Menu

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

BÀI 4 - THỂ DỤC, DƯỠNG SINH MÁT-XA, TẬP THỞ TRƯỚC KHI THIỀN, LUYỆN KHÍ

THỰC HÀNH HỌC THIÊN PHÁP

Bài Thể dục sáng, chiều, hoặc trước khi luyện khí

1-Lắc cổ, vặn vai: Tập hàng ngày, trước và sau khi thức dậy, trước và sau khi tập khí công.

Tư thế: Ngồi hoặc đứng. Nếu ngồi thì xếp bằng, đứng thì 2 chân bằng vai. Tay chống hông. Lắc xoay cổ theo 2 chiều. Hình dung khí theo mũi vào cổ, xương cổ.
Tác dụng: Tập bài này: chống các bệnh liên quan đến khớp, xương cổ.
2-Lắc vặn xoay lưng: Tay chống hông. Xoay vặn lưng theo 2 chiều. Thở tụ khí vào đan điền, thở ra nhẹ nhàng, sau đó thở thận.
Tác dụng: Làm khoẻ thận, vùng lưng, trị các bệnh vùng bụng.
3-Lắc vặn xoay hông: Tay chống hông. Xoay vặn hông theo 2 chiều. Thở tụ khí vào đan điền, thở ra nhẹ nhàng, sau đó cho khí xuống hai bên hông, chạy xuống 2 gan bàn chân.
Tác dụng:- Làm khoẻ thận, vùng lưng, trị các bệnh vùng bụng, chân.
4-Chà nóng hai gan bàn chân: Dùng tay xoa theo chiều kim đồng hồ ở lòng hai bàn chân, cho nóng ran lên chỗ huyệt Dũng tuyền.
Tác dụng: Trị bệnh cao huyết áp, đường ruột. Chú ý xoa từ gót chân lên đến gan bàn chân. Xoa gan bàn chân hầu như là chữa được các bệnh, đặc biệt là thận. Xoa đầu ngón chân cái trị bệnh đau đầu, cổ.

Bài tập mát-xa trước khi thiền, luyện khí

Trước và sau khi thiền, luyện khí: phải làm các động tác mát-xa, dưỡng sinh để cơ thể thuần thục, thông khí huyết, tránh tẩu hoả nhập ma.
Gồm 9 bước:
1- Thả lỏng toàn thân. Buông thõng hai chân, tay và thân người.
2- Xoay, vặn người qua lại nhiều lần, xoay quay hông, cổ.
3- Dùng 2 đầu ngón tay cái đặt vào thái dương, rồi đặt 2 ngón giữa của 2 bàn tay vào ấn đường, day nhẹ ấn đường và thái dương. Sau đó: để nguyên 2 ngón tay cái như thế, vuốt hai ngón tay dọc phía trên lông mày; di chuyển ngón giữa xoa vòng từ giữa trán xuống 2 bên trán. Sau đó: để nguyên 2 ngón tay cái như thế, xoa lên huyệt Bách hội trên đỉnh đầu; quay bàn tay ra sau gáy, vẫn dùng 2 ngón giữa xoa nắn gáy, 2 mang tai; vuốt vành tai cho nóng lên.
4-Dùng hai tay vuốt nhẹ từ Sơn căn (dưới Ấn đường), xuống hai bên sống mũi, xuống 2 bên khoé miệng, xuống cằm. Xoa huyệt Nhân trung
5- Xoa lòng bàn tay nóng, rồi áp vào mắt, mặt. Xoa nóng ngực, rốn, Đan điền.
6-Xoa dọc hai chân, xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân, day huyệt Dũng tuyền.
7-Trước khi tập: Thở tống khí 9 lần. Rồi tập vài lượt thở bụng quán dồn khí về Đan điền. Sau khi tập:-Trở lại thở điều hoà khí nhẹ bình thường.
8- Trước khi tập: Xả trọc: Tưởng tượng khi ám trong cơ thể và xung quanh bị tan bay ra, tạo một vòng sáng xung quanh thân mình.
9- Trước khi tập: Xả tâm: Tâm tịnh, tập trung tư tưởng vào tập, loại bỏ tạp niệm, đưa ý nghĩ về trống không. Mặc quần áo rộng, thoáng.
Sau khi tập:
 -Xoa nóng người.
- Đi chân đất, xả khí qua gan bàn chân.
- Bình thân trở lại.
   Luyện cách thở khoa học

Tác dụng: -Phương pháp thở bụng nhằm tụ khí tại Đan Điền.
-Thở bụng nhằm tăng cường khí lực, tạo nội khí vào bể chứa năng lượng của cơ thể, giúp tăng khí lực, chống các bệnh về hô hấp, suy khí, để cân bằng giao cảm âm dương.
-Tạo thói quen thở bụng trong mọi lúc, thay thở ngực bằng thở bụng. Trước khi luyện thiền-công, phải tập luyện thở; sau đó, trước khi mỗi lần thiền-công phải thở điều hòa vài lần.
Cách tập: Ngồi thẳng lưng. Hít khí vào, dọc theo đường giữa cơ thể, xuống Đan điền, không cần nén khí. Thở ra theo đường ngược lại. Thở đều nhịp, hơi thở nhẹ, không vội, khoan-thai.
Chú ý: Không cố nén khí vào phổi, mà cho khi đi dọc bụng xuống Đan điền.
Sau đã quen, sẽ thành cách thở tự nhiên, thành phản xạ. Bụng tích khí. Tinh thần minh mẫn.
-Trước khi luyện khí, phải thở tống khí 9 lần, sau đó tập thở vài chục hơi theo cách này, sau đó mới tập dẫn khí.

                                                          PHÁP NHÃN

Pháp nhãn là con mắt của Pháp ta. Là cách nhìn của Pháp với thế giới, cuộc đời, thiên giới. Pháp nhãn không tự nhiên mà có, có thể nó được Cha lập cho chúng ta, có thể do tu luyện mà thành. Pháp như tên gọi.
Thiên pháp:Thiên phù đặt trên tòa Sen vàng, tỏa ánh sáng trắng.
Cách niệm Pháp, nhập Pháp khi tập xem cụ thể trong các bài tập.

        BAO GỒM TẤT CẢ CÁC HÌNH THỨC NIỆM PHÁP NHƯ SAU:

                                                       THIÊN PHÁP

Thiên phù đặt trên tòa Sen vàng, tỏa ánh sáng trắng.
Cách niệm Pháp, nhập Pháp khi tập xem cụ thể trong các bài tập.
Cách quán niệm Thiên Pháp:
Niệm Thiên Pháp làm như sau: Nhắm mắt lại và niệm pháp: Thiên Pháp Giáng trần!
Sẽ hình dung thấy Thiên Pháp xuất hiện từ trên cao, xuống phía trước mặt, rồi nhập vào người. Khi Pháp trùm lên người, thì vòng tròn Đại Nguyên năng sẽ nằm phía trên đỉnh đầu, hai vòng Nguyên năng nhỏ ở hai bên. 7 sao áp vào trên thân trước, như sau: Sao 1 ở giữa đáy chậu, nơi huyệt Hội âm, sao 2 tại huyệt Quan nguyên dưới rốn 3 cm, sao 3 tại huyệt Trung quản, nơi giữa hõm ngực. Sao 4 trên giữa ngực, ngang 2 vú kéo sang (huyệt Đản trung), sao 5 tại hõm cổ (huyệt Thiên đột),  sao 6 trên giữa hai lông mày (Ấn đường), sao 7 trên da đỉnh đầu, một nửa trong đỉnh (Bách hội và Nê Hoàn có 4 huyệt Tứ thần thông).
Một sợi dây màu trắng nối trên trời xuống, chạy dọc nối Thiên Pháp với 7 sao và Đài sen. Hình dung mình ngồi trên đài sen vàng.

                   THIÊN PHÁP:  THIÊN PHÙ TRÊN TÒA SEN VÀNG

Chú ý: Ban đầu thấy màu đỏ của Thiên Pháp, nhưng tập một lúc sẽ thấy tất cả chỉ còn màu sáng.
Sau khi Thiên Pháp đã rõ, thì niệm: Thiên Long giáng thế!

Quán-Niệm Thiên  Pháp vào người: Ốp hình Thiên Phù vào người, trùm khớp 7 sao trên cơ thể  

Thấy-hình dung có 2 con rồng vàng, bay từ trên trời xuống, chạy qua đỉnh đầu, mỗi con một bên chạy từ đầu xuống dọc thân người, xuống hai chân rồi quay lên chầu đầu vào 2 bên Đại Nguyên năng, còn thân và đuôi của nó nằm dọc xuống, uốn theo trục dọc của trục sao.
Các pháp tu khác thấy rắn, gọi là hỏa xà, Pháp ta do đặc biệt, nên gọi là hình Rồng chầu như vậy.
                                                       BẮT ẤN ĐẠI ĐỒNG

Sau khi quán niệm Thiên Pháp thì bắt ấn Đại Đồng và Niệm Pháp Chân Ngôn Di Lặc Vương Phật.

                    Thủ Ấn của Phật Tổ Di Lặc-Chưởng quản Long Hoa Tháp       
                        ( Trong Thánh Đức Hội, đây là Ấn Đại Đồng )
Chắp hai tay lại giữa rỗng, hai ngón trỏ cùng hợp móng ngón, hai ngón cái đè mặt ngón bên cạnh hai ngón trỏ.

Niệm Chân NgônDi Lặc Vương Phật Long Hoa Giáo Chủ điển phép Chuyển Luân Thiên Pháp Vương Đại Đồng Thánh Đức!

 ( Hành giả tu luyện Thiên Pháp, phát nguyện về Trung Giới-đến Kim Tự Tháp Long Hoa của Phật Tổ Di Lặc, sau khi mãn trần sẽ được thử thách lòng trung tín, nghiêm cẩn, khiêm nhường và nhẫn nhục, kính tín tôn vì Vua Cha, Mẫu Vương, các thần thánh Thiên đình, sẽ đắc thoát Luân hồi. Về đến đây chưa  khấn nguyện gặp Vua Cha ngay, mà phải học hỏi kỹ lưỡng, được giáo hóa kỹ về Nguyên Lý Vũ trụ, Luật Pháp Vũ trụ, rồi mới được các đẳng Thiên Thần cao cấp tiếp đón.
Nên các con phải niệm Hồng danh Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng đế và Đức Phật Di Lặc chứng minh cho các con trong quá trình tu luyện).

                                            NHẬP TƯỢNG PHÁP

Là bông sen vàng ở dưới, nhưng nó chiết ra bông nhỏ, nối lên nằm trong Đan điền, xoay không ngừng, theo chiều kim đồng hồ nhìn từ trên xuống.
Xin nhớ cho: Khi bình thường, các sao phía trước quay cùng chiều kim, khi đẩy xả khí trọc, thì xoay ngược kim; các sao ở lưng thì lại xoay ngược kim.
Sau này, khi chúng ta khai huệ nhãn, thấy bóng  tượng pháp này trên Kim tự tháp, thượng vía mình ngồi tu trên đó. Đại diện cho chúng ta trên Trung giới. Khi ta thể hiện điều gì trên Trung giới, thì thông qua vị thượng vía trên đó mà làm, ví như ta muốn nói chuyện với vong, gặp linh nhân, ta múa thì hình tượng của ta múa, ta nói thì cũng thấy nó nói, nghĩa là thực là cái bóng linh của ta trên đó. Thực ra nó là cái bóng linh hồn của ta, Cha chiết ra, cái bóng này Phật giáo nói là thể thượng trí, còn chủ thần ở dưới họ gọi là hạ trí. Ta gọi là Tượng pháp.
Bóng đó còn hóa hiện muôn hình vạn trạng theo thể ý của ta, chớp mắt, ta muốn nó ở đâu nó sẽ ở đó. Tại sao? Vì linh giác khai mở, huệ nhãn khai thông, hồn xuất hóa hiện muôn hình, tốc độ di chuyển của vật chất siêu đẳng nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Vậy khi chúng ta “chết ” đi, chúng ta thoát xác bay lên Trung giới ngồi đúng chỗ đó.
Tượng pháp: Là hình mình ngồi trên bông sen, dưới Thiên phù, hình tròn-nằm trong Đan điền và sau này khi biết xuất hồn hoặc mãn trần, thì lên Kim Tự Tháp trên Trung Giới.
-Tu luyện Thiên Pháp là làm cho Tiểu Vũ trụ hòa nhập vào Vũ trụ. Thiên Địa Nhân hợp nhất, con người hợp nhất với Đấng Đại toàn năng. Thiên Pháp biểu hiện là linh thể của chính mình, trong linh thể Thượng Đế.

                                          Tượng pháp có hình như sau:

Bóng các vị (mỗi người có một bóng tượng) ngồi trên tòa sen, dưới chân Thiên Pháp, ánh hào quang sáng xung quanh. Không ai phá nổi tượng này của các vị trừ Cha! Ta cũng không đủ phép phá, các vị có phá nó, hôm sau nó lại y như cũ, vì sao? Vì nó là Linh khí do Cha lập, nó là cái bóng của các vị. Các vị có mất cái bóng của mình không? Không thể. Nó chính là cái hồn của các vị, chiết lên trên, vì hồn linh hóa hiện muôn hình.
Cái chỗ của chúng ta là trên kia, chứ không phải ở đây. Khi các vị được nhìn thấy Tượng pháp trên kia của mình rồi, thì thấy thế này: Ở dưới này các vị xấu, ám, phạm lỗi…thì thấy nó đen đi, xấu đi, méo mó, thậm chí thấy các bóng bên cạnh chửi rủa, phê phán, thậm chí bị hạ xuống thấp hơn! Xấu hổ lắm! Khi các vị làm việc tốt, tu luyện tốt thì nó sáng lại! Khi các vị thấy nó tối, muốn dùng ý cho nó sáng lại, có thể nó sáng đôi chút, nhưng tu tập kém, nó lại tối. Tại sao? Vì nó chính là hồn-vía các vị chiết thăng lên vậy.
Các vị đã hiểu được lý Trời rồi.
Thầy giảng thêm: Bản chất Tượng Pháp chính là hóa thân của linh hồn các con mà thôi, đó là ảnh ảo trên cao của các con khi tại trần, nhưng là các hình bóng hóa thân lên cao vào Trung giới-khi các con thân tâm thiền tịnh trụ tại Đan điền, thì có một thân Kim Cương-như Mật Tông hiểu-đó chính là linh hồn các con tụ về Trung cung-hay là Ngũ Khí triều Ngươn vậy. Sau mỗi lần tập như thế, các hóa thân nó rất tinh sạch và thu về trên Trung Giới. Tại đó, các hóa thân này nối với bản thể các con làm các con vững mạnh và khỏe hơn, làm sáng láng bản thể các con hơn, đồng thời bảo vệ các con từ cõi cao. Đây là phép Bí nhiệm của Thiên Pháp.

CÁCH QUÁN NHẬP TƯỢNG PHÁP:
Sau khi nhập Thiên Phù và bắt Ấn Di Lạc Vương Phật xong-thì phải Quán nhập Tượng Pháp vào Đan điền-hình dung trong Đan điền của mình có Tượng Pháp nổi lên như hình trên-nhẩm câu: Tượng Pháp nhập Đan Điền! Xin Vua Cha Cao Minh Ngọc Hoàng Thượng đế  và Đức Di Lặc Vương Phật  chứng minh cho con trên Kim Tự Tháp Trung Giới.

                              QUÁN NIỆM ĐỒ BÀN CÀN KHÔN THIÊN ĐẠO

Sau khi nhập Tượng Pháp vào Đan điền, lại tiếp tục quán niệm Đồ Bàn Càn Khôn vào Luân xa 6 ( sao 6).
                                             
-Cách niệm Đồ Bàn Càn Khôn: Khi Thiền, sau khi đã hình dung ra Tượng Pháp của mình, thì hãy đưa nó vào đan điền, hoặc thiền tịnh rồi thì hình dung Tượng Pháp trong Đan Điền. Sau đó niệm Đồ Bàn Càn Khôn như sau:
-Niệm hồng danh: Xin Vua Cha chứng nhập Đồ Bàn Càn Khôn.
Và hình dung ra hình tượng Đồ Bàn Càn Khôn,  nhập vào Sao 6 của mình.
Cách này là cách Thiên đình hỗ trợ các con trong quá trình tu luyện cho đúng bản nguyên của Vũ trụ hợp nhất. Ngoài ra, các con thường xuyên chiêm bái, ngưỡng vọng về hình Đồ Bàn Càn Khôn Thiên Đạo thường xuyên, vào lúc cúng tế và lúc thiền định, thậm chí treo dán trên bàn thờ phía bên tay Phải, phía dưới Thiên Phù để hợp nhất Chân Lý của Đạo Pháp Thiên Đạo.      
Đồ Bàn Càn Khôn-Chính là Thiên Kỳ của Thiên Đạo ghi trong Luật Thiên Đạo.
                                     
Điều 28 Luật Thiên Đạo: Thiên kỳ

Thiên kỳ là cờ của Thiên Đạo-Đạo Trời, là cờ duy nhất của Thiên Đạo, là biểu tượng của Đạo.
-Thiên kỳ màu xanh lá cây đậm, hình vuông; có hai vòng tròn đồng tâm, màu đỏ.
-Màu xanh tượng trưng cho sự sống, cho Hạ giới, sự trường sinh của linh hồn, Thượng đế.
-Hình vuông tượng trưng cho trái đất, cho Đạo thành nhân loại.
-Hai vòng đồng tâm tượng trưng cho khối Đại nguyên năng ( vũ trụ-cũng là Thượng đế); vòng ngoài tượng trưng cho Đạo; đồng thời còn là biểu tượng thống nhất, duy nhất, Một, đại đồng, đoàn kết, đồng lòng, thành một khối của nhân loại. Đó là hình ảnh toàn vẹn nhất, đẹp đẽ nhất, hoàn mỹ nhất của vũ trụ và mọi sự vật hiện tượng.
-Dùng làm Đồ Bàn Càn Khôn duy nhất-để các hành giả tu luyện Thiên Pháp quán niệm Thượng đế trong khi tu luyện.
-Thiên kỳ được treo tại bàn thờ, các giáo đường và các nơi thờ tự của Thiên Đạo, có thể để trên bàn làm việc, dựng trong các lễ hội.
-Cấm dùng in trên quần áo, mũ nón. Có thể in lên các vật phẩm trang trọng.
-Kẻ nào xúc phạm Thiên kỳ là xúc phạm Đạo và Thượng đế.

                                            NHẬP LINH PHÙ BẢO VỆ

* Sau Khi niệm Đồ Bàn Càn Khôn, thì niệm tiếp: Xin Chư Thần Thánh Bảo vệ con trong tu luyện.

                     Và tiếp theo quán niệm Linh Phù Bảo Vệ vào Sao 2:
Đây là các thủ tục Quán Pháp khi luyện Thiên Pháp, bắt buộc phải có, nếu không sẽ khó chứng và đó chính là các Phép hộ trì các con trên cao.
Hộ niệm cho các Quán Pháp này, có 25.920 thần thánh trên cao chứng ngộ; có 144 HỘ PHÁP BẢO VỆ Hộ trì, ngoài ra có hàng vạn Chư tiên thiên Bản Lai của Tổng hồn các con trên cao chứng nhận, bảo vệ. Ngoài ra, các con thường xuyên quán tưởng Đồ Bàn Càn Khôn lúc thường và khi thiền, đồng thời Khấn: HỘ PHÁP BẢO VỆ HỘ TRÌ thân tâm con thường an lạc....
( niệm 36 biến-72 biến), thì các Hộ Pháp sẽ bảo vệ và hộ trì các con trước ma quỷ, sàng lọc và làm diệt tan vía nghiệp quả xấu của các con, gia trì cho các con tu luyện thành công.

BÀI  THIỀN HOA SEN THIÊN TÔN
(Bài Thiền sơ cấp)

Nguyên lý:
Thiền để tĩnh tâm trong mọi việc, lúc nào đau đầu lo lắng…thì thiền cho tâm lắng lại, đầu nhẹ nhõm. Trước khi tập công cần thiết phải thiền. Nhưng có thể không thiền cũng không sao. Có thể thiền một chút, nhưng không thiền sâu. Người mới tập khí công không nên thiền sâu, tránh tẩu hỏa-nhập ma.
Nên hình thành thói quen, khi mệt mỏi, đau đầu, lo lắng, streest thì thiền, công cho khỏe, đạt an tĩnh, tự tại. Đắc Pháp thì đạt an nhiên, tự tại mọi lúc.
Mục đích của thiền là xả bỏ tâm trọc, hoặc tâm loạn, đưa trạng thái tinh thần về tĩnh, tư tưởng về tịnh, sạch, thải bỏ tạp niệm và làm cho sóng điện não hạ xuống thấp nhất để tiếp nhận nguyên khí Vũ trụ. Thu sóng thể vía-từ trường sinh học cô lại, không nhiễu loạn. Ngoài ra, thiền để sóng hạ âm của não có thể tiếp xúc với sóng hạ âm và thể tinh túy của vật chất siêu đẳng-đó chính là thế giới vô hình, cõi nguyên khí vô thanh vô hình tâm linh.
Cách tập:
2-Tư thế ngồi xếp bằng tự nhiên, hoặc nằm như tập thở. Ngồi thẳng lưng, không ưỡn, không vẹo, không cố cứng người, xương sống dù nằm hay ngồi phải thẳng. 5 ngón tay chụm lại như  bông một bông hoa sen khép cánh, chĩa lên trên, đặt trên đầu gối.
Xả trọc, bỏ tạp niệm, tập trung ý để tập.
3-Quán tưởng:
-Hình dung mình ngồi trong một vòng sáng-như hình vía-quả trứng, từ 1-3-7 lớp.
-Có thể niệm Thiên Pháp giáng xuống thân, hoặc không.
-Thu ý thức vào một điểm-đó là hình dung có một bông hoa sen nằm chìm trong da, tại Đan điền, cánh nở, tròn, nhuỵ vàng, hoặc da cam, cuống xoay vào trong. Hoa xoay nhẹ, theo chiều kim đồng hồ, nhìn từ trên xuống.
(Các bài Thiền cao cấp ở chương trình sau sẽ có các cách thiền khác để có tác dụng khác).

4-Thở thật chậm, hơi mỏng nhẹ-như không thở; khí chuyển xuống Đan điền từ từ, nhẹ mỏng, sâu, lâu, đều. Không chú ý nhiều đến đường xuống của hơi thở, chỉ chú ý đến bông hoa sen.
Đây là Thiền tĩnh.
Thiền công như sau:
-Sau này khi đã quen, thì xoay nhẹ sao cũng được, hơi có ý cho khí co lại, tụ lại ở Đan điền. Khi thở ra, thì một là quên không để ý đến đường khí lên, hoặc là cho khí đi xuyên ra phía Mệnh môn-là một cách hoạt hóa năng lượng cho Thận khí và sao 2. Tập nhiều sẽ quen, bụng dưới sẽ tích khí, tập lâu thấy cứng lại, nội khí dầy lên, nhuỵ hoa sẽ phát sáng. Nhịp tim sẽ dần chậm lại, huyết áp giảm-nếu bệnh huyết áp cao, hoặc ngược lại, huyết áp sẽ tăng, nếu có bệnh huyết áp thấp.
Ứng dụng:-Từ bài Thiền công, có thể chuyển sang tập nén nội khí, tẩy lọc các sao; hoặc Thiền sâu thủ ý tại các nơi bị bệnh.