Menu

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

BÀI 1 - GIỚI THIỆU VỀ THIÊN PHÁP




PHẦN LÝ THUYẾT

                                 CHƯƠNG TRÌNH SƠ CẤP (cấp 1)

1-Giới thiệu về Thiên Pháp.
2-Tìm hiểu về kinh mạch lạc huyệt quan trọng.
3-Thuyết âm dương-ngũ hành; khí, năng lượng sinh học. Tẩu hỏa nhập ma.
4-Các bài hướng dẫn thiền-thở-maxa, thể dục trước khi luyện khí
5-Khai các đại huyệt-sao.
6-Thu và xả khí qua các sao, chân, tay.
7-Hai vòng Tiểu năng và Đại năng.
8-Khí âm dương. Cân bằng âm dương khí.
9-Tự vệ tâm linh đơn giản.


BÀI 1-GIỚI THIỆU VỀ THIÊN PHÁP

Thiên Đạo Đại Pháp Tâm Công (Thiên Pháp) là chương trình tu luyện khí công-huyền công kết hợp tâm linh, do Vua Cha Thượng đế-đấng Đại Toàn năng dạy, Pháp chủ tuân theo nhiệm vụ của Thiên đình, cứu độ chúng sinh bằng Pháp-với lý tưởng Đại đồng Nhân loại. Thiên Pháp là Huyền Pháp của Thiên Đạo.
Thiên Đạo-là Đạo Trời-là Định luật vũ trụ muôn năm, muôn thủa-không là tôn giáo. Tôn giáo chỉ là phương tiện giúp con người thành Đạo, giác ngộ. Có muôn vàn các Pháp môn và con đường nhận thức Chân Lý.
Đại Pháp (Đạo lớncó Ba Pháp: Đạo Pháp, Chính Pháp và Huyền Pháp.
Đạo Pháp thuộc về Đạo Trời-tức là Định luật Vũ trụ, tự nhiên. Thuộc về Thiên Kinh.
Chính Pháp thuộc Đạo-Giáo-Luật-Lễ-Nhân-Trí-Tín Kinh (Địa-hạ giới-con người nhận thức, tuân theo Trời-định luật tự nhiên mà sống, tu luyện). 
Huyền Pháp (Tức là Bộ Thiên Pháp này) thuộc bộ Huấn Kinh (phương pháp tu luyện để đắc chính-giác ngộ-hợp nhất với Đạo Trời-tự nhiên; là phương pháp để Thiên-Địa-Nhân hợp nhất, con người hợp nhất với Thượng Đế).
Ba Pháp hợp nhất thì Đạo hợp nhất, Thiên-Địa-Nhân hợp nhất.
Khi còn chưa giác ngộ và làm theo Chân Lý ấy, thì mọi tượng còn đốn mạt, suy đồi, hoặc đa sự loanh quanh, lộn xộn, muôn kiếp muôn đời không biết mình là ai, từ đâu đến. Trong muôn đời, Đạo Trời  không đổi, chỉ Chính Pháp, Huyền Pháp ở Hạ thế đổi, khác nhau, làm cho xã hội con người, trái đất đổi thay.
Nay Pháp môn chủ nương theo Đạo Trời, mà phổ Pháp mới do Cha ban, dạy.
Đại Pháp là Pháp lớn, tùng theo Đạo Trời và thể hiện Đạo Trời.
Tâm Công là luyện lấy nguyên công vũ trụ bằng ý chí và đạo đức, lấy tâm năng (lương tâm-căn bản ý thức linh hồn sống tại thế) làm nội khí-nội lực nền tảng, trên cơ sở tu đạo đức, rồi dùng tâm ấy mà luyện công, để đắc đạo, đắc thần thông. Tâm Công không đơn giản là khí công, mà nó là cái ý của Trời và tuân theo ý Trời mà tu luyện để thành Chính giác. Vì chúng ta là tiểu linh hồn-tiểu vũ trụ, trong Đại linh hồn (Cha)-Vũ trụ.
Nếu có Đại Pháp, nhưng không có Tâm Công, không luyện thành đắc quả; nếu có công thôi, thì chỉ là một môn khí công bình thường, học để được tốt cho sức khỏe thôi.
Lại nữa, đâu phải theo pháp môn, tôn giáo nào cũng đắc chính, hoặc là rút ngắn đường tiến hóa đâu.  Pháp chúng ta do Ông Trời dạy, tùng lệnh Vua Cha Thượng Đế lập Chính Pháp mới. Ấy mới là điều đáng nói.

CỬU LONG ĐIỂM PHÁP

Gọi là 9 con rồng (Thiên Long) chở Pháp, hay còn gọi là 9 điểm nhìn của Pháp môn.
1-Tam Pháp: Đạo Pháp, Chính Pháp và Huyền Pháp-là ba phần Pháp chính của Đại Pháp.
2-Tam Tòa: Tôn-Thờ Ba tòa Thiên linh là:
- Đệ Nhất tòa Cao Minh Thượng đế.
- Đệ Nhị Tòa Thánh Tiên thiên.
- Đệ Tam Tòa Thánh Hậu thiên.
3-Tam Giới: Là Thượng-Trung-Hạ giới; còn gọi là Ba cấu hình giới Vật chất của Vũ trụ.
4-Tam Đẳng: Thượng đế-Thần Thánh Tiên Phật-Con người. Là Ba cấp đẳng chính trong tiến hóa linh hồn.
5-Tam Đức: Chân-Thiện-Mỹ: là Ba đức lớn của muôn sự, muôn vật, thiếu một trong ba thứ ấy, Vũ trụ, con người, xã hội không hoàn thiện.
6-Tam Công: Ba bài huyền công siêu đẳng. Không luyện không đắc đạo, luyện cả dưới Hạ và Trung giới.
7-Tam Minh: Cao Minh-Thần Minh-Tâm Minh.
Là Ba cái sáng của Vũ trụ, muôn vật. Cao Minh là ánh sáng trên cao, thuộc về Cha, Thần Minh là ánh sáng trên Trung giới, còn là cái sáng của huệ nhãn, thần nhãn, thiên nhãn. Tâm Minh là cái sáng trong lòng con người. Ba sự sáng ấy thì Đạo Trời sáng, muôn sự sáng. Muốn có Tam Minh, thì tinh-khí-thần phải Minh.
8-Tam Tài: Thiên-Địa-Nhân: Hợp thành vũ trụ có linh giác, hợp nhất trong tạo hóa.
9-Tam Linh: Vua Cha-Vương Mẫu-Thầy: Là Ba ngôi tôn thờ chính trên Tam tòa Thiên linh.
Pháp lý của Pháp chia thành 9 bộ sách lớn cho dễ sử dụng theo chủ đề, đó là: Thiên-Đạo-Giáo-Huấn-Luật-Lễ-Nhân-Trí-Tín.
Là 9 đại sự công việc, lý luận của Pháp.
*   *   *
Con người muốn đắc đạo, về được Thiên đường trên Thượng giới, phải luân qua các kiếp sống, tu luyện hàng trăm, ngàn kiếp…
Thời mới, thực hiện Thiên đường Hạ giới, không luyện Huyền công thì cũng khó đắc chính quả. Pháp chúng ta lấy đạo đời hợp nhất, tu tại gia; xây đời xã hội hoàn mỹ, con người hoàn thiện, hợp qui luật tiến hóa của tự nhiên-hay là định luật vũ trụ-hay là Đạo Trời.
Pháp môn mới nhất trên đời
Xưa nay chưa có bởi Trời chưa ban
Tu thành trăm nghiệp đều tan
Trăm bệnh phải chạy, ma tàn phải lui
Thần thông Pháp đắc chính rồi
Nhân loại vũ trụ hòa vui một nhà
Do đó, phải gọi Thiên Pháp là Huyền công, Huyền Pháp chứ không phải khí công là nghĩa ấy.
Đọc xong Đạo Pháp, Chính Pháp, mà nhất trí tán đồng, thì tâm công đạt ¼ rồi, ma kiếp, ma nạn, vô minh ác phải sợ, tu luyện Huyền Pháp đạt thêm một nửa và công quả phổ độ  đạt ¼  nữa.
Tại sao như thế? Các vị tu luyện lên rồi sẽ hiểu.
            
YÊU CẦU KHI HỌC THIÊN PHÁP

1-Tự làm lễ nhập môn nghiêm túc, để Thượng đế và các Thánh thần chứng cho. Tôn Cha, mới tôn được mình lên. Tự mình làm lễ chay đơn giản, thắp hương khấn: “Con kính Vua Cha Cao Minh Thượng đế, cho con được học Thiên Pháp”.
Yêu cầu về phép lễ:
Trước khi tập thiền, công, hay dưỡng sinh...dù tư thế ngồi, hoặc đứng, đều phải làm phép: Quay về hướng sao Bắc Đẩu-nơi Cha ngự. Bái: Tay phải đặt trên trán, ngón tay cái chạm vào trán chỗ ấn đường (giữa hai lông mày). Tay trái đặt ngang ngực chỗ tim, mũi bàn tay xoay vào trong, đến giữa ngực.
Niệm: “Xin Cha cho con tu tập Thiên Pháp đạt kết quả tốt”.
Ý nghĩa cũng là cách chống tẩu hỏa nhập ma, được Cha bảo vệ khi tập

2-Không dùng Pháp làm việc ác, nếu không Pháp sẽ phản thân.
Theo 9 điều Không phạm. Không dùng Pháp kiếm danh lợi bất chính, dùng huyền thuật hại người, cúng bái bói toán kiếm ăn, phản thầy, chữa bệnh lấy tiền, chống lý tưởng Đại Đồng.
3-Không hoạt động chính trị chống Nhà nước Việt Nam và các thể chế nhà nước khác hiện nay. Không tranh dành danh lợi với các pháp môn khác.
Nên đọc thông Đạo Pháp, Chính Pháp( ở phần lý thuyết Pháp môn). Môn Pháp không là tôn giáo nên không giảng Pháp. Đọc đã thông, không có gì bí hiểm bí nhiệm cả. Tri thức của Pháp là khoa học nghiêm túc.