Menu

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

BÀI 2-3: TÌM HIỂU VỀ KINH MẠCH LẠC HUYỆT VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH - KHÍ - NĂNG LƯỢNG SINH HỌC - TẨU HỎA NHẬP MA- KHÍ HÓA



BÀI 2
TÌM HIỂU VỀ KINH MẠCH LẠC HUYỆT
(Tài liệu bổ trợ)

                                                         BÀI 3
THUYẾT ÂM DƯƠNG-NGŨ HÀNH-KHÍ, NĂNG LƯỢNG SINH HỌC-TẨU HỎA NHẬP MA-KHÍ HÓA

THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Vũ trụ vật chất được tạo thành bởi thành tố Âm-Dương (Thái cực). Trong tính chất của mọi vật có hai phần vật chất âm-dương. Các chất này lại phân thành các tính chất của vật chất là ngũ hành chất-thực chất đây là màu sắc của vật chất do thể từ-điện trường của chúng tạo nên khí, mà chúng ta gọi là thể vía. Có 5 loại khí-chất cơ bản, ứng với 5 loại màu sắc tương ứng, mà cổ nhân xưa gọi là Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ: Trắng-Xanh- Đen-Đỏ-Vàng. Các chất này khi biến hóa, gặp nhau, loại suy tương hỗ thành 9 loại chất: Trắng-xanh da trời-đỏ-vàng-xanh lục lam-chàm nâu-xanh lá cây-tím.
Vô Cực sinh Thái CựcThái Cực sinh Lưỡng NghiLưỡng Nghi sinh Tứ TượngTứ Tượng sinh Bát Quái. Bát Quái sinh 64 Quái.
                            
        Âm dương- Thái cực                            Từ trường trái đất

Thái cực sinh ra 2 nghi: một âm và một dương.  Mỗi nghi sinh ra 2 tượng: một âm và một dương. Mỗi tượng sinh ra 2 quái: một âm và một dương, 1-sinh 2-sinh 4-sinh 8….
Điều này chứng minh chính xác của khoa học vật lý lượng tử-y-sinh-hóa hiện đại:
Mọi sự vật hiện tượng, tế bào, cơ thể con người…đều phát sinh phát triển bằng nguyên lý trên.
LUẬN VỀ ÂM DƯƠNG KHÍ HOÁ

“Vũ trụ là sự điều hợp của hai khí âm và dương. Âm là nặng, đục chìm xuống là đất. Dương là nhẹ, sáng trong nổi ở trên. Qua một chuyển biến về khí hóa, vũ trụ lần lần
được trật tự lại.
Tất cả các vật thể trong vũ trụ đều do sự biến chuyển của khí hóa mà thay đổi. Ví dụ: hơi của nước xông lên để chuyển thành mưa. Gió thổi có thể di chuyển đổi dời một hòn núi đất. Thời gian và không gian cũng được chia ra theo nguyên tắc khí hoá. Đông phương lấy sự biến hóa của khí trong không gian làm tiêu chuẩn để phân chia thời tiết, tháng ngày. Lấy mực độ cao nhất của âm dương tức là độ thuần âm và độ thuần dương. Thí dụ: khí thuần âm lên đến thuần dương là 180 ngày có dư và thuần dương tới thuần âm 180 ngày có dư. Do đó mới định từ khi khí lên cho đến lúc khí xuống nguyên độ cũ là một năm hay hơn 300 ngày, 24 khí, 28 tiết, cùng là 4 mùa. Do chuyển biến khí hoá của vũ trụ nên đã định ra ước lệ về thời gian…
Khí trời (dương) chi phối khí của đất (âm) là thuận và ngược lại là nghịch. Khí thuận thì muôn vật sinh hoá dễ dàng, nghịch lại thì muôn vật tiêu hao rồi tàn tạ. Con người theo luận thuyết đông y là một trong muôn vật, gặp khí tiết của trời đất thạnh thì khoẻ mạnh nở nang, khí tiết của trời đất nghịch thì tiêu hao bịnh tật. Trị bịnh cho con người theo phương pháp của đông ý là điều hòa khí hóa trong cơ thểcho kịp chiều hướng bất thường của Trời đất”   (Sách Nguyên lý ngũ hành trong châm cứu ).
        
                                              NGŨ HÀNH SINH KHẮC

“Khí hóa của đất có 6 loại: Mộc khí, Quân hỏa, Tướng hỏa, Thổ khí, Kim khí, Thủy khí.
Khí của trời có 6 loại, người xưa đặt những tên tượng trưng: Dương minh, Thái dương, Thiếu dương, Khuyết âm, Thái âm và Thiếu âm. Cả hai khí của Trời Đất phải giao hiệp nhau để thành phong, hàn thử, thấp, táo, hòa. Sái nghịch là vạn vật tiêu hao khổ bệnh. Khí của Trời thuận, chi phối được khí của đất thì sự sinh hóa thuận chiều Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh thổ, Thổ sanh Kim. Phong Mộc ở mùa Xuân sinh luân Hỏa. Luân Hỏa ở đầu mùa Hạ sinh ra tướng Hỏa ở cuối Hạ. Thử Hỏa ở chính Hạ sinh ra thấp Thổ. Thấp Thổ ở đầu Thu sinh ra táo Kim. Táo Kim ở cuối Thu sinh ra hàn Thủy. Hàn Thủy ở mùa Đông rồi sự sinh hóa đi vòng trở lại, cứ thế mà sinh hoá liên tiếp. Theo Đông y luận: nhân thân là tiểu vũ trụ. Cơ thể con người định thuộc vào khí trời, khí đất, tạng phủ kinh lạc trong cơ thể con người cũng phối hợp chuyển hoá với nhau theo sự chuyển hóa của khí và sự vận hành của trời đất.
Khí trời đất chuyển hóa bất thường thì vũ trụ bệnh và làm cho vạn vật đều bệnh. Sự chuyển hóa của khí, sinh ra bệnh nội thương. Sự chuyển hoá bất thường của trời đất làm ra bệnh ngoại cảm.
Lập luận rõ ràng nguyên tắc khí hóa giữa Trời Đất và con người để theo đó mà luận bệnh gọi là khoa Khí Hoá Y lý học (altération des humeurs).
Những gì thuộc chất thể (đối lại khí thể) trong vũ trụ, đông y liệt về loại ngũ hành (kim mộc, thủy, hỏa, thổ). Những gì thuộc về khí thể (đối lại chất thể) đều liệt về loại lục khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Theo đông y hình thể con người có hình trạng, song sự yếu mạnh của những hình tượng đó không thể chỉ nhìn vào mà luận được. Ví dụ: tim yếu, thiếu máu, Tây y cho sang máu và làm yên tim. Đông y cho đó chỉ là trị ngọn. Cách trị của Đông y là luận rõ căn nguyên của bịnh rồi làm cho tim hoạt phát trở lại tự nó làm cho đầy máu. Như vậy đông y làm cho phần khí của tim điều hòa ăn nhịp với các phần khí của các tạng phủ khác.
(Sách Nguyên lý ngũ hành trong châm cứu) (Phần lý luận của Pháp về chữa bệnh bằng năng lượng sinh học không dùng thuốc sang cấp 2 sẽ học-và sự đoán bệnh tật bằng huệ năng-sang cao cấp sẽ học).

NỘI LỰC VÀ TÂM NĂNG TU LUYỆN

Các thầy đồng bóng, hoặc thầy phù thủy dùng tha lực của âm binh, hoặc thần thánh. Khi thánh giáng dạy bói, thì họ nói như thánh, thực ra là thánh nói, có khi đến xem bói, không bỏ tiền cúng, thánh bóng ấy không giáng, đồng gieo quẻ, gieo đài không được, nếu bỏ tiền ra thì thánh dạy. Ấy là tha lực vậy.
Bí mật về bùa bả, yểm đảo, là dùng tha lực của âm binh và nạp năng lượng tâm linh vào, không có gì đáng sợ bí hiểm nữa, học viên dùng phép Thiên Đạo Đại Pháp này, phá được.
Chúng ta không dùng tha lực mà chính luyện nội lực. Chúng ta tu luyện thì chúng ta được cho chính ta-có sức khỏe, tuổ thọ, âm đức, lại được lợi cho sự tiến hóa của kiếp này-tức là giác ngộ Chân Lý và có tiến hóa tâm linh, sau chết thì được tự mình đã siêu thoát, lên các cảnh cao trên Trung Giới, Thượng Giới. Tu luyện đến đâu, thì nội lực và tâm linh được đến đó. Và cứ theo trình độ ấy, mà Thiên đình điểm đạo, nâng cấp  công quả-tiến hóa cho chúng ta đến đó. Trên Thiên giới, có điểm đạo; dưới Hạ giới, chúng ta cũng được điểm đạo như vậy. Có khi chúng ta không biết bề trên chấm, có khi các ngài giáng linh dạy, chấm như chấm cho tôi. Vậy tôi nói thế, các vị mới biết việc tu luyện quan trọng đến chừng nào.
Nếu cứ vô minh, tranh dành bon chen, coi đời này là hết, thậm chí chả biết có Thiên giới-Thượng đế hay không; hay giờ còn mơ hồ, là không biết có linh hồn hay không; sống thì dẫm đạp lên nhau, rượu thịt tỳ tỳ, hoặc có đi lễ lắm, nhưng ham hố đủ thứ, hoặc tu hình tướng, nhưng không biết thương dân, không biết cứu độ, háo danh háo tiền, ma nhiễm đạo sự…thì có cả vạn năm nữa, cả ngàn kiếp nữa vẫn thế và khổ đau-khi bỏ xác trần không siêu thoát được.
Sau các vị hiểu được điều tôi nói, thì mới là Ngộ ra chân lý.
Đến bài Tam Công, học chương trình cấp cao rồi, thì học viên đuổi được tà ma, nếu nó đánh lại thì dùng Tượng Pháp  xuất vía mà đánh, bóng kiếm cầm tay, roi cầm tay, chém lại. Hoặc chưa biết xuất vía thì dùng Linh Pháp ốp vào nơi nó ngụ trên người mà đánh, thúc nó ra.
Tất nhiên phải có thiên nhãn, thần nhãn mới soi, nhìn thấy nó trong cơ thể; nó có chạy đến Thiên hà cũng đuổi theo bắt được, vậy chúng ta phải luyện nhãn thần theo học phép mới giỏi được.
Bị bệnh tà ma, thần kinh giả, bùa yểm…giải được hết, không cần đi thuê thầy cúng, tốn công tốn tiền, có khi tiền mất tật mang.
Vì tu luyện Thiên Pháp, chính là luyện thần thông, một khoa học cao cấp nhất về huyền thuật-ngoại cảm, xưa thì bí hiểm, nay không có gì bí hiểm nữa, nên chúng ta chớ khúm lúm lạy ông đồng cốt, lạy mợ múa may, lạy thày bói toán…có gì mà lạy! Có khi chúng ta lạy ma cũng nên, vì ma giáng cũng có thể phán như thần vậy, vì họ là linh hồn, mà linh hồn, như ta đã viết rồi: Họ có đủ thiên nhãn thông, thần túc thông( tức biết quá khứ vị lai)…
Bây giờ chúng ta luyện Thiên Pháp, sau cũng giỏi như linh hồn vậy, nhưng chúng ta còn siêu hơn, vì ta có năng lượng hợp chất xác thể, cũng là một linh hồn, vậy phải hơn kẻ chỉ còn cái vía chứ! Không tin sau các vị cứ làm xem, tà ma nó phải chạy. Khi chúng ta tu luyện đến cao cấp, thì sức mạnh của chúng ta ngang bực thần thánh về nội lực, tại sao? Vì công năng cao cấp, tâm năng đạt vi diệu, đạo đức bực thần tiên, ấy chính là thần tiên tại thế vậy. Và khi từ giã Hạ thế, thì chúng ta nhanh chóng lên cao, đúng với quả vị đã tu luyện được, tức là linh hồn về ngự trên Linh Pháp của chính chúng ta đã lập trên Kim Tự Tháp.
-Phải xác định 3 mục đích:
+ Nâng cao sức khỏe, tuổi thọ.
+ Tu luyện để đạt phúc và nhanh tiến hóa cho hiện kiếp, cho hồn mình-điều  này là quan trọng nhất!
+ Giác ngộ Pháp thì phải phổ giáo. Cứu độ là giúp người khác giác ngộ và giúp họ cùng với chúng ta xây đời, làm đúng luật mới của Vua Cha.
Nếu thấy Đức mình cao hơn người, thì mới chữa bệnh cho họ. Khí mạnh mới chữa, nếu không sẽ mang họa. Cấm chữa bệnh lấy tiền, khoe tài…Khi nào giỏi hơn thầy, lúc ấy mới đáng mặt anh tài!

KHÍ, TRƯỜNG SINH HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

1-Khí:
Là một dạng vật chất, là điện trường và từ trường do các nguyên-phân tử cấu tạo nên, do đó khí là vật chất và có năng lượng.
Linh hồn là vật chất, là tổ hợp nguyên tử không còn phân rã, nên bất tử-theo nguyên lý vật lý lượng tử. Linh hồn cũng mang năng lượng.
(Đọc thêm về lý luận Linh hồn-trong Nhân kinh).

2-Trường sinh học:
Nguyên tử tạo ra điện trường, từ trường. Cơ thể con người được cấu tạo bằng các nguyên tử, vậy sẽ tạo ra xung quanh mình một lớp điện-từ trường-chính là Trường sinh học-hay còn gọi là thể vía. Thể vía và màu của nó có cấu tạo phụ thuộc vào chất tạo nên nó-tức thân thể chúng ta, gồm cả linh hồn và thể xác-Trong đó có cả tư tưởng. Tư tưởng càng cao đẹp, ăn uống càng thanh tịnh, thì thể vía-hay trường sinh học càng trong, sáng, và ngược lại. Các Đạo sư, các nhà tu hành bực cao, có hào quang trên đầu. Dùng mắt huệ có thể nhìn thấy điều này, có thể đánh giá được mức độ tu luyện và tiến hóa của con người.
Do tất cả là vật chất, nên ở đâu có vật chất, ở đó có năng lượng. Nghiên cứu Khoa học về Trường sinh học và sử dụng nó-tức sử dụng năng lượng sinh học, đó chính là Khoa học của chúng ta. Khoa học về sử dụng năng lượng trường sinh học-Không có gì bí hiểm, mê tín.
Thân người là một thanh nam châm, chiều đường sức cực Nam là huyệt Bách hội, cực Bắc là huyệt Hội âm.
Luyện khí công: chính là luyện cách dùng khí-nguồn năng lượng trong Vũ trụ và trong bản thân con người để là thúc đẩy việc bảo tồn cơ thể, để chữa bệnh, thay đổi thể vía-tức là trường sinh học của bản thân để sống khoẻ hơn, minh triết và thông tuệ, đạt huệ năng Vũ trụ và khai mở linh năng. Do trường sinh học cấu tạo bằng các phân tử thể vía, trực tiếp do cơ thể và tư tưởng tạo nên-tư tưởng xấu tạo ra thể vía xấu-tạo ra bệnh tật, bị ma quỉ đồng khí tương cầu ám vào gây bệnh....Nên tập khí công, chữa bệnh-đồng thời phải tu luyện đạo đức, tư tưởng.
Thiền là cách đưa trạng thái cơ thể và tư tưởng về tĩnh, tĩnh tâm, tĩnh trí, thải bỏ tạp niệm và tư tưởng xấu, biến động, hướng lên nguồn ánh sáng cao đẹp để luyện tâm-đạo đức, để thay đổi trạng thái thể vía, từ đó tiếp nhận tốt hơn nguyên khí-năng lượng Vũ trụ, để luyện công và chữa bệnh, đạt huệ năng tâm-khí và thông linh tốt hơn. Luyện Thiên Pháp, phải tu đức làm đầu là như vậy.
Tu luyện Thiên Pháp phải hiểu cả Tam lý Pháp(Đạo Pháp, Chính Pháp, Huyền Pháp)
, giỏi cả Tam Công Pháp.
Chúng ta phải hiểu thấu được lý thuyết này, mới có thể giải thích được toàn bộ các hiện tượng và nội dung liên quan đến chương trình học của chúng ta: Đó là dùng khí-năng lượng chữa bệnh, tâm năng chữa bệnh, chỉnh trị siêu thoát cho ma quỉ, thu nạp năng lượng Vũ trụ, chữa bệnh từ xa, khai mở huệ nhãn, thiên nhãn....Thông linh, tiếp xúc với cõi vô hình...
                LÝ LUẬN CỦA PHÁP MÔN VỀ CÁC ĐƯỜNG KHÍ-NĂNG LƯỢNG CƠ THỂ
                                                           Qui định:
Nam: Bên phải là âm Long, bên trái là dương Long
Nữ: Bên phải là dương Long, bên trái là âm Long.
Phía trước ngườiNam là âm khí, nữ là dương khí
Phía sau lưng: Nam là dương khí, nữ là âm khí.
Khí vận: Khí giáng xuống từ Vũ trụ-đi từ:
-Nam-Từ trên cao Bách Hội (đỉnh đầu) xuống đằng phía trước-theo nguyên lý dương giáng xuống theo các kinh âm-đường âm.
-Nữ ngược lại-Khí từ Bách Hội đi xuống đường lưng-theo nguyên lý khí dương giáng theo đường kinh âm-đường âm.
 Khí thăng:
-Nam khí thăng qua lưng, lên Bách Hội. Nữ khí thăng qua bụng mà đi lên trên Bách Hội.
-Sao 5-Thiên đột trước tổng quản các đường kinh phía trước. Đại trùy-tổng quản các đường kinh phía sau.
-Năng lượng cơ thể nằm tại các trung tâm sao-nhưng chủ yếu tại sao 2-4-6.
-Sao 6 Tổng quản và là trung tâm thần kinh-linh hồn; nhưng linh hồn ngự tại xác thể trú ngự và nương tựa trên toàn bộ trục Long hỏa và 2 đường hộ vệ Long-mà Ta gọi là 2 Long hộ vệ (Địa Long)-xoắn bện lấy nhau, tương hỗ nhau-như hình ADN; ngoài ra, dọc trục xương sống, có đường Đốc kinh, trước người có Nhâm kinh-là hai đường khí âm dương chính, tách biệt nhau.
Như vậy, chúng ta hình dung, toàn bộ hệ thống năng lượng-tâm linh của cơ thể giống y như hình AND: Xoắn bện theo hình xoáy trôn ốc, số 8 xoắn. Giữa là trục Long hỏa, dọc hai cạnh bên ngoài là trục âm dương Nhâm-Đốc. Tại các điểm thắt, nút, chính là các đầu mối thần kinh, cũng là trung tâm năng lượng lớn nhất. Các đường sức ngang, chính là các luân xa-sao nhỏ. Có hai sao nhỏ-nhưng quan trọng nữa-chính là hai huyệt Dũng tuyền tại gan bàn chân. Vậy nói cho đúng, chúng ta có 9 sao tất cả: 7 chính, 2 phụ. Trên Vũ trụ thì có 7 sao Bắc Đẩu và 2 sao phụ là Nam tào-Bắc đẩu (hay còn gọi là Tả Phù, Hữu Bật).
-Vũ trụ cấu tạo cũng xoắn như hình trôn ốc như trên, có 9 cấp-cảnh giới-cấu hình-mức năng lượng vật chất (Đọc thêm trong Thiên Kinh-Nhân Kinh về các nội dung trên-sang các cấp 2 có lý luận kỹ hơn về các đường Long).
-Toàn bộ trường sinh học cơ thể giống như hệ Đường sức, cơ thể như một nam châm, ra Bắc (sao 7)-vào Nam (sao 1)-trục đường sức là trục Long. Đường Nhâm-Đốc là đường tuần hoàn âm dương. Hai sao 8-9 là Dũng tuyền thì tiếp năng lượng với đất.
-Khi nằm tập hoặc nằm ngủ: Đầu quay phía Bắc cho phù hợp với từ trường trái đất. Khi bái niệm, thì quay về phương Bắc Đẩu để hòa nhập và lấy năng lượng Vũ trụ.

7 luân xa-đại huyệt (sao)--thể vía-sợi dây bản mệnh nối với Đại nguyên năng (Thượng đế-Cha) trên Thiên đình-Thượng giới-Trung tâm vũ trụ tại sao Bắc Đẩu.


THIÊN PHÙ-BIỂU TƯỢNG KÍNH-THỜ VUA CHA THƯỢNG ĐẾ


7 sao bản mệnh cơ thể con người và Vũ trụ-7 trung tâm năng lượng, thần lực Vũ trụ-Vòng Đạo-Thượng đế-là 7 ngôi Bắc Đẩu. Con người là tiểu Vũ trụ trong Vũ trụ, là Tiểu Nguyên năng trong Đại Nguyên Năng. Thiên-Địa-Nhân hợp nhất. Quán tưởng Thiên Phù khi tập Thiên Pháp, nhìn vào Thiên Phù để lấy năng lượng cộng hưởng của Vũ trụ-Thượng đế. Thiên Phù được coi là các sao bản mệnh của linh hồn. 
7 sao và tên Đại  huyệt-trung tâm năng lượng cơ thể-nơi nương tựa của linh hồn tại thể xác. (tất cả tên các huyệt này phải thuộc).

TẨU HỎA NHẬP MA

“Tẩu hoả, nhập ma là các tai biến xảy ra ở mọi trình độ luyện công và xảy ra nhiều ở trình độ sơ đẳng do kém hiểu biết về cánh luyện, thiếu trình độ để phát giác hầu kịp thời ứng phó.
Cũng cần phân biệt rõ tẩu hoả và nhập ma là 2 tai biến hoàn toàn khác biệt về cả tính chất lẫn nguyên do. Dù ở mức độ trầm trọng cả 2 tai biến đều đẩy người rèn luyện vào trạng thái mất trí, điên cuồng, nhưng ngay tính chất này cũng khác nhau. Người bị tẩu hoả trở nên điên cuồng do nội khí loạn chuyển, còn người bị nhập ma trở nên điên cuồng do các ảo ảnh huyễn hoặc chi phối.
Nói một cách khác, tẩu hoả là do tình trạng khí lực chuyển động bất chấp quy luật và vượt khỏi ý hướng điều phối của người luyện công. Còn nhập ma là trạng thái mê loạn của người luyện công do ảo ảnh huyễn hoặc không còn khả năng nhận chân nổi thực tế, tin tưởng tuyệt đối vào những điều không hề có hoặc chỉ có trong sự vọng tưởng mà thôi.
Bị tẩu hoả ở mức độ nhẹ sẽ cảm thấy ngực, bụng trướng thống, đầu nặng mắt hoa do khí lực chuyển nhiều tới các bộ phận này. Trong tình trạng nặng hơn, do khí loạn chuyển khắp toàn thân, người luyện không chỉ chịu cảm giác đau đớn mà còn mất hẳn quyền chủ động với thân thể của mình. Khi đó, mọi hành vi, mọi cử động ngoài hẳn ý muốn đều có thể xảy ra và bước cuối cùng là điên cuồng thực sự.
Bị nhập ma không có các hiện tượng như trên. Do bị luôi cuốn bởi các ảo ảnh, người luyện sẽ dần dần từng bước lấy giả làm thật, và cứ thế tiến dần vào trạng thái gần như hôn mê, tinh thần thất tán và cuối cùng cũng đi tới sự điên cuồng. Quá trình luyện công luôn bao gồm nhiều bước quan trọng mà quan trọng đáng kể là giai đoạn “nhập tĩnh”. Chính trong bước nhập tĩnh, người luyện công sẽ khởi sự thâu hoạch các thành quả để nâng cao dần trình độ công phu của mình. Nhưng để bước vào nhập tĩnh người luyện công phải đạt được ít nhất 2 điều kiện là “Điều phối ý khí“ và “bài trừ tạp niệm”. Điều phối ý khí là dùng ý dẫn khí đi khắp các bộ phận thân thể theo các quy luật nhất định mà mỗi công pháp đã vạch rõ. Bài trừ tạp niệm là đạt tới sự tập trung ý tưởng ở mức hoàn hảo .
Tai biến xảy ra khi người luyện coi nhẹ các điều kiện trên hoặc quá nôn nóng muốn gấp rút thu hoạch các thành quả. Một trong các nguyên tắc lớn của luyện công là: “dụng ý bất dụng lực”. Các dụng ý cũng được chỉ dẫn rõ là: “hữu ý, vô hữu xưng công phu”. Tức là cần tránh sự chấp ý để đạt tới trạng thái hoàn toàn tự nhiên. Ý đến và đi phải nhẹ nhàng, thanh thoát như một là gió thoảng không bị thúc đẩy bởi các mong muốn hay mưu tính. Do sở cầu bản thân, cố dồn ép nhịp điều phối Ý – Khí để thu ngắn quá trình rèn luyện là đã “dụng lực”, tức đã vi phạm nguyên tắc căn bản nêu trên. Đây là nguyên do chủ yếu đưa đến tai hoạ Tẩu hoả. Người luyện muốn mau bước vào giai đoạn nhập tĩnh dã đặt bản thân mình vào thế rèn luyện quá cuồng nhiệt, dùng lực để cưỡng bức nhịp thở, gấp gáp vận khí luân chuyển trong khi quên bẵng đòi hỏi quan trọng là phải đạt tới trạng thái hoàn toàn tự nhiên.
So với điều phối ý khí, việc bài trừ tạp niệm còn có vẻ khó hơn. Do dó nhiều phép luyện bài trừ tạp niệm đã được đề ra như: sổ tức pháp, ngoại quan pháp, kế số pháp, mục thị tị chuẩn pháp… Nhưng người luyện công thường không lưu tâm tới các phép luyện này và tự đánh giá chủ quan về thành tựu bản thân để mau chóng bước qua giai đoạn nhập tĩnh. Trên thực tế, các tạp niệm chưa thực sự tiêu trừ đã dần dần hồi sinh ngay trong quá trình nhập tĩnh hoá thành các loại ảo ảnh. Thông thường ảo ảnh từ các điều mà người luyện sẽ nhìn thấy, tưởng nghĩ tới hoặc ấp ủ mơ ước. (Tài liệu Internet).

Để tránh tẩu hỏa:

Yêu cầu trong lúc luyện, cần lưu ý các đặc điểm:
-Mát-xa, xoa nóng người, sau đó thiền, rồi mới công khí.
-Buông thả toàn thân. Bài trừ tạp niệm. Tâm thần an định. Dẫn khí nhẹ nhàng.
-Khi đang dẫn khí mà còn nghĩ ngợi việc khác, thì dừng lại ngay.
-Sau này, khi đã thông được các sao, mạnh thường thông, hoặc đã có huệ nhãn, tập rất nhàn, vì có thể nhìn thấy khí hoặc cảm nhận rõ được luồng khí; lúc đó có thể nén khí nhiều tại Đan điền để tăng nội lực.
-Phải tập thở tốt.
-Tập tránh gió lùa; không tập khi ốm nặng, rối loạn tinh thần, uống rượu, ăn hành hẹ tỏi ớt (tán khí).
-Thông 2 vòng đại tiểu khí thường xuyên và thông 7 sao, xong mới được nén khí-nếu không rất đau đầu, rối khí, khí nóng, tạp khí (do dồn khí).
-Khi người mệt, yếu quá, chỉ nên tập 3 bài công pháp, nhưng không dẫn Long. 
-Không thiền quá sâu, buồn ngủ rồi mới tập công.
-Không ham vội nén khí ngay, hàng ngày trước khi nén khí, phải xả khí trọc, thanh lọc cơ thể qua các sao trước đã, đến khi người thấy nhẹ, hoặc soi thấy các trung tâm sao và các kinh đã thông mới tập công nén.
-Chỉ đến cấp 3 mới khai nhãn, vì khai sớm, trình độ thấp, ắt sẽ bị nhập ma, đau đầu.
-Niệm phép khi tập để được bảo vệ tâm linh.
-Cấm tập trước các bài Tam công pháp của cấp sau; cấm tập bài 2 khai long hỏa, khi không có sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm học trước, hoặc thầy trực tiếp hướng dẫn. ( Khi tập bài Khai Long hỏa, nên gọi cho thầy, hoặc bạn tập trước hỗ trợ. Nếu căn cơ khí lực tốt, tự tin mạnh dạn khai. Hiện nay có đa số người tự khai tốt-không cần hỗ trợ. Tuy nhiên cần được tư vấn thêm. Cách khai của chúng ta khác các pháp môn khác, nên an toàn hơn).
Chú ý:-Khi dẫn khí, đến chỗ nào thấy tức, nóng quá, đau, là do chỗ đó có huyệt bị tắc, sao chỗ đó chưa thông; nên thông lại, sau đó tập tiếp.

Cách xử lý khi bị tẩu hỏa-nhập ma:

-Dừng tập ngay, thu khí về Đan điền, thả lỏng người.
-Xoa nóng các sao, mát-xa như lúc đầu.
Nếu bị nặng: hoa mắt, nhức đầu nặng, hoặc nôn mửa, mê sảng, thấy ớn lạnh và rùng mình, thấy nháy nháy trong đầu, có mùi tanh-là có vong lạ nhập.
Lập tức trùm chăn, uống nước gừng, gọi điện nhờ thầy, hoặc nhờ bạn giỏi truyền khí, bấm các huyệt: Nhân trung-Nội quan-Thiên đột-Đại trùy-Ấn đường-Dũng tuyền-Hợp cốc; nếu bị nhập ma, sử dụng các biện pháp tự vệ tâm linh cần thiết, như: Lăn trứng vào gáy, các sao, dùng đá thạch anh trấn vào, hoặc niệm phép cho xin Thiên Pháp giáng…. tạo vòng khí bảo vệ.
-Bị nặng, mang đến nơi y tế, hoặc thầy đông y biết bấm huyệt, hoặc gọi thầy cứu. Các học viên cấp 1 phải biết cách tự xử lý.

*    *    *