BÀI 6-THU-XẢ KHÍ QUA CÁC SAO, CHÂN, TAY
Sau khi đã khai sao, luyện cách lấy khí qua các sao:
Khí dương qua các sao lưng, khí âm qua các sao bụng.
Chú ý: Không tham nén khí tại các sao-trừ sao 3. Cấp
này cấm dùng sao 6-nguy hiểm-Xả khí qua các sao, thông khí các trung
tâm-tẩy khí độc ra ngoài-Xả khí-Thu khí qua Dũng tuyền và Lao cung.
BÀI 7-HAI VÒNG TIỂU NĂNG VÀ ĐẠI NĂNG
Tập thu Tiểu khí vòng 1 và vòng 2
1-Ngồi theo hướng: Nếu tập
vào giờ:
Tý-11-1h đêm......... mặt quay
hướng Bắc.
Ngọ-11-1h chiều:.........Nam.
Mão-5-7h sáng:...........Đông.
Dậu-5-7h tối:...............Tây.
-Nếu nằm cũng được:
Đầu kê cao vừa phải, hai tay đặt trên ngực, xỏ vào nhau, hai đầu ngón cái chạm
nhau, hai chân song song, duỗi thẳn
Tư thế ngồi xếp bằng
tự nhiên, hoặc nằm như tập thở, thiền. Ngồi thẳng lưng, không ưỡn, không vẹo,
không cố cứng người, xương sống dù nằm hay ngồi phải thẳng. Đầu lưỡi chạm vòm
nướu răng trên, hai mắt nhắm.
2-Bái niệm.
3-Chụm
đầu cả 5 ngón tay lại, như một bông hoa sen khép cánh, hoặc hai ngón nào cũng
được, chĩa lên trên, đặt trên đầu gối. Xả trọc, bỏ tạp niệm, tập trung ý để
tập. Thở mà không như thở. Mắt nhắm.
-Tạo các
vòng bảo vệ xung quanh như bài Thiền.
4-Dẫn khí:
-Hít vào: Hình dung
có một dòng khí sáng từ Tượng Pháp
trên cao chạy xuống.
Hình dung Ánh sáng
trắng như tuyết, từ từ chuyển xuống thân mình, vào qua mũi, đi dưới da, mảnh và
dài như cây đũa, chạy dưới da khoảng 1 cm, chạy từ lỗ mũi, qua Nhân trung,
xuống dọc giữa ngực, xuống bụng, xuống tụ tại Đan điền, xoay tròn hình bông hoa
sen trắng, theo chiều kim đồng hồ, đếm từ 1 đến 9, vừa đếm vừa nén dồn khí lại,
bông hoa sen co lại, thu tụ vào, hình nhuỵ da cam hoặc vàng.
-Thở ra: Khí trắng từ
Đan điền theo chiều ngược lại, trở lên mũi. Khí từ từ qua lỗ mũi, mỏng nhẹ như
làn khói, đẩy theo khí ám, bệnh ra ngoài, đi xuống dưới bên phải hoặc bên trái.
Tập
9 lần/ một lượt tập
-Ứng dụng: Có thể hình dung khí đi từ Bách Hội xuống
cũng được.
-Khi đạt cao cấp thì
có thể thiền-công ở bất cứ lúc nào, ở đâu; không nhất thiết phải chuẩn bị, đều
có thể thu phát khí được.
Thu tiểu khí vòng II
Bước 1: Tập đến bước 2 của vòng I.
Không cho khí đi trở lại.
Bước 2:-Sau khi đếm đến 9, cho khí đi
xuống bụng dưới, qua Hội âm, rồi qua hậu môn, nhíu lại một chút để nối Nhâm và
Đốc mạch, sau đó khí đi qua xương cụt, lên dọc xương sống, qua cổ, lên đỉnh
đầu, rồi xuống trán, xuống mũi, thở ra, như vòng I. (Vòng này nối mạch Nhâm và mạch Đốc. Nhâm Đốc thông thì các kinh mạch
khác cũng thông và tạng phủ sẽ không bị bệnh).
Tập 9 lượt.
-Ứng dụng: Có thể tập kéo khí ngược lại,
từ Bách Hội, xuống Đốc, rồi lên Nhâm, ra mũi cũng được.
-Khi
tập xả khí trọc, thì xả xuống từ Bách Hội xuống đến Hội âm, theo hai đường
Nhâm, Đốc đều được. Sau khi xả trọc khí, thì tập dẫn khí như trên. Sau này tập
đã quen, thì nhất thiết trước khi tập dẫn công khí, phải xả trọc theo các sao và
theo hai đường Nhâm Đốc, trước khi thu-nén khí, hay dẫn khí, chữa bệnh.
Chú ý:
-Trong khi tập, có khi
khó hình dung được khí trắng, có khi là đỏ, vàng, đen-là do tâm thể bị bệnh,
hoặc thể vía xấu, kiên trì tập sẽ thành trắng.
-Khi tập, có khi khí
tán loạn, không theo dòng mảnh như cái đũa, mà tán ra, phải cố gắng dồn ý cho
đúng; nếu không hình dung được, khí cứ tán ra thì ngừng tập, tĩnh trí lại, bỏ
ngay suy nghĩ và tạp niệm. Trường hợp không hình dung được dòng khí chuyển thì
ngưng tập. Trường hợp khí bị tắc, ở chỗ nào là chỗ đó bị bệnh.
-Khi tập, bất ngờ bị
rúng động, ớn lạnh như trúng gió, tâm bấn loạn, hoặc thấy có luồng khí như điện
chạy vào người...đó là tẩu hoả nhập ma: Khí tà, vong lạ vào các luân xa, huyệt
do huyệt bị mở ra quá. Lập tức phải gồng người, dồn khí về Đan điền, co bụng
lại, rồi hình dung: đóng nắp các luân xa:
3-ở Đan điền, 4-ở giữa ngực, 5-ở cổ họng, 6- Ấn đường và 7-đỉnh đầu. Xoa
nóng các nơi này và hai lòng bàn tay, chân ngay. Nếu thấy đau, phải dồn khí vào
nơi đó. Hình dung có vòng sáng bảo vệ xung quanh thân mình.
THU ĐẠI KHÍ VÒNG I VÀ II
1-Thu Đại khí vòng I:
1-Cho khí
đi từ mũi, đi thẳng xuống Đan điền, tụ lại, đếm đến 9 thì cho đi xuyên ra sau
qua huyệt Trường cường ( gần xương cụt), rồi xuống mông phải, đi dọc phía sau
chân phải, xuống qua gót chân, vào huyệt Côn lôn ở hõm gót chân, đi vào dưới
Dũng tuyền, từ Dũng tuyền, đi qua má bàn chân phía trong, đi xuyên lên qua
huyệt Tam Âm giao, rồi đi dọc theo cạnh chân phía trước, đi lên ở phía người
trước, đến Đan điền, đi xuyên vào Đan điền ra sau lưng, đến Mệnh môn thì kéo
dọc lên theo mạch Đốc, dọc lưng, lên đỉnh đầu, xuống mũi, thở ra.
Tóm tắt: Từ Đốc-Đan điền-Xuyên ra
Trường cường-sau chân phải, trước chân phải, Đan điền, sau lưng, lên đầu, ra
mũi.
2-Làm
chân trái tương tự như chân phải, nhưng ngược lại:
Từ
Đốc-Đan điền-Xuyên ra Trường cường-sau chân trái, trước chân trái, Đan điền,
sau lưng, lên đầu, ra mũi.
Làm 9 lần/1 lần tập.
Mục đích
của bài này là thông hai đường Nhâm Đốc và các đường khí của chân-đặc biệt là
kinh Bàng quang, Thận, Can, Tỳ, Vị để hoạt hóa khí-năng lượng các tạng phủ đó.
Đồng thời tập cho quen để dẫn đường Đại khí vòng 2 phức tạp hơn.
PHẦN GIẢNG
BÀI BỐ SUNG CỦA THẦY
· Khí đi từ
mũi-qua Nhân Trung thuộc Đốc mạch mà đi xuống Nhâm mạch là nối thông âm dương
chính khí-đi xuống vào đến Đan điền là vào trung tâm năng lượng cơ thể Mệnh
môn-thần bản mệnh và là nơi ngũ khí
triều ngươn tụ về trung cung bản thể, hợp vào nguyên khí Tiên Thiên-thông khí
và lấy khí ở đây rồi sau đó dẫn khí thông xuyên ra huyệt Trường cường thuộc
Mạch Đốc-nhưng lại là huyệt thông với lạc của kinh Thận-nối Lạc với Mạch
Nhâm-đồng thời lại là đường nối Biệt với Kinh Bàng quang; nó còn nối với vòng
số 8 của Luân xa 1-rất quan trọng; sau đó đi xuống mông-đi xuống phía dưới bụng
chân thuộc kinh Bàng quang, là thông kinh Bàng quang-thông cả kinh Biệt của
Thận và Bàng quang-là hợp nhất 2 đường kinh quan trọng nhất cơ thể là Bàng
quang-Thận,
· Dẫn khí
đến huyệt Côn Lôn có một đường nhánh mà đông y không biết nối chéo với Dũng
Tuyền và nó thông lên đến tận Tâm bào lạc của luân xa 4 và hai vai.
· Dẫn khí
xuống Dũng Tuyền, Dũng Tuyền thuộc kinh Thận-nhưng Thầy trong quá trình quan
sát thì nó vẫn có vẻ thuộc về kinh Bàng quang nối lên đến tận huyệt Trúc Tân
nối với Tâm Bào kinh lạc xuống đến đó. Từ Trúc Tân kinh mạch đi xuống kinh Bàng
quang chứ không đi lên theo kinh Thận.
· Dũng
tuyền là luân xa 8-9 của con người, Dũng Tuyền có một đường nối ra mé chân út
nối với kinh chính Bàng Quang là dương kinh; từ kinh Bàng Quang đi lên mặt chân
ngoài, nhưng kinh Biệt của nó lại đi phía trong nối với kinh thận. Khi đi đến
Dũng tuyền, chúng ta dẫn khí đi lên huyệt Tam Âm giao là huyệt Hội của ba kinh
Âm là Can-Tỳ và Thận. Từ Dũng tuyền, đi qua má bàn chân phía trong, đi xuyên
lên qua huyệt Tam Âm giao, rồi đi dọc theo cạnh chân phía trước, đi lên ở phía
người trước-tức là dẫn khí theo kinh Thận vào đến Đan điền, nhìn hình vẽ thì
chúng ta thấy có đường đen đi vào Mệnh Môn hỏa hay Đan điền rồi nó xuyên vào
Tam Tiêu đi lên cổ và vai. Như thế là thông với cả Tam Tiêu. Đến đây Đạo trời
âm dương hợp nhất trọn vẹn. Cân bằng Âm-Dương.
· Từ Đan
điền chúng ta dẫn khí đi xuyên ra sau lưng, ra Mệnh môn-coi như thông Luân xa
2-rồi thì kéo dọc lên theo mạch Đốc, dọc lưng, lên đỉnh đầu, xuống mũi, thở ra.
Như thế là thông Đốc mạch.
· Toàn bộ
đường đi của bài này thông tất cả các kinh âm thuộc Chân cũng là Chân Khí chính
vị quan trọng nhất của cơ thể, dẫn thông khí triều ngươn đã đành mà còn dẫn khí
từ trung cung đi xuyên thông và nối với các kinh dương hội ở Đốc của cơ thể.
· Nếu luyện
tốt bài này, cơ thể sẽ họat hóa năng lượng tối đa, tẩy lọc cơ thể; chữa các
bệnh tật về tim mạch, huyết áp, đau lưng, đau thận, đa xương sống, thoát vị đĩa
đệm, hoặc đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm. Đồng thời kết nối và thông với
nguyên khí Vũ trụ tốt hơn, làm thân tâm hài hòa và hòa nhập với Vũ trụ tốt hơn.
ẢNH LỘ TRÌNH CHỨNG MINH ĐƯỜNG ĐI CỦA BÀI NÀY:
Thu Đại khí vòng II
Có ba cách dẫn cơ bản:
Cách 1: Cho khí đi từ mũi, đi
ngược lên Đốc, đến Bách hội, xuống Đại chùy, thì chui sang Thiên đột.
-Từ Thiên
đột đi dọc theo Nhâm, đến ngực thì ngưng hít; xuống Đan điền, tụ khí nhẹ tại
Đan điền, rồi đi xuyên ra sau lưng, đi dọc Đốc dưới, qua Trường cường, qua sang
mông phải, đi dọc theo mé trong-sau chân phải, xuống Dũng tuyền, đi xuyên bàn
chân, đi lên dọc phía trước chân phải, đến bụng trước, đi vòng sang phía trước
chân trái, rồi qua Dũng tuyền chân trái, vòng ra phía sau chân trái, đi lên
lưng, đến Mệnh môn sau lưng, đi dọc theo Đốc lên đến Đại chùy, chui sang Thiên
đột ở cổ họng, đi vòng phía mặt trước tay trái, đến huyệt Trung Xung ở ngón tay
giữa trái, đi vòng lên theo đường ngoài tay trái, đến vai trái, chạy vòng sang
vai phải, đi qua mặt ngoài tay phải, qua Quan xung tay phải, đi vào mặt trong
tay phải, đi lên vai, vào cổ, lên mũi, thở ra.
(Mục đích của đường này là thông
Nhâm-Đốc-Luân xa 1-2-5-các kinh âm dương của tay chân; đồng thời không cho khí
bẩn đi vào não; cân bằng âm dương khí ngay tại 2 trung tâm là Đại chùy, Thiên
đột).
Cách 2:-Gần giống như cách 1-chỉ
khác là không cho khí xuống qua Nhâm, mà qua kinh Can, Đởm của 2 bên, nhằm hoạt
hóa năng lượng của 2 kinh rất qua trọng này, nhằm sơ can tiết khí). ( Theo kinh
nghiệm, thì ở vòng Tiểu năng, chúng ta đã thông Nhâm Đốc rồi, vòng này không
cần thông Nhâm, Đốc, mà thông các đường kinh khác. Thầy thường tập cách này)
Cách 3: Ứng dụng cả 2 cách trên:
Cho qua Nhâm-Đốc và cả kinh Can-Đởm.
( Hình minh họa cách 3)
Chú ý:
Đây là bài tập khó, vì nín hơi, quán khí lâu, người yếu hoặc người
chưa học tốt các bài trước chưa được tập, nếu không sẽ dễ bị loạn khí, tẩu hoả.
Phải có bạn hướng dẫn, hoặc tập thử và hình dung nhiều lần cho quen, mới dẫn
khí.
Thầy giảng kỹ về Cách 1:
Cách 1: Cho khí đi từ mũi, đi ngược lên Đốc, đến Bách hội, xuống Đại chùy.
Chúng ta
cần ghi nhớ tất cả các huyệt đạo cực kỳ quan trọng của đường đi từ mũi ngược
lên Đốc rồi đến Đại trùy như sau:
Nhân trung (
Đc.26)
|
Huyệt Lạc Hội của mạch Đốc với kinh thủ Dương
minh ( Đại trường ) và túc Dương minh ( Vị).
|
Ngân giao (
Đc.28)
|
huyệt Hội của mạch Đốc với mạch Nhâm và kinh
túc (Dương minh ( Vị).
|
Thần đình (
Đc.24)
|
Huyệt Lạc
Hội của mạch Đốc với kinh túc Thái dương (Bàng quang ).
|
Bách hội
(Đc.20)
|
Huyệt Lạc
Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương.
|
Não Hộ ( Đc.17)
|
Huyệt Lạc
Hội của mạch Đốc với kinh túc Thái dương ( Bàng quang)
|
Phong phủ
(
Đc.16)
|
Huyệt Lạc Hội
của mạch Đốc với mạch Dương Duy và kinh túc Thái dương ( Bàng quang).
|
Á môn
(
Đc.15)
|
Huyệt Lạc
Hội của mạch Đốc với mạch Dương Duy.
|
Đại chùy
(
Đc.14)
|
Huyệt Lạc
Hội của mạch Đốc với 6 đường kinh dương .
|
· Đàn ông
thì khí nghịch từ Trường cường lên, còn Đàn bà thì khí đi ngược lại từ Bách Hội
đi xuống, lên bài tập này rất tốt cho đàn bà, mà đàn ông cũng tốt vì dẫn khí
trực tiếp thông đầu Đốc mà không phải dẫn qua Nhâm, tránh làm bẩn dòng khí quan
trọng này.
· Như vậy,
khi thông đến Đại trùy, thì coi như thông nối với tất cả các đường kinh chính
quan trọng.
* Đến Đại trùy chui sang Thiên đột. Thiên đột là Hội của 6 đường Kinh Âm nối thông
với mạch Âm duy-nhìn hình:
· MẠCH ÂM
DUY:
- Khởi
lên ở chỗ giao nhau của các kinh âm.
- Duy trì
và liên lạc các kinh Âm.
- Giao
hội với: Túc Thái Âm Tỳ ở huyệt Phủ Xá (Tỳ 13), Đại Hoành (Tỳ 15), Phúc Ai (Tỳ
16). Túc Quyết Âm Can ở huyệt Kỳ Môn (C 14).
- Nối Mạch
Nhâm ở huyệt Thiên Đột, Liêm Tuyền.
Như vậy
thì nối sang Thiên đột đã thông với 6 kinh âm ngay tức khắc, đồng thời nối
thông luân xa 5. Luân xa 5 chủ quản cả vùng ngực và thông với Tâm bào-Tiểu
trường, Tam tiêu-Tâm, Đại trường- Phế. Đây cũng là bí quyết luyện khí dẫn thông
kinh mạch của chúng ta. Chúng ta cũng biết từ Trúc Tân nó nối với kinh Thận và
Bàng quang. Bàng quang lại nối với Đan điền và Thận lại nối với Đan điền và Tam
tiêu ở phần dưới.
· Từ Thiên đột đi dọc theo Nhâm, đến ngực thì
ngưng hít. Tại sao lại hít thở đến
đây, là vì khí qua mũi, nhưng dẫn nguyên khí khác khí thở-hít thở thì khí trời
vào phổi, mà dẫn nguyên khí thì đi đến ngực cũng dừng, là hợp nhất khí Ôxy với
nguyên khí ở đây, hình thành Tiên thiên nguyên khí hợp với Hậu thiên khí-Luân
xa 5 thông đến đây là Luân xa 5 Dương
hợp Luân xa 4 Âm. Đến đây Đạo trời âm dương hợp nhất cân bằng.
· Bắt đầu
ngưng thở-dẫn khí xuống Nhâm-thực ra mà nói thì Nhâm bắt đầu từ Thiên đột mới
đúng, vì có đường kín đi lên Ngân Giao nối Đốc, còn đường chính phải tính từ
Thiên Đột. Dẫn nín khí là tiếp tục dẫn nguyên khí xuống Đan điền để ngũ khí
triều ngươn.
· Xuống Đan điền, tụ khí nhẹ tại Đan điền, rồi
đi xuyên ra sau lưng, đi dọc Đốc dưới, qua Trường cường, qua sang mông phải, đi dọc theo mé trong-sau
chân phải, xuống Dũng tuyền, đi xuyên bàn chân-đi lên dọc phía trước chân phải -Cách
này là thông kinh Thận nối sang kinh Bàng quang-đi vào bụng trước-Tức là đi đến
háng nối với Luân xa 1-thông Nhâm-cuối Đốc.
· Đi vào bụng trước-chúng ta
thống nhất đến huyệt Trung cực-của Nhâm.
· Huyệt Trung
cực:
Huyệt
ở giữa (trung) rốn và xương mu, được coi như là 2 cực, vì vậy gọi là Trung Cực.
+
Huyệt thứ 3 của mạch Nhâm.
+
Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân.
+
Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Bàng quang.
+ Là
nơi tiếp thu khí của 1 nhánh Bàng quang.
+
Huyệt hội của các kinh cân - cơ của Tỳ, Thận và Can.
Sau
đó tiếp tục:
· Đi vòng sang phía trước chân trái, rồi qua
Dũng tuyền chân trái, vòng ra phía sau chân
trái, đi lên lưng, là thông kinh Thận trái và Bàng quang trái. Đi lên
lưng-tức là không vào Đan điền nữa-không lặp lại vào Đan điền mà xuyên ra
Trường cường để nối thông mạch Đốc luôn.
· Đến Mệnh môn sau lưng-hợp nhất
của Luân xa 2-là thông suốt một vòng hành khí Âm Dương hợp nhất từ Đan điền
ra-Đạo Trời thông suốt trong bản thể.
Tiếp
tục:
· Đi dọc
theo Đốc lên đến Đại chùy, chui sang Thiên đột ở cổ họng, đi vòng phía mặt
trước tay trái, đến huyệt Quan xung ở ngón tay trái, đi vòng lên theo đường
ngoài tay trái, đến vai trái, chạy vòng sang vai phải, đi qua mặt ngoài tay
phải, qua Quan xung tay phải, đi vào mặt trong tay phải, đi lên vai, vào cổ,
lên mũi, thở ra.
Đây
là vòng khó hình dung, phải tập nhiều lần mới nhớ:
Đốc
lên Đại trùy là thông các đường kinh dương-chui sang Thiên Đột là lại thông các
kinh âm một lần nữa-đi từ cổ họng đi vòng sang phía mặt trước tay trái cũng là
đi thông huyệt Khuyết Bồn là tổng huyệt nối kinh Thận-Can-Tâm rồi-chúng ta hình
dung dẫn khí theo kinh Tâm ra đến đầu ngón tay giữa là huyệt Trung Xung. (Không
phải Quan Xung).
Tiếp
tục:
· Đi vòng lên theo đường ngoài tay trái, đến
vai trái...
Đi
vòng theo đường ngoài tay trái tức là tiếp nối phía ngoài của huyệt Trung xung
đi theo đường kinh lạc của Tâm bào nối với Tam Tiêu, đồng thời coi như nối dẫn
theo kinh Tam Tiêu:
Nhìn
hình:
Tiếp tục: Đến huyệt Thiên Liêu-bản chất của huyệt này
là một huyệt rất quan trọng, là huyệt vị lớn thứ 18 trong Tổng huyệt cơ thể.
Thông Thiên Liêu là thông toàn bộ nguyên khí vùng vai, lưng trên và họat hóa
năng lượng của toàn bộ luân xa tim-đây là một huyệt quan trọng chữa bệnh tim mà
đông y chưa đề cập đến. Thông huyệt này, ngực tim sẽ nhẹ đi rất nhiều. Vì huyệt
này thông với cả Khuyết bồn-Trung Phủ và Cực Tuyền-Thiên tỉnh.
Tiếp tục:
· Chạy vòng sang vai phải, đi qua mặt ngoài tay
phải, qua Quan xung tay phải, đi vào mặt trong tay phải, đi lên vai, vào cổ,
lên mũi, thở ra.
Tức
là dẫn khí đi hết kinh Tam Tiêu bên phải, rồi đi vào huyệt Trung xung của kinh
Tâm bào phải rồi dẫn khí theo kinh này lên cổ, lên mũi.
Như vậy
vòng này hoàn tất một vòng Âm-Dương nữa phần phía trên cơ thể, thông Thượng
Tiêu với Trung Tiêu và các đường kinh Dương-Nối Đốc-Đại Trùy với Kinh Âm-Thiên
đột. Đạo Trời lại hợp nhất lần nữa trong cơ thể bản mệnh của chúng ta.