua toàn bộ kinh sách lý luận và thực tiễn đời sống phát triển của xã hội Thánh Đức.
-Chiến lược giáo dục phải tạo ra những lớp người hiền lương, có năng lực lao động, năng lực cá nhân để bảo đảm năng lực sống của xã hội. Mọi người phải được học tập, được tạo nghề và việc làm, trừ trường hợp mất khả năng lao động, còn lại mọi người phải lao động, một cách thích hợp nhất.
-Con người phải có khả năng thần thông để tiến hóa tâm linh, linh hồn. Khả năng thần thông-đắc đạo của cá nhân có cái tuyệt vời là: Chế ngự cái xấu và thúc đẩy tiến hóa cá nhân, đồng thời chế ngự cái xấu, giám sát người khác và giám sát xã hội. Khi đọc được ý nghĩ của nhau, biết được bản chất của nhau, số phận của nhau, thì hẳn xã hội sẽ đạt được thần thông quảng đại tập thể. Xã hội ấy vô cùng cao thượng và tốt đẹp, không có chỗ cho kẻ xấu tồn tại, không có cơ hội cho kẻ xấu phạm tội.
- Trong sinh hoạt tập thể, tự xét mình trước, xét người sau; xét cá nhân trước, xét tập thể sau; xét cán bộ trước, xét quần chúng sau; xét trên trước, xét dưới sau. Cấp dưới nhận xét, phê bình cấp trên. Cấp trên sửa xong, mới được nhận xét phê bình cấp dưới, như thế mới là xuôi chiều, vì đi từ gốc lên ngọn, không lộn đầu, không “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Thượng mà chính thì hạ không bao giờ loạn.
-Cấm báo cáo thành tích nhiều, cấm hành họp nhiều. Tất cả ở hiệu quả và thực tế đời sống. Báo cáo hay họp hành nhiều, chẳng qua là cán bộ lười, quan liêu, không đi sâu đi sát thực tế. Nếu đi sâu đi sát thực tế, thì nghe báo cáo, nhìn báo cáo, chỉ thị mồm, cần chi hành họp nhiều, mất thời gian, tốn giấy mực. Xây dựng chế độ đi công tác thường xuyên của cán bộ. Cán bộ mà không nắm được công việc trực tiếp, kiểm tra trực tiếp, là cán bộ quan lieu.
-Cán bộ tốt có phẩm chất như sau:
1-Thích gần gũi nhân dân, nghe dân nói, thương dân.
2-Giản dị, trung thực, tiết kiệm, liêm khiết, trọng nhân tài, thậm chí dám sử dụng người tài hơn mình. Mẫn cán với công việc.
3- Có tri thức, trí tuệ đảm nhiệm tốt công việc.
4-Tu luyện tốt.
5-Đời sống gia đình hòa hợp, an vui.
-Cán bộ xấu có tính nết như sau:
1- Ngại gần dân, dấu dốt, ngại lời phê bình, trù dập nhân tài, thích bon chen, thu vén cá nhân; ham muốn chức tước để cầu lợi riêng, ngoi lên cốt vì cá nhân.
2-Báo cáo láo, làm ẩu, che dấu tội lỗi, thích vênh oai, bảo thủ. Tính cách dở hơi: Đe nẹt, gằn hắt người, ghanh ghen đố kỵ, tỵ nạnh, đểu xảo, tiểu nông vặt, tinh quái xảo ngôn, lươn lẹo, hiểm độc, chua ngoa, bất nhân…
3-Trình độ kém, tri thức dở, thi láo, chạy chọt bằng cấp.
4-Kém tu tập, ngạo mạn, vô minh.
5-Gia đình lộn xộn.
Loại xấu đó, chỉ cần có một vài đặc điểm, nếu không sửa chữa, thì không nên dùng.
- Thi nhân tài, lấy đạo đức trước, tài năng sau. Điểm đạo đức được nhân dân tín nhiệm, nhân đôi. Có cả hai thì dùng. Nếu không thì chọn người có đạo đức, chứ không chọn người tài mà không có đạo đức.
- Khi phát hiện có người nâng đỡ kẻ vô đạo đức làm cán bộ, thì lập tức phải loại bỏ cả hai người; nếu cả tập thể thì phải bỏ cả tập thể, thay khối khác.
- Làm thầy thuốc mà không thương con người, tham lợi, vô nhân, bất đức, lười nhác, làm láo, kiên quyết bỏ.
- Làm thầy lễ, mà thích người ta đề cao, không thấy sứ mệnh phục vụ của mình, tự trọng mình, rồi gây nhũng nhiễu, thích ăn của biếu, biến đền thờ Cha thành nơi cầu lợi danh, thì kiên quyết loại thầy lễ đó.
- Khi xã hội phát triển, Thánh Đức cao, mọi người có thần thông, thì loại thày bói hóa trò mua vui, chớ dùng, loạn Pháp.
- Sau này công xã thành công, thì đêm ngày nhà cửa không cần khóa, vẫn không ai trộm, họ lấy chả làm gì, vì ai cũng như nhau. Giờ làm việc, mọi người hăng say lao động sản xuất, vui tươi, không bị đè nén. Làng xóm, công xã không ai căng go với nhau; không phải lo lắng, đấu tranh với người xấu. Không có chuyện tranh dành, lo lắng vì công ăn việc làm, chỗ ở, bệnh tật…Lúc nghỉ, ngày nghỉ, mọi người hòa đồng, vui ca, sinh họat văn hóa tinh thần vui chơi giảỉ trí lành mạnh, ca hát vang lừng. Rồi nữa  thì đi du hý, du lịch, píc níc, vũ hội…Tổ chức ra các hoạt động vui chơi đa dạng, thanh bình. Cây cối, nhà cửa, ruộng vườn, nha máy, sông ngòi…đều đẹp đẽ như tiên cảnh. Người vui hòa, đẹp đẽ, quảng đại thần thông, tôn trọng nhau vô cùng.
Đó là gì vậy? Thánh Đức. Thánh Đức muôn năm!