THIÊN ĐẠO
ĐẠI PHÁP TÂM CÔNG TRUNG CẤP
NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP( cấp 2)
1-Hệ thống thần kinh tủy. Cấu tạo
cơ thể.
2-Thiền cao cấp.
3-Tìm hiểu thêm về Luân xa-sao.
Khai Long Hỏa.
4-Tạng phủ công.
5-Chữa bệnh không dùng thuốc đơn
giản.
6-Luyện hòa khí âm dương, tăng
nội khí. Tẩy khí qua sao.
7-Luyện bài Thiên Long Nhân công
pháp.
LỜI NÓI ĐẦU
Những người học Cấp 2 trở lên, là
những người Ta tin tưởng, truyền các bí pháp cho, gắng tự học, luyện tài giúp
đời, tuân Luật Thiên Đạo, Luật Thánh Đức, dạy học trò sau mình đúng như thầy
dạy mình, cấm đổi cách tu tập Huyền Pháp.
Ở mỗi trình độ nhận thức, sức
khỏe, căn cơ, khả năng tu luyện, các vị hãy chọn cho mình một phần tu tập cho
phù hợp, cấm tập cố, tập tắt, ham đạt thần thông nhanh, vì theo Pháp, sớm muộn
gì cũng đạt được, và vì có thần thông để giúp đời, cải mình, chứ không phải để
kiếm danh lợi; khi nào giỏi hơn thầy, hay có quyền phép hơn, mới được khoe
khoang, hay kiêu ngạo. Ta dạy các vị thành thần tiên tại thế, chứ không dạy
kiếm ăn. Muôn năm sau, cho muôn người khác cũng thế. Huyền Pháp là phương tiện
để chúng ta hoàn toàn giác ngộ tiến hóa tâm linh-linh hồn; còn Chính Pháp để
chúng ta cải đời, có công quả.
Pháp chúng ta khác các Pháp môn
khác mỗi thế thôi!
Mãi mãi sau này, ai mãn trần, lên
Kim Tự Tháp, gặp được Cha, các
Thánh, Ta, hay những vị thầy đã về trước, các vị mới thấy quyền phép và lời Ta
nói đúng.
BÀI 1-HỆ THỐNG THẦN KINH TỦY. CẤU TẠO CƠ THỂ
( Phần
này học viên tự tìm tài liệu để học về cấu tạo các nội tạng và hệ thần
kinh-phải học để biết nguyên lý cơ thể).
BÀI 2-THIỀN CAO CẤP
-Ở Cấp 1: Thiền tập trung ý thủ tại Đan điền, nhằm tích năng
lượng tại Đan điền, Mệnh môn, nâng cao nội khí.
-Sang
cấp này trở đi: Sau khi đã khai thông Sao 7 tại Bách Hội và các Sao khác, thì muốn chữa bệnh ở đâu, thì thiền ở đó, muốn
mở hoặc tích năng lượng ở đâu thì quán ý ở đó.
Ví dụ:
Muốn tăng nội khí tại vùng tim, quán ý tại sao 4….
-Trước
khi thiền, phải thải trọc khí qua các sao, qua Nhâm Đốc, qua Long Hỏa xong,
thông sạch khí trọc bẩn, rồi thiền lặng.
Mục
đích của thiền cao cấp, không phải để chữa đau đầu, khó ở… đó chỉ là tác dụng
nhỏ, mà cốt để tịnh tâm, chứng ngộ tâm linh-đi sâu vào bản thể mình và vũ trụ,
và xuất hồn vía, tu luyện công, hay đi chữa bệnh, đánh trận với tà ma, hay đi
học hỏi thêm trên Trung Giới…ở các cấp cao sau.
Chú ý:
1-Trước và sau các bài Tam Công, đều có thiền;
tức là mỗi cử động, đều có thể tập nhanh, rồi có thể tập chậm, có khi cả tiếng
đồng hồ ở một tư thế, mỗi tư thế có một tác dụng và đặc tính sinh động của năng lượng; vào bài nào cũng thiền, cuối bài cũng thiền,
tập cẩn trọng từng động tác, thì mới thấy hết thâm diệu của Tam Công.
2-Khi
quán ý thiền:
Khi
quán ý thiền tại Sao 6-7: Niệm: Cha
Thiên Linh Đại Linh Linh, rồi thiền sâu.
Khi
quán ý thiền tại Sao 4-5: Niệm: Mẹ
Thiên Linh Đại Linh Linh, rồi thiền sâu.
Khi
quán ý thiền tại Sao 3-2: Niệm: Thầy Thiên Linh Đại Linh Linh, rồi thiền sâu.
Đọc
xong thì thiền, thôi không đọc nữa.
3-Phải Thiền, mới tịnh hóa được
tâm ý và tâm thể; sau này khi biết xuất hồn-vía, phải thiền, rồi mới xuất, trừ
trường hợp siêu đẳng rồi, lúc nào cũng xuất được, ở bất cứ chỗ nào, nhưng khi
được rèn luyện cao độ rồi và sợi dây bạc
đã rất bền chắc, kỹ thuật xuất đã có
kinh nghiệm cao.
Càng tĩnh tâm, về tịnh bao nhiêu,
thì xuất càng đỡ mệt, nhanh và chính xác, không đau đầu bấy nhiêu.
4-Thiền mọi lúc có thể. Nằm,
ngồi, đứng đều thiền được, có nghĩa là tịnh tâm và tĩnh sâu-hạn chế hơi thở tối
đa. Chỉ cần nhắm mắt lại là có thể chu du… được. Lúc này, năng lượng của não bộ
gần như bằng không, không làm việc, mà
xuất khiếu ra ngoài, sử dụng năng lượng bên ngoài nạp vào…
MỘT SỐ CHÚ Ý KHI LUYỆN HUYỀN PHÁP THIÊN
ĐẠO
1-Thực hiện các bước chuẩn bị:
Khởi động, mat-xa để làm nóng các huyệt.
2-Luyện Tĩnh công: Đây là phần
bắt buộc, là nền tảng cho các phần sau.
- Niệm phép cho nghiêm-Nhìn vào Thiên Phù để nạp ý và tăng
năng lượng.
-Tập thiền-xả tâm-tĩnh tâm: Không
thiền sâu, không xả trọc, sẽ khó khai mở linh năng về sau và không quán khí
tốt.
-Luyện thở khi thiền: Cho khí vào
Đan điền, hoặc khi quán ý nơi khác, thì không cần quan tâm đến hơi thở nữa, mà
hạ thấp nhỏ và nhẹ hơi mỏng như hơi thở của rùa-tức là gần như không thở-vì khí
năng lượng đã được lấy qua nơi mình đang quán ý. Rùa thọ lâu nhất các loài, là
do nó thở rất chậm….
-Luyện hai vòng Tiểu Đại khí.
3-Luyện Động công:
-Luyện các bài Tam công pháp: Mục
đích là khai các Đại huyệt-Luân xa; sau đó tập luyện khai mở huệ nhãn, thiên
nhãn, xuất hiện khả năng thần thông.
Đến cao cấp, xuất được hồn vía, chứng ngộ tâm linh và giác ngộ Chân Lý Tối
thượng-tức đạt trình độ và trạng thái Giác ngộ siêu thoát (Niết bàn-theo Đạo
Phật); rồi đĩnh ngộ nhập thế cứu độ-xây đời-Đây là mục đích của Pháp môn.
-Khi đạt trình độ cao cấp, đã
khai Long hỏa (hỏa xà), thông Địa-Nhân Long, không tích khí theo Nhâm-Đốc nữa,
mà tích khí qua các sao, qua Long hỏa… Nếu đã biết xuất vía, thì luyện Huyền
công siêu đẳng, lấy năng lượng trên cao, từ xa…Có khả năng phát công chữa bệnh
cho người khác trên phạm vi không gian toàn cầu, không hạn chế số lượng và có
thể làm nhiều việc ích thiện quan trọng khác.
Luyện động công:
Luyện từ bài 1-Địa công: Bài này mục đích là khai mở
các đại huyệt, thông khí, cân bằng âm dương khí, chữa các bệnh; khi thông Nhâm
Đốc, khai các sao rồi, sang bài 2-Nhân
công: bài này cốt là khai Long hỏa-luồng
Chính khí và là trục Trung tâm nương tựa của linh hồn con người-khi khai được Long hỏa, tất dần sẽ khai nhãn-xuất hiện khả năng thần thông từ thấp đến
cao. Bài này cũng có tác dụng thông Nhâm-Đốc, thông tủy-thần kinh trung ương…
Bài 3-Thiên công: Tác dụng chính của bài này là khai và luyện Thần nhãn,
cho đến khi có thể thấu thị và chứng ngộ tâm linh, biết cải tạo thể vía, lấy
năng lượng bên ngoài, cũng như bên trong để chữa bệnh và cải tạo mức năng lượng
của bản thân.
4-Kết hợp lý thuyết khoa học tâm
linh-trường sinh học-với luyện Huyền pháp để nhanh đạt kết quả và chứng ngộ;
kết hợp tôn thờ và niệm danh Vua Cha Thượng đế trong quá trình tu luyện.
5-Huyền Pháp Thiên Đạo khác các
pháp môn khí công khác, đó là: Luyện Thiền-Công-để đạt thành Chính giác, giác
ngộ-thần thông; là pháp tu luyện rất nhanh, mới-không chỉ nhằm mục đích chữa
bệnh hay có công lực, đó chỉ là một phần của pháp. Trình độ cao cấp, phải biết xuất vía, tu luyện trên Kim Tự Tháp trên
Trung giới, biết các phương thuật tâm linh cao cấp, thành thần tiên ngay
tại thế, mà không phải chờ đến khi bỏ xác trần mới có thần thông-đạt siêu
thoát.
BÀI 3-TÌM HIỂU THÊM VỀ LUÂN XA-SAO. KHAI LONG HỎA
Các luân xa-sao: Thực ra
là khu vực tập trung năng lượng rất cao của cơ thể. Toàn bộ các năng lượng này
được cấu tạo bằng khí thể ngũ hành-là các chất trong vũ trụ. 7 sao, ứng với 7
chất khí khác nhau và được tạo bởi trung tâm năng lượng vũ trụ ban đầu-được qui
định và chế hóa bởi 7 sao Bắc Đẩu-tức 7 đại Thiên Tinh-Thượng cổ thiên thần
trên Thiên đình. Hay nói một cách khác: Cha sinh ra các thần, có các đặc tính
ngũ hành để sinh ra muôn vật. Do đó nói 7 sao Bắc Đẩu tượng trưng quản sinh
mệnh-tạo ra sinh mệnh muôn vật là như vậy.
Từ nhiều ngàn năm trước và nhiều nơi trên thế giới, con người đã khám phá
các luân xa trên bản thể. Lạt Ma Tây Tạng Govinda trong quyển Foundation of
Tibean Mysticism có cho rằng luân xa là điểm giao tiếp giữa năng lượng tâm linh
và năng lượng thể xác (physical energy). Luân xa là những đại huyệt trọng yếu
trên cơ thể và người Trung Hoa đã biết áp dụng để châm cứu chữa bịnh và gây mê
trong khi giải phẩu.
Có 7 luân
xa ( SAO) chính trên cơ thể:
Luân
xa 7 ( sao 7): Khu vực đỉnh đầu, hay Nê hoàn cung. Luân xa 7 khai mở
tiếp nhận Vũ trụ tuyến hay linh quang. Khi thiền định dùng luân xa này cầu
nguyện Thượng Ðế.
Luân xa 6 ( sao 6): Khu vực Ấn
đường. Luân xa này liên hệ với tuyến pituitary (tuyến Yên) trong não bộ. Tuyến
Yên có nhiệm vụ tạo kích thích tố để kiểm soát các tuyến khác trên cơ thể và
ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương, tình dục và nội tiết. Khi thiền định
dùng luân xa này cầu nguyện Thượng Ðế.
Luân xa 5 ( sao 5): Khu vực huyệt
Thiên đột, tác dụng giúp các chứng về bộ hô hấp và tuần hoàn. Khi thiền, hay
dùng luân xa này cầu nguyện Mẫu Vương Tiên ( Mẹ).
Luân xa 4 ( sao 4): Khu vực huyệt
Đản trung còn có tên là Giáp tích quan, hay Hiệp tích. Luân xa 4 khai mở phát
triển tâm linh, lòng từ bi, sự bao dung, thiên tính, phật tính, giúp trị các
chứng tim mạch.
Khi thiền
hay dùng luân xa này cầu nguyện Mẫu Vương Tiên ( Mẹ ).
Luân xa 3 ( sao 3): Khu vực huyệt
Trung quản.
Tác dụng
đến các cơ phận dạ dày, ruột, gan, lá lách, thận; điều hòa nhiệt lượng cơ thể
và tiết chất kích thích tố cortisone.
Khi thiền
hay dùng luân xa này cầu nguyện các Thầy.
Luân xa 2 ( sao 2): Khu vực huyệt
Quan nguyên-trong là Đan điền- trên huyệt Trường cường. Quản lý nguồn năng
lượng chân khí dương, nếu tình dục, rượu chè quá độ, năng lượng này sẽ bị tiêu
mòn, mệt mỏi; bổ sung bằng cách thông và xả trọc, lấy khí qua Dũng tuyền lên…
Địa Long bắt đầu từ Trường cường đến sao này.
Khi thiền
hay dùng luân xa này cầu nguyện các Thầy.
Luân xa 1 ( sao 1) Khu vực huyệt
Hội âm, nằm giữa bộ sinh dục và hậu môn, nơi cư ngụ của hỏa xà (Kundalini)-Pháp
ta gọi là Long Hỏa-Nó không phải nằm
tại Hội âm-vì Hội âm là huyệt hội của 6 đường kinh âm trước người, còn Long
hỏa-là nơi hội của năng lượng âm dương cả trục, bắt đầu từ trục Long, xuất phát
từ Dũng tuyền. Nó là đỉnh đối cân bằng với Nê hoàn cung-khu vực sao 7.
Thánh thai ( huyệt thần đình) là một luân
xa đặc biệt mà Thiền Trung Hoa của Lục tổ Huệ Năng gọi là Thiên cốc cung, nằm ở
chân mí tóc trước trán. Luân xa này khi được khai mở sẽ giúp tự chữa bịnh rất
hữu hiệu. Nó giúp thiền giả sống trường thọ, ngăn ngừa hay tự trị được nhiều
căn bịnh. Thiền Ấn Ðộ không nói đến luân xa này. Có lẽ vì cách khai mở luân xa
này rất đặc biệt. ( Sưu tầm).
( Ghi chú: ở một tài
liệu trước, có ghi luân xa 3 ở Quan Nguyên, LX2 ở Trường Cường-đó là tài liệu
của ngoại pháp, nay Ta sửa lại cho đúng với Pháp môn).
Tự khai mở luân xa: Theo các động tác thuộc cử động 3-Thiên Long nhập sao của bài 2.
-Nếu nhờ các thầy trước khai cho,
chỉ khai lần đầu, sau đó mỗi lần tập, hay chữa bệnh, xả trọc, thì tự khai
thông-xả trọc-đây là bài bắt buộc hàng ngày, để thanh khí cơ thể và thể vía,
sau đó mới được làm các động tác và việc khác.
Thí dụ: Khi uống rượu, người hôi,
tẩy khí rượu độc qua sao, qua kinh mạch, qua trục Long Hỏa….
KHAI LONG HỎA ( Thiên Long ):
QUYỀN
NĂNG TÂM LINH CỦA LONG HỎA
Ở Cấp 1, Ta đã dạy về lý luận
đường khí: Trục dọc cơ thể-hay đó chính là đường Long Hỏa-là con đường hợp nhất
của toàn bộ năng lượng cơ thể-hợp nhất kinh mạch-nó là đường từ sức của khối
nam châm là cơ thể con người.
Linh hồn chúng ta-khi còn ngự
được tại xác thể-là nương tựa và bám vào hệ thống Long Hỏa này. Khi hệ thống
này bị hỗn loạn, kinh mạch tan vỡ, tán loạn, bế khí…thì cơ thể bị bệnh; nếu bị
đột ngột phá vỡ: như bị đả thương, bị tai nạn, bị bắn…thì lập tức trung khu
năng lượng tán xạ, đóng bế đường năng lượng lên não, linh hồn bị ảnh hưởng,
toàn bộ linh giác ảnh hưởng và làm não bế lại.
Vậy nói cho gọn: Long Hỏa là đường từ sức của cơ thể-nơi trú
ngụ của linh hồn.
Vì chúng ta biết: Linh hồn chúng
ta là tổ hợp nguyên tử, nó phải dựa
vào các tổ hợp khí để tồn tại, chứ không phải tổ hợp vật chất sơ đẳng-não chỉ
là một ngôi nhà để cho chúng ta ngự thôi; là một cái cầu nối.
Đã có những đứa trẻ sinh ra không có não (
rỗng não), nhưng vẫn thở, vẫn sống đó!-Nhưng nếu đánh tan đầu, hoặc
chọc thủng ngực, hoặc đánh vào một sao quan trọng, thì nó sẽ chết.
Tự nhiên, khi con người sinh ra,
các trung tâm năng lượng này bình hòa, đã có sẵn, các huyệt đạo, kinh mạch rất
hoàn hảo, cân bằng theo nguyên lý âm dương. Các trung tâm năng lượng các sao
luôn luôn mở, đã khai sẵn, chứ không phải bế lại. Chỗ nào bị bế, chỗ nào huyệt
bị tắc hoặc trung tâm năng lượng bị rối loạn, tất nơi đó bị bệnh.
Nguyên nhân làm rối loạn, là do
sự tiếp nhận năng lượng có vấn đề. Tại sao tiếp nhận năng lượng có vấn đề: Do
ăn uống, hút hít, sinh hoạt phản qui luật tự nhiên, do khí môi trường biến dị (
xấu)…tất cả làm rối loạn quân bình các nguyên tử cấu tạo tế bào, và mức cân
bằng của năng lượng nơi đó-ví dụ như khí trọc-tà khí đi qua huyệt vào nội tạng,
vệ khí-là lính canh cổng ngoài kém, nên khi vệ khí suy, tất đau mình mẩy, xương
khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi, rồi lâu ngày khí độc bệnh sẽ vào nội
tạng. Dân ta có câu: Khớp đớp tim…Khi khu vực bị bệnh-cơ thể bị bệnh: làm ảnh
hưởng đến năng lượng của khu vực đó và ảnh hưởng đến mức tiếp nhận năng lượng
của chính nó và xung quanh. Khi nhìn vào trung tâm sao nơi bị bệnh, bao giờ
cũng thấy méo, dồn, nặng khí âm hoặc dương, thể vía tại đó rất xấu, không còn
nguyên màu sắc ban đầu.
Tôi thường chữa bệnh bằng cách
thông dọc trục và thông các kinh, để tẩy trọc khí, rồi xung khí cân bằng âm dương, bằng cách thông xả
xong, thì lấy cả đường trước và sau vào một trục ngang của sao, có ý cân bằng
khí nóng-( Dương khí) ở phía sau người Nam-phía trước người Nữ, và khí lạnh-âm
khí, ở phía trước người Nam và ở phía sau người Nữ; rồi sau mới xung khí vào cơ
quan bị bệnh. Khi xung khí-phát khí vào, thường quán thông qua Bách hội, các
sao. Khi xung khí vào, thì dẫn khí trọc ra theo kinh quản riêng của nó hoặc
huyệt đạo gần nhất.
Việc bắt tà ma trong người bệnh
nhân sẽ bàn vào cấp khác. Nhưng cũng nói luôn là: linh hồn ngoại lai-vị khách
của chúng ta, dù đó là ai, khi giáng-nhập vào chúng ta, cũng nương vào toàn bộ
Long hỏa là chính, nếu cụ nào bám sâu
vào toàn bộ các huyệt, gỡ cụ rất khó,
phải dùng biện pháp đặc biệt.
Còn Bề trên dạy Ta, có thể giáng
hẳn vào (Điển xác)-hoặc truyền tâm từ trên cao, quán từ trên cao phát xuống.
Việc này tu lên cấp cao, chúng ta cũng làm với nhau được-chính là truyền tâm
nhập mật-thần giao cách cảm. Không có gì bí hiểm nữa.
Tại sao phải khai Long hỏa:
Nhiều pháp môn khí công, Yôga,
Mật tông Tây Tạng… khai Long hỏa-gọi là hỏa xà-Kudulini…
Khai mở rộng ra: Tức là khởi động
và hoạt hóa cơ thể, nâng mức năng lượng lên một bình diện năng lượng mới, ứng
với nó là sự tiến bộ và tiến hóa về mặt tâm linh mới, gắn với sự tiến hóa linh
hồn-sẽ được hòa nhập ngay với bản thể và quyền năng vũ trụ-hay nói chính xác:
khai Long hỏa để hợp nhất toàn bộ tâm thức, linh hồn với vũ trụ.
Cho nên Pháp ta nói: không tu
luyện-tất không đạt siêu thoát và giác ngộ cao cấp.
Quyền năng tâm linh của Long Hỏa
-Là nơi ngự của linh hồn.
-Trung tâm cân bằng, và điều phối
toàn bộ năng lượng tiên thiên và hậu thiên. Năng lượng tiên thiên là lấy qua
Bách hội thông qua dây bạc nối với Thiên đình, còn khí hậu thiên là do ta ăn
uống nạp năng lượng một cách bình thường.
-Long hỏa không bị bế, nó chỉ
khai mở nhỏ. Các sao trong 7 sao và hai sao ở Dũng tuyền luôn luôn được khai mở
một cách vừa phải, giống như cái cái cửa sổ tự nhiên của cơ thể, khép nhẹ, vì
đó là nơi cơ thể hoạt hóa năng lượng và trao đổi năng lượng với vũ trụ-là nơi
chúng ta hòa hợp thành một chỉnh thể thống nhất tuyệt đối với vũ trụ.
-Khai Long hỏa là một yêu cầu và
một đặc tính cực kỳ quan trọng để phát triển tâm linh, đốt tan trọc khí và khí
loạn, giúp học viên tiếp nhận được thanh khí trong sạch trên cao.
-Có khả năng thần thông và công năng đặc dị-quyền phép tâm linh và sức mạnh kỳ
diệu, hòa nhập vào Vũ trụ-Đại Ngã-chứng ngộ Tâm linh cao cấp. Xuất hồn và tu
luyện trên cao. (Nhìn thấu quá khứ vị
lai, xuyên thời gian, không gian, mọi vật cản, phá bão hay mưa, mây, chữa bệnh
từ xa hay tại chỗ mà không cần đụng vào người, không cần gặp mặt, nhìn thấy thế
giới vô hình và bình diện vật chất vi tế, như sóng ánh sáng, sóng từ trường thể
vía con người và huyệt người, huyệt đất, vong linh, hồn cây cối, thú vật…).(
Nhưng Ta cấm việc thích thi triển, thể hiện thần thông một cách tùy tiện, chống
lại các qui luật của thiên nhiên. Hồi mới lập Pháp, Cha cho Ta quyền năng thế
nào, tin hay không tin, sau các vị sẽ hiểu-phải biết tôn trọng tự nhiên- Định
luật Vũ trụ, Cha; sau này Ta mãn trần, thì còn có quyền phép Ta ban cho Hạ giới).
-Khai Long hỏa xong, có thể nhãn
huệ tự khai, ( có thể không khai Long hỏa
đã có thể khai nhãn được-nhưng chỉ là cách làm bình thường)-Thậm chí, chưa
khai Long hỏa, vẫn xuất hồn, vía được, nhưng sức mạnh nội ngoại công không lớn.
Nên nhớ: ở trình độ cao cấp, đạo
sư của Pháp ta có thể phát khí trên không gian….cả Vũ trụ mà không mệt! ( sau khi luyện Huyền công-Cao Minh công và
đến trình độ Vũ trụ công). Tức là: có sức mạnh của Thượng đế nhỏ! Muốn xuất hiện khả năng thần thông như chứng ngộ
Tâm linh đặc biệt và sứ mệnh cải tạo, chúng ta phải khai Long hỏa; xuất vía chỉ
cần khai nhãn, nhưng muốn xuất hồn tốt, cần khai Long hỏa, thì xuất rất dễ
dàng, nếu không, không lên tầm cao được, và rất mỏi, đau đầu khi xuất hồn, thậm
chí nguy hiểm.
-Lên Cấp 2 ( Trung cấp) này, khai
mở các luân xa, đánh thông thuần thục các kinh mạch, rồi mới khai được Long
hỏa, để thông suốt các đường khí, xả trọc và tu luyện thể vía-tâm thể trong
sạch. Quan trọng nhất phải khai được sao
7, mở rộng. Sau đó, mới cho khai Long hỏa.
-Khi chưa khai các luân huyệt, mà
đã khai Long hỏa-dẫn khí lên, tất bị sặc
khí, nén chỗ nọ, nó phình chỗ kia, đau, nhức chỗ khác, nhức đầu chóng mặt,
ngộp thở, thấy khí chạy loạn; và nguy hiểm nhất là khí nóng của Long hỏa sẽ đốt
tan các huyệt mạch, gây rối loạn mức năng lượng, gây tẩu hỏa ngay, rất nguy
hiểm (một số pháp môn khí công-hay Nhân
điện-không dám khai Hỏa xà). Khi đã khai được rồi, mỗi ngày tập luyện cũng
cần xả trọc cho kỹ, rồi mới dẫn-vì tẩu hỏa có thể xảy ra cho mọi trình độ tu
luyện, càng luyện cao thâm, thì càng phải xả trọc và khởi động cẩn thận hơn,
nhất là khi thời tiết thay đổi, các người già….cấm dẫn Long hỏa khi mới ốm dậy,
người vừa uống rượu, sinh hoạt tình dục. Cấm người nghiện thuốc lá, rượu, ma
túy học cấp 2 trở lên. Kể cả người ăn thịt tạp nhiều, khi có khai rồi, mà cứ
nhiễm lậu, tất nó đóng lại, dù luồng khí này sẽ đánh tan mọi trọc khí, nhưng về
lâu dài, nếu không chay tịnh, tất cơ thể rất mệt…dẫn đến rỗng khí.
PHƯƠNG PHÁP KHAI LONG HỎA:
-Cơ thể thanh nhẹ thì càng tốt,
nên ăn chay trong một số ngày trong tháng và kiêng, hay hạn chế dùng thịt ngay
ở Cấp 1, để hoạt hóa thể vía, năng lượng cơ thể.
-Khai toàn bộ các huyệt, sao…biết
xả trọc và khai sao thuần thục một thời gian lâu, trước khi khai Long hỏa.
Không được tò mò, vội vàng.
-Khai Địa Long trước. Rồi khai Nhân Long, rồi khai Thiên Long
(Long hỏa).
-Địa long: là luồng Hỏa hầu-như tên gọi các pháp môn khác, nằm dọc
phía trong cột sống, từ huyệt Trường
cường, lên đến huyệt Bách Hội-dọc
mạch Đốc. Khi khai được Địa Long-toàn bộ các huyệt thuộc Đốc và Đốc mạch được
thông. Các trọc khí bị tán.
(Nên nhớ: Khi xả trọc,
thì nên dẫn khí từ Bách hội xả xuống,
tránh dẫn khí trọc lên não. Các bộ phận và đường khác cũng thế. Xả các sao, thì xả từ trước ra sau).
-Nhân Long: Là hai Long hộ vệ
âm-dương xoắn lại, bện lấy Thiên Long-tại sao lại có hai luồng chân khí
này? Đây chính là bí ẩn của tự nhiên, xuất phát từ nguyên lý âm dương, của đấng
Tạo Hóa, trong âm có dương, trong dương có âm, hai luồng này đi từ Dũng Tuyền
lên, xoắn bện cân bằng, tạo ra không gian hộ trì cho các luồng khí năng lượng
thuộc hệ thống âm dương huyệt-sao trước và sau cơ thể.
Ta gọi là luồng Nhân Long hộ vệ, cực kỳ quan trọng. Nhiều pháp khí công không biết đến
khai đường này, hoặc rất nhiều môn phái lẫn lộn hỏa hầu với hỏa xà, hoặc lẫn
đường hộ vệ này với hỏa xà…
-Pháp ta khai Thiên Long (Long Hỏa) từ trên xuống
trước ( khác các cách khác-để an toàn)-sau đó khai thông, mở rộng Hội âm ra
xung quanh, thông Sao 2 một cách tuyệt đối với Trường cường, tạo cân bằng âm
dương vùng đệm, rồi mới khai Long Hỏa.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHAI LONG HỎA
1-Xả sao, thiền, công lực đã lên
cao, thấy khí nóng chạy trong Đan điền, dọc trục Nhâm-Đốc.
2-Đạt trình độ này, thì học sang
Cấp 2: Khai các sao, xả trọc qua sao, thấy khí thanh nhẹ, đã tự chữa được các
bệnh đau đầu, đau ngực, bụng…
-Khai Nhân Long: Dẫn khí từ Bách
Hội xuống dọc trục Long, đến sao 5, thì chia làm 2 đường dẫn xuống Dũng tuyền.
Làm từng bên một. Sau khi thuần thục rồi thì dẫn ngược từ Dũng tuyền lên đến
sao 5, rồi dẫn lên sao 7.
Thực ra, nếu ai nhanh ý, khi tập
thuần thục hai đường Đại khí, thì nên chủ động tập khai đường Nhân Long này
trước, thì mức năng lượng đã cao dần.
3-Khi đã đánh thông các sao nhiều
lần, bắt đầu tập khai Long Hỏa.
-Nhất thiết, khi khai lần đầu
phải có thầy, hoặc bạn tập bên cạnh, bảo
vệ, hướng dẫn. Có thể hướng dẫn từ xa cũng được. Nằm,
ngồi, đều được.
-Tạo thể
quả cầu vía bảo vệ xung quanh mình,
thành nhiều vòng sáng dày nhau.
-Niệm phép cho nghiêm-Nhìn vào
Thiên Phù để nạp ý và tăng năng lượng.
-Thiền nhẹ, không được thiền sâu
(sợ thất thần-nguy hiểm).
-Xoáy rộng Sao 7.
-Xoáy rộng sao 1.
-Kéo thật nhẹ khí từ sao 7, xuống
từ từ dọc trục Long Hỏa, đến khu vực trước sao 1 và sao 1, xoáy nhẹ, hút khí
xuống, xả ra ngoài, làm nhiều lần đến thuần thục.
-Khi cảm giác sao 1 đã thông,
nhẹ, hết nóng, hết tức, hết mùi hôi, thì dẫn lại Long từ sao 7 xuống, thông hẳn
như một dòng nước rót từ từ xuống.
-Sau vài ngày tập thuần thục, thì
thông hai cạnh của Long Hỏa là hai Long hộ vệ, rồi kéo ngược khí từ sao 1 lên
sao 7; khi thuần thục, thì nối khí âm từ Dũng Tuyền lên, theo hình có cả Hộ vệ
âm dương và Long Hỏa.
-Lúc này cơ thể thanh mát, nhẹ
nhõm; nếu còn thấy khí nóng, hay màu khí còn đỏ, hay tức chỗ nào đó, tức là
huyệt nơi Long đi qua chưa thông, khí trọc chưa ra hết, phải làm lại để tránh
tẩu hỏa; huệ nhãn có thể tự khai, hoặc lúc này khai rất dễ.
-Lúc này đã luyện quen rồi, ta có
thể tùy nghi mà dẫn xuống hay dẫn lên một cách tùy việc.
-Hàng ngày, tu luyện, thì việc
thường xuyên khai thông lại, là cách để giữ nhãn sáng và tẩy lọc cơ thể. Khi khai thông Long hỏa một
cách thường xuyên, thì hầu như các bệnh thuộc xương sống, đầu, thần kinh tọa…sẽ
hết một cách tự nhiên. Chúng ta nên biết rằng, các thánh nhân, các phật sống
của đạo Giáo, đạo Phật, như: Mục Kiền Liên, hay Lục tổ Huệ Năng, Đạt-ma sư tổ,
Lão tử…có người thọ hơn trăm đến vài trăm tuổi; các hành giả đạo Giáo xưa, thọ
100 tuổi vẫn còn bị coi là thường!
-Khi khai Long xong, nhu cầu ăn
thịt, tạp chất, rượu bia… sẽ hạn chế một cách tự nhiên: Do cơ thể đã được nâng
lên một mức năng lượng cao hơn rồi, tất cả các tế bào được nâng mức năng lượng
và thử thách đến một ngưỡng mới của các nguyên tử thanh nhẹ hơn, cần khí và thể
thanh nhẹ, chứ không thể nạp được các thứ cặn, trọc và tinh thể vật chất thô
trọc như thịt, nhất là thịt đỏ…mùi vị sẽ tanh, hôi, vì chúng ta thường phải tẩy
khí; đến khi thanh, nếu ăn thịt, rất khó chịu và thấy nặng mình mẩy, nặng khí;
nếu ăn lâu, lại đóng bế Long Hỏa lại ngay!- đó là lý do các hành giả, các vị tu
thiền, hay tu tiên…xa xưa đến nay phải ăn chay, mới thành đạo-tức là đạt trạng
thái thăng hóa và tiến hóa tâm linh; chứ không phải ăn mặn thì bị phạt, bị cắt
phép. Tu lên cao, sẽ hiểu lời Ta nói.
Tất nhiên, chúng ta sẽ ăn ít đi,
thậm chí lúc không ăn, cũng không thấy đói, thân thể cứng cáp khỏe mạnh, râu
tóc đen dài, khí lực viên mãn, da, môi đỏ hồng hào, ăn ngon ngủ sâu, không buồn
phiền bi lụy, không lo lắng hốt hoảng, tâm bình, mọi việc hiểu sâu, nhưng lại
hành động hồn nhiên, đơn giản đi rất nhiều. Khi biết xuất vía, tu luyện trên
cao, thì đạt trạng thái giác ngộ cao-giải thoát (Niết bàn-siêu ngộ), thấy được
Chân lý Tối thượng, thì thấy cuộc đời, hay mọi thứ, chỉ là một giai đoạn của
trường kỳ tiến hóa mà thôi, lúc đó có
thể làm chủ mình-( đọc thêm trong
Đạo kinh về Giác Ngộ)
*Khi khai Nhãn, nhìn thể vía của một người, có thể biết được tâm
thể và trình độ tiến hóa và tu luyện của người ấy, mà không cần giải thích hay
kiểm nghiệm:
-Thấy khí, vía còn đen: Người bị
bệnh, ám, nơi bị bệnh, khí đỏ hoặc đen.
-Người có tham vọng xấu, tính
xấu, bẳn tính, tính cố chấp, tham lam, hay vô minh….vía đỏ, nâu, đen.
-Tà nhân, hay nghiện rượu, ma
túy…thường có tà ác quỉ ma đi theo, hay
đọa hẳn vào trong người.
-Nổi ý ác, tâm ác, tâm tham…thì
ma quỉ cũng đi theo, theo qui luật Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
-Tu luyện càng cao, trình độ càng
cao, thì tâm thể càng sạch, khí vía sáng trong, có thể có hào quang sáng phát
mạnh trên đầu.
-Hàng ngày: Tập bài 2-Thiên Long Nhân công Pháp-có
động tác khai Long hỏa.
-Các động tác Thiên long hóa khí trong cơ thể-nén khí Đan điền, nóng, sáng, kéo
lên sao 4, nạp thêm, kéo lên sao 6, nạp thêm, đến sao 7 phát sáng, kéo xuống
vào trung tâm sao 4-phát sáng, tỏa ra toàn thân, toàn thân phát sáng; hoặc cho
xuống Đan điền chạy ra toàn bộ cơ thể
toàn thân phát sáng, vòng tròn phát sáng- đây gọi là cải tạo thể vía từ nội,
ngoại thân.
THOÁT LUÂN HỒI, XÓA HOẶC CẦN BẰNG NGHIỆP THEO
TRỤC LONG HỎA
Theo nguyên tắc vật lý, khi khai
Long hỏa, đốt cháy các trọc khí, trong và ngoài vía-phách của mình, còn đồng
nghĩa với việc tiêu diệt, đốt cháy các vía xấu, đen, hình tư tưởng…của
mình-trong đó có Nghiệp quả. Khi xuất hồn lên cao, có Cao Minh công, thì có thể
tiêu diệt các Nghiệp, có cách cân bằng Nghiệp, xóa Nghiệp. Xóa Nghiệp, và cân
bằng Nghiệp bằng cách xây đời, lập công quả, cứu độ nhân gian, rồi lại cân bằng
tịnh Không tại Trung Phương cung-Đan
điền-rồi Toàn Trục Long hỏa-đó gọi
là Ngũ Khí Triều Ngươn ( Cha dạy Đạo Cao Đài), và về Trung Phương-( KHÔNG-TẠI TRỤC LONG HỎA, NĂNG LƯỢNG CÂN
BẰNG=KHÔNG) tức là hòa nhập Thượng đế vậy! Tất nhiên là có thể hết Luân
hồi! Bay lên cao đến tầng Trời nào, thì sau mãn có thể về đến tầng Trời đó!
Công năng thấp, không bay cao
được; sau mãn cũng ở cấp đó. Nếu lên cao, sẽ bị Nguyên khí cao cấp đốt cháy
ngay. Do đó, ở trần gian, mà bay được đến đâu, thì khi mãn, biết về đến đó. Hết
Luân hồi là đốt tan hết Nghiệp và cân bằng được Nghiệp về Trung Phương cung-hay
Thượng đế tự thân-Ở đâu? Ngay trục
Long hỏa vậy! Rồi xuất hồn thẳng lên Thượng giới, thì hết đọa Luân Hồi.
BÀI ĐỌC THÊM:
LUYỆN NHỊ XÁC
THÂN (LINH HỒN HAY NGƯƠN THẦN)
( Bài đọc thêm của cấp 2-
3 Thiên Pháp-Tài liệu Cha dạy Đạo Cao Đài)
“Phương
pháp tu luyện: Cấu đi lên hay NGHỊCH CHUYỂN =>theo SANH LỘ xuyên qua 9 khiếu
=> Tinh hoá KHÍ =>tạo Thánh Thai =>nuôi dưỡng =>tạo Kim Thân =
Phật tử (trên Bàn thờ Hậu Thiên= phía dưói), trong mình (ức) => lên Nê hườn
Cung =>ra Thiên môn về Niết Bàn.
Chúng tôi trình bày mục Nhị Xác Thân qua các lời dạy của Thầy nơi Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Đại Thừa Chơn Giáo.
Nơi trang 26, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có dạy :
" Ngọc Đầu Sư khả tu truyền pháp, thuyết Đạo.
Kẻ nào trai giới đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng.
Chư Môn Đệ phải trai giới. Vì tại sao ?
Chẳng phải Thầy còn buộc theo cựu luật, song luật ấy rất nên qúy báu không giữ chẳng hề thành Tiên Phật đặng.
Thầy cắt nghĩa :
Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.
Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh Khí Thần mà luyện thành. Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc đạo mà có Tinh Khí, không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng.
Còn có Thần mà không có Tinh Khí thì khó hườn đặng Nhị Xác Thân.
Vậy ba món báu phải hiệp mới đặng.
Nó vẫn là chất, tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng.
Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.
Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết.
Nếu như các con còn ăn mặn luyện đạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng ?
Như rủi bị hườn, thì đến khi đắc đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d’électricité) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc “Nhân Tiên” thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.
Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện đạo."
Với Thánh giáo này, ngay từ buổi mới Khai Đạo, Thầy cũng đã dạy truyền pháp cho kẻ nào trai giới đặng 10 ngày trở lên và muốn luyện đạo phải trường trai mới đặng. Luyện đạo là luyện tam bửu Tinh Khí Thần để tạo một Nhị xác thân. Xác thân thứ hai thiêng liêng vô hình (périsprit) ngoài xác thân nhục thể hữu hình của chúng ta. Hơn nữa Tân luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chương Tịnh Thất có định nghĩa là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào mà tu luyện và ghi 8 điều lệ nghiêm chỉnh để tịnh viên phải tuân theo kỷ luật tịnh trường.
Người môn sanh Cao Đài cần tu luyện là mong giải thoát kiếp luân hồi đọa lạc trần ai khổ lụy này, mà đó chính là mục đích tối yếu của việc tu hành. Đức Thượng Đế mở Đạo Kỳ Ba để độ rỗi các bực nguyên căn còn sa đọa và Thầy hứa tái lập đời Thượng nguơn Thánh đức cho nhơn loại được hưởng sau Hội Long Hoa lọc thánh phân phàm.
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, trang 173, Thầy dạy về Giới tửu (18.1.1927) Bính Dần, Thầy cũng nhắc lại về Nhị Xác Thân, như sau :
" Thầy nói cái Chơn Thần là Nhị xác thân các con, là khí chất (le sperme), nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi Hộ ; nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ chơn linh các con. Khi luyện thành đạo, đặng hiệp một với khí, rồi mới đưa thấu đến Chơn Thần, hiệp một mà siêu phàm nhập thánh".
Như vậy, người tín đồ Cao Đài dầu ở chi phái nào siêng tu luyện là không sái chơn truyền của Thầy từ buổi sơ khai, miễn phải được bực Minh Sư truyền pháp, được Ơn Trên hướng dẫn. Nếu vào Đạo chỉ biết cúng kiến, tụng kinh mà không lo tu tâm dưỡng tánh, lập đức bồi công và luyện đạo để giải thoát linh hồn thì có ích gì . Miễn hành giả đừng dục vọng mong thành Tiên Phật, ham luyện đạo mà khinh thường việc làm công quả, trợ nghèo giúp khổ cho đồng bào, không lo tu tâm luyện tánh thì việc đắc đạo khó thành. Hành giả phải hành đủ tam công tức là công quả, công trình, công phu thì kết quả mới viên mãn. Ơn Trên thường bảo không có vị Tiên Phật nào thành được mà thiếu một trong Tam công.
Đại Thừa Chơn Giáo ở trang 178, Thầy có dạy về Nhị Xác thân :
" Ngoài cái giả thân này, còn một cái chơn-thân khác nữa. Chơn-thân ấy là chi? Là nhị xác thân vậy. Cái xác thân ấy mới vững bền muôn kiếp, sống mãi bằng Trời, không tử, không sanh, không thêm, không bớt. Luyện đặng cái chơn thân này thì trường sanh bất tử, khỏi chịu quả báo luân hồi, đời đời kiếp kiếp an hưởng vui chơi nơi Bồng-lai Tiên-cảnh. Ấy là Chơn Nhơn vậy
Chúng tôi trình bày mục Nhị Xác Thân qua các lời dạy của Thầy nơi Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Đại Thừa Chơn Giáo.
Nơi trang 26, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy có dạy :
" Ngọc Đầu Sư khả tu truyền pháp, thuyết Đạo.
Kẻ nào trai giới đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng.
Chư Môn Đệ phải trai giới. Vì tại sao ?
Chẳng phải Thầy còn buộc theo cựu luật, song luật ấy rất nên qúy báu không giữ chẳng hề thành Tiên Phật đặng.
Thầy cắt nghĩa :
Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.
Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh Khí Thần mà luyện thành. Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc đạo mà có Tinh Khí, không có Thần thì không thế nhập mà hằng sống đặng.
Còn có Thần mà không có Tinh Khí thì khó hườn đặng Nhị Xác Thân.
Vậy ba món báu phải hiệp mới đặng.
Nó vẫn là chất, tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong khí Tiên Thiên thì hằng có điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng.
Nó phải có bổn nguyên chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.
Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn Thần tinh khiết.
Nếu như các con còn ăn mặn luyện đạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng ?
Như rủi bị hườn, thì đến khi đắc đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d’électricité) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc “Nhân Tiên” thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.
Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện đạo."
Với Thánh giáo này, ngay từ buổi mới Khai Đạo, Thầy cũng đã dạy truyền pháp cho kẻ nào trai giới đặng 10 ngày trở lên và muốn luyện đạo phải trường trai mới đặng. Luyện đạo là luyện tam bửu Tinh Khí Thần để tạo một Nhị xác thân. Xác thân thứ hai thiêng liêng vô hình (périsprit) ngoài xác thân nhục thể hữu hình của chúng ta. Hơn nữa Tân luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chương Tịnh Thất có định nghĩa là nhà thanh tịnh để cho các tín đồ vào mà tu luyện và ghi 8 điều lệ nghiêm chỉnh để tịnh viên phải tuân theo kỷ luật tịnh trường.
Người môn sanh Cao Đài cần tu luyện là mong giải thoát kiếp luân hồi đọa lạc trần ai khổ lụy này, mà đó chính là mục đích tối yếu của việc tu hành. Đức Thượng Đế mở Đạo Kỳ Ba để độ rỗi các bực nguyên căn còn sa đọa và Thầy hứa tái lập đời Thượng nguơn Thánh đức cho nhơn loại được hưởng sau Hội Long Hoa lọc thánh phân phàm.
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, trang 173, Thầy dạy về Giới tửu (18.1.1927) Bính Dần, Thầy cũng nhắc lại về Nhị Xác Thân, như sau :
" Thầy nói cái Chơn Thần là Nhị xác thân các con, là khí chất (le sperme), nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó là mỏ ác, gọi tiếng chữ là Vi Hộ ; nơi ấy Hộ Pháp hằng đứng mà gìn giữ chơn linh các con. Khi luyện thành đạo, đặng hiệp một với khí, rồi mới đưa thấu đến Chơn Thần, hiệp một mà siêu phàm nhập thánh".
Như vậy, người tín đồ Cao Đài dầu ở chi phái nào siêng tu luyện là không sái chơn truyền của Thầy từ buổi sơ khai, miễn phải được bực Minh Sư truyền pháp, được Ơn Trên hướng dẫn. Nếu vào Đạo chỉ biết cúng kiến, tụng kinh mà không lo tu tâm dưỡng tánh, lập đức bồi công và luyện đạo để giải thoát linh hồn thì có ích gì . Miễn hành giả đừng dục vọng mong thành Tiên Phật, ham luyện đạo mà khinh thường việc làm công quả, trợ nghèo giúp khổ cho đồng bào, không lo tu tâm luyện tánh thì việc đắc đạo khó thành. Hành giả phải hành đủ tam công tức là công quả, công trình, công phu thì kết quả mới viên mãn. Ơn Trên thường bảo không có vị Tiên Phật nào thành được mà thiếu một trong Tam công.
Đại Thừa Chơn Giáo ở trang 178, Thầy có dạy về Nhị Xác thân :
" Ngoài cái giả thân này, còn một cái chơn-thân khác nữa. Chơn-thân ấy là chi? Là nhị xác thân vậy. Cái xác thân ấy mới vững bền muôn kiếp, sống mãi bằng Trời, không tử, không sanh, không thêm, không bớt. Luyện đặng cái chơn thân này thì trường sanh bất tử, khỏi chịu quả báo luân hồi, đời đời kiếp kiếp an hưởng vui chơi nơi Bồng-lai Tiên-cảnh. Ấy là Chơn Nhơn vậy
Thầy thấy
người đời hằng lầm tưởng cái giả thân ( Nhơn thân) nầy tu luyện đặng cầu bất
tử, trường sanh. Khờ lắm thay! Dại lắm thay! bởi câu-chấp mà sa mãi tội tình,
trầm luân muôn kiếp. Cái xác thân nặng nề, nhơ bẩn thúi tha này còn ham hố làm
chi? Cái điểm linh hồn bị mang xác thịt này chẳng khác như bị núi Thái Sơn dằn
chận. Cái điểm linh hồn ngày nào bỏ đặng xác thân này thì chẳng khác chi để
ghánh Thái Sơn xuống vậy.
Linh hồn ra khỏi xác thân này thì mừng vui khôn xiết, khoái lạc vô cùng. Những linh hồn còn nặng nghiệp quả tiền khiên phải chịu vâng theo Tạo Công sai khiến, mượn xác thịt lập công, trả rồi nghiệp quả. Những Phật Tiên ngày trước cũng dùng điểm linh quang giáng thế, mượn xác thịt mà luyện đạo. Lấy ngươn khí nguơn tinh hiệp cùng nguơn thần tạo nên Tiên Phật. Có nhị xác thân thì từ đó sấp sau mới là có thứ ngôi địa vị, chớ điểm linh quang là một cái yếng sáng mà thôi, nhưng cũng biết linh thông biến hóa."
Ở trang 149, Thầy cắt nghĩa hai chữ Tu Luyện như sau :
"Chữ TU là gì ?
Tu là bồi bổ tinh khí thần cho đầy đủ, đức tánh cho hoàn toàn, bỏ nhơn dục tầm đường Thiên Lý thuận mạng, giữ thanh tịnh ôn hòa, chỗ nào sứt mẻ hư hao thì tô bồi cho đầy đủ. Chữ LUYỆN là gì ?
Luyện là trau giồi cho sáng suốt hoàn toàn, giũa mài, rèn đúc cho trơn tru khéo léo.
Tu mà không luyện chẳng khác chi một cục sắt không rèn làm sao thành một món khí giới ? Luyện là RÈN, thì chẳng khác nào một cục sắt đó còn đương vô dụng. Luyện nó phải nướng cho nó cháy, rồi đập giũa, cạo, gọt, rèn, đúc mới thành cái khí giới. Người tu cũng thế.
Muốn cho huệ mạng tròn đầy sáng suốt thì cần phải phanh luyện, mài giũa ngày đêm cho thành Kim Thân, Phật Tử. Ấy là phương pháp tu luyện.
Các con khá biết rằng Thầy hằng nói: Thầy là các con, các con tức là Thầy. Có Thầy mới có các con, mà có các con rồi mới có chư Tiên, Phật, Thánh, Thần; thì người là "tiểu thiên địa". Điểm linh quang nào muốn tạo Phật tác Tiên cũng phải đầu thai vào thế giới hữu hình Vật Chất: Dầu cho một vị Đại La Thiên Đế giáng trần đây không tu luyện cũng khó mong trở lại.
Điểm LINH QUANG là gì ?
Là một cái yếng sáng mà thôi. Thái Cực là một "Khối Đại Linh Quang" chia ra, ban cho mỗi người một "điểm tiểu linh quang", khi đầu thai làm người. Đến chết điểm linh quang ấy quay về hiệp nhứt với "Đại Linh Quang".
Các con có rõ hai chữ THIÊNG LIÊNG chăng ?
Thiêng Liêng là nối tiếp theo. Hễ kẻ nào tu đắc đạo cũng phải chịu dưới luật riêng cơ pháp.
Trời ban cho mỗi người một điểm linh quang ( nguơn thần). Điểm linh quang ấy phải đầu thai xuống thế giái hữu hình vật chất nầy, mượn xác phàm tu luyện mới thành Tiên đắc Phật. Nhờ có cái xác phàm nầy mới thành Đạo, mà tạo Phật tác Tiên, tiêu diêu cảnh lạc. Tại sao vậy ?
Tại tuy có ngươn thần mà không có ngươn tinh, ngươn khí thì làm sao tạo thành Nhị xác thân ? Ngươn thần là dương , ngươn khí là âm. Đạo phải có âm dương mới sản xuất Anh Nhi tạo thành Xá Lợi.
Mượn cái xác phàm này mà lấy ngươn tinh: khí, huyết, rồi luyện ngươn tinh cho thành ngươn khí thì tinh Hậu Thiên trở lại Tiên Thiên.
Luyện ngươn khí là nuôi lấy ngươn thần cho sáng suốt. Dầu cho vị Phật Tiên nào cũng vậy, phải chịu đầu thai vào thế giới vật chất luyện cho thành Thánh Thai Phật Tử mới về ở thế giái hư linh, chớ đừng nói trong hàng Phật, Tiên đắc đạo mà không tu luyện theo pháp này, thì làm sao thành chánh quả!!!
Phép luyện đơn chẳng chi lạ. Hễ muốn tạo thành Thánh thai phải dụng công phu nghịch chuyển pháp luân thì thành Thánh”. ( Sưu tầm-Xin Vua Cha cho vào Pháp môn để giáo hóa thêm).
Linh hồn ra khỏi xác thân này thì mừng vui khôn xiết, khoái lạc vô cùng. Những linh hồn còn nặng nghiệp quả tiền khiên phải chịu vâng theo Tạo Công sai khiến, mượn xác thịt lập công, trả rồi nghiệp quả. Những Phật Tiên ngày trước cũng dùng điểm linh quang giáng thế, mượn xác thịt mà luyện đạo. Lấy ngươn khí nguơn tinh hiệp cùng nguơn thần tạo nên Tiên Phật. Có nhị xác thân thì từ đó sấp sau mới là có thứ ngôi địa vị, chớ điểm linh quang là một cái yếng sáng mà thôi, nhưng cũng biết linh thông biến hóa."
Ở trang 149, Thầy cắt nghĩa hai chữ Tu Luyện như sau :
"Chữ TU là gì ?
Tu là bồi bổ tinh khí thần cho đầy đủ, đức tánh cho hoàn toàn, bỏ nhơn dục tầm đường Thiên Lý thuận mạng, giữ thanh tịnh ôn hòa, chỗ nào sứt mẻ hư hao thì tô bồi cho đầy đủ. Chữ LUYỆN là gì ?
Luyện là trau giồi cho sáng suốt hoàn toàn, giũa mài, rèn đúc cho trơn tru khéo léo.
Tu mà không luyện chẳng khác chi một cục sắt không rèn làm sao thành một món khí giới ? Luyện là RÈN, thì chẳng khác nào một cục sắt đó còn đương vô dụng. Luyện nó phải nướng cho nó cháy, rồi đập giũa, cạo, gọt, rèn, đúc mới thành cái khí giới. Người tu cũng thế.
Muốn cho huệ mạng tròn đầy sáng suốt thì cần phải phanh luyện, mài giũa ngày đêm cho thành Kim Thân, Phật Tử. Ấy là phương pháp tu luyện.
Các con khá biết rằng Thầy hằng nói: Thầy là các con, các con tức là Thầy. Có Thầy mới có các con, mà có các con rồi mới có chư Tiên, Phật, Thánh, Thần; thì người là "tiểu thiên địa". Điểm linh quang nào muốn tạo Phật tác Tiên cũng phải đầu thai vào thế giới hữu hình Vật Chất: Dầu cho một vị Đại La Thiên Đế giáng trần đây không tu luyện cũng khó mong trở lại.
Điểm LINH QUANG là gì ?
Là một cái yếng sáng mà thôi. Thái Cực là một "Khối Đại Linh Quang" chia ra, ban cho mỗi người một "điểm tiểu linh quang", khi đầu thai làm người. Đến chết điểm linh quang ấy quay về hiệp nhứt với "Đại Linh Quang".
Các con có rõ hai chữ THIÊNG LIÊNG chăng ?
Thiêng Liêng là nối tiếp theo. Hễ kẻ nào tu đắc đạo cũng phải chịu dưới luật riêng cơ pháp.
Trời ban cho mỗi người một điểm linh quang ( nguơn thần). Điểm linh quang ấy phải đầu thai xuống thế giái hữu hình vật chất nầy, mượn xác phàm tu luyện mới thành Tiên đắc Phật. Nhờ có cái xác phàm nầy mới thành Đạo, mà tạo Phật tác Tiên, tiêu diêu cảnh lạc. Tại sao vậy ?
Tại tuy có ngươn thần mà không có ngươn tinh, ngươn khí thì làm sao tạo thành Nhị xác thân ? Ngươn thần là dương , ngươn khí là âm. Đạo phải có âm dương mới sản xuất Anh Nhi tạo thành Xá Lợi.
Mượn cái xác phàm này mà lấy ngươn tinh: khí, huyết, rồi luyện ngươn tinh cho thành ngươn khí thì tinh Hậu Thiên trở lại Tiên Thiên.
Luyện ngươn khí là nuôi lấy ngươn thần cho sáng suốt. Dầu cho vị Phật Tiên nào cũng vậy, phải chịu đầu thai vào thế giới vật chất luyện cho thành Thánh Thai Phật Tử mới về ở thế giái hư linh, chớ đừng nói trong hàng Phật, Tiên đắc đạo mà không tu luyện theo pháp này, thì làm sao thành chánh quả!!!
Phép luyện đơn chẳng chi lạ. Hễ muốn tạo thành Thánh thai phải dụng công phu nghịch chuyển pháp luân thì thành Thánh”. ( Sưu tầm-Xin Vua Cha cho vào Pháp môn để giáo hóa thêm).
Nói thêm:
Như vậy,
theo Vua Cha dạy Đạo Cao Đài, luyện Đạo chính là luyện Huyền công, trong đó có
luyện Nhị Xác Nhân-tức là Linh hồn. Linh hồn chúng ta tại xác trần bị bao bọc
bởi thể xác, và tinh thần, tạo ra thể vía của thể vía của linh hồn. Muốn xuất
thần-hồn, thì phải luyện thân tâm, khai mở các huyệt đạo, làm cho thể vía của
linh hồn tinh sạch bằng thân-tâm sạch, muốn thân tâm sạch, phải luyện
Tinh-Khí-Thần, rồi đưa Thần-hay hồn mình xuất khiếu ra khỏi xác thể, hợp với
chất khí Tiên Thiên là Thành Đạo, Đắc Đạo; đi học trên Vũ trụ, xuất hồn đi các
cảnh, càng lên được cao, càng tốt, do tu luyện thân tâm tốt, thể trọc vía càng
ít, thì linh hồn mình càng xuất được lên cao, đắc Thần tiên tại thế, sau này
mãn thì cũng đắc chính cái tầng cảnh giới-tầng khí cao mình đã bay lên được.
Muốn thoát được sinh tử luân hồi, thì phải bỏ được hệ thống các hình tư tưởng
và thể vía trọc bám vào hồn mình, theo qui luật đồng thanh tương ứng, đồng khí
tương cầu, do hết vía xấu, chỉ còn linh quang gốc, tức linh hồn chân chất
nhất-lõi của tổ hợp hồn vía-hay nói gọn là vía
không còn, chỉ còn hồn, thì sẽ thoát luân hồi, về thẳng Thượng giới, đắc
ngôi vị Tiên Phật.
Mọi lý
luận của Pháp môn chúng ta do Thầy được Vua Cha truyền dạy chính thức và tu học
tinh luyện thêm, Thầy tuyệt nhiên không học ai ở trần gian, chỉ học Vua Cha,
các thầy vô hình và tự học mà thôi…
Học viên
Thiên Pháp đến trình độ xuất hồn, đạt từ 3-7 thông-lên đến Kim Tự Tháp-hiền
nhân nhập thế xây đời là Đắc đạo-tức là Thần Thánh Tiên Phật tại thế. Chỉ khác
là chúng ta nói bằng ngôn ngữ khoa học và khoa học tâm linh hiện đại cho dễ
hiểu hơn mà thôi.
Thiên
Pháp luyện 4 cấp, theo các pháp khác là có cả Tinh-Khí-Thần-Thần hoàn hư; có cả
Nội công-Ngoại Khí, Âm dương công, Thần công, Thần thông ngoại cảm-khai Nhãn và
luyện Thất thông: Thiên Nhãn thông, Tha Tâm thông, Thần cảnh thông, Túc Mạng
thông, Thiên Nhĩ thông, Lậu Tận thông-nhưng chúng ta khác Phật giáo còn có An Lạc Thông-tức Đĩnh ngộ Nhập
thế xây dựng Thiên Đường-Niết bàn Tại thế.
Như thế
là chúng ta tự hào là có đủ tinh hoa của Khí công, Luyện Đạo của các pháp môn, tôn
giáo trước kia, không để mất tinh hoa Nhân loại.
BÀI 4-TẠNG PHỦ CÔNG
1-Đọc sách, xem hình để biết cấu
tạo cac cơ quan, bộ phận cơ thể, vị trí của chúng.
2-Khi đã khai Long hỏa, khai các
sao, thì chỉ cần dẫn khí từ đỉnh đầu đến nơi bị bệnh, và xoáy khí vào đó, đẩy
khí qua kinh mạch tương ứng của nó, hoặc ra huyệt gần nhất; sau đó, nạp khí
sạch vào cho nó.
3-Thường xuyên tẩy khí các bộ
phận cơ thể, nạp khí sạch cho nó, gọi là tạng phủ công.
BÀI 5-CHỮA
BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC ĐƠN GIẢN:
Chữa bệnh tại bộ phận đó, dẫn khí
vào đó để lọc độc, tẩy bệnh…gọi là tự chữa bệnh không dùng thuốc.
-Tẩy tủy-thần kinh: Cho khí đi từ
đỉnh đầu, đi xuyên vào não, tẩy khí não ra Ngọc chẩm, gáy… sau đó thỉnh thoảng
cho khí đi xuyên vào dọc xương sống, để tẩy tủy ( Pháp khác gọi là tẩy tủy
kinh); ta có khác một chút: cho khí đi xuyên xuống trường cường, tẩy ra, rồi
lại kéo khí âm cân bằng lên đến não, cứ như thế, cho đến khi thấy nhẹ xương
sống, lưng thì thôi.
BÀI 6-LUYỆN HÒA KHÍ ÂM DƯƠNG, TĂNG NỘI KHÍ. TẨY KHÍ QUA SAO (TẨY
VÍA)
-Luyện hòa khí âm dương: Khai các sao xong, tẩy khí xong, thì nối
khí trước và sau một sao vào giữa, để hòa khí âm dương tại từng sao, cho đến
khi thấy thanh nhẹ thì thôi.
-Nối khí từ Dũng tuyền lên Đan
điền, kéo khí từ Bách hội xuống Đan điền, để cân bằng âm dương tại Đan điền.
-Sau này, khi đã khai Long hỏa,
thì nối khí từ Hội âm lên, kéo khí từ Bách hội xuống, kéo khí trước và sau sao
2 vào, để tăng nội khí cho Đan điền-rất tốt, rất cần thiết.
-Dùng Cửu Long Huyền công để tập
bài này rất tốt. Đây có thể gọi là Ngũ Khí Triều Ngươn.
Xoáy, nén nhẹ, cho đến khi thấy
nặng nặng, cưng cứng, âm ấm bụng rốn. Tập được bài này, tất công lực tăng mạnh,
khí lực tăng, các bệnh về lưng sẽ hết hẳn…
-Tẩy khí qua các sao tương tự như hướng dẫn: Thổi khí từ trước ra
sau, từ sau ra trước các sao, qua Dũng tuyền, cho đến khi sạch khí trọc thì
thôi.
-Tẩy vía: Tư tưởng phải tốt, thiền tĩnh, tất vía sáng; và ăn uống
chống ăn tạp chất khí, hạn chế thịt; và khi nén khí xong, thì kéo khí đên từng
sao, thông xong, cho khí cầu vào giữa sao, phát sáng, tại sao nào cũng được,
nhưng tốt nhất là Đan điền. Rồi phóng khí ra xung quanh mình thành vòng sáng
nhiều vòng, vừa có tác dụng tẩy vía, vừa có tác dụng bảo vệ mình.
Đây là kỹ thuật thường xuyên, sau
mọi bài thiền công cao cấp về sau, từ cấp 2 trở lên.
BÀI 7-
LUYỆN BÀI THIÊN LONG NHÂN CÔNG PHÁP
Bài này cốt để tập cho chương trình Cấp 2. Hàng ngày luyện từng cử
động một là hết cả chương trình Cấp 2-Trung cấp.
Tác dụng: âm dương khí giao hòa, luyện tinh khí thần, tạng phủ
thanh khí, Tam giới hòa hợp. Khai long xà. Các mạnh đều thông, thần minh khí
thanh.
Người yếu, nghiện rượu, ma túy, suy nhược vừa ốm dậy,
tâm tính nóng nảy cấm tập dẫn Long, vì sao: không cẩn thận đốt cháy kinh mạch,
tẩu hỏa.
7 cử động:
Ngồi thế thiền hoa sen trên trái đất. Mặt quay Bắc.
Mắt nhắm. Niệm nhập Pháp.
1-Thiên Long xuyên địa:
Người ngồi thẳng. Niệm Pháp xong, hai bàn tay duỗi đặt
úp xuống đất trước mặt, song song, không chạm nhau. Rồi cúi đầu sát đất bái lạy
9 lần, chỉ đầu cử động.
Về Thế Thiên Pháp.
Tay trái duỗi thẳng, đặt dọc vào giữa bụng, cạnh bàn
tay ngoài và ngón út áp vào bụng, mũi bàn tay chúc xuống dưới. Tay phải tam chỉ
chọc xuống đỉnh đầu, long đi xuyên xuống từ đỉnh đầu, dọc theo trục sao ở giữa
người, nối các sao với nhau, trục sao phát sáng. Long đi xuyên xuống đến tận
Đài sen. Đến Hội âm nơi sao 1, Long xoáy xuống từ từ, theo chiều thuận, thật
kiên trì-Đây là động tác khai hỏa xà của các pháp môn khác, sao 1 sáng
dần rồi cho long đi xuống.
Long đi xuống
đến đài sen, hai long cuộn tròn, xoay xung quanh đài sen, rồi nó đi xuyên xuống
đất.
2-Thiên Long xuyên sơn.
Đảo tay trái xoay ngược lại, ngón tay lên trên, ép
ngón út vào bụng.
Tay phải đặt lên trán về thế bái.
Hình dung thân người mình như một trái núi, cho Long
đi xuyên từ từ lên giữa núi, đến sao 1, nó có thể khó khăn, cuộn xoắn vào nhau
để đi thông lên, cho phát sáng toàn bộ trục sao, kéo Long lên thật chậm, chắc
chắn. Nếu thấy người ớn lạnh, mùi tanh lợm như mùi bùn (có vong lạ định nhập
làm hại), lập tức dừng và xoa bụng, rốn. Niệm Cha và các thánh cứu.
Tập lâu, sẽ thấy khí không nóng như lúc mới khai long
hỏa; sẽ thấy nhẹ nhõm, mát lành, cmả giác tê tê dìu dịu là được, khai long- hỏa
xà thành công.
Tập bài này sẽ đốt hết trọc khí trong cơ thể, các bệnh
xương sống sẽ khỏi, các huyệt trên Đốc mạch sẽ khai hết.
3-Thiên Long xuyên lưng:
Tay trái chuyển ra sau lưng, cạnh ngón cái ốp vào
lưng, mũi tay chúi xuống. Tay phải vẫn để như thế trên.
Tại Bách hội-sao 1, hai Long chụm lại và đi xuống dọc
đường trong xương sống. Đến xương cụt, nó xoáy tròn, mở rộng thành một vòng
sáng, rồi đi xuống; đây chính là khai hỏa hầu.
Sau đó cho Long đi ngược lại, theo xương sống, đi lên
đỉnh đầu.
4- Thiên Long xuyên Tượng.
Đưa tay trái úp ngang vào lưng, chỗ Mệnh môn.
Tay phải úp, đặt ngang dưới rốn.
Long đi xuống dọc cổ, chạy qua vai trái, xuống tay
trái vào tượng, xuyên qua tượng, ra xuyên qua lòng bàn tay phải, đi lên tay
phải, lên vai phải, lên cổ, chạy qua vai, cứ thế đi vòng xuống 3 vòng.
Long về cuộn lại ở Đan điền.
5- Thiên Long vờn nước.
Hai tay vờn như múa, như bắt nhịp khi hát vậy. Nhưng
tay vung tròn qua đầu, chạm vào nhau, tay dẻo. Đến khi xuống, hai đầu bàn tay
cũng chạm nhau chúi xuống. Đầu cúi lên và cúi xuống theo nhịp tay múa. Làm 7
lần. Thật chậm.
Cảm giác như ngồi trong một cái bể nước, Long giáng
lên giáng xuống bồng bềnh trùm ánh sáng lên cả người, thành một vòng sáng khắp
châu thân.
6- Thiên long nạp khí.
Hai tay về Thế Thiên pháp.
Long bay vút lên cao, xoáy tròn nạp khí sáng rực, rồi
nó giáng xuống đến đỉnh đầu, đồng thời về Thế Nhân pháp, Long xuống, kéo sáng
theo, tay lại kéo xuống thành Thế Địa pháp.
Lúc này người bắt đầu phát sáng.
7- Thiên long hóa ngọc.
Về thế thiền Hoa sen.
Long về tượng pháp, xoáy tròn và phát sáng.
Toàn bộ đài sen, cả cơ thể lúc này hóa sáng rực rỡ,
toàn thân như một khối ngọc sáng và phát sáng như châu sa! Hào quang quanh đầu
sáng lóe lấp lánh.
Thu khí sáng dồn vào Đan điền.
Thu công.
Xoa mặt và người.
Bài này Thiên Long đắc khí luyện người: Vì nó ưa ai thì nó luyện cho, chứ không phải người
luyện nó. Nó là bản mệnh mình, mà bản mệnh thì do Trời giữ, chứ ta sao giữ được
mệnh, muốn giữ thì phải lụy nó, theo nó. Nó là ai? Nó là linh khí của Trời. Vậy
muốn sở đắc được nó, làm chủ nó, thì phải làm chủ mình. Muốn làm chủ được mình
thì phải tu rồi luyện thôi. Tu là tu
đức, luyện là luyện tinh khí thần. Muôn đời đều thế.
HÌNH ẢNH BỔ TRỢ
THIÊN PHÁP CẤP 2
LONG HỎA
NHÂN HỎA
ĐỊA HỎA