Menu

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

GIÁO KINH THIÊN ĐẠO

 Bộ Giáo Kinh này là bộ mở: Đại Giáo chủ, các Đại thánh- Đại đồ đệ của Thiên Đạo, các lời giáo huấn của Cha và bề trên bằng điển hay cơ bút…sau được viết, bổ sung chọn lọc những kinh nghiệm muôn năm vào đây. Ai viết, sau Ta, thì phải viết rõ tên tác giả, tên Thánh danh: Ví dụ như Ta-thánh danh: Trung Phương Thiên Tôn Bảo Toàn Phổ Giáo Khai Đạo Đại Thiên sứ. Tên thánh danh là do bề trên-hoặc Đại giáo chủ, các Giáo Hoàng sau Ta ban cho 


GIÁO ĐỘ VÀ QUYỀN NĂNG THIÊN ĐẠO. THỐNG NHẤT THẦN HỌC


THÔNG ĐẠO

16h30’ ngày 18/3/2008

Sau tròn một năm, từ ngày 14/3/2007 đến ngày 18/3/2008, Thượng đế Chí Tôn đã giáng dạy, truyền tâm nhập mật cho Trung Phương Thiên Tôn Bảo Toàn Phổ Giáo Khai Đạo Đại Thiên Sứ viết kinh Đại Đạo, bắt đầu viết sơ thảo, đến ngày 18/3/2008 đã viết cơ bản hoàn chỉnh 6 bộ kinh (trong tổng số 7 bộ chính-trừ bộ Giáo kinh). Thiên Tôn đã được Đức Cao Minh Thượng đế giáng ứng viết theo ý của Người; nay đã hoàn thành việc lập kinh cho Đại Đạo. Từ ngày 27/2/2008 đến 18/3/2008, Cha, Mẹ, Thầy giáng phép dạy Thiên Tôn 32 phép, đến rạng sáng ngày 18/3/2008 còn dạy thêm 3 phép nữa.
Đêm rạng sáng 18/3/2008, lúc gần sáng, Trời mưa 3 trận liên tiếp nhau, cứ mỗi trận lại một đợt sấm. Cha, Chính đức Mẫu, Đệ Nhất sư phụ lần lượt giáng thơ dạy Thiên Tôn khoảng 1h!( rất tiếc không ghi kịp vì trời lúc đó còn khuya, khoảng 4h sáng). Đây là trận mưa đầu mùa tại phía Nam đồng bằng Bắc Bộ- Việt Nam.
Đức Cha vĩ đại dạy-đại ý:
-    Cha đã giáng dạy các bộ kinh Thiên Đạo, đến nay coi như đã xong, cùng các phép cho Thiên Tôn. Cho phép từ nay lập phép, bắt đầu cứu độ chúng sinh, chuẩn bị khai đạo.
-     Ca ngợi đức của Thiên Tôn hết lòng yêu nước, thương dân, đức ấy Trời Phật biết.
-     Căn dặn một số việc cho sự nghiệp, chủ yếu là cách thức làm việc, giữ dìn đạo đức.
-    Công nhận Trung Phương Thiên Tôn là Đại Giáo chủ Thiên Đạo, có sứ mệnh mở nền Đại Đạo mới của Thượng đế, thực hiện vạn giới qui tôn, vạn pháp qui tôn theo Chân lý Cuối cùng.
-     Căn dặn các việc nhân sự, cho biết các bậc trí giả, thượng lương, các thầy sẽ về qui phục .
-     Sấm này là sấm thông thiên báo tin khắp chốn, khắp các cung, các cõi, các thế giới thông báo sự ra đời của Đại Đạo và sự xuất thế của Thiên Tôn.

Đức Phật Bà đã dạy:
-     Giáo hoá ân đức của đức mẹ, căn dặn về giữ lòng từ bi.
-     Ca ngợi Đức của Thiên Tôn thương yêu chúng sinh.
-    Truyền sấm thông thiên cho các phương Chư phật, các giới biết sự xuất hiện của Thiên Tôn ở trần thế.
  
Đệ Nhất sư phụ Thái Thượng Lão Quân dạy:
- Ca ngợi công đức của Thiên Tôn.
- Giáo hoá một số việc luyện Yôga, lập phép thần tiên.
- Truyền sấm thông thiên cho các chư thần, tiên, thánh, thiên binh, thiên tướng biết sự có mặt, chính thức xuất thế của Thiên Tôn
 Ta đã  xúc động! Ta hứa với Cha, Chính Đức Mẫu (tôn gọi thay cho chúng sinh), Thầy quyết tâm dành trọn cuộc đời còn lại ở trần giới của mình để chấn hưng hạ thế, cứu độ chúng sinh, theo Chân lý vĩ đại của Cha.

* Sáng 18/3/2008, Thiên Tôn đi lên Hà Nội, các đạo thiên binh, các chư Phật đi theo phò tá; Cha ngự trên cao dõi theo, cho Ta nhìn thấy Đức Cha vĩ đại trong một thoáng. Đến đoạn Pháp Vân, Ta nhìn thấy đức Phật Tổ vẫy gọi, mỉm cười và khen ngợi. Các đạo Thiên binh phò tá đi như nước xung quanh, lập tả, hữu, tiền, hậu quân: gồm 10 vạn Thiên binh do Hồng Cẩm Thiên tướng chỉ huy, 12 chư Phật, các tiên nữ, các thiên tướng; đến đoạn nào cũng có thổ thần, long thần nghênh theo. Dọc đường, vì cảm ân đức lớn lao đó, Ta đã khóc, cám ơn Cha, Mẹ, Thầy vô cùng.
Nay Ta thông đạo để cho các giáo hữu và mọi người biết!


CẨM NANG HÀNH ĐẠO I


·       1-Hiểu được Chân lý rồi thì nên im lặng mà hành động, nói nhiều mất khí, loạn lý. Điều sợ nhất là phải nghe những điều giáo điều.
·       2-Cách giáo dục tốt nhất là tự giáo dục. Cách học tốt nhất là tự học. Cách sáng tạo tốt nhất là trong im lặng.
·       3-Khi giáo sỹ mà nói, giảng không có gì mới, không hay hơn sách thì người học học bằng sách là tốt hơn.
·       4-Đừng tin ai ngoài Thượng Đế và chính mình.
·       5-Nói không với tà đạo.
·       6-Kẻ nào muốn có Thượng Đế, sẽ có Thượng Đế ở trong lòng.
·       7-“Tôn giáo” của chúng ta không phải là tôn giáo, mà trong tương lai sẽ là văn hoá của toàn nhân loại.
·       8-Chữa bệnh tinh thần trước, tâm linh trước, chữa bệnh thể xác sau.
·       9-Người siêu thoát là người sống lại. Người chưa siêu thoát là chết lần 2, nhưng đau đớn hơn.
·       10-Không có công quả, không thành thần tiên.
·       11-Cái bé sinh ra cái lớn, cái lớn trở về cái bé. Cái bé cuối cùng là cái lớn cuối cùng.
·       12-Chưa yêu thiên nhiên động vật thì chưa đạt đạo.
·       13-Kẻ xả bẩn ra xung quanh là làm bẩn chính mình: Bẩn tâm hồn, bẩn thể xác, bẩn thể vía. Đó là tội lỗi.
·       14-Tham là gì? Là ăn thịt bản thân. Tất cả chỉ nên vừa đủ để không thừa. Thừa sẽ sinh tham. Khi con người được giáo dục, tự giáo dục để hiểu rằng: Ai cũng có phần, đừng quá phần của mình, quá là hoạ, thì không ai tham nữa.
·       15-Quyền lực không làm con người hạnh phúc mà tiêu diệt hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Là bình yên, an lạc.
·       16-Muốn tiêu diệt huyễn ngã về quyền lực thì cần chia nhỏ quyền lực và làm mất bổng lộc của nó. Kẻ làm quan mà không tham lậu bất lương, lại nhân đức vô lượng, thì đó là bực thần thánh.
·       17-Đạo đức giả học tập đạo đức thật ở chỗ: Lấy cái phông đạo đức thật để che bên ngoài.
·       18-Lấy dân làm gốc là ngồi trên gốc. Lấy dân gốc mới đúng.
·       19-Tất cả là của Trời. Dân là Trời. Lấy cái gì của Trời phải trả cho Trời, lấy cái gì của dân phải trả lại dân.
·       20-Khi chúng ta thấy đau đớn khi thấy con vật bị cắt tiết, bị làm thịt, thì chúng ta sẽ không muốn ăn thịt nữa.
·       21-Không tham danh thì chúng ta sẽ có danh. Không tham lợi thì chúng ta sẽ có lợi. Hàng tỷ kiếp người đã sống qua trên trái đất, ai còn lợi, ai còn danh?
·       22-Hạnh phúc là phục vụ nhân loại.
·       23-Với kẻ vô minh, ngày chết là ngày tận thế; còn với chúng ta, ngày chết là
      ngày lại được sinh ra. Người đỡ chúng ta là Cha và Mẹ.
·       24-Mọi con đường đều gặp nhau, vì trái đất, vũ trụ là hình tròn.
·       25-Khoa học là gì? Là tìm hiểu chính mình: Chân Nhân, Vũ trụ.
·       26-Lạy là gì? Là suy tôn Chân lý.
·       27-Nghĩ khác cách mình đang nghĩ là sáng tạo.
·       28-Không ai qua mặt được Thượng Đế, vì con người được sống, nhờ nguyên năng hàng ngày. Nguyên năng là Thượng Đế.
·       29-Phật tính là lương tâm.
·       30-Đừng sợ làm thiện mà Trời không biết, làm thiện thì chẳng lên tính toán; Đừng nghĩ làm ác mà Trời không biết, nên đừng dại mà làm. Không ai thoát được nhân quả.
·       31-Giản dị thì gần với Trời.
·       32-Thật thà thanh thản.
·       33-Ta chưa bao giờ buồn quá hai ngày.
·       34-Khi giảng đạo thì nên nói giản dị, lấy ví dụ dễ hiểu để chứng minh cho điều mình nói, vì kinh đạo cao cả rồi.
·       35-Khi ngủ, chúng ta mới thức.
·       36-Khi đốt ngọn nến lên, thì lúc đó Thượng Đế đã giáng, vì Người là ánh sáng.
·       37-   Ba  hồi sấm Xuân chào trời đất
                          Lan truyền Thánh Đức muôn năm”
·       38-Đạo là gì? Đạo là đời. Không có đời làm gì có đạo.
             “ Đạo Trời bất diệt muôn năm
           Bởi vì Thượng Đế sinh thành chúng ta”
·       39-Đạo không thể là thế tục. Khi Đạo tham gia thế tục thì rất dễ thành tục. Muốn Đạo không thành tục, thì không nên tham gia thế tục. Nhưng Đạo là đời, Đại Đồng là Đạo, đích cuối là đời, nên Đạo không thể khước từ thế tục. Nhưng muốn Đạo không thành tục khi tham gia thế tục, thì phải thanh lọc Đạo. Đạo Trời sẽ thanh lọc kẻ nào biến Đạo xa thế tục, hoặc biến Đạo thành tục. Mục đích cao cả là vì Chân lý Cuối cùng.
·       40-Nếu nền giáo dục, cách giáo dục biết cách giáo dục con người thông qua giáo dục linh hồn, thì hiệu quả lớn lắm.
·       41-Lòng nhân hậu giống như nước. Kẻ đối địch ta giống như đất cằn, tưới khéo thì đất nở hoa cho ta.
·       42-Thượng Đế ở trong ý nghĩ. Muốn Thượng Đế quan tâm thì nghĩ đến Người. Muốn Người giúp thì cầu nguyện Người.
·       43-Nếu bỏ tội tử hình thì gặt bình yên hơn. Tại sao? Vì linh hồn tử tội sẽ không báo oán, không thành quỉ ác. Về lâu dài thì xã hội đỡ hoạ hại hơn. Không gì bằng giáo hoá và làm cho chúng nhục nhã, đau khổ, và tỉnh ngộ ngay tại trần gian. Tất nhiên, Trời không bao giờ cho những linh hồn đó lọt tội! Hình phạt khủng khiếp nhất không phải là bị tử hình ở trần giới, mà là bị Thượng đế  và Ta diệt linh hồn vĩnh viễn. Đó mới là Chết.
·       44-Cầu nguyện cho kẻ thù. Không phải là cầu cho nó ác thêm, mà cầu cho nó được thấy ánh sáng của Thượng Đế.
·       Vào Đạo không phải là kiếm thịt xôi. Đạo Ta cúng chay, nên tâm chay mới có Đạo.
·       45-Vào Đạo không phải là cầu Thượng Đế che chở, mà vào Đạo là khi thấy ánh sáng Chân Lý và nguyện đi theo ánh sáng ấy.
·       46-Đạo ta có Ba Toà-Ba vòng tròn đồng tâm. Đó là Đại Đồng, Đại đoàn kết. Đó còn là vũ trụ con trong vũ trụ to. Có nghĩa là thống nhất. Cho nên, kẻ nào muốn tách ra khỏi Đạo, làm Đạo mất đoàn kết thì tự huỷ diệt. Mọi vật đều ở dạng đồng tâm. Đồng tâm là hoàn thiện.
·       47-Thống nhất tôn giáo là mơ ước của loài người, chứ không phải là mơ ước của Thượng Đế, vì chúng ta cùng về với Người thì tôn giáo và nhân loại thống nhất. Cha muốn chúng ta hoàn thiện. Muốn chứ không phải là mơ ước. Mơ ước là mơ cái chưa có, trong khi chúng ta đã là Một từ ban đầu.
·       48-Tất cả các đạo hữu đều phải có đạo đức. Vào Đạo để tu tập đạo đức chứ không phải vào Đạo để cầu may. May hay không, số phận linh hồn có tốt hay không là do đạo đức của người đó. Đạo đức cao nhất là hy sinh vì sự nghiệp của loài người.
·       49-Nếu ai có ước vọng phấn đấu vươn lên ở mọi mặt để có công quả lớn hơn thì đó là thiên thần.
·       50-Quỉ ma ở đâu? Ở trong lòng. Quỉ ma ở Hạ giới là những kẻ chống chúng ta.
·       51-Ta có một kinh nghiệm: Không tranh đoạt thì được, tranh đoạt thì không được!
·       52-Không tin tâm linh thì sao cứ phải cúng kiếng lạy lục làm gì!
·       53-Kẻ nào vô minh, chống đạo, sau này y chết, Ta và Đại Đạo sẽ gọi  hồn y đến để giáo hoá, cho mọi người và gia đình y biết. Khi ở trần giới mà chưa giác ngộ, thì khi chết sẽ phải giác ngộ, nhưng muộn.
·       54-Thưởng phạt nghiêm minh là hợp Đạo Trời.
·       55-Đã có tổ chức thì phải có người lãnh đạo. Không nên tranh dành vị trí lãnh đạo, kể cả tranh dành vươn lên để cứu đời, giúp người. Vì mọi tranh dành thì lại là không có Đạo, gây tội, mất đồng tâm rồi. Nên phải chọn hiền tài nghiêm túc. Chọn thế nào? Nhờ nhân dân, tập thể soi xét cho, chớ nhờ vào ê kíp. Nếu không đủ sáng suốt thì nhờ Trời Phật, Đại Giáo chủ.
·       56-Lấy tĩnh để chế cái động; lấy cái động để khởi cái tĩnh lên.
·       57-Truyền đạo như gieo hạt vậy: Phải chọn và hiểu nơi ta gieo hạt. Chớ vung vít vất bừa các hạt ấy. Gieo rồi thì chăm tưới cho thành cây. Thành cây thì phải bảo vệ nó. Muốn thịnh thì trồng nhiều cây, gieo nhiều hạt, sẽ thành  rừng.
·       58-Các Đạo sỹ phải có đạo đức; đạo đức chưa đủ, phải có lòng nhiệt tình, hy sinh hơn kẻ khác. Công quả ấy Trời không quên.
·       59-Khi giải hạn, cứu giúp người khác: ta nên giúp họ tự cứu mình trước khi Trời cứu. Có tội thì rửa tội. Vô minh thì phải biết Cao Minh. Khi họ bất lực hoặc suy quá thì ta cứu họ. Cứu họ mà ta lấy lợi cho bản thân là ta ghánh thay nghiệp cho họ. Cứu họ mà không lấy lợi là họ phải xẻ phúc cho ta, vì vậy mà phúc đức của ta dày thêm. Ấy là có công quả.
·       60-Trách nhiệm của các Đạo hữu là phải giúp nhau cùng đạt công quả. Giúp mình trước, giúp người sau.
·       61-Các Đạo hữu có hình dung được sức mạnh vĩ đại của khối đồng tâm không? Khi chúng ta hội tụ được sức mạnh đoàn kết thì có tất cả và có sức mạnh vô biên của Cha chúng ta!
·       62-Khi số đông đạo hạnh chung lòng, thì chúng ta nhìn kẻ xấu như một thằng hề vậy! Y sẽ là người thừa.
·       63-Khi cái ác là số đông, một là ta kiên quyết tránh họ, hai là kiên quyết kêu gọi cái thiện cùng đấu tranh. Cách một là hạ sách, cách hai là thượng sách.
·       64-Khi truyền đạo, nếu tín chủ chưa hiểu, ta phải kiên trì giải thích. Trọng người chủ gia đình, không quên người thấp bé nhất.
·       65-Khi có kẻ chỉ trích, moi cái  xấu của ta, thì ta phải cám ơn họ, vì như thế họ giúp ta nhận ra cái xấu. Kẻ thù là kẻ thường nhanh chóng nhận ra cái xấu của ta nhất. Nhưng chú ý: Nếu ta sửa được thói xấu, mà họ mừng vui, thì họ là người tốt, chứ không phải là kẻ thù, phải xem lại chính ta; còn khi ta đã sửa lỗi rồi, họ còn câu chấp, moi móc tiếp, thì đó là kẻ xấu!.
·       66-Tôi chưa bao giờ tha thứ cho kẻ thù khi họ chưa nhận ra sai lầm của mình. Tức là phải làm cho họ hiểu họ đã sai. Khi họ đã nhận ra, thì tôi tha thứ vô điều kiện.
·       67-Bọn trưởng giả thời đại nào cũng như nhau: Tranh dành nhau, hãnh tiến, xu thời, khoe khoang và hợm mình với nhau.
·       68-Văn hoá lạc hậu, tiểu nông trì hãm sự tiến bộ của xã hội, giống như cái váy đụp mặc bên ngoài cái quần vậy! Nó trơ trẽn bởi tham vọng tranh dành, cục bộ bản vị, háo danh hổ lốn, sỹ vặt, đố kỵ ganh ghen, tham giàu và tâm lý làm gì thì tìm cách xơi lộc cái ấy (làm cái gì thì ăn cái ấy). Còn rất lâu người ta mới bỏ cái váy ấy ra được. Nó còn bẩn thỉu hơn cả văn hoá tư sản háo tiền, vì nó hãm hại nhân tài, hiền tài, thực dụng dối trá phản động một cách độc ác.
·       69-Tất cả những tên nặc nô, phản hại tiến hoá đều bị Tam Toà xét kỹ. Chúng ta hãy vạch dấu đen vào mặt chúng trong tâm tưởng, chờ ngày khai hội sắp tới, Ta xét một lần. Để xem có ai đem được tiền tài, danh vọng và cả sự khốn nạn sang thế giới bên kia? Ta ngồi ghế xét 70.000 năm-đến 700.000 năm, chứ không phải một buổi, một năm. Ta ở trần kiếp nay chỉ là cái chớp mắt mà thôi.
·       70-Tôn giáo là sự đền bù của Thượng Đế để cứu vớt con người thoát khỏi sự ngu muội, tàn ác, tham lam, và cuối cùng là dạy chúng ta làm người chân chính.
·       71-Đi lên Đại Đồng mà không có Thượng Đế là siêu hình! Tại sao? Các đạo hữu trả lời câu hỏi này của Ta nhé!
·       72-Phản động là thế nào? Là chống lại tiến bộ và sự thực.
·       73-Người xưa nói “hiền quá hoá ngu”. Tựu chung câu ấy là thế nào? Hiền đến độ sợ cái ác, lún lụi trước cái ác, thậm chí tôn bệ nó, không giám đấu tranh, thúc thủ, dĩ hoà vi quí; thấy thiện không giám bảo vệ, thì hoá ngu chứ còn gì! Họ đáng khinh hơn cả kẻ thù.
·       74-Khoa học thô mộc đang đi dần đến chúng ta. Chúng ta là khoa học siêu đẳng.
·       75-Không tránh Trời được! Trời có luật của Trời.
·       76-Từ chối thế tục, ấy không phải là Đạo; dùng Đạo cải tạo thế tục, ấy là Đạo.
·       77-Không bỏ qua bất cứ cái ác, không quên tất cả cái thiện. Trời ghi chép, tính số cả.
·       78-Dấn thân vào Đạo, chứ không phải chạy theo Đạo.
·       79-Loài người đang học cách khôn ra, bằng cách sợ tham tàn, chiến tranh.
·       80-Những kẻ chế ra vũ khí định diệt nhân loại tiến bộ, thì chính vũ khí ấy sẽ diệt họ.
·       81-Sớm hay muộn thì Đạo cũng thành nhân loại.
·       82-Các Đạo trước, các bậc giáo chủ không để lại kinh tự, mà toàn do đệ tử chép lại, sau lại canh cải chỉnh sửa, nên mất chân truyền. Đạo ta khác, có kinh tự rõ ràng, sau chỉ được bổ sung, không được sửa.
·       83-Ta không nói Đạo sỹ là đày tớ của Đạo hữu, mà Ta nói chúng ta là đày tớ của Thượng Đế. Phải tuyệt đối trung thành.
·       84-Mưu lợi ích kỷ nơi người khác là mất chứ không được.
·       85-Đã thấu Chân  Lý thì phải biết tự cải tạo số phận. Điều đó giống như ta làm chủ khu vườn của mình vậy: trồng cây gì, sẽ được quả gì; làm cái gì thì tốt, ăn cái gì thì sống lâu, hành động cái gì để có ích cho bản thân và nhân loại.
·       86-Mùa Xuân: Dương khí sinh ra, cây, đời nảy lộc, làm lễ an sinh thêm sức an lành cho muôn sinh vào Xuân Phân. Mùa Hạ-dương thịnh, sáng láng và minh triết, chúng ta làm lễ tạ ơn Trời (Cha) vào Hạ Chí.  Mùa Thu mát lành, vượng kim, khí trung cung tháng 9, chúng ta làm lễ tạ ơn Cha vào Thu Phân. Mùa Đông âm thịnh, thuộc âm, chúng ta làm lễ tạ ơn Cha vào Đông Chí. 4 cực ấy là 4 trục tạo ra luân chuyển 4 mùa, phân định đủ 4 ngôi trường sinh bất tử.
·       87-Tự do là gì? Là không còn bị trói buộc bởi các vật dục và tham vọng tầm thường; không ai có thể trói buộc đường quyền năng của tư tưởng ngoài chính mình.
·       88-Không hành Đạo thì không đạt Đạo, đắc Đạo; không đắc Đạo thì không thành thần thánh tiên phật; còn có nghĩa còn luân hồi các kiếp nữa. Tất cả mọi người đều sẽ thành thần thánh tiên phật trong tương lai, dù lâu dài đến bao nhiêu; tu theo Đạo ta là rút ngắn thời gian và khoảng cách tiến hoá ấy.
·       89-Ta cũng muốn nói rằng: Không có công quả thì từ nay không thành Phật-Thánh được, vì còn phải trả nghiệp là ăn, mặc, ở tại trần giới; muốn đạt bực ấy, thì phải có công, trả quả đã dùng….Muốn thế, phải cống hiến cho loài người.
·       90-Ta cũng muốn nói rằng: Không phải ai theo các đạo thờ Thượng Đế, khi chết là lên Thiên đường ngay (đã giải thích trong Thiên Kinh): lên được Thiên đường khi: lý tưởng Đại Đồng, yêu nhân loại và  có công vì lý tưởng ấy; đại thiện, tư tưởng, trí tuệ đạt đại mỹ, cao-minh. Không thể có chuyện một người rất đạo đức, rất trong sáng, nhưng trí tuệ kém, tri thức dốt nát lại lên được Thiên đường, hoặc kẻ rất thông minh, uyên bác, nhưng tư tưởng xấu xa lại lên được!
·       91-Ta cũng muốn nói rằng: Những kẻ thờ Thượng Đế nhưng lại thích chiến tranh, cướp bóc nhân loại, phá hoại đoàn kết các tôn giáo, không được Cha thương! Có chăng thì quỉ thương họ, khi chết họ về nước quỉ!
·       92-Ta cũng muốn nói rằng: Ai chống phá chủ nghĩa Đại Đồng, dù hình thức còn sơ lược hiện thực, còn đơn giản, cũng không được Đại Đạo chấp nhận. Tả vô, hữu vô, tả có, hữu có, lộc bại, hư vong.
·       93-Ta ở đây mà chẳng phải ở đây.
      Ta đi không cần đưa rước, Ta đến không cần hội họp; Ta thích thì Ta đến, thích thì đi, không báo trước, không câu lệ lễ nghi. Kẻ muốn gặp Ta, cứ niệm tên sẽ gặp; kẻ không muốn gặp Ta cũng không được. Ta chẳng cần phải thi thố, thể hiện phép thuật với người trần. Hãy nhìn Trời mà xem, hãy nhìn người mà xem, hãy nhìn vật mà xem…
·       94-     Đạo Trời hợp nhất ai ơi
              Vạn năm có một Đạo đời hoá sinh
              Mỗi ngày có một bình minh
             Lịch sử có một ân tình này thôi
·       95-Người có nhân cách là người biết tôn trọng sự thật.
·       96-Người trưởng thành là người có chính kiến, quan niệm rõ ràng, và biết phân biệt các mặt đối lập một cách chắc chắn.
·       97-Tròn là tuyệt đối, hoàn mỹ.

CẨM NANG HÀNH ĐẠO II

·       1-Làm đủ ăn, ăn đủ sống, sống công bình, bình thiên hạ.
·       2- Tam Lý Pháp là Đạo Pháp, Chính Pháp, Huyền Pháp.

        TOÀN BỘ ĐẠO PHÁP VÀ CHÍNH PHÁP GỘP LẠI THÀNH HỌC THUYẾT TRUNG PHƯƠNG
                    (TÂM-LÀ TRUNG PHƯƠNG-TRUNG CUNG-TÂM ĐẠO).

1-NHẤT:-THIÊN TÂM ĐẠO PHÁP-là Đạo Pháp-trong Thiên Kinh.
-Học biết Trời. Nguyên lý Vũ trụ-Qui luật Tự nhiên-Tức là Chân Lý ( Đạo Trời-THIÊN). Gọi là Đạo.
-Thống nhất khoa học-Thiên văn-Địa lý-Tâm linh-Triết học tự nhiên. THỐNG NHẤT VŨ TRỤ.

2-NHỊ- ĐỊA TÂM CHÍNH PHÁP-là Chính Pháp-trong các bộ Kinh: Đạo Kinh, Giáo Kinh, Luật Kinh, Lễ kinh, Nhân Kinh, Trí Kinh và Tín Kinh. ( Các biện pháp xây dựng cải tạo con người, xã hội và tự nhiên, tiến hóa nhân loại…gọi là Chính Pháp ). ( Quan trọng nhất là Luật Thánh Đức-Luật Đại Đồng-hay còn gọi chung là Học thuyết Xã Hội Đại Đồng; cùng Nhân Kinh-Trí Kinh-giải quyết dứt điểm các bí mật vũ trụ và thống nhất khoa học với tôn giáo và tâm linh).
-Học biết con người và xã hội nơi Hạ giới (ĐỊA CẦU và các hành tinh khác) Dạy cách tổ chức con người và xã hội hợp với Vũ trụ-một cách tốt nhất-con người hành Đạo tức là sống hợp Đạo Trời. Gọi là Đạo.
-Thống nhất các hình thái Đạo đức-Tôn giáo-Triết học xã hội-Khoa học tâm linh với Khoa học xã hội. THỐNG NHẤT XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.

3-TAM: -NHÂN TÂM HUYỀN PHÁP-là Huyền Pháp-trong Huấn Kinh-tức là Thiên Đạo Đại Pháp Tâm công ( Thiên Pháp).
-Học để biết mình là ai, trở về Cội nguồn, hiểu mình, hiểu Tiểu Vũ trụ-Vũ trụ. Tất cả xuất phát từ NHÂN-TÂM-Gọi là Đạo.
-Thống nhất huyền môn huyền thuật và các pháp tu luyện-tôn giáo-khoa học nhân thể-y học. THỐNG NHẤT CON NGƯỜI VỚI THƯỢNG ĐẾ.

* TAM LÝ PHÁP HỢP NHẤT-BỔ TRỢ-HÒA NHẬP LÀ NHAU TRONG ĐẠO TRỜI-THIÊN ĐẠO-ĐẠI ĐẠO-LẦN ĐẦU TIÊN NHÂN LOẠI CÓ NHẬN THỨC MỚI-CÓ ĐẠI ĐẠO. NHÂN LOẠI TIẾN LÊN HÀNG ĐẠI ĐẠO.
·       3-Thói cơ hội tâm linh là thói xấu, hại mọi đạo, cầu xin đủ thứ…bắt nguồn từ sự vô minh và tham lậu của con người. Khi được giác ngộ, thì thành cơ hội tu luyện để biết cải tạo mình lên ngang tầm tiến hóa của số phận.
·       4-Không có số phận xấu, chỉ có người xấu.
·       5-Ăn chay hay ăn mặn là tùy tâm, tùy căn cơ tu luyện và cơ địa tâm thể, không ép buộc, không thi hành chủ nghĩa khổ hạnh để đắc đạo. ( Nhưng vào Thánh Đức, các căn tu phải ăn chay, nhưng tùy cơ địa).
·       6-Sự sinh cũng như sự diệt, thuộc qui luật tiến hóa tự nhiên. Sinh chưa mừng, diệt chưa buồn, mà thấy cái gốc quả của nó thế nào mới đáng nói. Cho nên Ta mới đặt “vòng sinh tồn” là: sinh, thành, trụ, vượng, dị, hoại, diệt, hợp (nhân), quả. Sau sự diệt, cái mới sinh ra, bắt đầu bước vào vòng luân hồi mới.
·       7-Văn chương cốt làm đẹp đời, đẹp người, đẹp Đạo; cải người, cải đời, cải Đạo, nên phải tốt, sáng. 
     Văn sỹ thường háo danh. Làm văn sỹ mà coi văn nghiệp là phương tiện cứu độ, giáo hóa, cải tạo, quên bản thân, bỏ trò đố kỵ kênh kiệu, vinh danh mù quáng, thì đó là văn sỹ chân chính, dù có khi tác phẩm chưa có giá trị lớn.
·       8-18 khu vực thay nhau lãnh đạo, làm đại diện cho Ta muôn đời, thứ tự lần lượt, không tranh dành, tranh không được.
·       9-Có những người đã giúp Ta về vật chất, thì Trời-Cha-Ta đã độ cho may mắn nhiều việc. Ta đã độ cho những thứ vô giá: Hạnh phúc, con cái, yên bình, sức khỏe. Còn muốn kể công? Có vô số kẻ xuống thế kiếp này cốt để giúp Ta, nhưng xuống rồi quên mình là ai. Nếu tính công, thì Ta sẽ tính. Không tính công, thì Trời sẽ tính.
·       10-Vô số lời khuyên của Ta đã cho mọi người sự vô giá.
·       11-Vô nhờn: Là loại người vô minh và nhờn phép Đạo.
·       12-Dù là quỉ, thì quỉ đen hay quỉ đỏ cũng ác hại như nhau.
·       13-Định tâm rất quan trọng: Làm chủ ý nghĩ, tư tưởng ngay cả khi không thiền mới là tốt.
·       16-Bủn xỉn, ky bo quá, là do tham và coi trọng vật chất. Bủn xỉn khác tiết kiệm.
·       14-Thời mạt, Ta tìm người đồng tâm như đốt đuốc đi tìm sao giữa ban ngày. Nên ai là đồ đệ, đều quí như vàng.
·       15-Cơ hội tâm linh là loại mình ra khỏi đường Đạo.
·       16-Lòng kiên trì quan trọng nhất. Dù gian khổ, hy sinh thì vẫn giữ vững niềm tin, lý tưởng, quyết tâm.
·       17-Đạo sư phải làm gương cho đệ tử, thần dân. Người lớn phải làm gương cho trẻ con, người già phải làm gương cho người trẻ. Gương là gì? Gương là việc làm thiện lương tiêu biểu trong mọi lúc.
·       18-Vợ chồng tương kính như tâm thể mình.
·       19-Mình muốn đắc Đạo thì cũng mong cho người đắc Đạo. Đường Đạo không bao giờ chật.
·       20-Nhắc lại: Chớ quên người nghèo khổ, hư dốt, vì những người ấy mới cần chúng ta.
·       21-Có lòng tín ngưỡng thôi chưa đủ, chưa đắc Đạo, chưa giải thoát. Đọc kinh nhiều cũng chưa giải thoát được, mà tu tâm dưỡng tính và luyện huyền pháp mới giải thoát được.
·       22-Ăn rất quan trọng. Miếng ăn là miếng thiện, phải cho nó thiện, vì thiện.
·       23-Kẻ báng bổ Ta không sao, vì họ có khi có lý. Nhưng chớ nên báng bổ Thượng Đế, vì là Cha của họ, đang nuôi họ bằng Nguyên năng.
·       24-Ta có nhiều yếu tật, chứ chả phải hoàn thiện, chỉ duy một đức, mà kẻ ác phải học: Sẵn sàng hy sinh tất cả vì nhân loại, luôn nghĩ về người khác mọi lúc và thương người vô điều kiện, thương cả kẻ thù mình.
·       24-Ta chỉ cho các vị một thứ vô giá, quí hơn mọi thứ khác, đó là: Giác ngộ ra con đường, hướng dẫn cách đi, cách dùng phương tiện đến đích và dạy làm cho mình thành hạnh phúc, an lạc.
·       25-Lễ to hay lễ bé không quan trọng bằng thành tín lớn hay thành tín nhỏ.
·       26-Lời cầu nguyện chân thành và thánh thiện sẽ có sức mạnh của Vũ trụ.
       Thời mạt, có vô số người đi cảnh lễ cầu xin, nhưng cực kỳ hiếm người đi cầu Trời cho nhân loại hòa bình, nhân sinh hạnh phúc, nhân ái thương nhau.
·       27-Chém cây, phạt gỗ, phá rừng.
          Hồn xanh rủ xuống xin đừng giết nhau
·       28-Đất như người.
·       29-Lạy Cha 9 lễ, lạy Mẹ 5 lễ, lạy thầy 4 lễ, lạy tổ tiên 3 lễ, lạy kính người sống 2 lễ, tương kính nhau 1 lễ (nắm tay).
·       30-Nhà nước pháp quyền và thần quyền Thánh Đức toàn cầu, nhà nước thế quyền quốc gia phụng sự tuyệt đối hạnh phúc của nhân dân, đại diện cho toàn thể nhân dân không giai cấp.
·       31-Phải đập bỏ cái cũ, nhưng đập từ từ. Dùng tinh hoa cũ với tinh thần mới. Cấm cực đoan duy ý chí, nóng vội, cực đoan, vô minh. Có từng giai đoạn phát triển rõ ràng, đan xen cũ mới.
·       32-Cấm coi khinh vật chất. Vật chất nói rộng ra là cả vũ trụ, trái đất, con người; nói hẹp là sự sống, nên không thể coi khinh vật chất, vật thể. Vấn đề là dùng nó như thế nào cho hợp lý.
·       33-Nhắc lại câu: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bình.
·       34-Thương người như thể thương mình, vì người ta cũng như mình.
·                        Ăn no phải nhớ người nghèo
                     Cạnh bên khốn khổ mình chèo đi đâu?
·       35-Muôn năm muôn nhịp sóng đời
     Nơi nào bình lặng tâm Trời không xa
          Nhà nhà vui kết đăng hoa
          An vui như thể giao hòa thần-nhân
·       36-Đời Đạo song tu cùng phấn đấu
     Trần Thiên hợp lại ở trong mình
          Khi nào gian khó thì lắng lại
          Ngẩng nhìn cho thấu tới Cao Minh
·       37- Ta chẳng khoe gì ngoài phép Cha
      Độ cho nhân thế đến muôn nhà
      Cao sang, bần hàn, thanh quí, trọc
      Bần trọc đều kết nở những mùa hoa
·       38-Nhân loại không thể bỏ rượu. Rượu làm thăng hoa cuộc sống, nhưng nhân loại phải bỏ tật nghiện rượu, vì rượu có thể làm hạ thấp và tận diệt cuộc sống.
·       39-Tình dục, chớ khinh nó. Không có nó sao có sự sinh. Nhưng chớ lạm
dụng nó, vì nó có thể dẫn đến sự diệt.
·       40-Trong mọi cung của cửu cung, đều có thiện ác, lành dữ, sinh diệt, hay dở; phải biết cách làm cho cái tốt tốt hơn, cái xấu bớt đi. Cho nên lý Trời ở chỗ là phải nương theo qui luật để hành Đạo, để sống, chỉ nghiêng lệch về cái xấu là hủy hoại cái tốt ngay lập tức.
·       41-Thiên Đạo Giáo Huấn Luật- Lễ -Nhân -Trí -Tín-đó là 5 đức lớn của con người, xã hội…
-Luật: Niêm luật xã hội, đời sống, gia đình; luật pháp, luật Trời, luật Đạo.
-Lễ: Lễ nghĩa, lễ kính với Thiên, Địa, Nhân.
-Nhân: Cái nghĩa con người với Trời, Đất, với nhau, là cái tâm-tim, nhân ái, từ bi.
-Trí: Trí tuệ và trí huệ. Trí huệ có từ lương tâm và sự hoằng đạo, hoằng hóa làm người.
-Tín: Tín nghĩa, tín ngưỡng, uy tín, niềm tin; sự hướng đạo, mộ đạo và kiên trì phấn đấu ở đời.
Luật ( Đạo) ở trung tâm, ngôi giữa, bốn đức còn lại ở bốn xung quanh, cân đối, cân bằng.
·       42-Khi nào có người muốn phân chia Pháp môn, hủy bỏ cách thờ, xét lại Chính Pháp, là kẻ đó muốn đưa nhân loại trở lại các thời hỗn loạn tâm linh, tàn ác chiến tranh và tham lậu bóc lột của lịch sử nhân loại đã qua. Đó là tội ác, chớ quên Ta!
Trong lịch sử, giữ  Chính Pháp, nương theo thời thế mà xây dựng xã hội, chứ không bo bo một cách cứng nhắc, cộng sản tất cả là không được. Nhưng công bình phải được thực hiện; sự bất công, tham ác, bóc lột phải bị loại bỏ không thương tiếc.
·       43-Thần dân Thiên Đạo là toàn thể nhân loại.
·       44-Các con của Thượng Đế là dân Đạo Trời, là thần dân Thánh Đức, thần dân Thiên Đạo. Thần là thần tiên tại thế, mỗi người hãy là một thiên thần tại thế.
·       45-Ai thực sự yêu thương nhân dân, sẽ kính trọng Thiên Đạo. Vì chúng ta giải phóng nhân loại khỏi vô minh, đau khổ, tàn ác, bất công và cuối cùng là trở về quê hương Thượng giới.
·       46-Thi đua là động lực tiến bộ.
·       47-Mọi việc cốt an vui, no ấm, không thừa, không thiếu, không yếu, không khổ.
·       48-Dùng người, cốt ở cái tâm, rồi mới đến cái trí; hay là trọng đức rồi đến trọng tài. Được cả hai là cực quí, được một thứ cũng là quí lắm, không được cái nào thì phải dạy họ.
·       49-Niệm Thiên Pháp giáng thế vào người mình là điểm đạo cho mình.
·       50-Khởi tâm thiện là khởi thức Tiểu Thượng Đế trong mình.
·       51-Hành Đạo là hành thiện, bị cái ác, xấu chống lại có gì mà lạ; nhưng không sợ bằng hành Đạo sai lạc, thì hỏng Pháp mà cũng hỏng cả mình.
·       52-Cong, vẹo không xấu, phải xét đến cái lòng ruột có xấu không.
·       53-Đọc được tư tưởng, chưa đọc được sự thật, nhìn được hành vi, chưa nhìn được bản chất. Tất cả phải kiểm nghiệm thông qua thực tế và kết quả cuối cùng.
·       54-Thói hồ đồ, dị mọ là thói làm Ta ghét nhất.
·       55-Phân gio không bẩn bằng tâm hồn bẩn, vì tâm hồn bẩn làm thối nát thế giới.
·       56-Vô chấp là an nhiên, tự tại của bậc thượng tu.
·       57-Bỏ cái ta thì mới hòa vào cái chung. Khi bỏ bản ngã, hòa vào đại ngã, là đắc đạo. Trong Đại ngã, ta là Đại ngã.
·       58-Đấu tranh cải tạo cái xấu cái ác chưa được, bị nó o ép, đè bẹp, thì nên tạm thời lùi lại, tránh nó, tránh bị tổn hại.
·       59-Không có gì xấu hết, không có gì đẹp hết, chỉ có Cha-Mẹ là hoàn toàn. Vì âm dương tổng hòa bằng không-vô thủy-vô chung-hằng hữu-hằng biến.
·       60-Khi chúng ta là linh hồn, chúng ta nặng phần dương. Khi chúng ta là xác thể, chúng ta nặng phần âm. Vậy tu luyện đến độ xuất hồn thăng hóa lên cao, xác tâm nhẹ nhõm, thì chúng ta thông với Vũ trụ, giao hòa với tự nhiên, cân bằng Thiên-Địa-Nhân, là Một-hợp nhất.
·       61-Phân hóa giai cấp bắt đầu từ phân chia thực dụng quyền lợi và mất công bình; đấu tranh giai cấp bắt đầu từ đấu tranh quyền lợi, quyền sống. Chúng ta phải giải quyết triệt để công bằng, công bình.
·       62-Kẻ ích kỷ có tài sẽ nói thế này: Tại sao tôi đóng góp nhiều hơn, có tài hơn lại hưởng ít hơn người khác! Kẻ đó chưa thấu Đạo.
·       63-Niềm tin, tín phục và trung thành, biến thành ước vọng cống hiến, hy sinh chân thành.
·       61-Thấy người lười, người kém, ta lười theo, ấy là bỏ đường tu rồi.
·       62-Làm thiện cốt lấy danh lợi riêng, chẳng phải là thiện.
·       63-Đừng nghĩ rằng làm gì mà Trời không biết.
·       64-An dân bằng đức, cứu dân bằng tài.
·       65-Chống mạt Pháp:
                           Kiêu căng làm hại Pháp thầy
                           Vênh vang tự đắc cao tay làm càn
                           Tranh nhau, ghanh ghét đen vàng
                           Ghét lời nói thẳng thì càng vẹo nhau
                           Bạo tàn từ ghét người đau
                           Xọc xiên khinh kẻ kém màu lợi danh
                           Thi ngôi đua bóng bon tranh
                           Trích câu tầm cú thi hành đấu nhau
                           Tham quyền, chức vị, tham giàu
                           Ăn nhiều, làm ít, dấu nhau làm bừa
                           Quan thi ăn đút của chùa
                           Dân ngu háo lợi tranh đua biếu tình
                           Luật pháp rơi vào hôi tanh
                           Luyện tu bí thuật cốt hành nhân gian
                           Khoe tài trổ mã đàng hoàng
                           Nước lớn, nước bé dàn hàng phá ra
                           Chỉ lo tính kế nồi da
                           Béo đầu nặng đít cả tòa tâm linh
                           Giáo sư dạy nát chữ bình
                           Học sinh lười nhác khôn ranh hơn thầy
                          Chọc cười ngạo mạn khinh ngay
                          Ghét lời thẳng thật, người gầy thương dân
                          Bo bo thu vén thân nhân
                          Mặc cho thế cuộc xoay vần đến đâu
                          Xưng danh đỏ đít đen đầu
                          Vênh vang cốt chỉ xanh râu tóc mình
                          Không thương, không tiếc, không hành
                          Đạo suy bởi lũ gian manh chống Trời
                                                *  *  *
                           Khi nào biểu hiện thế rồi
                           Thánh nhân giáng dạy, người người thiện tin
                           Đắc tin cố gắng trui rèn
                           Tách mình khỏi chốn bon chen đầy bùn
                           Tìm cho đồng đạo xanh vườn
                            Cứu nguy cho Pháp, lại ươm giống lành
                            Cứ đen lại hóa thêm xanh
                            Nhặt cho sâu bọ hết hành thế gian
                            Muôn năm không sợ Đạo tan
                            Muôn nhà hướng thiện, thì tàn không lo
                            Trên Trời Cha, Mẹ độ cho
                            Linh nhân Ta hóa hoằng đo đời đời
                            Cứ nguy thì báo lên Trời
                             Các Thánh giáng lại cấp thời được ngay
                             Kẻ ác Ta đọa hết say
                            Thiện lương Ta độ đến ngày vui hơn
                             Đạo Ta xanh lá xanh mầm
                             Bởi vì qui luật đồng xanh vào rồi
                             Không sợ cái ác lên ngôi
                             Vạn pháp qui lại ngôi Trời vạn an

·       66-Xã hội Cộng sản Thiên Đạo không phải là huyễn tưởng, mà là hiện thực tất yếu của tương lai nhân loại.
·       67-Nếu phải chọn giàu sang, nhưng đầy rẫy bất công đau khổ, đạo Trời bị chúng mạt, thì chọn nghèo mà bình an, kém mà đàng hoàng, khổ mà an vui là hơn.
·       68-Trọng cả vật chất và tinh thần. Chớ khinh vật chất, chớ báng bổ tinh thần, thiếu cả hai thì không có Thiên đường Tại thế.
·       69-Cố gắng hạn chế ăn thịt và sát sinh bao nhiêu, thì chúng ta càng nhanh tu đắc bấy nhiêu, nhưng phải đảm bảo được sức khỏe. Không nên gắng ăn chay khi tâm thể yếu, gầy quá
·       70-Xin nhớ cho: Đạo Trời muôn năm có sẵn, Thầy chẳng qua là người chỉ đường dẫn lối mà thôi, chứ Thầy không tạo ra đạo Trời được, mà tuân theo định luật vũ trụ để dẫn Đạo. Cho nên gọi các bậc thầy là Đạo sư-Người dẫn đường.
·       71-Người thông minh biết phân biệt quả trứng với con gà, nước với hơi nước khác nhau thế nào.
·       72-Khi đi, gặp chướng ngại vật thì phải giảm tốc độ.
·       73-Trí huệ giúp các vị thấu lòng Ta, khi các vị tu luyện đến độ hiểu được và đồng cảm với thầy thì là giác ngộ.
·       74-Làm cán bộ mà xuề xòa, dễ dãi quá, cấp dưới không trọng, kém uy. Nhưng cấp dưới mà thấy cấp trên hiền lương, gần gụi, giản dị, tin cậy thì nên mừng và tôn trọng, vì đó là gặp người hiền.
·       75-Hỷ xả không phải là vô nguyên tắc; hỷ xả với kẻ đã qui thiện, tha thứ kẻ ngu dốt, vô minh, nhưng không thể tha thứ cho những kẻ cố tình tàn ác, không thể qui thiện.
·       76-Thời mạt thế, không thể hành Đạo theo Chính Pháp ngay được, không được cứng nhắc, nên tùy thời, mềm dẻo để truyền Pháp; kể cả sau chuyển thế. Vì Pháp của chúng ta dành cho tương lai mới, hàng vạn năm, không vội.
·       77-Đức là gốc, luật pháp là cành. Trị nước bằng đức mới vững, nhưng phải dùng đức một, dùng luật pháp mười.
·       78-Kẻ ác hại ta như cầm bùn ném ta, tay chúng sẽ bị bẩn.
·       102-Sự thể nghiệm hành thiện giống như ta uống nước mát, làm trong lại tâm hồn và lắng lại bụi bẩn thế gian.
·       79-Tự giác lập bồi công đức, không cần thầy biết, mới xứng là đồ đệ của Ta.
·       80-Thời lập Pháp, những đứa con của Cha cho xuống trần gian, phải biết hy sinh, gương mẫu hơn mọi người của thời đại sau.
·       81-Có lúc Ta siêu thoát hoàn toàn, tịnh không tất cả, có lúc nổi lòng si mê, có lúc lại giận kẻ ác, đau lòng thương người quặn xót; nhưng rồi không quá hai ngày, Ta lại hỉ xả, hỉ xả, tươi vui, tươi vui…
·       82-Cha Ta cũng đang đau khổ vì loài người.
·       83-Đức hiếu sinh là đức Trời- Cha chúng ta.
·       84-Làm một việc thiện, lòng ta sáng hơn.
·       85-Phấn đấu làm hiền nhân. Hiền nhân mới đúng Đạo.
·       86-Trích lại lời Cha dạy đạo Cao Đài: “ Các con hiền mà các con dữ, các con yếu mà các con mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế, các con nhịn nhục mà là hành phạt, cử chỉ các con khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế tình thì là gần ngôi Tiên Phật đó”.
·       87-Chay tịnh cần thiết, không sắc dục quá độ, ăn không no quá, ngủ không nhiều quá, làm không cố quá, không vui quá, không buồn quá, không lo quá, không tham lam danh lợi tư vị tầm thường, không bệnh tật, là thần tiên.
·       88-Văn chương phải đi với thiện nhân, nếu không thành văn chương rắn rết, dù hay đến mấy.
·       89-Làm sao không đeo kính đen, không đeo kính trắng, không đeo kính hồng trong cuộc sống, mà phải nhìn bằng huệ nhãn và trái tim của linh hồn.
·       90-Thói xa hoa sẽ làm lụn bại bất cứ xã hội nào.
·       91-Giàu đẹp no ấm, phúc thọ khang ninh, ai sinh xuống làm người cũng cầu thế cả. Nhưng vấn đề là đồng đều, cùng hưởng như thế.
·       92-Thói tiêu dùng nhiều, sẽ làm loài người và trái đất quá sức chịu đựng, để dẫn đến tận thế.
·       93-Cần-Kiệm-Liêm-Chính-chí công vô tư là lời đức Ngọc Phật nói.
·       118-Đất Việt vốn là cái nôi, cái rốn văn minh của nhân loại, nay sẽ thành trái tim của thế giới mới.
·       94-Đối với Trời-kính như sự sống; đối với đất, kính như bố mẹ trần, đối với người, kính như xác thể.
·       95-Đức Khổng Tử nói: “Người quân tử hòa với người, không hùa với người”. Ta nói là: “Người quân tử hòa với vũ trụ, không hùa với bản ngã”.
·       96-Hồn nhiên như thể thánh thần
           Càng là giản dị, càng gần thần tiên
·       97-Xưa, thời phong kiến, vua của dòng họ, nước của vua. Thời Thánh Đức, vua của Trời, luân qua các nước đại diện mà quản trị nhân loại. Nước của dân, của Đạo Trời.
·       98-Khi Chính Pháp bị lung lay, Ta và các Thánh khai Đạo sẽ hiển giáng dạy. Kẻ không tuân lệnh, sẽ bị tróc nã tiêu hủy, đày đọa linh hồn.
·       99-Tội ác vu vạ hàm oan, phải được coi là tội nặng nhất, vì nó gây ra nỗi đau âm ỉ còn hơn cả đau thể xác, hơn cả nỗi đau xương máu.
·       100-Loại trừ văn hóa tiểu nông, là ta bắt những con rận ra khỏi chiếc áo đẹp Thánh Đức.
·       101-Kẻ tinh ranh khôn vặt không đạt Đạo.
·       102-Bệnh tật là do kiếp, nghiệp trước và nay, phải trực ghánh; phải biết nguyên cớ, nhân quả, hóa giải cả tâm linh và tâm thể, tu luyện mới xóa được.
·       103-Phát nguyện ăn chay là thương chúng sinh và độ mình cho nghiêm.
·       104-Khi tin Cha, thầy, thì không bao giờ cô đơn, dù một mình đi giữa sa mạc.
·       105-Đừng sợ người khác không hiểu mình, mà sợ mình nói mà người khác không hiểu.
·       106-Có bao nhiêu cung bậc tiến hóa, thì có bấy nhiêu cách thể hiện tình yêu thương và khát vọng sống.
·       107-Tiền, vàng sẽ không còn là hàng hóa. Xuất khẩu nhân phẩm và văn hóa là con đường của tự do “thị trường” Đại Đồng.
·       108-Tất cả các bộ phận nhân loại liên hiệp lại Thánh Đức.
·       109-Vạn pháp qui tôn, vạn phép qui thiện, dù muộn hay khó khăn.
·       110-Có thể Ta không đủ sức lãnh đạo thế giới, nhưng nhân dân đủ sức hợp lại toàn thế giới Thiên Đạo.
·       111- Hàng ngày quỉ ác hành Ta
               Âm quang chiếu đến đánh Ta mệt người
             Nhân tà căm ghét đã đời   
               Mọt nhân thù hận suy thời. Lo chi…
·       112-Mình đau như thế nào thì người khác đau như thế; con người đau thế nào thì con vật đau như thế.
·       113-Những tư tưởng gặp nhau ở một điểm: Đại Đồng; trở về một nơi: Thiên Đường; vì một tình yêu: Nhân loại.
·       114-Đọc kinh sách xong, gấp lại và bước hẳn ra cuộc sống.
·       115-Học sách của thầy là học lấy cái tinh thần, tinh túy, chứ không phải học câu chữ, rồi tìm cách gán ghép nó vào cuộc sống. Sách không phải là Ta, tượng không phải là Ta.
·       116-Một bài văn không trích kinh điển, ấy là một bài văn tốt.
·       143-Sách là kim chỉ nam, la bàn, nhớ trong đầu mà làm, chứ chớ viết ra mà không làm, cốt khoe sự học.
·       117-Học tinh thông là học Trời đất, học tinh luyện là học sự vật.
·       118-Học vấn tinh thông là đọc được lý Trời, lòng Thầy, cảm hóa vào hành động mà hành Đạo xây đời.
·       119-Bằng cấp chỉ là cái vé vào cửa, chớ coi bằng cấp là cái thang leo, có ngày ngã lộn.
·       120-Huyền Pháp là phương tiện đắc Đạo, Chính Pháp là con đường hành Đạo, để giải phóng, giải thoát nhân loại. Đạo Pháp là đích cuối, là sự mở đầu. Còn Lý học là chứng minh và cũng là minh chứng của Đạo Trời. Áp dụng cả Tam Lý Pháp vào cuộc sống, mọi lúc, mọi nơi, tùy người, tùy việc.
·       121-Thiên Đạo là Vương Đạo, nên Chính Pháp là Vương Pháp; Thượng Đế là Thiên Vương, Giáo chủ là Minh Vương. Thời mới, chỉ mình Ta là Thiên Tôn, các vị là Tử Tôn, Thế Tôn.
·       122-Trên Kim Tự Tháp, từ Mậu Tý mạt thời, Ta đã hành Vương Đạo, ngôi ghế Minh Vương. Sau Ta mãn, các học trò “thập thất nhị hiền đệ tử-72 vị” về hầu ở hai bên Kim Tự Tháp, phía dưới là các linh căn khác. Bất cứ lúc nào Ta cũng sai các vị xuống hành hóa nhân gian, độ thiện, diệt ác trong muôn năm tới.
·       123-Thiên Đạo thuộc về nhân dân, nhân quần, thực hiện thần quyền lãnh đạo pháp quyền, thông qua những đại diện ưu tú nhất của nhân dân lập nên Giáo hội. Giáo Hội là tổ chức đại diện thực hiện quyền lực của Trời tại thế và của nhân dân Thánh Đức. Giáo Hội của nhân dân chứ không phải của bất cứ tầng lớp cán bộ, đạo sư hay đạo sỹ nào. Do đó, cán bộ chỉ làm việc một thời gian, rồi trở về làm dân thường, dân bầu thì làm, dân phế thì thôi ( qui định trong Luật Kinh).
·       124-Không một quốc gia nào có thể lãnh đạo quốc gia khác. Cấm chủ nghĩa bành trướng. Cấm vin vào bất cứ lý do nào mà thực hiện bá quyền xâm lược một dân tộc khác, trừ phi dân tộc đó chống lại Thánh Đức điên cuồng, chống đánh trước.
·       125-Quyền lực thuộc về Giáo Hội tuyệt đối-ấy là quyền lực nhân dân. Các vị muốn nhân loại hạnh phúc an lạc, phải nghe lời Ta.
·       126-Thiên Đạo là thay Trời hành đạo. Thiên Tử (giáo hoàng) là thay Trời phụng sự và giáo hóa nhân dân, muốn giáo hóa được, thì trước tiên phải phụng sự cho tốt, cho nghiêm.
·       127-Cán bộ là người phụng sự vô điều kiện quyền lợi của nhân dân; nhân dân chỉ huy cán bộ, cán bộ tuân theo luật pháp mà chỉ đạo công việc chung, thông qua nhân tố trong quần chúng.
·       128-Chưa thống nhất được thế giới thì chớ nóng vội, trước sau cũng thống nhất. Nhân loại tiến bộ sẽ học những bài học cần thiết để tìm ra con đường chân chính và đúng đắn nhất. Ai đúng, ai sai, ai tiến bộ, ai lạc hậu, rồi sau sẽ rõ.
·       129-Chúng ta nên nhớ, thời mạt này, có ¾ nhân loại vô minh, dù có thờ Thượng Đế.
·       130-Chúng ta đi tiên phong, thì bao giờ cũng bị cái xấu, cũ chống lại; cho nên người đi đầu chắc chắn bị đau đớn, nhưng là cần thiết để cho muôn đời sau hạnh phúc. Nhưng Trời đã mất công nuôi Ta đến nay, không dễ để cho lũ mạt hại dễ dàng, như các thánh chúa khác.
·       131-Nhân dân Việt Nam đã dùng xương máu để tiêu diệt lũ quỉ ma, dạy cho chúng những bài học “táng đởm kinh hồn”. Ngày nay chúng ta lập lại trật tự thế giới mới trong ý chí mới của nhân loại, mà quê hương là Việt Nam Thánh địa. Công lao của các thần thánh, Đức Ngọc phật, các anh hùng liệt sỹ nước Việt vô cùng to lớn, muôn đời sau phải ghi nhớ.
·       132-Sau này khi Chính Pháp lung lay, có người qui Đại Đồng thì đó là sứ giả của Ta.
·       133-Ta không dạy lý luận về chiến tranh. Nhưng nếu có chiến tranh chống Thánh Đức, thì các ngươi cứ nhắm vào linh hồn và trái tim giặc thù thì sẽ thắng, vì Ta nắm linh hồn chúng.
·       134-Phụ nữ là hoa của đời, là kỳ tác của Tạo hóa. Tôn trọng phụ nữ là tôn trọng sự sống.
·       135-Tại sao phải tôn trọng người già? Vì chúng ta cũng sẽ già.
·       136-Tại sao phải quí trọng trẻ em? Vì chúng là mầm sống của nhân loại, là linh căn tái thế.
·       137-Lời nói thật thà chân thành thật ngọt ngào.
·       138-Thói đâm thọc, xóc móc, khích bác, cạnh khóe, bóng gió, xúc xiểm gắn liền với tâm nhỏ mọn và trí xảo, thậm chí hiểm độc, đểu cáng, bất nhân.
·       139-Thấy cái gì, thì phải nói là cái đó, tránh xiên lươn sang cái khác.
·       140-Thói dị mọ là gì, dù dị mọ ở mọi loại trình độ? Đó là: Hồ đồ, xảo xọc, đâm thọc, tiểu khí, vụn vặt, đố kỵ tiểu tiết và theo đuôi người khác một cách ngu xuẩn, sống theo dư luận.
·       141-Tại sao Ta lại phải nói lời cảnh cáo trừng phạt kẻ ác? Hãy nhìn sự đau thương hỗn loạn của nhân loại và các tôn giáo. Trong mấy nghìn năm, mà các tôn giáo chính thống đã lệch lạc, biến thành tà đạo thảm hại.
·       142-Hiền nhân phải biết dùng kẻ ác để cải ác, như dùng phân gio để tưới cho cây xanh tốt.
·       143-Trong đất ác, có mầm thiện, gieo được mầm thiện lên, thì mầm đó rất tốt, vì cực ác sinh thiện.
·       144-Hỷ xả nhẹ nhõm cả người.
           Tâm lành độ kẻ ác vui hóa lành
·       145-Ta không phải là thánh nhân, mà Ta là kẻ thường nhân thấy Đạo.
·       146-Đối với quỉ ma, không cần phân bua, giải thích.
·       147-Đôi khi kẻ ác không hiểu chúng nó đang làm gì, vì có tính bầy đàn, không chính kiến, dị mọ.
·       148-Làm lãnh đạo rất khó: một là hiền quan, công chính nghiêm minh, hai là con rối.
·       149-Tin báo chí: “ 60% nhân dân Nga và 80% người Nga nhận lương hưu tiếc nuối sâu sắc thời kỳ XHCN”. Điều đó rất dễ hiểu.
·       150-Gương các kẻ ác đã từng chống, hại các giáo chủ xưa và đạo Cao Đài, đều bị Thượng Đế xử diệt linh hồn, hoặc ném vào hỏa ngục cho nghiến răng muôn đời. Cũng có một sự thật là: những kẻ chống báng Thiên Đạo sẽ bị xử, diệt, đọa…nếu như chúng không biết hồi đầu, hóa thiện.
·       151-Nơi nào có kẻ ác chống Ta, Ta đã lệnh cho thiên thần không giáng ứng khi chúng khấn khứa, không cho thổ thần ngự ở đó phù trì cho chúng.
·       152-Với kẻ chống Thiên Đạo, chúng ta quyết không hiền.
·       153-Ta đã nhìn thấy địa ngục, hỏa ngục, đến đó xem: y như các tài liệu đã được mô tả: Bọn tà quỉ linh hồn bị đánh đập, tra khảo, đốt cháy khủng khiếp; lửa đỏ đục thiêu cháy ác quỉ.
·       154-Vịnh Mùa Xuân:
              Cửu Long chầu ngự bên thềm
              Xuân về bàn thạch êm đềm nắng mai
              Đào hoa hé nụ muôn đài
              Tuyết mây như khói, rộng dài Đạo xanh
·       155- 39 tuổi già như 49
              Một lần điên, mấy bận nghi oan
              Lũ ma giáng thế vu gian
             Xác thân bầm dập mở mang nước Trời
·       156-Những bậc Chính giác: Đức Phật Thích Ca, Đức chúa Jê- su, đại Thánh Mô-ha-mét, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức Ngô Minh Chiêu…mãi mãi là những bậc thầy lớn của Nhân loại và bản tôn Ta.
·       157-Tất cả sẽ qua đi, chỉ còn tình yêu Thượng Đế là vĩnh cửu!
·       158-Quỉ Vương, Ta đánh siêu rồi
             Chỉ còn quỉ nhỏ bồi hồi căm Ta
             Nhắn cho lũ quỉ, nhân ma
             Khôn hồn qui thiện mới là khôn ranh
·       159-Mọi mâu thuẫn đều hóa giải được, nếu như có lý tưởng chung. Mâu thuẫn làm chia rẽ. Chia rẽ vì nguyên nhân gì? Chỉ vì danh lợi ích kỷ mà quên lý Đạo đồng tâm. Kẻ nào sau vì danh lợi cục bộ, bản vị, huyễn ngã, tư vị, tiểu khí…mà gây chia rẽ Pháp của Ta, chớ trách Ta ác.
·       160-Loại trừ kẻ gây chia rẽ khỏi Đạo và tước bỏ không thương tiếc quyền lực của chúng đang có, để giữ ổn định. Mọi việc quan trọng đều phải xin ý kiến của Cha và Ta.
·       161-Tuyệt đối thống nhất về Nghi lễ, phép lệnh, nếu có khác, là khác về tiểu tiết nhỏ. Nhưng chú ý, lỗ thủng nhỏ có thể làm đắm thuyền to. Vậy khi xuất hiện mâu thuẫn, phải hóa giải ngay, bằng mọi biện pháp.
·       162-Các tôn giáo chính thống, mới có mấy ngàn năm mà phân hóa ra vô số các dòng, pháp môn, chi nhánh, suy đồi chống báng nhau và chống báng tôn giáo khác. Bài học xương máu này sau này người lãnh đạo Thiên Đạo phải khắc cốt ghi xương, dùng mọi khả năng nhiệt tâm nhất để đoàn kết, thống nhất Đạo. Cố gắng không để phân hóa thành dòng, nhánh, chi phái. Pháp Ta chỉ có Một pháp môn, Đạo chỉ có Một; phải hợp nhất qui nguyên, phản ngã hoàn nguyên, để vào cuộc vận hành mới cao hơn trong lịch sử tiến hóa mới, cho nên phải hợp nhất. Thiên Hà đang vào gần trung tâm vũ trụ, Hệ mặt trời vào trung tâm Thiên Hà, ấy là phản bản qui nguyên, lẽ nào loài người chống được ý Thượng Đế? Xưa thì tám vạn bốn ngàn pháp, nay chỉ có Một pháp, ấy là lúc để trở về cả với Cha Mẹ chúng ta!
Bằng cách: Phổ quát đào tạo Thiên Pháp rộng rãi cho mọi người, theo một thể thức đào tạo chung, theo các cấp khác nhau, ứng dụng khoa học tâm linh, tâm thể trở thành tài sản chung mai sau. Khoa học, kỹ thuật, nghi lễ, văn hóa phải thống nhất trong đa dạng. Cấm cục bộ, bản vị, phân biệt dân tộc, quốc gia một cách cực đoan. Loại bỏ không thương tiếc chủ nghĩa sô-vanh, bành trướng, tính cục bộ địa phương và dân tộc chủ nghĩa. Cấm phân chia giai cấp. Tuyệt đối thống nhất về nghi lễ tâm linh và kinh sách, cấm lập kinh sách riêng khác trong hệ thống 9 bộ kinh, không sinh pháp môn mới, truyền quan điểm chống Thiên Đạo. Nói sai có thể sửa, nhưng cấm diễn sai, hành động sai trái. Ai chống báng, sai lạc, không giáo hóa được thì cho đi ở riêng mà thể hiện. Hãy nhặt hết sâu bọ khỏi vườn hoa đào của Ta thì muôn năm Thánh Đức kết hoa trái ngọt.    
·       163-Các tôn giáo trước, do họ không có lý luận cụ thể Chính Pháp xây đời tại thế, nên khi chúng ta có tổ chức mô hình xã hội mới, cách mạng tâm linh, họ rồi dần cũng theo Thiên Đạo. Nếu không có chuyển thế, thì họ sẽ mạt nhanh, vì mạt thời sẽ xâu xé họ. Cho nên người Thiên Đạo phải giữ mình, giữ Pháp cho nghiêm. Ai không theo được, thì ra khỏi Pháp, tránh họa về sau; ai đã có lòng, công tu luyện, tất sau này không uổng phí một kiếp tiến hóa.
·       164-Khi chưa đầy đủ vật phẩm, muốn ăn nhiều, hưởng nhiều, thì phải làm nhiều.
·       165-Để tránh đố kỵ, đối chọi, thiên vị, thì cứ bốc thăm để phân chia mọi việc khó. Bốc thăm tạo số phận vậy.
·       166-Thực ra có những thứ rất khó phân chia đồng đều và thực hiện công bình, lúc ấy phải có tình nhân ái là cán cân chính xác nhất.
·       167-Không có Thiên Đạo, thì Đại Đồng thế giới chỉ là viễn tưởng muôn đời.
·       168-Không có Thượng Đế thì không có tất cả, tất cả thành hư vô hết. Không có gốc thì có gì tồn tại được?
·       169-Người nghiêm túc phải xác định thế này mới đúng: Thiên Đạo là giai đoạn phát triển cao của tôn giáo thế giới, của xã hội loài người, một cách tất yếu, đúng qui luật tự nhiên.
·       170-Chớ có chạy chọt xin xỏ để được phong thần.
·       171-Chữa mạt pháp, mạt đời về sau:
* Khi nào chính lệnh ban ra sai, không người nghe; hoặc chính lệnh đúng, nhưng ít người thực hiện, thì Đạo pháp suy, phải chỉnh đốn từ người lãnh đạo.
* Khi nào có bọn người ngu học, mà cứ thích lấy bằng cấp để lòe bịp thiên hạ, moi điển tích ra để khoe tài, thì Giáo học suy, phải chỉnh lập tức, chỉnh từ kẻ đầu, lãnh đạo.
* Khi nào người học Thiên Pháp để cầu thần thông, để lòe bịp; Huấn học cho khoe mẽ với đời, cốt để thi thố, mà coi nhẹ tu luyện thân tâm, cứu độ, thì phải chỉnh người thầy cao nhất lúc đó.
* Khi nào Luật pháp thiên vị, tùy nghi xét xử, vua không nghiêm, tôi hèn làm bậy, oan trái chất chồng, người tốt bị vu gian, kẻ hèn được trọng dụng; lúc đó phải thay vua để an dân; người thì thay máu, tẩy khí, thay cả hồn xác mới yên.
* Khi nào nghi Lễ sàm nhạt, cốt hình thức, không thực lòng với bề trên; trọng hình thức mà coi nhẹ nội dung; trọng hình tướng mà không trọng uy nghiêm, thành thực. Văn hóa nhạt nhẽo, giả tạo; văn chương đầu lưỡi đá nhau, thói háo danh háo lợi trong kẻ sỹ nhiều…thì lúc đó phải chỉnh đốn nghi triều, lột bỏ quan văn. Mỗi lần tế Trời thì cho dân đen lên đọc sớ!
* Khi nào Nhân tình thế thái bạc đen, chỉ giỏi xóc nhau, coi khinh tình người chân thực. Người hiền bị coi khinh, tình thương con người là giả tạo; quan không thương lương dân, dùng hình phạt tán hại hiền tài, con người sống phải dè chừng nhau; tệ nạn hôi tham…tất lúc đó phải thay Giáo hoàng, thay vua mới được.
* Khi nào học lắm lý thuyết, trí cốt nhồi sọ, nhồi nhét giả tạo, nhưng học trò ngơ ngáo, láo nháo, dốt nát. Dụng khoa học, trí tuệ vào việc vớ vẩn, mất cả đường hướng; hiền tài ít, ngu trọc nhiều, dùng trí xảo thay cho trí huệ. Khoa học nghiên cứu xong để vứt xó, không dùng được, nạn sao chép học đòi học mót, thi thố trí tuệ cầu gian manh. Ấy là lúc trí nhân suy tàn, phải chỉnh giáo dục trước, chỉnh xã hội sau. Chỉnh giáo dục, khoa học là chỉnh con người.
* Khi nào nghi hoặc Tín điều, tín ngưỡng xờm nhàm, múa may kinh tự hình tướng; phán láo chỉ gian, ma quỉ nhảy vào giáo đường, nhiễu nhương lễ lạt, cúng bái kiếm ăn, giả danh thần thánh để cướp của thiên hạ; bắt dân phục dịch, ăn trên ngồi trốc, thầy lễ xa dân. Không tin Thầy, Cha, Mẹ, đòi xét lại Chính kinh; xuất hồn vào nước quỉ ma, làm trò tà pháp; ấy là lúc phải chỉnh đốn Giáo hội, xem lại việc đào tạo hiền tài, đạo sư, xét thói cơ hội và cơ hội tâm linh, kiểm lòng kính tín với Cha, từ trên xuống đến thần dân. Kẻ chống báng công khai giáo luật, phải bỏ không thương tiếc, diệt chết linh hồn để làm gương muôn đời.
* Khi sự vật sinh ra, cái mới đã vẹo vọ xấu xa, chỉnh sửa không được, mầm còi mầm cọc, sâu bọ phá pháp, phản tôn, thì quyết diệt. Mọi thứ chống Đại Đồng chân chính, tất là quỉ ma tà ác, tất không tha.
·       172-Truyền Pháp và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Pháp, là sứ mệnh thiêng liêng, là nhiệm vụ, trách nhiệm vinh quang của nhân loại mới, của chúng ta.

CẨM NANG HÀNH ĐẠO III

·      1-Ngày Rằm tháng Hai Canh Dần
           Khơi thông lần nữa huyệt cân nước nhà
           Phá tan hai điểm đất ta
           Nơi xưa Biền yểm dưới chân Ba Vì
           Lại thông suốt mạch vân vi
           Kéo xuôi Tây lại Đông kỳ Lạng Sơn
           Suốt từ Tây Sơn đến Đông Sơn
           Tụ khí nối lại đường linh Tây Hồ
           Vậy là xong đã cuộc vừa
            Mấy ngàn năm, nay vào mùa Thánh ca
           Giặc thù quì xuống lạy Ta
           Non xanh, nước biếc, gọi là Non Sông
·      2- Không có gì của là ta cả
            Thế giới này vô ngã, sắc không
            Vòng tay Thượng Đế trắng trong
           Gieo lành được phép Đại Đồng thế thôi
           Nhắc sau chớ có tranh đòi
           Đạo Trời phổ độ một ngôi an lành
·      3-Dân của Trời, dành dân phổ đạo
            Nhưng nhớ cho, chớ bạo hại dân
            Thấy khi lửa đạn tranh dành
            Chúng ta khởi thế sự hành tránh xa
·      4-Nơi đất cũ đình, đền, chùa, miếu
           Nơi thờ thần các loại từ lâu
             Là nơi ta đắp lập nền
             Lập Đền kính lại Cha hiền muôn năm
             Đền ơn Cha, Mẹ sinh thành
             Cho ta muôn kiếp luân hành thế gian
             Ấy là phép Đạo loan hoàn
            Thống nhất qui lại con ngoan Một nhà!
·      5-Chúng ta phải kính ơn Nhân dân vĩ đại. Ơn Dân như ơn Trời, vì Nhân dân sinh chúng ta, nuôi chúng ta và làm lên tất cả. Không có dân thì không có gì, do đó chớ phản hại dân!
·      6-Thực hiện nghiêm nếp sinh hoạt:
             1-Trước Cha thì sám hối lỗi phạm, hứa sửa chữa tự mình.
             2-Trước Đạo, Đại Giáo chủ, Thầy, học trò, chúng sinh, thì nói lên hạn chế, thiếu xót, cách khắc phục, thời gian khắc phục. Ai ai cũng phải như thế.
·      7-Ta nhắc lại lần nữa: Muốn Thiên Đạo tồn tại muôn năm, thì chớ phân rẽ Giáo hội. Muốn không phân rẽ Giáo hội, thì cứ tuân theo hai Luật gốc Đạo-Đức mà làm. Chớ có bàn việc thay đổi Luật của Ta, mà chỉ bàn cách và tìm cách làm như thế nào, để thực hành Chính Luật đó. Đó mới là hành Đạo, còn ngược lại là phá Đạo.
·      8-Càng bị bầm dập, thất bại, càng biết vươn lên.
·       9-Không đau khổ vì chúng sinh, chúng ta không thành thần thánh.
·      10-Hạnh phúc do ta tự kiếm ngay trong bản thân mình, chứ kiếm đâu xa?
·      11-Liên hoan văn nghệ, phải có mọi người tham gia. Muốn vậy, ta phải là một đạo diễn tốt.
·      12-Chấp một bước với cái ác, cái ác sẽ tiến một bước, đến ranh giới ác hơn. Vậy ta không chấp, cái ác sẽ tự lui.
·      13-Trong ngọn lửa đỏ rực, bao giờ cũng có không khí trong lành.
·      14-Bình yên là an lạc.
·      15-Tịnh không là về Trung Phương.
·      16-Chính Pháp của chúng ta là gốc, các pháp tu lánh đời chỉ là ngọn.
·      17-Pháp là tất cả, chứ thầy không phải là tất cả.
·      18-Noi theo Pháp mà học, noi theo các thầy mà tu luyện.
·      19-Chính Pháp có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, nhưng bất diệt cùng nhân loại bất diệt. Đạo Pháp bất diệt, Huyền Pháp bất diệt. Thiên Đạo bất diệt.
·      20-Tu chưa chứng ngộ tâm linh, là tu chưa tới.
·      21-Giải thoát tại thế là viên mãn Đại Đồng.
·      22-Quỉ ma cũng là người, chớ bỏ quỉ ma.
·      23-Bỏ ngã chấp, tức là làm cho mình chấp ngã ( chấp với mình-không chấp với người).
·      24-Ngồi nhìn đời chợ xem sao
                Thấy xem đổi cuộc ba đào nơi nơi.
                Lòng thanh xây huệ hoa đời
                Tâm thanh tĩnh lặng mà vui nỗi lòng.
·      25-Tam lý Pháp thống nhất trong muôn vật, mọi sự,  trong con người chúng ta.
·      26-Nay thầy hóa hiện muôn hình
               Giáo chủ xuống dạy Pháp huyền thế nay
               Độ cho nhân thế an ngay
               Huyền cao phép đẳng đến ngày Thiên Lương.
·      27-Đạo Cao Đài Cha truyền Đạo Pháp
               Không xác phàm giác độ chúng sinh
               Ngặt vì thân hóa anh minh
               Nên chưa truyền bí pháp thành mọi nơi
               Nay Ta được ghế của Trời
               Hóa hành Huyền pháp dạy bơi về nhà…
·      28- Trước chuyển thế:
                Mỗi nơi vài hạt gieo chơi
                Mùa sau còn đợi đến thời Hoa Long
                Rồng còn ẩn nhẫn thong dong
                Chờ ngày xuất lộ vào hồng mùa thu
·      29-Thần dân Thiên Đạo thực hiện nghiêm: 
          -9 Điều Không.
          -9 Điều Cấm đặc biệt về tâm linh.
          -4 điều Thánh Đức: Đại Đồng-Đại Thiện-Đại Mỹ-Đại Linh.
          -4 Điều Hành Thiện: Bác ái-Công bình-Phổ độ-Tâm công.
          -4 Điều Hằng Sống: Làm đủ ăn. Ăn đủ sống. Sống công bình. Bình thiên hạ.
          -Tứ Đại Định Đức: Là Cẩm nang giác ngộ.
          -Tứ Đức Tu trì:  -Nam: Lễ, Nhân, Trí, Tín.
                                      -Nữ: Trinh, Thiện, Hiền, Tâm.
-Tứ Đức hành Đạo, yên đời
Thân tâm sáng tỏ, muôn người lạc an.
Xem trong số Đạo rõ ràng
Nay Ta dạy chúng sinh vàng bài ca:
Lễ là nghĩa lễ cao sang
Kính Trời, yêu Mẫu, thân tàng chính ta
Kính thời bố mẹ trần gia
Kính thầy, trọng bạn, trong nhà an vui
Không tham không đoạt của ôi
Coi người như thể mình thời mới an.
Nhân thành chính trực rõ ràng
Yêu đời, nhân thế, mọi đàng chúng sinh
Không sát hại thể tâm lành
Tha nhân, độ thế, mà hành chữ Nhân
Bỏ đi sân hận, lợi danh
Vì Thiện, thương kẻ tranh dành với ta
Thương người lẫn cả cỏ hoa
Chúng sinh an lạc vậy là mới vui
Trí bền như Đạo Trời ngôi
Tìm trong trí tuệ luật Trời tại sao
Thân hành Đạo Pháp mới cao
Thông thiên thông địa, thông vào thần minh
Với đời thân trí xác hành
Nghĩ suy đúng luật xây thành bài ca.
Dùng trí xây đời Một nhà
Đúng là nghĩa ấy thì ra Thiên Đường.
Tín thành giữ chặt tình thương
Chớ vì cũ mới mà phường hại nhau
Lộc tài, gạo muối chia rau
Công bình ấy phép làm đầu đời an
Giữ mình chồng vợ thật ngoan
Chữ trung, chữ hiếu mình càng vui hơn
Nghĩ về một nẻo Đạo ơn
Vua Cha, Mẫu Mẹ đang cười đợi ta.
Trinh là chính thẳng thiết tha
Thân tâm sạch sáng, ruột rà xanh trong
Chính bền nề nếp thong dong
Cây lành hóa quả thân thành tốt tươi
Thiện đức lương thiện ở đời
Tôn vì cái đẹp lòng người, chính ta
Văn chương, lễ nghĩa trong nhà
Nuôi con, chỉ dạy gần xa nên người
Đạo nhà ngôi thực chính rồi
Không dùng hình phạt con thời mới an
Lời nhân độ cả giang san
Với chồng êm thấm mới càng giỏi hay
Hiền thục nhi nữ đạo hay
Không dùng lời lẽ to dày chống nhau
Thiết tha cùng dạy tu ngay
Không buồn, bi lụy đợi ngày về Thiên
Như là cô giáo độ hiền
Dạy con, dạy cả chính nền đạo gia
Ở ngoài quân lệnh như nhà
Tôn chồng, tôn cả ba tòa Lương linh
Đổi thay phải được phép chồng
Đi đâu cũng phải thong dong mới là
Tâm là tâm thiệt, thật thà
Thương người, đồng một bài ca như mình
Là nữ càng cần chữ Tâm
Nếu không mất cả lương nhân rõ ràng
Tu luyện soi cả tâm can
Lòng trong, khí sảng, lợi chồng, lợi con
·      30- Khi chỉnh trị kẻ tà người xấu
                Là phép Trời độ xấu thành xanh
               Chớ rằng diệt tuyệt màu nhanh
               Để cho mọi kẻ kết dành mùa vui
·      31- Phép soi chiếu đúng người đúng việc
                Bóng tượng hình đó phải thật trong
                Chớ biến tượng bóng tượng hình
                Nghi gian phải đặt chữ tình lên trên
                Đọc cho kiểm nghiệm nhãn tiền
               Kết lại cho đúng, điều nghiên mới là…
·      32-An lạc là gì? Là bình an, an vui, tự do, bằng lòng trong sự công bình cùng lợi lạc chân chính của cá nhân trong an lạc xã hội. Muốn có an lạc, tất yếu toàn dân phải có công bình. An lạc thiểu số người, không phải là an lạc trong Chính Pháp của chúng ta. An lạc trong tu luyện là đạt trạng thái siêu ngã hòa nhập vũ trụ. An lạc trong đời sống, là sự bình ổn và bằng lòng với chỉ số hạnh phúc chung.
·      33-Tu luyện đến độ thông Thiên Địa, hợp nhất tiểu ngã với đại ngã, loại bỏ tính cá thể, chỉ có cái chung, không có cái riêng, chứ không phải là đánh mất bản ngã, là hợp luật, đắc Pháp. Nếu về mặt xã hội hướng thành Đại Đồng, vì tha nhân chúng sinh, tất đắc đạo.
·      34-Ta là của chung. Ta dựa vào Thiên Địa.
·      35-Con người là sản phẩm tuyệt diệu của Tạo hóa, là kỳ công tuyệt tác của Thượng đế, là Ngọc của đất, là Ngọc của Trời, tại sao phải ghét nhau, tranh dành nhau, hỡi những người anh em thương quí?
·      36-Thiên Đạo không có kẻ thù, chỉ có kẻ thù nghịch với Thiên Đạo.
·      37-Đạo là không khí chúng ta thở, là cơm chúng ta ăn, là cả hành vi tính dục, là mầm cây chồi lá, là hoa quả, chúng sinh, là trí tuệ Cao Minh, là Thượng Linh vĩ đại…
·      38-Bản chất tạo hành động, hành động tạo nghiệp quả, nghiệp quả tạo số phận kiếp, hồn; cứ như thế, đến bao giờ bản chất Thượng thanh thì dứt nghiệp quả.
·      39-Nhìn mục đích lý tưởng thấy chính, tà; nhìn hành động biết thiện, ác.
·      40-Giáo lý Chính kinh chỉ là mớ giấy lộn, nếu không hành động theo đó. Tu là biết bỏ sách, mới là tu ngoan.
·      41-TPTT: Thần phật tiên thánh.
·      42-Số phận cuối cùng của các linh căn là về hẳn Thiên Đường theo đúng Đạo Pháp. Pháp Ta độ hết linh căn về bằng Chính Pháp và Huyền Pháp.
·      43-9 điều của bậc Chuyển Luân Minh Vương phải có trong thời đại sắp tới là:
1-Tạo ra con đường hợp nhất nhân loại khả thi. Muốn vậy phải có: Hệ thuyết triết học Khoa học Xã hội và Nhân văn cao cấp để hợp nhất xã hội nhân loại. Có tài để thực hiện điều đó. Đây gọi là Chính Pháp.
2-Chỉnh đốn các tôn giáo về đúng Đạo Pháp chân chính, thực hiện hợp nhất qui tôn đúng Luật Trời mới. Muốn thế phải có Đạo Pháp đúng đắn, có thể qui tôn hợp nhất được các tôn giáo bằng Chính Kinh.
3-Tạo ra Huyền Pháp-hay chính là bí Pháp để tu luyện cho chúng nhân đắc đạo. Muốn nhanh độ hết linh căn, thì tu luyện phải đắc đạo cao siêu, độ cả nhân loại về Thiên Đường, hợp nhất Đời và Đạo. Huyền môn cao diệu, có chứng ngộ của bề Trên. Giống dân mới thực hành thành thần thông quảng đại siêu đẳng.
4-Định lực tâm linh huyền thuật và quyền lệnh tâm linh tối cao, được kiểm chứng trong không gian vô hình và Hạ thế, có ấn tín sắc lệnh của Thượng Đế, được Chư thiên ủng hộ, cho mọi người chứng ngộ. Quyền lực tâm linh đủ dùng xây dựng và hướng Đạo, dạy nhân loại hàng vạn năm Thánh Đức.
5-Đúng ngôi chính vị chân linh, được Thượng Đế cho ngôi Thiên Tử, thay Cha giáo hóa nhân loại và có quyền lệnh vô đối ở Trung, Hạ giới.
6-Đạo đức, bản chất cá nhân phù hợp với nội dung Đạo pháp, Chính pháp và Huyền Pháp, tu chứng đắc đủ ngũ, hoặc lục thông. Tư cách đủ cho một bậc Minh Vương. Số phận đủ cho một bậc Thiên Tử. Từ linh hồn đến xác thể phải có dấu hiệu của Thiên Tử  Ngôi Hai giáng thế.
7-Huyền phép siêu đẳng. Trí tuệ cao minh.
8-Phải là người sinh ra và lớn lên tại Thánh địa mới của nhân loại (nước Việt Nam), do Thượng đế chọn lựa. Không phải là người của các tôn giáo cũ hiện tồn.
9-Có khả năng sinh sản.
Ai có đủ được 9 điều này, thì mới chính thực nhiệm vụ tôn quí. Không đủ chớ mong. Mong không được, tranh không được, và nếu có, thì tránh cũng không được.
·      44-Bất cứ sinh mạng con người nào ở dưới Hạ thế này đều được coi trọng như nhau, có quyền sống ngang nhau. Không vì bất cứ lý do gì, mà hy sinh sinh mạng người khác, vì một lý do sống nào đó.
·      45-Kẻ có công quả với Pháp môn, giúp Ta lập Pháp, sẽ được ngôi vị tôn quí về sau một cách công bình.
·      46-Nhân dân vốn dĩ không xấu, vì đời sống và tính cách của họ phản ánh bản chất qui luật của xã hội đó, và của tự nhiên. Người tổ chức xã hội, một là làm cho họ tốt, hai là góp phần làm cho họ xấu mà thôi.
·      47-Chủ động nhập Thế, ấy là phép Đạo.
·      48-Thượng bất thiện, hạ tắc ác.
·      49-Người ta không thể tổ chức xây dựng xã hội chỉ bằng nụ cười. Trên Thiên đình và Hạ giới đều như thế.
·      50-Thật mơ hồ, nếu có một Giáo chủ nào đó vào thời đại mới sắp tới, muốn nhân loại lên núi hết, hoặc vào một nơi tu, không còn sản xuất, ăn mặc, sinh đẻ. Nếu Pháp đó có, tất chỉ được thời gian ngắn. Vì sao? Một là nhân loại loạn tiếp, hai là chết đói hết. Nhưng dù sao, các Pháp chủ cũ, Ta đều tôn trọng làm thầy, vì lòng hy sinh vĩ đại, đạo đức cao diệu và trí tuệ siêu phàm của họ.
·      51-Ta vẫn phải nhắc lại: 7 sao là 7 trung tâm thần lực và tâm linh. 7 sao Bắc Đẩu là 7 trung tâm thần lực vũ trụ-là các luân xa của Thượng Đế-là Đại Tổng quản các Thiên thần. Hằng năm, hằng ngày, hằng giờ, 7 sao này thay đổi xoay không ngừng, tạo ra sự thay đổi toàn vũ trụ, con người, muôn vật.
·      52-Vũ trụ có năng lượng sáng tối, thiên thần có chính, tà, thiện, ác. Loài người cũng vậy. Nhưng vì linh hồn là các linh căn gốc của Cha Mẹ toàn thiện, nên chúng phải phấn đấu toàn thiện, toàn mỹ, toàn linh, ấy là hợp luật tiến hóa. Bất cứ linh hồn nào chống lại luật ấy thì bị hủy diệt.
·      53-Rất nhiều cách nói khác nhau, nhiều lý lẽ khác nhau, nhiều tư tưởng biểu đạt khác nhau-Nhưng phải có một cái chung nhất. Nên khi đọc Chính kinh, tốt nhất là tự mình đọc, rồi tu luyện để minh chứng được lý thuyết, chứng ngộ được mọi điều, ấy là cách học đơn giản, nhưng khó khăn. Chống được kinh viện, bàn sàm loạn Pháp, lại tinh tấn nhanh. Người thầy chỉ nên định hướng là đủ. So với các Giáo chủ trước, Ta đã để lại quá nhiều.
·      54-Học là soi vào bản thể, tâm hồn mình, tìm được mọi qui luật trong đó, chứ không nhìn ra bên ngoài.
·      55-Chỉ có tu hoặc không tu. Chứ không có nói hay không nói.
·      56-Tu luyện đến trình độ mà thấy im lặng là cách biểu đạt tốt nhất, ấy là hiểu được lời Ta nói.
·      57-Ý nghĩ con người có khi là thật, hoặc là giả; hành vi của con người có khi là thật hoặc là giả. Vì tư tưởng, hành vi rất phức tạp. Chỉ có mục đích là thật. Kẻ đắc phép tha tâm thông phải hiểu được điều trên.
·      58-Thượng Đế thương chúng ta, hay chúng ta thương Thượng Đế? Thượng Đế thương đám con lau chau tranh dành nơi Hạ giới, còn chúng ta thương Cha-đấng Tạo hóa vĩ đại đã phải thương chúng ta. Có cách nào làm được Cha chúng ta vui?
·      59-Tất cả mọi dòng máu đều đỏ, tất cả mọi họ tộc đều đã được sinh ra từ một mầm đầu tiên-nguồn gốc Thiên thần.
·      60-Nhân loại có chung một mái nhà vĩ đại-ấy là Trái đất, phải biết xây dựng và bảo vệ nó.
·      61-Giải quyết không gian sống công bình, lập trật tự công minh, ban rải pháp luật công chính, để có sự công bằng cho mọi người, ấy là phép chia đều của Đại Đồng Nhân loại.
·      62-Sau tất có vô số kẻ xưng ngôi vị, tranh dành thiên hạ. Tranh gì thì tranh, làm gì thì làm, nếu không tuân theo định luật Vũ trụ và luật mới cho thế giới, tất bị diệt. Chỉ có đoàn kết, hợp nhất, chứ không thể tan rã, quay lại thời mạt thế.  Ta sẽ dạy những bài học đích đáng cho những kẻ nào tìm cách chống Thiên Đạo vì lợi ích riêng, hoặc cố tình đưa nhân loại về thời đau khổ trước.
·      63-Lũ mục nhân, vô minh lâu, ác dai, không chịu hồi đầu, thì phải trấn áp cho hợp lý.
·      64-Nhiều kẻ được Cha và chư thiên cho xuống thế kiếp này để giúp Ta lập Pháp, lập nghiệp, nhưng xuống rồi quên mất mình là ai, tham nhiễm thói đời, quên nhiệm vụ, quên thầy; nếu có gặp lại cũng kiêu hợm, khinh khi, hỗn láo, hoặc nếu có giúp Ta thì tính công, thậm chí coi thường. Khi Ta chưa nổi phép, thì không chấp, nay nổi phép rồi, nếu ai rẻ rúng, sẽ mất Ta. Ta quyết trả ơn xong tại thế. Sau chớ trách Ta không xếp ghế ở trên.
·      65-Đạo vốn ở trung phương-trung-không, có cả chính, tà cân phân, nên không còn là tà chính. Làm cho mọi vật tiến hóa, ấy là chính; làm cho mọi vật suy lụi, ấy là tà. Thiện, ác song hành, vật tắc sinh, tắc diệt. Ta ngồi trung cung. Nên chớ khen Ta thiện, chớ chê Ta ác. Nghiêng người bên này là thiện, nghiêng người bên kia là ác. Trong thiện có ác, trong ác có thiện, trong thanh có trọc, trong trọc có thanh, ấy là Ta. Lậu tận thông là đắc chính trung phương. Chỉ khi nào đắc lậu tận thông-không còn tham luyến mọi sự, mới đắc đạo. Toàn thiện, chưa phải là đắc chính, toàn ác chưa phải là đắc tà. Đắc Đạo là về ngôi trung cực, cao nhất trong tiến hóa, có cả hai vế ấy, mới là hợp nhất với Cha! Nhưng do chúng ta xây đời tại thế, nên đắc được lậu tận thông rất khó, phải phấn đấu xây đời, tức là còn tham luyến trần gian, mong cải đời độ thế, như thế chưa thể thoát trần được. Đạo Phật cho rằng thoát mọi khổ ải, tham, sân, si là đắc lậu tận thông. Còn chúng ta qui định: Đắc giác ngộ siêu thoát bậc cao, rồi đĩnh ngộ nhập thế xây đời, mà không còn nhiễm lậu nữa, thì đắc vị lậu tận thông-đạt bậc Trung Phương. Nên Ta qui định, đắc đạo là đạt bậc Trung Phương. Một bậc Trung Phương phải đắc được giác ngộ siêu thoát và đĩnh ngộ nhập thế ở mức cao nhất, gọi là tu luyện đắc quả vị Trung Phương.
Trong Luật Đạo đã qui định 4 bực tiến hóa: Đạt Nhân, Hạnh Nhân, Quí Nhân, Chân Nhân. Bậc Trung Phương là bậc Chân Nhân.
-Đạt Nhân: Giác ngộ Chân Lý, công quả tốt, không còn làm ác, làm tốt  9
điều Không phạm. Vui hòa Thiên-Địa-Nhân. Nhưng còn thiên lệch, phân chia thiện ác thiên lệch. Hành sự còn nóng nảy, tự mình suy nghĩ chưa thông học hết.
-Hạnh Nhân: Như Đạt Nhân, thêm lòng từ bi, nhân ái cao, có tiếng thiện lương và công quả xây đời, là tấm gương thương dân, độ thế. Tu luyện Thiên Pháp đắc cấp 3 trở lên. Có đạo hạnh, nhưng chưa chứng sở đắc tâm linh cao.
-Quí Nhân: Giác ngộ siêu thoát bậc cao, ứng với trình độ thông linh và tu luyện Thiên Pháp cao cấp. Công quả lớn. Đắc an nhiên tự tại, không còn tham lậu, nhưng còn thiên lệch. Hành sự chưa chuẩn hết, thiện ác chưa công bình.
-Chân Nhân: Mọi sự chính trực công bình, hành sự công minh, thương yêu nhân quần vô điều kiện, thương yêu chúng sinh, từ bi thiện lương với cả kẻ ác, kẻ thù. Tu luyện Thiên Pháp thành thần thông siêu đẳng, trí tuệ uyên bác uyên thâm, trên thông Thiên, dưới thông Địa, giữa thông Nhân quần. Công quả xây đời độ thế vượt bực. An nhiên tự tại cao. Thiện ác cân phân, chuẩn mực về Không-thành bậc Trung Phương.
·      67-Có hai cách nói: Một sinh hai, hai sinh bốn, bốn sinh tám. Hoặc Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh chín. Tất cả là 9. Đều đúng.
·      68-Vua chăn dân, cũng phải đi cày; vừa làm lấy mà ăn, vừa luyện tập sức khỏe, vừa được sự trong sạch thân tâm, lại biết thương dân, không bị đổ đốn mất nết!
·      69-    Có người đã hỏi Ta rằng:
                  Đây là Phật đạo hay là Thánh đạo.
                  Ta mới nói: Phật, Thánh, Thần, Nho đã mãn rồi
                 Các tôn giáo ấy đã thay ngôi
                 Đạo Trời muôn thủa, muôn năm thịnh
                Thiên Đạo độ cho khắp mọi đời!
·      70-    Nay Ta lập âm dương cửu khí
                  Đạo là Đời, định luật muôn năm
                  Xây đời, cải hóa nhân dân
                  Độ cho hết cả nhân quần về Cha
                 Trong vài chục vạn niên qua
                 Là xong vớt cả hồi nhà linh căn.
·      71-Vua không tu luyện, không phải là vua hiền; tôi không tu luyện, không phải là tôi giỏi.
·      72-Thiên tử công minh, tất Thiên hạ công bình. Có công bình, mới thành công Thánh Đức.
·      73-Đại định đức xây Đời và An tịnh nghiệp xây Đạo, là con đường tu nghiệp của Vương Đạo.
·      74-Chở để phí phạm nhân tài, dù cái tài ấy làm sạch cho nước, hay biết làm vẩn đục nước.
·      75-Ai dám nhảy xuống dòng nước xoáy, người ấy đích thị là kẻ cứu đời.
·      76-Đừng bao giờ cố gắng thể hiện mình là thánh nhân, đạo sư, người tu đắc đạo, đạo cao đức trọng, mũ cao áo dài. Ta cho đó là tu hình tướng hết, kể cả ăn chay cũng là tu hình tướng. Ở nhà tranh, cởi trần, thì vẫn đắc đạo. Cái khó nhất của chúng ta là xây đời an lạc, đầy lạc an, thiên đường tại thế đẹp tươi. Nhưng lại cũng tu thành đắc chính. Cho nên Pháp chúng ta là pháp khó nhất, nhưng sẽ được lâu dài, vinh quang nhất!
·      77-Ta lại nói: Ta đã xây được cái nền, thì các người phải biết xây cái nhà, có thể mỗi giai đoạn mẫu vật liệu khác nhau, nhưng nhất thiết khung hình nên thống nhất; người xây khác nhau, có thể màu sắc khác nhau, nhưng cách xếp đặt đồ vật trong đó nên thống nhất. Khó khăn thuận lợi khác nhau, nhưng hướng nên thống nhất. Trên nóc có khi ngói lợp khác nhau, nhưng nóc điện và bàn thờ Vua Cha nên thống nhất! Có như vậy, mọi sự tất thành, tất thống nhất, tất thành Nhân loại.
·      78-Hai bộ Luật Thiên Đạo gọi là Luật Đạo, Luật Thánh Đức gọi là Luật Đức. Luật Đạo-Đức là hai bộ luật gốc, là Hiến pháp Thiên Đạo Thánh Đức. Hiến pháp khó có thể thay đổi. 7 luật nhỏ tùy thời.
                    Cơ Trời đã dạy từ lâu
                    Mọi điều phải trái cơ mầu không sai
                    Tam Tòa thánh thể an bài
                    Ba ngàn thế giới tay ai lập thành?
                    Vua Cha giáo độ rành rành
                    Một tay Cha lập sử sanh muôn đời
                    Trung Thiên ngôi ấy giữa Trời
                    Hai Tám vạn thế đạo đời mùa sau…
                    Phương Tâm ngọc thể giáng đầu
                    Nhất nhất trụ thế vĩnh câu an lành…

·      80- Mọi sự tranh luận, hay kinh viện giáo điều, đều là điềm phá Pháp.
·      81-  Trấn tà cải ác trừ ma
                 Ấy là phép thiện thánh ca ở đời
                 Bởi vì tâm thiện như Trời
                 Hóa lành đời thiện muôn nơi mới là…
·      82-Dạy con lòng yêu thương, sống vì mọi người, ấy là bảo phúc tại gia đã rõ.
·      83-Bố mẹ ích kỷ thì con cái ích kỷ và ngược lại. Bố mẹ thiện lương thì con cái thiện lương. Ấy cũng là nhân quả.
·      84-Không tra tấn mọi tội nhân tại Hạ giới, để thể hiện sự ưu việt của Chính Pháp. Đối với tội vong, đã qui định rồi, tội cực nặng thì diệt vĩnh viễn, tội nhẹ thì cho lên trường Giáo linh, tội vừa cho vào Thiên ngục đỏ, rồi giáo hóa, cho siêu…Tội vong ngoan cố, mới cho vào địa, hỏa ngục.
·      85-Thời đại nào, tiến hóa nào, thì ứng với tôn giáo đó, triết luận đó. Chớ đem cái cũ, mà bao biện cho cái mới.
·      86-Có một nền tín ngưỡng toàn cầu-cùng thờ Vua Cha Thượng Đế, chung nghi lễ. Lúc đó không còn tôn giáo. Cho nên, Ta mới nói, Thiên Đạo không phải là tôn giáo.
·      87-4 ngày Tứ khí, nguyên khí tụ về Trung cung, về Không, rồi lại chuyển hóa vi diệu. 4 ngày đó, phải tế Trời.
·      88-Sau này, các thế hệ sau phải chú ý: Nghiên cứu phát triển Giáo dục và các chiến lược kinh tế Thánh Đức vào các thời kỳ, làm nền tảng cho xã hội phát triển. Giáo dục tạo ra con người- linh hồn của xã hội. Kinh tế tạo ra nhân thể-thể xác xã hội. Cả hai mặt quyết định mọi việc. Con người là động lực tiến hóa của nhân loại. Kinh tế là động lực tiến bộ xã hội. Cả hai, ở trình độ nào, thì xã hội tiến hóa, thiên đường tiến hóa thế ấy. Con người hỏng, chính trị, kinh tế sẽ hỏng. Kinh tế hỏng, con người, chính trị, văn hóa hỏng. Nên giáo dục, tạo ra con người, tạo ra văn hóa, kinh tế. Nền giáo dục Thánh Đức, lấy tu luyện và đào tạo nghề nghiệp cho xã hội Thánh Đức làm căn bản. Không tu luyện, thì có nghề nghiệp cũng không giá trị. Tu luyện, nhưng không có nghề nghiệp, không có công quả xây đời.
·      89-Thánh Đức là xã hội Thần Thánh.
·      90-Trong đống tro tàn của hài cốt, phân gio, những hạt mầm Thánh Đức mọc lên, trong Nguyên Khí mới của một thời đại mới rực rỡ vĩ đại.                                 
·      91-Đừng bao giờ nói rằng không cần tổ chức xã hội. Bất cứ một giai đoạn phát triển nào của xã hội loài người cũng luôn cần tổ chức, chỉ có khác là cách thức tổ chức như thế nào mà thôi. Trên Thiên Đình có tổ chức, các Hội đồng Thiên hà có tổ chức, Hệ Mặt trời có tổ chức, thì loài người phải có tổ chức.
·      92-Đừng bao giờ nói không cần vật dục, tình dục-đó là nguyên lý của sự tồn tại muôn đời. Hợp nhất âm dương tính, là sự tồn tại, đảm bảo cho sự sinh sôi và tồn tại của Vũ trụ, loài người. Loài người là vật chất, thì phải tồn tại là vật chất. Vấn đề ở chỗ là chúng ta sử dụng những yêu cầu, ham muốn và sự duy trì đó như thế nào cho hợp lý nhất, hợp với qui luật Vũ trụ và điều kiện cụ thể nhất.
·      95-Cách mạng Thánh Đức, là Cách mạng triệt để, vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay. Mỗi thần dân Thiên Đạo là một chiến sỹ kiên trung, bất khuất, can trường và quyết tâm nhất! Hãy đập tan tội ác mà không cần bạo lực; phá bỏ cái cũ, cái xấu, cái bảo thủ, vô minh, lạc hậu! Phá bỏ đói nghèo, bất công và đau khổ, chiến tranh! Để xây dựng Thiên đường Thế giới! Nhân dân cần lao hãy đoàn kết lại! Nhân loại tiến bộ hãy tiến lên!
·      96-Khi cần hy sinh, chúng ta sẵn sàng hy sinh cho Thánh Đức muôn năm, vì chúng ta sẽ bất tử và đầu thai trở lại Thiên đường mới. Thầy sẽ xin Cha cho các chiến sỹ anh dũng đầu thai trở lại nhanh chóng! Khi cần hy sinh của cải, chúng ta hãy dành cho nhân dân. Khi cần hy sinh sức lực, chúng ta hết lòng cho xây dựng Thánh Đức. Khi cần hy sinh tính mệnh, chúng ta hãy dành tình yêu cho Thượng đế. Người Thiên Đạo không bao giờ sợ chết, vì sáng rõ Chân Lý vĩ đại và con đường tiến hóa.
Sau khi đọc nhẩm, tranh thủ thiền-luyện khí-sám hối các việc, rồi định công việc trong ngày, định tâm.
Làm trong khoảng 20 phút, vào bất cứ lúc nào trong buổi sáng, nhưng tốt nhất vào lúc sáng sớm, sau khi thức dậy.
·      100-Các pháp cũ xác định có Lục thông. Người Thánh Đức phải đắc Thất thông mới gọi là Chân Nhân-đắc đạo.
·      101-Các tôn giáo cũ, Ta cho là Tôn giáo, chứ chưa đạt tầm Đại Đạo. Tôn giáo là phương tiện để con người nhận thức, giác ngộ, tu luyện trở về cái Đạo-hay là cái bản nguyên cái gốc có sẵn của mình. Đời cũng là một phần của Đạo-tức cơ tồn tại, tiến hóa của Vũ Trụ. Đối với loài người, thì không có Đời làm gì có Đạo. Tôn giáo do Đời sinh ra, để độ Đời, nhưng có tính tách Đời với Đạo. Tại sao như vậy, bởi vì do tính chất trình độ tiến hóa của loài người thời kỳ trước Ta như thế mới hợp. Vì mới là Tôn Giáo-cho nên còn phân hóa loài người giữa tôn giáo này với tôn giáo nọ, tranh dành chúng sinh, lợi danh, đấu tranh và chiến tranh tôn giáo. Đặc biệt, chưa tôn giáo nào bao bọc được Đời. Tại sao? Vì họ chưa bao giờ có triết thuyết xây dựng xã hội, dù là xã hội họ đang sống, nói chi đến sứ mệnh cải tạo nhân loại muôn đời. Còn chúng ta là Đạo-Thiên Đạo-Hợp qui luật và tuân theo Đạo Trời muôn thủa mà thi hành Chính Pháp xây đời tại thế. Đến bây giờ, Loài người mới có Vương Đạo, mới có Đạo bao trùm Đời, bao bọc Đời. Thời mới này, con người phải lập tức nhận thức được mình là Một Thượng đế nhỏ-và ngay ngôi nhà của mình là Thiên Đường Nhỏ. Thiên thần không phải ở đâu xa, chính là người đang cày ngoài ruộng, bà mẹ cho con bú, đứa bé đang học bài, người già đang hong nắng! Vì họ đã giác ngộ Chân Lý và Đạt trình độ của một vị Tiên Phật ngay tại thế gian, khi còn mang xác phàm; đến khi họ mãn trần, lập tức được về cảnh giới cao cấp, như mọi vị Thượng linh khác. Cho nên, Thiên Đạo đâu còn là Tôn giáo, mà là Đạo. Hòa với Vũ trụ hoàn toàn, xây đời không hề có phân thứ trong nhận thức và tu luyện, thì là Đạo Trời vậy!
Cao Đài Đạo, Cha dạy loài người về một nền tảng hợp nhất, để chúng ta ngày nay qui hợp Nhân loại về Một. Ta trong cái Đạo ấy sinh ra, ở chính Trung Cung phát tiết ra vậy, để thi hành Chính Đạo của Cha Ta và Cha các vị. Huỳnh Đạo-Đạo Vàng, hay Trung Cung-Ngũ Khí Triều Ngươn là Cha Ta, Ta là Trung Phương Thiên Tôn. Thiên Đạo là Đạo Trời-Đại Đạo cuối cùng của Loài người, để đưa loài người tiến hóa thành trình độ siêu đẳng, siêu linh trong Vũ trụ trong hàng vạn vạn năm sắp tới. Nếu có Mạt, thì chỉ Mạt Huyền Pháp mà thôi, vì sau này loài người cực kỳ cao thượng, thông linh, thân tâm đạt vi chất huyền diệu cao cấp đến bất tử tại thế, thọ hàng ngàn vạn tuổi, thì Huyền Pháp tự nhiên không cần nữa. Đạo Pháp lúc đó nhiều phần không cần nữa. Chính Pháp thì cần muôn đời. Tại sao? Vì xã hội loài người còn muôn năm. Con người cần sinh đẻ, lao động để tồn tại, cần phải tổ chức. Thiên Hà, Thiên Đình còn có tổ chức, có lãnh đạo, có Vương Đạo, thì Nhân loại phải có tổ chức, có Vương Đạo. Vĩnh viễn loài người cần phải tổ chức đến trình độ Đại Đồng mới có Thiên đường thế gian. Muốn có Thiên đường Thế gian, thì phải có Vương Đạo. Cho nên Cha có dạy Đạo Cao Đài là phải có Vương Đạo trị thế. Minh Vương quản trị mới yên ngôi Trời là như thế. Vũ trụ vốn là Một-là tổ chức thống nhất, phân ra các cấp quản lý rồi. Không có bất cứ cái gì nằm ngoài tổ chức.
·      102. Đạo và Đời-nói cho dễ hiểu:
“ Đạo không đổi, hoàn mỹ hoàn thiện muôn đời rồi
Mà Đời như là con thuyền mà thôi. Chỉ có một Đời trần thôi.
Muốn đi thuyền tiếp, thì phải đầu thai lẫn nữa.
Trong đời có nhiều cái xuồng-là tôn giáo
Đôi khi xuồng thả ra, chạy trước thuyền hoặc sau thuyền
Chở ít, hoặc nhiều người thêm, là do xuồng; chứ thuyền vẫn thế, vẫn đi
Có khi thuyền đến bờ trước, có khi xuồng đến bờ trước
Có khi xuồng ở trên thuyền, có khi xuồng tách xa khỏi thuyền, ấy là do pháp môn.
Có khi người đi trên xuồng này, lại chửi người đi trên xuồng kia; tất nhiên là đã có đánh nhau.
Có khi người lái xuồng, đi lòng vòng, thậm chí xoay, quay lại
Có khi người lái xuồng chạy thẳng đến bờ
Đi thuyền, và cái xuồng nào, cũng phải ăn mới đi được.
Thuyền còn đi những cả tỷ tỷ năm nữa, cho nên người trên thuyền còn phải yêu nhau và sinh đẻ con cái, lao động…
Có người đi trên xuồng, bảo mình là Thượng đế, là Đạo, là cao hơn Thượng đế…chưa ai đi trên xuồng nhận mình là tà ma, vì họ có tình yêu Thượng đế…
Có người tưởng cái xuồng to hơn thuyền, có người tưởng thuyền xấu hơn xuồng, hoặc đẹp hơn xuồng, có xuồng sạch, xuồng bẩn; đôi khi xuồng sạch, nhưng bảo bờ chả phải là bờ, thuyền chả phải là thuyền; hoặc có khi xuồng bẩn, nhưng biết bờ ở chỗ nào, nhưng lại đi lộn trở lại. Đôi khi đi sai đường mà không biết, hoặc đi sai đường có biết nhưng không sử, hay cố tình đi sai đường.
Có người bảo đến bờ có đầy hoa trái thơm ngon, có người bảo đến có thịt, gái, rượu ngon, vì điều đó, hãy hy sinh tất cả mạng sống đi!
Có người đi trên thuyền đã thấy Thượng đế, có người đi xuồng hết kiếp này đến kiếp khác mà vẫn chưa nhìn thấy Thượng đế. Tất nhiên là chưa đến được bờ.
Có người bảo chỉ họ mới có Thượng đế, Thượng đế của họ, người khác không có Thượng đế.
Có người nhảy xuống xuồng này, chán rồi lại nhảy xuống xuồng khác. Vui mừng có, thất vọng có, đến bờ thì mới được rất-rất ít trong lịch sử loài người.
Có người khinh bỉ thuyền, nhưng vẫn phải lấy thức ăn từ thuyền. Thuyền có cái sợ dây rất chắc nối thuyền và xuồng, ấy là sự sống.
Có người được Thượng đế dẫn đường, có người được ma dẫn đường.
Có người nhầm Thượng đế cứ tưởng là ma, nhầm ma là Thượng đế.
Không sao, cả thần thánh hay quỉ ma cũng là Thượng đế!
Người đi trên thuyền hoặc xuồng, có khi đánh nhau ra trò, cãi nhau, hoặc ca hát, yêu thương nhau; có người bị sóng xô ngã xuống lại đứng lên, có người đứng lên lại ngã xuống, đau-ấy là bài học phải trả, phải học. Càng thích leo lên ngồi trên nóc thuyền, hay ăn nhiều, thì càng học nhiều.
Trên thuyền, hay trên xuồng, thì luôn luôn có người thích leo lên ngồi trên cao. Ai cũng vừa đi vừa học. Ngồi trên cao có ích, hoặc không có ích, là do người ngồi, chứ không phải do chỗ ngồi. Ngồi chỗ nào cũng học được.
Học đến khi nào? Đến bờ. Học bao lâu?
Thời gian có lẽ còn rất lâu, khi không còn non người trên trái đất, thì con người mới hết phải học như thế.
Có người học xong ngay khi trên thuyền, chứ chưa cần đến xuồng, đến bờ khi ở ngay bên cạnh người khác, mà người khác không biết.
Gọi là đắc Đạo.
Có người Đắc đạo rồi tưởng là chưa đắc, có người chưa đắc lại nói mình đắc. Có người tham đến bờ nhanh, có người bình thản đi, đến được đâu thì đến. Có người nhịn ăn để đi, có người nhịn đi để ăn.
Đến bờ thì chuyển sang học thứ khác ngoài thuyền.
Có người kính Thượng đế, mà chẳng hiểu gì về Ngài, hoặc không tin Ngài có thật.
Có người lại bảo Ngài là ông vua bé.
Có người bảo Ta là cao nhất, không có Thượng đế, không linh hồn…
Có người đi trên thuyền nhiều lần mà nói không có đầu thai, luân hồi…
Họ nhận thấy Thượng đế có khuôn mặt, tính cách, màu sắc khác nhau, rồi tự đặt tên cho Ngài khác nhau.
Thượng đế từ bi tuyệt đối và mỉm cười tuyệt đối!
Người bảo: Ta là các con, các con trong tay ta, bơi trong bàn tay Ta.
Ta sáng tạo ra các con và cái thuyền này, tất nhiên là mọi cái xuồng…
Không tin, cứ đến bờ sẽ hiểu.
Người đi trên thuyền, đã là thần thánh, tiên phật, quỉ ma.
Có xuồng đi được dài, có xuồng đi được ngắn.
Có người không đi trên cái xuồng nào, họ bảo là không tôn giáo-nhưng họ cũng đang đi trong và theo Đạo-Định luật Tự nhiên, chứ có nằm ngoài vòng ấy đâu.
Trong Đạo có Đời. Thượng đế là Tất cả.
Ai hiểu được Đạo?
Làm thế nào mà tất cả mọi người trên cái thuyền Đời ấy đều hiểu đúng về Thượng đế và mình, vứt tất cả các xuồng kia đi, rồi cùng chèo một lượt, có ăn, có yêu, có sinh đẻ, có cùng tiếng Hát: Ta là Thượng đế, mọi người cùng một Hướng, biến Thuyền thành giống như bờ, rồi cứ đi tiếp.
sẽ đi nhanh hơn, chở được nhiều hơn?
Đó là Thời đại Thánh Đức. Đó là Thiên Đạo. Tại sao chúng ta xưng Thiên Đạo, Ta nói không là tôn giáo là như vậy! Thiên Đạo cao hơn mọi tôn giáo đã có, vì nó là cả Đạo và
 Chính pháp là xây Đời. Rất dễ hiểu phải không những người con yêu của Thượng đế?”
·      103-Loạn tâm tất loạn khí; khí loạn tâm càng loạn. Tâm dừng thì mọi sự dừng, tâm động mọi sự động. Khi luyện Huyền công, xuất hiện nhiều ảo ảnh, phải coi đó là ma mị, ma tâm mà ra-không thật. Đến khi xuất hồn lên cao, quán chiếu thất tất cả, thấy cái mình muốn thấy, đó mới là thực.
·      104-Khi xuất hiện ý nghĩ xấu, thì tất nhiên có hình tư tưởng xấu. Người có trình độ cao và hiểu được Luật Nhân quả, phải tìm cách phá hình tư tưởng, dẹp ngay tư tưởng xấu đó đi, vì chúng sẽ làm xuất hiện nghiệp báo-luân hồi về sau. Phải biết cách cân bằng nghiệp bằng tình yêu vô hạn với chúng sinh, kẻ thù mình, ban rải tình thương cho họ, giúp họ nhận thức giác ngộ và tiến hóa-đó là cân bằng nghiệp của mình. Mình lấy lại những thứ mình đánh mất bằng tình thương đó. Sau đó phải cân bằng tâm-khí-nghiệp-tịnh không-thiện ác cân bằng=không nơi tâm, đan điền, rồi thoát bay lên tĩnh lặng Vũ trụ-đi xuyên lên thật cao-chứng đắc giác ngộ định luật Vũ trụ nơi Trung Phương. Là thoát Luân hồi, là thành Phật vậy! Đó là Niết bàn trên cao.
·      105-Tịnh tâm thì nghiệp tịnh. Chúng ta xây đời thì tâm không tịnh lặng mà tâm tịnh thiện. Tịnh thiện, sinh nghiệp thiện, nghiệp thiện sinh công quả; công quả cùng tu luyện Huyền pháp để tự tiến hóa, chứng ngộ, đấy là siêu thoát, hồi về Thiên giới.
·      106-Chúng ta hình dung thế nào về kiếp nghiệp quả, luân hồi. Trong kinh đã lý luận kỹ. Ở đây Ta lấy ví dụ thế này: Cha-Thiên giới là quê hương, nhà. Cha chiết linh ra, cho chúng ta đi đầu thai, học hỏi, tiến hóa để trở về. Vậy luân hồi là quãng đường phải đi. Tôn giáo, các pháp là phương tiện để chúng ta đi. Khi đi, thì tạo nghiệp, sinh ra quả, trả quả thông qua và ở trong luân hồi các kiếp, vừa đi vừa học. Nhân quả là học phí phải trả trên đường. Đến khi nào học mãn, thấy chán Luân hồi, trong đó có đau khổ, đắng cay, hạnh phúc, danh lợi, mọi mưu toan, thấy cần tịnh lặng, nhồi đức, tiến trí để thoát cái đường luân hồi này, là biết về Chân lý. Tu luyện để thấy rõ toàn bộ cái diễn tiến ấy cùng Định luật Vũ trụ-ấy là Giác ngộ. Giác ngộ rồi, giữ được cái chế định nhận thức và giữ được mình trong Đời-ấy là Đĩnh ngộ. Mãn trần, vẫn giữ được Đĩnh ngộ ấy là Đắc vị Đắc đạo, về Cha-tức về nhà. Về nhà rồi, thì làm gì? Phải đi học hỏi tiến hóa tiếp, có khi trở lại Hạ giới trong cơ thể vô hình để độ nhân, độ hạ thế-ấy là Thần thánh tiên phật. Muốn đầu thai cúu thế, thì phải làm người. Làm người mà lại ô nhiễm, lại đọa Luân hồi; không ô nhiễm thì đắc vị hồi Cựu vị!
Vậy người đời, đến khi nào sợ đau khổ, sợ chiến tranh, thối nát, thì gọi là biết sợ luân hồi. Khi sợ biết sợ luân hồi, thì bắt đầu biết sợ tạo nghiệp xấu; biết sợ nghiệp xấu, thì bắt đầu sợ cả ý xấu, hành động xấu, lời nói xấu. Biết sợ như vậy, thì chưa đủ, phải biết thương thân, thương thân rồi thì biết tha nhân-tức thương người, sống vì người khác. Khi bước vào tu luyện thấy được Chân lý thì mong muốn lập bồi công đức, cứu thế xây đời, biết thương Cha Mẹ Trời. Nếu không thương Cha Mẹ Trời, thì chưa thể nói là biết Định luật, Giác ngộ. Rồi tìm Thượng đế ở đâu? Ngay tại mình-linh hồn. Khi linh hồn mình hòa nhịp như Thượng đế, giống Thượng đế, thì mình thấy được Thượng đế, mình là Thượng đế. Ấy là phép Thông linh-trực thông Thượng đế. Khi đã trực thông rồi, thì mãn trần sẽ về ngay Thiên Thượng-hòa cùng Thượng đế-tức là thoát luân hồi vậy!
Chân Thiện Mỹ là Đạo Hằng của Cha. Thời Thánh Đức, muốn có Chân Thiện Mỹ hoàn toàn, cho cả con người, xã hội, muôn vật, thì không có con đường nào khác là Đại Đồng-Đại Thiện-Đại Mỹ-Đại Linh.
·      107-Quá trình tu luyện là quá trình giác ngộ dần. Khi giác ngộ, thì cần biết cân bằng nghiệp-tức là không tạo ra nghiệp xấu nữa, tìm mọi cách để trả nghiệp xấu của kiếp này, kiếp trước, bằng cách nào: Thương yêu vô lượng chúng sinh, thương yêu vô điều kiện chúng sinh, lấy đức báo oán, phá mê muội vô minh, chấp ngã, ngã mạn, tạo phúc nhồi đức luôn luôn; hóa giải cái xấu, cứu vớt chúng sinh bằng sự phổ giáo, giác ngộ, tu luyện, siêu thoát giáo hóa vong nhân, ăn chay để xóa nghiệp sát sinh và sinh lòng từ bi với chúng sinh…Chưa hết, phải biết đấu tranh với cái xấu để cải tạo nó. Chấp với nó để cải thiện nó, chứ không hành nó để nó đọa thêm…ấy là phép của người giác ngộ Thiên Đạo.
·      108-Ta có một kinh nghiệm: Bay lên cao và tịnh tâm quan sát trần giới, trái đất, bằng một tình yêu vô bờ và lặng lẽ chiêm nghiệm, không hề phân biệt bất cứ điều gì, trong một sự quán xuyến toàn vẹn và yêu thương, cảm thông toàn vẹn. Ta coi mọi sự với Ta, hay đời sống nói chung là như nhìn một cái chợ=tức là chợ đời. Trong chợ ấy, ai cũng hoạt động, mưu cầu, họ có lý của họ và ta đừng làm họ xấu đi, thay vì làm họ tốt lên. Tôn trọng mọi trạng thái đang tiến hóa của họ. Dù đứng im cũng là đang quay trong vòng quay tạo hóa. Hoặc có kẻ vu váo, nói xấu hay chửi ta, thì ta coi mình đã tiến hóa cao, ở trên cao rồi, chấp chi kẻ ở dưới, còn đang lạc hậu tiến hóa chậm so với ta hàng vạn năm. Đạt được trạng thái này, thì tức là ta phá bỏ mê chấp, ngã mạn, sân hận si mê thông thường…
Vậy ta hơn họ những gì: Đó là ta thoát ra khỏi sự vô minh, hỗn loạn, chen lấn, hỗn hào…của đời vậy. Nhưng ta không bỏ nó, ta không khinh, hay sợ nó. Mà ta dùng gậy trí năng, Cao Minh của Cha mà chọc vào nơi đen, phá nơi bẩn và làm cho ánh sáng chan hòa hơn…ấy là ta hành Đạo! Các người sau này cũng nên như vậy.
·      109-Nhập niệm Thiên Phù vào người mình là ý nghĩa gì? Ai tu luyện Thiên Pháp chắc cũng biết Thiên Phù tượng trưng cho Thượng đế, và cũng là bản nguyên của mình. Vậy nhập niệm Thiên Phù trước là để tạo hình tướng hợp nhất thân thể bên ngoài với Vũ trụ, trong thì là Thông linh linh hồn với Thượng đế. Cả xác thể-thân tâm hợp nhất-tức là phép điểm đạo hòa nhập vào Thượng đế, mình là Thượng đế, mình trong Thượng đế, Thượng đế trong mình.
·      110-Khi xuất hồn lên cao, thì tìm hiểu bản thân mình trước, rồi đến trái đất, thiên hà, các thiên hà, Vũ trụ, Đại Vũ trụ. Tìm hiểu xác thể trước, rồi đi tìm hiểu các cấp đẳng linh hồn.
·      111-Giác ngộ-thậm chí đắc Niết bàn Giải thoát rồi thì làm gì? Giác ngộ-mới chỉ là một bước thấp trong tiến hóa-tức là cùng lắm là về lại nhà. Còn phải tu luyện tiếp, để thành Đại giác ngộ-thành Thượng đế của một bầu Hành tinh, hay Thái Dương hệ, Thiên hà, hay đi tạo dựng các hành tinh, Thiên hà, Vũ trụ-ấy là thành Đấng Toàn năng mới-trong Đấng Đại toàn năng. Việc của Thiên Đạo tại trần này, là giúp cho dân Thánh Đức Giác ngộ hoàn toàn và trở về Thượng giới. Trên các cấp cảnh cao hơn, còn những thứ qui luật khác, luật tục học hỏi khác, tức là cấp Thiên Đạo cao hơn, mà Ta không dạy các vị ở thời này. Việc đó thuộc về ngươn tiến hóa khác của loài người, trong một tương lai khác, khi các vị đã thành thần tiên trong cõi vô hình…
·      112-Luôn luôn nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng trong biểu hiện nhiều chiều, nhiều hướng, nhiều góc độ; ở trong nó và ở ngoài nó, đặt địa vị ở trên, dưới, trong ngoài nó mà đánh giá, thì mới hiểu biết được hết, mới không đánh giá sai lầm, phiến diện, một chiều. Phải đặt nó trong trạng thái quá khứ, hiện tại, vị lai, trong hoàn cảnh cụ thế, bối cảnh chung-riêng, hữu hạn, dài hạn, trong hạn thể và toàn thể, thì mới không mê muội, vô minh, duy ý chí, nóng vội. Phải nhìn được cả hữu vi và vô vi-tức hữu hình và vô hình, cả xác thể và tâm linh-thì chúng ta mới đánh giá được tốt xấu hay dở. Thấu được túc mạng thông là thấu được số phận mọi sự. Chân lý là cụ thể, bất biến. Sự thật là một, không thể có hai sự thật. Cho nên, còn mê muội, thì còn sai lầm. Chớ sợ mê muội sai lầm, vì chúng ta đang tiến hóa học hỏi; nhưng phải dũng cảm nhận và sửa sai, dũng cảm thành thực sám hối, thì mọi sự mới sáng ra, tiến bộ, nếu không sẽ thành phản động, lạc hậu-tất đọa vào đường ác và ghánh nghiệp xấu.
·      113-Tu tâm là gì? Là tu linh hồn mình. Linh hồn là chủ mình. Tu linh hồn, cái chính biểu hiện của nó là tu tư tưởng-nhận thức-tức là tu tâm. Tư tưởng nhận thức quyết định nghiệp quả, hành vi hành động, quyết định Vũ trụ. Thượng đế là linh hồn Vũ trụ. Khi biết rằng, một ý nghĩ của chúng ta có thể làm rung động Vũ trụ, thì sẽ biết giác ngộ mà hành tâm thiện! Khi nhìn thấy hình tư tưởng, thì biết sợ ý nghĩ xấu, thể vía xấu; khi biết sợ thể vía xấu, cũng là biết sợ nghiệp xấu. Ta có nhiều lúc bay lên phá hình tư tưởng xấu của mình, Ta đã từng đi thu hồi các hình tư tưởng xấu của mình, phá tan bầu tư tưởng khối trọc khí-tưởng khí xấu của loài người trên bề mặt trái đất để tạo quả lành cho trái đất, bớt nghiệp lực cho chúng sinh. Đến khi hành đạo đến cấp này, các vị thấy và hiểu được Định luật và Chân Lý, và có thể hiểu được Đạo pháp hơn, hiểu thầy hơn! Rồi phải luôn luôn tạo ra hình tư tưởng tốt-tức ý nghĩ tốt-ấy là biết Đạo.

NHỮNG KẺ CHỐNG ĐỐI SỰ HỢP NHẤT NHÂN LOẠI

Thiên hà này của chúng ta đã rối reng từ lâu, vì có sự tranh dành ảnh hưởng, đấu đá chiếm dụng các hành tinh, các cụm sao, nên đã có cuộc chiến Thiên hà 1-2 và vừa qua là 3, gây đau thương tang tóc, cũng là làm cho trái đất này bị các thực thể đen tối xâm nhập, chiếm dụng, xâm lược, gây ra bao cảnh nồi da nấu thịt, không những làm cho loài người đau khổ không siêu thoát được, mà các linh hồn đầu thai ở đây cũng không thoát luân hồi hay nâng cao tiến hoá được.
Nhưng nay đã khác: Tất cả các thực thể người ngoài hành tinh đen tối, các sao tiến hoá kém…đã phải ra đi, cùng các hệ thống chính trị xã hội cũ sẽ bị sửa đổi cho kịp và hợp với tiến hoá mới của trái đất-về rung động mật độ cảnh giới mới của trái đất và tiến hoá của các linh hồn tương ứng. Đồng thời Hội đồng Ngân Hà kiên quyết thay ngôi đổi chủ quản trị trái đất; đồng thời trái đất cùng các hành tinh khác phải đi vào một cung bình an, xác lập thời đại mới hoà bình trong toàn cõi Ngân hà và Hệ Mặt trời. Nên, thời lắm mối rối reng sẽ hết. Thời tự do vô lối sẽ hết. Tất cả phải đi vào một riềng mối thống nhất toàn vẹn. Thống nhất trước hết về các thể thức tiến hoá tâm linh, trong đó biểu hiện của nó là phương pháp tiến hoá tâm linh và khoa học tâm linh thực sự dẫn đường cho Nhân loại Mới tiến vào Vũ trụ. Muốn vậy, phải thống nhất tôn giáo, ít nhất là thống nhất hiểu biết về Chân Lý-tức Định Lý Vũ trụ muôn đời. Bạn không thể tiến hoá cao lên trong Vũ trụ, nếu bạn không công nhận có một Thượng đế vào thời đại này. Bạn cũng không thể có quyền tạo lập một tôn giáo mới, dù rằng rất sáng tạo, oai đức, thành thật đến trong sáng, có đạo cao đức trọng…Nếu như bạn không được phép của Hội đồng Ngân Hà ở thể thức Vô Vi, và cả thể thức thực thể Hữu Vi-tức xã hội loài người. Tại sao? Thời kỳ tự do vô chính phủ Ngân Hà đã hết! Bạn sẽ học bài học rằng: Tự do tuyệt đối là tự do trong khuôn khổ, tức là bạn phải tôn trọng Phép Luật. Nếu không bạn sẽ là không tự do, mặc dù bạn đánh đồng sự tự do rằng tự ám thị mình có quyền muốn làm gì thì làm, muốn sáng tạo cái gì tuỳ ý, muốn trải nghiệm điều gì cũng được…Nên bạn có tôn thờ ông Thượng đế của riêng bạn cũng tốt, miễn là tưởng rằng ông ấy yêu bạn, khi bạn kính tôn ông ấy, còn những ông thượng đế nhỏ hơn chính là đồng loại của các bạn, thì bạn coi họ như giẻ rách, vì bạn sẵn sàng đánh đấm họ, gây chiến tranh, tranh dành tôn giáo, dân tộc, giết hại, hoặc xâm lược, nhẹ hơn là đấu đá, tranh dành quyền với họ. Rằng bạn cực kỳ cao thượng và trong sáng, thậm chí thánh thiện, ăn chay, gõ mõ, tụng kinh, hoặc đứng trước hàng vạn, thậm chí hàng tỷ giáo hữu của bạn, nhưng bạn chả hiểu bạn là ai, bạn đang làm gì để có một thế giới thống nhất và an lạc theo ý của Thượng đế…Tất nhiên, bạn chưa có thần thông, để biết bạn là ai, từ đâu đầu thai xuống, bạn là chính ngôi chính bóng, tức có sứ lệnh của Thiên đình, nên có thể kéo sau lưng bạn là một đám vong hồn chưa siêu thoát, chúng sung sướng kéo lê bạn trong ám ảnh và tư tưởng quyền năng vô lý đến mức bạn tưởng mình là Thượng đế đến nơi, hoặc bạn sẽ là một giáo chủ rất to lớn…Và thậm chí, nếu bạn có thần thông, ảo ảnh vẫn đeo bám bạn, nên bạn cứ tưởng bạn rất tài giỏi, cao hơn tất cả các thầy bà khác, giáo chủ khác, bạn tự coi bạn là Duy Nhất cao nhất ở Thế giới này…đó là ảo giác của những linh hồn kém tiến hoá. Còn nếu bạn là một linh hồn cao cấp, xuống trần gian kỳ này làm việc cho Thiên đình, thì mỗi một cá thể linh hồn cao cấp khác có thần thông sẽ biết bạn là ai, làm gì, và có sứ mệnh gì; và họ đã tài lại giỏi, đức có thể chưa cao quý bằng bạn-chưa nói đến chuyện các linh hồn lâm phàm cố tình hoặc bị đày đoạ vào những số phận đen đúa hơn bạn-nhưng họ có sứ lệnh, nhiệm vụ-giống như tình báo nằm vùng ở trần gian. Họ khác bạn. Và đến lúc họ tuân phép Thiên đình làm việc, thì họ đúng ngôi vị của mình. Nên, trong Thánh Giáo 1935 của Cao đài Giáo, Đức Thượng đế đã dạy rõ điều này.
Tất nhiên, Ta nhắc nhở các con Ta: Thời này trở đi, thời tao loạn sẽ hết. Cái chợ trái đất này sẽ không chứa tiếp những linh hồn bất trị xuống đây. Sẽ là không còn sự chống láo tuỳ tiện, đối với các vị Minh Sư có sắc lệnh Thiên đình hợp luật, có dấu ấn Thiên khai và có thần thông hợp luật. Con người mới thời mới, sẽ khai thị trên tầm Vũ trụ và họ phải biết làm gì để tiến vào Vũ trụ, dưới tình thương vĩ đại của Thượng đế, tình thương vô điều kiện trong riềng mối chân chính. Một riềng mối thống nhất không phân chia toàn Nhân loại. Tức là một sự hợp nhất được Thượng đế quyết định về hợp nhất tâm linh-tôn giáo-xã hội, mà bất cứ ngôi vị thèm muốn quyền năng nào đều trá hình thể hiện, cố gắng chống Ta cho đến khi linh hồn đó chảy thành bệt nước nơi tay Ta…
Rồi đây các con xem, những linh hồn đó, áo cao mũ dài, đức cao vọng trọng, nhưng không có chữ Tâm-đều sẽ thành bọt nước nếu như chúng không hiểu điều Ta nói. Cho dù chúng là bất cứ ai, lãnh đạo tôn giáo nào, hay tổng thống thủ tướng nào, cho đến các thày bà đạo sư đạo sỹ, các giáo chủ hồn nhiên diễn kịch bản tự do. Vì cái Tâm ấy là cái tầm cao Nhân loại khi trái tim thực sự thương yêu con người. Khi thương yêu nhân loại, thì chọn đường tốt nhất cho nhân loại đi; khi thấy kẻ tốt, đường tốt, cách tốt hơn thì lựa đường cho kẻ hiền tiến trước. Khi thấy mình kém tài hơn, thì thể hiện bằng cách chớ đấu đá tranh dành với người cao hơn mình. Khi thấy tôn giáo mình không đưa được ai đến trung cung Vũ trụ, thì nhường lối cho kẻ khác để đón các linh hồn về đến chỗ Thượng đế đợi…
Đấy mới là đức cao vọng trọng, cao quí.
Ta thì không cần các con phải tôn sùng vội, hay là khen ngợi, ca ngợi…mà các con hãy tiến hoá, học hỏi cho đến xứng đáng ngang tầm một vị Thượng đế, tức Thượng đế tự tính, Chúa Tự thân, rồi mới ca ngợi Ta sau. Nếu các con có chửi bới Ta, nhưng lại nghe theo Ta hợp nhất nhân loại, thì như Ta nói, Ta nguyện làm chiếc giẻ lau chân cho các con để các con tiến lên thành Đại Đồng, Thượng đế.
Thời Ta nắm chủ quyền, chớ ai nói bẩn hay sạch, đen hay sáng, quỉ hay ma, tà hay chính; mà hãy nói và xem đó có ích hay không, có được việc hay không, có theo ý Ta hay không. Dù đen đúa như phân gio đất cát, vẫn dùng bón cây Thánh Đức, còn hơn ngọc ngà cao quí, chỉ để bêu chơi. Ấy là các các thần thánh phát nguyện xuống trần, hy sinh rung động, chủ động nhập trọc, để đội đất cát, lội bùn lầy, để có mùa vụ bội thu-mới lập nên công quả. Cho nên đứa nào đứng trên bờ sạch sẽ, vỗ tay kỳ này, thì không có tý nào quả công cả!
Nên, chớ thấy bẩn, hôi, đen mà đã chửi bới, khinh phù vội!
Lại có những kẻ cũng nguyện hy sinh, nhưng rồi tha thiết đấu đá nhau, để tranh đệ tử, phát triển huyễn vọng ngu muội, mà chúng chưa biết lời Ta nói là sự thật, để chúng cứ cho mình là chính, trong khi chân chúng chưa chính ở chỗ nào, đừng nói chuyện tự do, trái đất to lớn, loài người rộng rãi quá, muốn làm gì thì làm, mặc sức tiến hành sự nghiệp cá nhân kỳ này, phớt lờ Thiên Ý, mặc xác Thượng đế có hay không, cứ đẻ ra thuyết nọ kia, đạo này, môn phái nọ, rồi Thiên Chúa đối đầu Do Thái Giáo, Hồi Giáo đánh Thiên Chúa, chính thống đá bàng thống…rồi tiếp tục có đến nay 22.000 pháp môn tôn giáo khác nhau, động một tý là đấu đá, rồi hết loạn nước, đến loạn thế gian, cũng vì cái rốn bụng chúng muốn xé xác nhân loại ra.
Rồi sau chúng cũng biết Ta nói là sự thật, chúng sẽ gặp Thượng đế thực sự-khi Ta ném chúng vào Thượng đế-tức ném thẳng chúng vào Trung Phương cung mặt trời vĩ đại Vũ trụ-khi mà chúng chưa tâm tu xác luyện, thể vía và linh hồn rung động nặng nề, đen đúa, thì khi Ta ném chúng vào chỗ chúng thường sung sướng ca ngợi, thì chúng sẽ bị đốt cháy, quằn quại, đau đớn, bị xé lẻ ra, tán rã thành các hạt hạ nguyên tử, cháy tan ra…y như một ngôi sao bị ném vào lỗ đen, khi chúng chưa kịp thành sao quak, sao netron…Đó mới là Chân Lý Tối cao! Chúng sẽ kinh sợ đến thế nào, khi Ta cưỡng chúng gặp Thượng đế!  Lúc đó, hỏi thử đứa nào muốn làm tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng mà tham lậu, muốn chiến tranh, đấu đá, khinh thị tâm linh, hay làm giáo chủ, chưởng môn loè bịp về Thượng đế nữa không…
Khi chúng nhìn thấy Ta thực sự, cao lớn vĩ đại bao trùm Vũ trụ, hợp nhất cùng Thượng đế, năng lượng kinh dị phi thường, có thể bóp nát một ngôi sao, hay tạo ra vô số linh hồn…Lúc đó xem đứa nào muốn giết xác trần của Ta hay muốn tranh ngôi vị của Ta nữa hay không.
Vậy, phải nghe Ta nói, xem Ta hành phép luật, rồi học cách Ta dạy, các con sẽ được toại ý phi thường….

TỰ DO TIẾN HÓA VÀ TỰ HỌC NHỮNG BÀI HỌC TIẾN HÓA

Mỗi linh hồn là một thực thể tồn tại riêng biệt, hết sức riêng biệt-để cuối cùng thì các Cung trường Thần lực, cho đến các hành tinh là hết sức riêng biệt, thậm chí có rập khuôn hoa hoa giống, thì cũng có những đặc tính riêng! Đây là luật tiến hóa, đồng thời cũng là kết quả của tự do trong Vũ trụ, kết quả của những trải nghiệm không ngừng có tính riêng biệt của các linh hồn.
Về mặt phẩm chất, cuối cùng thì dù khốn nạn, bẩn đểu, gian ác, đến đen tối thế nào, thì các linh hồn cũng sẽ học-tự học và tự trả giá đến mức run sợ trước chính cái khốn nạn, bẩn đểu, gian ác, đen tối của chính chúng nó, để nó tiến hóa lên cao-tức sợ xấu ác, mà tiến lên thành sáng. Có một kinh nghiệm, là không thể bắt chúng nó phải học, bắt chúng nó phải làm thế này, làm thế kia, dù cái đó ngay lập tức hoặc lâu dài đem lại điều tốt đẹp, thậm chí rạng rỡ cho chúng nó. Nếu bắt chúng nó học ngay các bài học tốt đẹp đó, có thể phản cảm, phản ứng ngay, thậm chí gây ra đổ vỡ, chống đối đến điên cuồng….Lên Luật của Thượng đế mới có cái Luật Luân hồi, Luật Tự do Ý chí-để chúng tiến từ lớp 1 lên đại học, đứa học dốt, xấu bị đúp, cứ như thế đến khi chúng nó sợ chính chúng nó về sự ngu dốt, khốn nạn, xấu xa thì chúng mới thúc chính lương tâm, trí tuệ, linh hồn chúng tiến lên. Với Thượng đế, thì mọi linh hồn đều đáng yêu, mọi bài học đều là cần thiết cho tiến hóa. Trong bài Thiện và Ác, Ta đã phân tích rõ điều này. Thời Phật, Chúa Chist, rồi nhiều giáo chủ, đạo sư khác, đều đã bầm dập vì chúng; đơn giản là: THIÊN TÀI LÀ NHỮNG GÌ CHÚNG NÓ KHÔNG CHỊU NỔI!
Bởi lòng ghen ghét tài năng, ghen ghét cả đạo đức, thậm chí công lao cứu nhân độ thế hơn chúng nó. Chưa nói chi đến các giá trị xã hội mà ngược lại với lòng ích kỷ của chúng. Vì các Giáo chủ chân chính đều phổ giáo một tư tưởng bình đẳng và yêu thương con người, vì yêu thương con người mới tha thiết mong ước một thế giới hòa bình, nhân loại bình đẳng, công bình. Nhưng tất cả những tha thiết đó đều bị chúng nó-những linh hồn đen tối chống lại, vì trước hết là ảnh hưởng đến quyền lợi chúng nó, sau nữa là lòng thù hận sự lành thiện. Về tiến hóa, chúng là các linh hồn đen tối kém tiến hóa, dù có khoác áo và các khuôn mặt sáng sủa, ngồi những vị trí xã hội hay diễn các bài kịch bản cao quý. Điểm chung là chúng không có thực sự yêu thương con người! Vì đơn giản, nếu yêu thương con người thì chúng sẽ sống khác, sống vì người khác, bất kể số phận thế nào. Về các Cung trường, chúng phụ thuộc các thần lực đen tối, các sao đen tối trong cung tiến hóa Vũ trụ. Vì qui luật Vũ trụ là như thế!
Với các hành giả Thiên Pháp, truy cầu học hỏi tiến hóa theo Thiên Đạo và Ta, thì hãy hết sức thương yêu chúng, tha thứ. Vì chúng ta hiểu được Nguyên lý Vũ trụ vốn dĩ là như thế. Nhưng hết sức cảnh giác với chúng. Ta vốn dĩ có cả Thiện và Ác. Nhưng trong thời đại ánh sáng, Ta hóa đi lên, lên độ cho sáng kéo sáng, cũng là độ cho tối, cho cái tối đi lên. Nếu không có cái tối, thì Ta chẳng xuống đây làm gì. Cho nên các con theo Ta mà căm thù cái tối, khinh bỉ cái tối là sai lầm nghiêm trọng. Nhưng các con đã là đạo sư Tối Thượng, thì ngoài việc thương yêu, các con phải là thương yêu cả trong sự hành phạt, để dọa, để dạy, để rèn các học trò, giống như trò dốt, con hư, để các chúng sinh tiến hóa lên. Nếu như không rèn, dạy, rồi hành phạt, tất bỏ buông Chính Pháp đã đành, mà chúng sinh nheo nhóc trong đen tối. Đành rằng các bài học của Thượng đế cho chúng là tự do tiến hóa và tự do ý chí chọn lựa con đường trải nghiệm, nhưng các con phải nhớ, rằng thời Ta quản trị, thì có PHÉP LUẬT NGHIÊM MINH. CÁC LINH HỒN KÉM TIẾN HÓA KHÔNG ĐƯỢC ĐẦU THAI TRỞ LẠI TRÁI ĐẤT NỮA. NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH TIÊU CỰC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TRỞ LẠI. CÁC LINH HỒN BẤT TRỊ ĐỀU PHẢI GIÁO HÓA CƯỠNG BỨC.
Ta tha thứ, hồn nhiên tha thứ, giản dị tha thứ, đơn giản hóa tất cả để tha thứ, quên đi để tha thứ, nâng đỡ để tha thứ, đau xót để tha thứ. Nhưng về lâu dài, các chế định của Thiên đình ban xuống, Thiên Hội ban xuống, phải được thực thi nghiêm chỉnh: Bằng Luật Vô hình mới, Ta xoay càn khôn theo cách Ta muốn để lọc lựa tất cả. Bằng Pháp chế Hoàn cầu Mới trong Luật Thánh Đức, bằng các phép lệnh để giáo hóa các đệ tử tiến lên. Ta nhắc lại, Ta ở trần gian này không lâu-tức như mọi người bình thường. Nhưng khi Ta đã về Trời, thì tiếp tục các chế định được thực hiện ở mọi khung không thời gian của trái đất, thông qua các đệ tử, các Hội đồng Ngân Hà, Thiên Hội, Thánh Đức Hội…
Tự do tiến hóa là một phạm trù nằm trong Luật Vũ trụ, vì nó phụ thuộc vào cung trường xoay chuyển của Nguyên năng Vũ trụ và thuộc về chuyển đổi mật độ tiến hóa của trái đất, xác thể con người…Nên, xét cho cùng, theo Luật Đồng Thanh Tương ứng, thì cái gì hợp với cái nào, thì nó tồn tại trong cái đó. Nên, sắp tới đây, sự rũ sạch các mức năng lượng đen tối, các lực lượng đen tối là đương nhiên. Và trong thời đại của Ta, tự do tiến hóa là tiến hóa tự do trong Cung Trường Thiên Đạo, đã nói rồi, giống như con cá chỉ có thể tự do vô cùng tuyệt đối trong biển vĩ đại, nhưng nó chỉ cần chống qui luật của chính nó là nó nhảy lên bờ, nó sẽ chết. Nói điều này, tức là Ta cũng cảnh báo bất cứ linh hồn nào dưới Ta, dưới Cha Ta, dưới các Đại Tổng Thiên Thần rằng, nếu chống Thiên Đạo trong cuộc hợp nhất Thiên hà, hay trái đất, Nhân loại, đều là cách mà linh hồn đó chọn lựa ở mức xấu nhất có thể xảy ra cho sự tồn tại của nó.
Trong Thánh Giáo 1935, Thượng đế dạy đạo Cao Đài, cũng nói cảnh báo về chuyện các vị có Sắc lệnh Thiên đình, đắc phép Huyền hư làm việc Thiên ban, mà vô tình các con phạm nhầm vào, mạo báng, hãm hại, hoặc vì kiêu ngạo, vô minh, phán xét tùy tiện, thì sau khó tránh bị trừng phạt.
Nay Ta cảnh báo một lần nữa để các con và các kẻ ngoại đạo nhớ điều đó.
Về tự do tiến hóa, rồi các con xem thời chợ hỗn loạn của trái đất  sẽ hết dần, để dành cho một Nhân loại tiến hóa, bình an, yêu thương và tôn trọng nhau. Mọi sự ích kỷ phi lý sẽ hết, chỉ còn là sự lành thiện và chân thành với nhau. Và cả trên toàn cõi Ngân hà này. Các thực thể đen tối, họ sẽ học tiếp các bài học nếu có để trở về cõi sáng. Đó là họ sẽ đầu thai ở các hành tinh khác để học, nhưng ngay tại trái đất này, họ sẽ vỡ ra các bài học quan trọng khi khư khư bảo thủ hoặc ôm lấy các định kiến sai lầm, cố thủ trong sự vỡ mộng sẽ đến.
CON ĐƯỜNG TIẾN LÊN ĐẠI ĐỒNG NHÂN LOẠI THUỘC VỀ NGẪU LỰC TẤT YẾU KHÔNG CƯỠNG LẠI ĐƯỢC CỦA NHÂN LOẠI.
VÀ TA CÙNG HÓA CỦA THIÊN ĐÌNH TRÊN CAO XUỐNG CÕI NÀY LÀ QUẢN TRỊ TOÀN TRỊ NHÂN LOẠI.
Nhắc lại cái quan trọng như đã nói với một kiếp là cuối cùng thì khi bỏ xác, linh hồn chúng ta to hay nhỏ, sáng hay tối mà thôi. Nên, sự trải nghiệm là cần thiết, nhưng hãy vì đường đi lên ánh sáng, cho dù đôi khi cuộc sống đời sống của cá nhân có khi xô đẩy vào những điều, những trải nghiệm không tốt-nhưng cái quan trọng là TÂM. Nên, bóc tách tất cả, linh hồn chúng ta chỉ còn cái TÂM mà thôi.
Đó là cái TÂM VỚI ĐỜI, VỚI NGƯỜI, VỚI TRÁI ĐẤT, VỚI THƯỢNG ĐẾ, VỚI SỰ THƯƠNG NHÂN LOẠI, THƯƠNG CHÍNH MÌNH.
Thương chính mình là lúc mà không phải là sự ích kỷ mong chiếm lĩnh vơ vào được nhiều cho mình nữa, mà là thương cái linh hồn tù tội trong thân xác của mình, nó bị tù hãm trong các vòng luẩn quẩn đen tối đó mà chưa bước ra được ánh sáng cao rọi như các linh hồn khác. Lúc đó bài học về tự do tiến hóa mới thúc đẩy chính linh hồn đó tiến lên, sau khi đã sợ chính các bài học đen tối cũ.
Tự do tiến hóa chỉ có thể là tự do tuyệt đối trong khuôn khổ Phép Luật Mới thời Ta quản trị.