Menu

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

PHẦN BỔ TRỢ CẤP I - VỀ KINH MẠCH, HUYỆT QUAN TRỌNG (Sưu tầm)


MẠCH NHÂMQuản lý các kinh Âm. Giao hội với:+ Kinh Thái Âm Tỳ ở huyệt Trung Quản (Nh 12).

+ Kinh Quyết Âm Can ở huyệt Ngọc Đường (Nh 18).

+ Kinh Thiếu Âm Thận ở huyệt Liêm Tuyền (Nh 23).
- Nhâm Mạch nhận khí của:
•Can ở huyệt Khúc Cốt (Nh 2).
• 3 kinh Âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) ở huyệt Trung Cực (Nh 3) và Quan Nguyên (Nh 4).
• Thận và mạch Xung ở huyệt Âm Giao (Nh 7).
• Tỳ ở huyệt Hạ Quản (Nh 10).
• Tất cả các lạc mạch ở huyệt Chiên Trung (Nh 17).
•Mạch Âm Duy ở huyệt Thiên Đột (Nh 22) và Liêm Tuyền (Nh 23).
- Nhâm Mạch nối với:
+ Phía trên: Vùng mặt với mạch Đốc ở huyệt Ngân Giao (Đc 28), ở mắt, qua trung gian của kinh Vị (Dương Minh) ở h. Thừa Khấp (Vi 1).
• + Phía dưới: Vùng hội âm với Mạch Đốc ở huyệt Trường Cường (Đc.1).

 ĐƯỜNG VẬN HÀNH:

Khởi đầu từ hố chậu, nhô ra tại Hội âm, đi lên, qua lông mu theo đường giữa bụng lên ngực, họng, đến cằm ở h. Thừa Tương (Nh 24).
Từ h. Thừa Tương mạch chạy quanh vùng miệng môi, hợp với mạch Đốc ở h. Ngân Giao (MĐ 28).
Chia làm 2 nhánh (phải và trái), lên mặt ở h. Thừa Khấp (Vi.1) và nhập vào mắt.
Đường mạch ở bụng xuất phát ở huyệt Cưu Vĩ (Nh 15) và đi vào trong bụng.

Các huyệt quan trọng của Nhâm mạch:

1 - HỘI ÂM

 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của mạch Nhâm.
+ Huyệt Hội của 3 mạch Nhâm, Xung và Đốc.
+ Huyệt Hội của các kinh Âm.

Vị Trí:

Giữa tiền âm và hậu âm (Giáp Ất) hoặc ở giữa bìu dái và hậu môn (đàn ông) hoặc ở đường sau của âm thần và hậu môn (phụ nữ), huyệt ở giữa nút đáy chậu (chỗ tụ hội của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và 2 bên háng tới).

Chủ Trị:

Trị các bệnh của hệ sinh dục ngoài, bệnh của hậu môn, niệu đạo (niệu đạo viêm, tiền liệt tuyến viêm), kinh nguyệt không đều, di tinh, điên cuồng, chết đuối, thượng mã phong.

2-QUAN NGUYÊN

Tên Huyệt:

Huyệt được coi là cửa (quan) của nguyên khí (nguyên) vì vậy gọi là Quan Nguyên (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác: Đan Điền.

 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 4 của mạch Nhâm.
+ Huyệt Hội của mạch Nhâm với 3 kinh âm ở chân.
+ Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Tiểu trường.
+ Huyệt Hội của các kinh cân - cơ của Tỳ, Thận và Can.
+ Nơi phân chia (tách ra) của mạch Xung và Nhâm (TVấn.34).
+ 1 trong nhóm 4 Huyệt Hội của khí Âm Dương gồm: Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12) + Thiên Đột (Nh.22) và Chí Dương (Đc.9) (Thiên ‘Kinh Mạch Biệt Luận’ - TVấn.21).

Vị Trí:

Thẳng dưới rốn 3 thốn, trên bờ xương mu 2 thốn.

Tác Dụng:

Bồi Thận, cố bản , bổ khí, hồi dương, ôn điều huyết thất, tinh cung, khử hàn thấp, âm lãnh, phân thanh biệt trọc, điều nguyên tán tà, tăng sức, phòng bệnh.

Chủ Trị:

Trị bệnh về kinh nguyệt, đới hạ, vô sinh, di mộng tinh, liệt dương, bụng dưới đau, tiêu chảy, kiết l, tiểu gắt, buốt, tiểu bí, choáng, ngất, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, bổ các chứng hư tổn, suy nhược toàn thân.

3-TRUNG QUẢN

Tên Huyệt:

Người xưa cho rằng từ ức (chấn thuỷ) đến lỗ rốn là ống (Quản ) dạ dầy, huyệt ở giữa (trung) đường nối này, vì vậy gọi là Trung Quản .
Đặc Tính:
+ Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu trường, Tam tiêu và Vị.
+ Huyệt Hội của Phủ.
+ Huyệt Mộ (chẩn đoán) của Vị.
+ Huyệt tập trung khí của Tỳ.
+ 1 trong nhóm 9 huyệt Hồi Dương Cứu Nghịch.
+ 1 trong 4 huyệt Hội Khí của Âm Dương (Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12), Thiên Đột (Nh.22) và Chí Dương (Đc.9) - theo thiên ‘Kinh Mạch Biệt Luận’ (TVấn.21).

Vị Trí:

Lỗ rốn thẳng lên 4 thốn hoặc lấy ở điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn - và đường gặp nhau của 2 bờ sườn.

Tác Dụng:

Hòa Vị khí, hóa thấp trệ, lý trung tiêu, điều thăng giáng.

Chủ Trị:

Trị dạ dầy đau, ợ chua, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy hơi, bụng trướng, kiết l, tiêu chảy, huyết áp cao, thần kinh suy nhược.

4-ĐẢN TRUNG

Tên Huyệt:

Đản = chất trắng đục, ở đây ví như màng bảo vệ tim. Trung = giữa.
Huyệt ở giữa 2 vú, gần vùng tim, vì vậy, gọi là Đản Trung (Trung Y Cương Mục).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 17 của mạch Nhâm.
+ Huyệt Hội của mạch Nhâm với các kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu, Tỳ và Thận.
+ Huyệt Hội của Khí.
+ Huyệt Mộ của Tâm Bào.
 Vị Trí:
Ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú (đàn ông) hoặc ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (đàn bà).

Tác Dụng:

Điều khí, giáng nghịch, thanh Phế, hóa đàm, thông ngực, lợi cách (mô).

Chủ Trị: Trị ngực đau, hen suyễn, thở kém, nấc, sữa ít, màng ngực viêm, thần kinh liên sườn đau.

5-THIÊN ĐỘT

Tên Huyệt:

Thiên = vùng bên trên; Đột = ống khói. Huyệt có tác dụng làm thông phế khí (qua ống khói), vì vậy gọi là Thiên Đột (Trung Y Cương Mục).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 22 của mạch Nhâm.
+ Hội của mạch Nhâm và Âm Duy.
+ 1 trong 4 huyệt Hội của Khí Âm và Dương (Quan Nguyên (Nh.4), Trung Quản (Nh.12), Thiên Đột (Nh.22) và Chí Dương (Đc.9).

Vị Trí:

Giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức.

Tác Dụng:

Tuyên Phế, hóa đờm, lợi yết (hầu), khai âm (thanh), điều khí.

Chủ Trị:

Trị họng đau, mất tiếng đột ngột, ợ, nấc, ho suyễn.

6-ẤN ĐƯỜNG:
Ấn đường là huyệt vị quan trọng trên cơ thể con ngườiVị trí: (Không thuộc Nhâm). Huyệt ấn đường là điểm nằm chính giữa hai đầu lông mày, nằm trên sống mũi.Tác dụng: chữa các chứng đau đầu, có thể bấm ấn đường để chữa các triệu chứng của cảm cúm. Ít thấy tài liệu ghi về châm cứu ấn đường.
Trong khí công dưỡng sinh, ấn đường được xem như là vùng thượng Đan điền.
là 1 trong 36 đại huyệt vô cùng quan trọng của cơ thể.                                                    
VÙNG ĐAN ĐIỀN:-Pháp ta qui định: là vùng nội khí dưới bụng, tính từ huyệt Thần khuyết (lỗ rốn)-đến huyệt Quan nguyên-thuộc trị quản của Sao 2.    Đây là khu vực 1 nén khí.
Khu vực 2 nén khí là sao 4; khu vực 3 nén khí là sao 6 (học phần  cao cấp)                                  


                        MẠCH ĐỐC

1- ĐẶC TÍNH

+ Thống suất các đường kinh dương (theo cách đặt tên: Đốc).
+ Bắt nguồn từ Thận.
+ Nối kết các kinh Dương chính, nhất là ở huyệt Phong Phủ (Đốc.16) là nơi mà Phong khí và Hàn khí xâm nhập vào mạch Đốc.
+ Nhận khí của các kinh Dương ở các huyệt sau:
- Khí của Thái dương ở Đào Đạo (Đc.13), Thần Đình (Đc.24), Não Hộ (Đc.17).
- Khí của các Kinh Dương ở Đại Chùy (Đc. 14), Bá Hội (Đc.20).
- Khí của Thái Dương và Dương Duy ở huyệt Phong Phủ (Đc.16).
- Khí của Dương Duy tại Á Môn (Đc.15).
- Khí của Dương Minh tại Nhân Trung (Đc 26), Ngân Giao (Đc.28).
- Biệt của Mạch Đốc nối với:
· Ở trên, nơi cằm, với mạch Nhâm ở huyệt Thừa Tương (Nh. 24).
· Ở dưới, vùng tiền âm, với mạch Nhâm ở huyệt Hội Âm (Nh. 1).
· Ở lưng, với đường kinh Bàng Quang ở huyệt Phong Môn (Bq.12).

ĐƯỜNG VẬN HÀNH

- Khởi đầu từ chót xương cụt (tầng sinh môn).
- Nhô ra ở chỗ hội âm.
- Xuyên lên Trường Cường.
- Chạy dài lên theo chính giữa cột sống.
- Liên lạc với Thận ở vùng thắt lưng.
- Thẳng lên đến huyệt Phong Phủ (Đc.16).
- Đi vào trong não.
- Lại đi lên đỉnh đầu (huyệt Bá Hội - Đc.20).
- Theo trán đi xuống mũi, môi trên (huyệt Ngân Giao - Đc.28) và hợp với kinh Cân của kinh Vị và mạch Nhâm.
- Từ huyệt Phong Phủ (Đc.16) có một nhánh chạy xuống vai và bả vai để nối với kinh cân của Bàng quang, xuống mông, kết ở vùng sinh dục- tiết niệu.- Nhánh phía trong, ở vùng sinh dục, tách ra ở giữa vùng trên của hội âm, ở huyệt Trung Cực (Nh 3) (theo thiên ‘Cốt Không Luận’ TVấn.60), từ đây tách ra 2 nhánh:
+ Một nhánh thẳng (nhánh bụng) đi theo kinh cân của Tỳ và nhập vào rốn, đi dọc theo vách trong của bụng, qua tim, vòng ở ngực để nối với mạch trước của kinh cân Bàng quang, vào họng và mặt, nhập vào giữa mắt và kết thúc ở huyệt Tinh Minh (Bq.1).
+ Nhánh lưng đi theo bộ phận sinh dục, qua trực trường, quay lại mông và nối với kinh cân của Bàng quang để lên đầu, tới góc trong mắt ở huyệt Tinh Minh (Bq.1), nhập vào não. Từ huyệt Tinh Minh, đi dọc theo kinh chính Bàng quang để xuống gáy, xuống vùng Thận ở huyệt Thận Du (Bq.23) nhập vào trong Thận.

                            

CÁC HUYỆT QUAN TRỌNG CỦA ĐỐC MẠCH


1- TRƯỜNG CƯỜNG

Tên Huyệt:

Huyệt là Lạc của mạch Đốc, ở giáp cột sống, đi lên đầu, tản ra ở vùng đầu, đường phân bố vừa dài (trường) vừa cường, vì vậy gọi là Trường Cường (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Cùng cốt, Hà Xa Lộ, Khí Chi Âm Khích, Mao Cốt Hạ Không, Mao Lư, Mao Thúy Cốt, Quy Mao, Quyết Cốt, Tam Phân Lư, Tào Khê Lộ, Thượng Thiên Thê, Triêu Thiên Sầm, Vĩ Lư.

Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 1 của mạch Đốc.
+ Huyệt Lạc nối với mạch Nhâm (qua huyệt Hội Âm).
+ Hội của mạch Đốc với kinh Thận và Đởm .
+ Là 1 trong nhóm huyệt ‘Tuỷ Không’ (Phong Phủ - Đc.16), Ngân Giao (Đc. 28), Á Môn (Đc.15), Não Hộ (Đc. 17) và Trường Cường (Đc. 1) là những huyệt của tuỷ xương (thiên ‘Cốt Không Luận’, (TVấn.60).

Vị Trí:

Ở chỗ lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt 0, 3 thốn.

Tác Dụng:

Thông mạch Nhâm, Đốc, điều trường phủ.
Chủ Trị:Trị trực tràng sa, trĩ, tiêu ra máu, cột sống đau, tiểu đục, tiểu khó, điên cuồng.
 (“Trẻ nhỏ bị kinh giản, co giật, xương sống cứng: Trường Cường chủ trị” (Giáp Ất Kinh).
(“Ttrị trẻ nhỏ thoát giang cấp: cứu huyệt Vĩ Thúy 3 tráng khỏi ngay” (Ngoại Đài Bí Yếu).
(“Phương pháp cứu trĩ: Bệnh trĩ nếu còn chưa nặng, cứu 1 huyệt dưới xương cụt gần hậu môn 7 tráng, xứng đáng là huyệt kinh nghiệm” (Châm Cứu Tư Sinh Kinh).
(“Chín loại rò tổn thương người, ắt châm Thừa Sơn (Bq.57) hiệu như thần. Còn có 1 huyệt là Trường Cường, chữa rên rỉ cùng đớn đau” (Ngọc Long Ca).
 (“Trường Cường chủ trị các chứng cổ trĩ” (Thập Tứ Kinh Yếu Huyệt Chủ Trị Ca).

2- MỆNH MÔN

Tên Huyệt:

Thận khí là gốc của cơ thể. Huyệt nằm giữa 2 huyệt Thận Du, là cửa trọng yếu của sinh mệnh, vì vậy gọi là Mệnh Môn (Trung Y Cương Mục).
Đặc Tính:
Huyệt thứ 4 của mạch Đốc.

Vị Trí:

Ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.

Tác Dụng:

Bồi nguyên, bổ Thận, cố tinh, chỉ trệ, thư cân, hòa huyết, sơ kinh, điều khí, thông lợi vùng lưng và cột sống.

Chủ Trị:Trị vùng thắt lưng đau, yếu, cứng, đầu đau, lưng đau, lạnh từ ống chân trở xuống (chân dương (hoả ) hư), di mộng tinh, liệt dương, đái hạ, sốt không ra mồ hôi, đái đục, trẻ nhỏ lên cơn co giật, phong đòn gánh.

 3- TÍCH TRUNG

Tên Huyệt:

Từ đốt sống ngực đến đốt sống thắt lưng có 21 đốt sống, huyệt ở giữa, vì vậy gọi là Tích Trung (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Thần Tông, Tích Du, Tích Trụ.
Đặc Tính:
Huyệt thứ 6 của mạch Đốc.
 Vị Trí:
Tại chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 11.

Chủ Trị:

Trị cột sống lưng đau, nấc, nôn ra máu, cơn đau dạ dầy, da vàng, tiêu chảy, lòi dom, động kinh.

4- THẦN ĐẠO:

Thần = tâm thần. Huyệt ở 2 bên huyệt Tâm Du, được coi như cửa (đường dẫn vào = đạo) của Tâm, vì vậy gọi là Tâm Du (Trung Y Cương Mục).
 Đặc Tính:+ Huyệt thứ 11 của mạch Đốc.+ Nơi tiếp nhận khí của kinh cân-cơ
 của Tỳ (bằng đường nối phía trong).
Vị Trí: Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống lưng 5.
Chủ Trị:  Trị lưng đau cứng, sợ hãi, hồi hộp, hay quên, ho, trẻ hay co giật, sốt kèm sợ lạnh

5-ĐẠI CHÙY

Tên Huyệt:

Huyệt ở dưới xương to (đại) ở cổ, có hình dáng giống quả chùy (chùy) vì vậy gọi là Đại Chùy.
Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 14 của Mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương.

Tác Dụng:

Giải biểu, thông dương, thanh não, định thần, sơ biểu tà ở 3 đường kinh dương, thông dương khí toàn thân, thanh Tâm, định thần, giáng Phế, điều khí, nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Chủ Trị:

Trị cổ gáy đau cứng, mệt mỏi, sốt rét, cảm cúm, ho, sườn đau, ngực tức, ngực đau, đờm dãi nhiều, phế quản tiết ứ dịch.

6- ĐẠI CHẨM:

Huyệt ở giữa đường nối đỉnh đầu và chẩm, được coi như gian, chỗ có xương ngạnh cứng. Huyệt lại có tác dụng trị đỉnh đầu đau mạnh (cường), vì vậy gọi là Cường Gian (Trung Y Cương Mục).
 Tên Khác:Đại Vũ. Cường gian
Đặc tính: Huyệt thứ 18 của mạch Đốc.

Vị Trí:

Giữa đoạn nối huyệt Phong Phủ (dưới chẩm) và huyệt Bá Hội (đỉnh giữa đầu). 

7- BÁCH  HỘI

Tên Huyệt:

Huyệt là nơi các (nhiều = bách) các đường kinh Dương họp lại (hội) vì vậy gọi là Bách Hội.
 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 20 của mạch Đốc.
+ Huyệt Hội của mạch Đốc với 6 kinh Dương.

Tác Dụng:

Khai khiếu, định thần, bình Can, tức phong, thăng dương, hồi dương cố thoát, cử dương khí bị hạ hãm, tiềm Can dương, thanh thần chí, tiết nhiệt nung nấu ở các kinh dương.
Chủ Trị:Trị đỉnh đầu nhức, trực tràng sa, mũi nghẹt, đầu nặng, hay quên, điên cuồng, hôn mê, lạnh người, tai ù, mắt hoa, hồi hộp, mất ngủ.

                                   Các huyệt quan trọng của các kinh khác:

DŨNG TUYỀN:
+ Một trong ‘Tam Tài Huyệt’: (Bá Hội (Thiên), Chiên Trung (Nhân), Dũng Tuyền (Địa). "Dũng" có nghĩa là vọt ra, tràn lên, còn "tuyền" là suối, là nguồn. Dũng tuyền ý muốn nói huyệt nằm dưới lòng bàn chân như một dòng suối, đồng thời lại là nơi tàng chứa chân dương ở phía dưới của tạng thận. Thận chủ thủy nên nơi đây tựa như một "nguồn nước chảy vọt ra,
tràn đầy sức sống".


Đặc Tính:+ Huyệt thứ 1 của kinh Thận.+ Huyệt Tỉnh, thuộc hành Mộc.
+ Huyệt Tả của kinh Thận. + Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’, có tác
dụng nâng cao và phục hồi chính khí.+ Một trong ‘Tam Tài Huyệt’:
(Bá Hội (Thiên), Chiên Trung (Nhân), Dũng Tuyền (Địa).
Vị Trí: Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.Giải Phẫu: Dưới da là cơ gấp ngắn các ngón chân, gân cơ gấp dài các ngón chân, cơ giun, cơ gian cốt gan chân, cơ gian cốt mu chân, khoảng gian đốt bàn chân 2-3.
Tác Dụng: Giáng Âm hoả, thanh Thận nhiệt, định thần chí.
Chủ Trị: Trị gan bàn chân đau hoặc nóng lạnh, kích ngất, động kinh, mất ngủ, đỉnh đầu đau, họng đau, nôn mửa, Hysteria.Dũng tuyền cũng là rất quan trong trong dưỡng sinh, Cùng với hội âm nhiều khi dũng tuyền sẽ được lấy làm của ngõ của cơ thể với sinh khí của mặt đất. Nhiều khi ngồi thiền, nó là cửa ngõ của cơ thể con người với trời. Chữa chóng mặt, suy nhược thần kinh,  khai khiếu, giáng nghịch chỉ ẩu, thanh tâm tả nhiệt, hồi dương cứu nghịch, thường được cổ nhân dùng để chữa các chứng bệnh như: đau nhức, nóng hay lạnh gan bàn chân, chuột rút bàn chân (chữa tại chỗ); đau mặt trong đùi, đau đỉnh đầu, thoát vị, đau sưng họng, đẻ xong không tiểu được, chảy máu mũi, tim đập nhanh... (thần kinh); và chữa toàn thân như hoa mắt chóng mặt, hôn mê, chết đuối, trúng nắng, trúng gió, động kinh, mất ngủ, tiêu khát.

LAO CUNG: Tay làm việc không biết mệt (lao). Huyệt lại nằm giữa lòng bàn tay (giống như nhà lớn = cung) vì vậy gọi là Lao Cung (Trung Y Cương Mục).

Đặc Tính:+ Huyệt thứ 8 của kinh Tâm bào.+ Huyệt Vinh, thuộc hành Hoả .
+ Một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Quật) dùng trị bệnh tâm thần.

Vị Trí:  Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4) chạm vào đường văn này hoặc gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) ở đâu thì đó là huyệt.

Tác Dụng:

Thanh Tâm Hoả, an thần, trừ thấp nhiệt. Trị mồ hôi tay, eczema ở vùng bàn tay, vùng tim đau, động kinh, nấc, xoang miệng viêm.

Thường phối huyệt Lao Cung với huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) vì Lao Cung thuộc về Tâm Bào Lạc, tính nó mát mà hay đi xuống, vì thế nó có tác dụng điều lý được chứng khí trệ do lao động nặng nhọc gây ra. Lao Cung cũng có tác dụng làm thư được những nỗi uất kết do thất tình, nội thường gây nên và nhất là thanh được nhiệt ở vùng ngực và hoành cách mô, mở đường cho Tâm hỏa đi xuống.dùng chung với huyệt Túc Tam Lý có tác dụng tả được hỏa của Tâm lẫn Vị, trấn được nhiệt khí từ dưới xung lên. Các chứng như bứt rứt, phiền muộn, hay nôn mửa, nôn khan, ợ hơi, ợ chua, nóng mặt, chỉ thích nằm... mà dùng cách phối 2 huyệt này thì đều có công hiệu” (Phối Huyệt Khái Luận Giảng Nghĩa).

 

 NHÂN TRUNG:

Theo các sách xưa, môi trên được gọi là Nhân trung (Giáp Ất Kinh), Huyệt nằm ở vùng rãnh mũi - môi nên gọi là Nhân Trung hoặc Thuỷ Câu.

 Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 26 của mạch Đốc.
+ Hội của mạch Đốc với các kinh Dương Minh (Vị và Đại trường)
+ Nơi nhận khí của kinh Đại Trường và Vị.
+ Nơi giao chéo của 2 đường kinh Đại Trường.
+ 1 trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ với tên gọi là Quy? Cung.

Vị Trí:

Tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung, giữa đáy rãnh.

Tác Dụng:

Khai khiếu, thanh nhiệt, thanh định thần chí, khu phong tà, tiêu nội nhiệt, lợi vùng lưng và cột sống, điều hòa nghịch khí của Âm Dương.     

  

TAM ÂM GIAO

huyệt là nơi hội tụ của 3 kinh âm ở chân (Can, Tỳ, Thận) vì vậy gọi là Tam Âm Giao.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 6 của kinh Tỳ.
+ Huyệt giao hội của 3 kinh chính Can - Thận - Tỳ.
+ Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng dưới.
+ Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’, có tác dụng nâng cao và phục
hồi Dương khí.
+ Nơi Âm khí hội tụ, do đó, không bao giờ châm khi phụ nữ có thai.

Vị Trí:

Ở sát bờ sau - trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.

Tác Dụng:

Bổ Âm, kiện Tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ Can, ích Thận.
TÁC DỤNG DƯỠNG ÂM:  Vì là huyệt hội của ba đường kinh âm, đặc biệt là đường kinh Thận nên tác dụng dưỡng âm. Tác dụng rõ nhất của huyệt là bổ Thận âm. Trên thực tế, khi day ấn liên tục từ 7-10 phút trên huyệt, một số người có khí cảm tốt sẽ cảm nhận được một luồng khí lan tỏa theo 2 chiều, hoặc từ lòng bàn chân và ngón chân cái chạy dọc theo 3 đường kinh đến thận, gan và lách; Hoặc ngược lại từ những cơ quan này theo đường kinh thoát ra khỏi cơ thể thông qua lòng bàn chân và các đầu ngón chân. Đây chính là quá trình xả trược khí và thu thanh khí thông qua các tỉnh huyệt ở chân. Nếu sự tác động đủ mạnh và kéo dài sẽ có sự lan tỏa khí sang các tổ chức và các kinh lạc khác của cơ thể - mà gần nhất sẽ là các phủ có liên hệ biểu lý với 3 tạng Tỳ, Can, Thận, tức dạ dày, túi mật và bàng quang...

TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA THẦN KINH : sơ tiết Can khí làm thư giải khí uất của Tam âm giao sẽ giúp hóa giải trạng thái tâm lý : “Mọi chứng bệnh đều kèm chứng uất, vậy chữa bệnh phải kèm chữa uất”;  chữa “âm hư hỏa vượng.

TÁC DỤNG THANH LỌC VÀ TĂNG CƯỜNG CHUYỂN HÓA CƠ BẢN:

Can Thận chủ hạ tiêu, Tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt Tam âm giao có thể điều tiết toàn bộ quá trình chuyển hóa, thanh lọc và bài tiết ở khu vực này: “Thận chủ bế tàng”, “Can chủ sơ tiết”, “Tỳ chủ vận hóa” nên Tam âm giao là một trong số rất ít huyệt vị châm cứu có đặc tính tự điều chỉnh rất cao giữa âm và dương, giữa bất cập và thái quá, giữa hưng phấn và ức chế đối với các lĩnh vực bệnh lý có liên quan; có thể điều chỉnh những rối loạn có vẻ như hoàn toàn đối nghịch nhau như bế kinh, rong kinh, đau bụng kinh, băng huyết.

Trị cẳng chân và gót chân sưng đau, thần kinh suy nhược, liệt nửa người, tiểu bí, tiểu vặt, tinh hoàn viêm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt rối loạn, bụng trướng, da viêm do thần kinh, mề đay phong ngứa.

HỢP CỐC:
Huyệt ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (hợp) của miệng
hang (cốc), vì vậy gọi là Hợp Cốc, Hổ Khẩu.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 4 của kinh Đại Trường.
+ Nguyên huyệt, huyệt hấp thu, châm trong rối loạn mạch Lạc Đại Trường, rối loạn Kinh Cân Đại Trường (khi đau và co thắt).
+ 1 trong Lục Tổng Huyệt trị vùng mắt, đầu, miệng.
* Vị Trí:
(a) Ở bờ ngoài, giữa xương bàn ngón 2.
(b) Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
(c) Ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái (hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa 2 xương bàn 1 và 2), đầu ngón tay ở đâu, nơi đó là huyệt, ấn vào có cảm giác ê tức.

Tác Dụng:

Trấn thống, thanh tiết Phế khí, thông giáng Trường Vị, phát biểu, gia?i nhiệt, khu phong.

Chủ Trị:

Trị ngón tay đau, ngón tay tê, bàn tay liệt, cánh tay liệt, đầu đau, răng đau, liệt mặt, amygdale viêm, khớp hàm dưới viêm, mắt đau, cảm cúm, sốt, bướu giáp đơn thuần, làm co bóp tử cung, say tàu xe.

NỘI QUAN
Huyệt có tác dụng trị bệnh ở ngực, Tâm, Vị...lại nằm ở khe mạch ở tay, vì vậy gọi là Nội Quan (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ: Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 6 của kinh Tâm bào.
+ Huyệt Lạc.
+ Huyệt giao hội với Âm Duy Mạch.
+ Một trong Lục Tổng huyệt trị vùng ngực.
Vị Trí:
Trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.

Tác Dụng: Định Tâm, an thần, lý khí, trấn thống, thanh Tâm Bào, sơ tam tiêu, định tâm an thần, thư trung, hòa vị, lý khí, trấn thống. Thường được chỉ định chữa các bệnh tại chỗ như đau cẳng tay, cổ tay và các bệnh toàn thân như tim mạch, nôn mửa, mất ngủ, buồn phiền, viêm loét dạ dày tá tràng... Ứng dụng theo kinh thường được dùng để chữa các bệnh đau vùng tim, đau ngực, nóng ruột, bồn chồn... Là yếu huyệt của vùng tâm ngực, có tác dụng làm khoan khoái lồng ngực, hoành cách mô (cơ hoành), hành khí, tán uất kết..., nên thường được dùng để chữa các bệnh ở tim và ngực.  Trị hồi hộp, vùng trước tim đau, vùng ngực và hông sườn đau, dạ dày đau, nôn, nấc, mất ngủ, động kinh, hysteria, xuất tinh sớm, huyết áp cao, thấp, mạch cao, thấp

Theo cổ nhân, nếu kết hợp với Tam âm giao thì có tác dụng tư âm dưỡng huyết, kiện tỳ, ích vị, giao tế được thủy hỏa, quân bình được âm dương... Có thể dùng để chữa các bệnh đau nhức trong xương, đau lưng, ho, ra mồ hôi trộm (đạo hãn), thiếu máu, bế kinh... Quan điểm của các y gia cho thấy Nội quan có tác dụng thanh ở phần trên, Tam âm giao có tác dụng ôn bổ phần dưới..., trước là để hòa dương, sau là cố âm, âm dương hòa thì mới có thể tư sinh hóa dục...

ỦY TRUNG:

Huyệt nằm ở giữa (trung) nếp gấp nhượng chân (uỷ ) vì vậy gọi là Uỷ Trung.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 40 của kinh Bàng Quang.
+ Huyệt Hợp của kinh Bàng Quang, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt xuất phát kinh Biệt Bàng Quang và Thận.
+ Theo thiên ‘Tứ Thời Khí’ (LKhu.19): Uỷ Trung thuộc nhóm huyệt dùng để tả nhiệt khí ở tứ chi (Vân Môn [P.2], Kiên Ngung [Đtr.15], Uỷ Trung [Bq.40], Hoành Cốt [Th.11]). Đau lưng.
Vị Trí:                    
Ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân.

LIỆT KHUYẾT

Liệt = tách ra. Khuyết = chỗ lõm. Huyệt ở trên cổ tay, nơi có chỗ lõm. Huyệt là
Lạc huyệt của kinh Phế, từ chỗ này có 1 nhánh tách ra để nối với kinh Đại Trường,
 vì vậy, gọi là Liệt Khuyết (Trung Y Cương Mục) .
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 7 của kinh Phế.
+ Huyệt Lạc, nơi phát xuất Lạc dọc, Lạc ngang.
+ Huyệt Giao hội với Nhâm Mạch.
+ 1 trong Lục Tổng Huyệt trị đau vùng đầu, gáy (Càn Khôn Sinh Ý).
Vị Trí: Dưới đầu xương quay nối với thân xương, cách lằn chỉ ngang cổ tay 1,
5 thốn. Hoặc chéo 2 ngón tay tro? và ngón tay cái cu?a 2 bàn tay với nhau, huyệt ở chỗ lõm ngay dưới đầu ngón tay tro?.

Tác Dụng: Tuyên Phế, khu phong, thông điều Nhâm Mạch.
Chủ Trị: Trị cổ tay đau sưng, đầu đau, cổ gáy cứng, ho, suyễn, liệt mặt.
Tham Khảo:
(“Trẻ nhỏ bị kinh phong, mắt trợn ngược: Liệt Khuyết chủ trị, đồng thời chọn huyệt Lạc của kinh Dương minh” (Giáp Ất Kinh).
(“ Kinh Dương Minh Đại Trường chạy dọc theo lỗ mũi, mặt đau, răng đau, má sưng, mắt vàng, miệng khô, mũi chảy nước, muic chảy máu, họng sưng đau, phía trước vai đau chịu không nổi. Châm huyệt Hợp Cốc + Liệt Khuyết” (Thập Nhị Kinh Trị Chứng Chủ Khách Nguyên Lạc Quyết).
(“Liệt Khuyết phối hợp Hợp Cốc là theo phương pháp ‘Phối Hợp Nguyên - Lạc’, ‘Phối Hợp Chủ - Khách’, lấy phối hợp theo Tạng Phủ, Kinh Lạc. Dùng phép tả 2 huyệt này, thường để trị ngoại cảm biểu chứng [phong hàn, phong nhiệt nhập Phế hoặc bệnh ở Phế vệ] (Thường Dụng Du Huyệt Lâm Sàng Phát Huy).

TÚC TAM LÝ:
Một số nhà chú Giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phủ Đại Trường
(ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý
-Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị),
vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 36 của kinh Vị.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt quan trọng có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vị và tất ca? các trường hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh áp huyết cao. Đây là huyệt có tác dụng toàn thân.
+ Huyệt đưa khí xuống phần dưới cơ thể.
+ Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng đau.
+ Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cửu Châm’ có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
+ Một trong ‘14 Yếu Huyệt’ của ‘Châm Cứu Chân Tu?y’ (Nhật Ba?n) để nâng cao chính khí, trị bệnh dạ dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì không dùng huyệt này).
Vị Trí:
Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầøy và xương mác.
Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.
Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.

Tác Dụng:

Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc - khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.

Chủ Trị:

Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược. Huyệt Túc tam lý thường được dùng trong chữa các bệnh về đường tiêu hóa và một số bệnh toàn thân như liệt nửa người, thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp, đái tháo đường, suy nhược, thiếu máu, huyết áp cao, dị ứng, vàng da, động kinh, bệnh sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược...
Túc Tam Lý đựơc  xem là huyệt trường sinh với nhiều ý nghĩa. Năng kích hoạt Túc Tam lý giúp điều lý Tỳ Vị, tăng cường sự lưu thông khí huyết, gia tăng chức năng miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. TTL không chỉ là 1 trong số những huyệt vị có tần suất sử dụng hàng đầu trong châm cứu mà còn là huyệt có nhiều tác dụng, từ chữa các bệnh về hệ thống tiêu hoá, tim mạch đến ý nghĩa bồi bổ nguyên khí, tăng cường sức miễn dịch và kéo dài tuổi thọ, gia tăng sức đề kháng để chống lại sự tác hại của các loai vi trùng vi khuẩn gây bệnh, có lẻ  năng vận động thân thể và thường kích hoạt huyệt TTL là biện pháp tự nhiên và đơn giản nhất.

NGỌC CHẨM:

Tên Huyệt:

Xương chẩm có tên là Ngọc Chẩm. Huyệt ở ngang với xương chẩm vì
vậy gọi là Ngọc Chẩm (Trung Y Cương Mục).

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 9 của kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Đầu Thượng Ngũ Hàng’.

Vị Trí:

Ngay sau huyệt Lạc Khước 1, 5 thốn, ngang huyệt Não Hộ (Đc.17) cách 1, 3 thốn, ngang với ụ chẩm 1, 5 thốn.

Tác Dụng:Trấn thống, khu phong.

Chủ Trị: Trị đầu đau, chóng mặt, mắt đau.

 (Theo thiên ‘Tạp Bệnh’ (LKhu.26), Ngọc Chẩm là một trong nhóm 5 huyệt ở trên đầu (Đầu Thượng Ngũ Hàng) trị thiên đầu thống do rối loạn vận hành khí (các huyệt khác là Ngũ Xứ (Bq.5) + Thừa Quang (Bq.6) + Lạc Khước (Bq.7) + Thông Thiên - Bq.8).

(Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: “Kinh Túc Thái Dương có đường thông với cổ gáy nhập vào não, đây chính là gốc của mắt (mục Bản ), gọi là nhãn hệ. Khi đầu hay mắt bị đau, thủ huyệt nằm ở giữa 2 đường gân giữa cổ nhập vào não (huyệt Ngọc Chẩm), là nơi tương biệt với mạch Âm Kiều và Dương Kiều...”(LKhu 21, 26).

                                Huyệt Là Nơi Sinh Khí Vận Hành Qua Lại

Thiên 'Sinh Khí Thông Thiên Luận' ghi: " Ôi từ xưa đến nay, mạng sống con người đều thông với 'thiên', gốc của mạng sống lấy gốc ở âm dương. Trong khoảng trời đất, trong khoảng lục hợp, dù là cửu châu, cửu khiếu, ngũ tạng, thập nhị tiết trong con người, tất cả khí đó đều thông với thiên khí" (TVấn 3, 1, 2). Và theo ý của thiên 'Kinh Biệt' thì cơ thể con người là 'tiểu vũ trụ' ứng với thiên khí, và thiên khí đó thông chuyển vào cơ thể qua các kinh huyệt. Đặc biệt, theo người xưa, huyệt là các lỗ hổng (khổng), để đón nhận sự biến đổi khí hoá của trời đất.

 Dimitru (Rumani) cho biết: " Nghiên cứu điện trở các huyệt Bá Hội (Đc.20), Phong Trì (Đ.20), Thần Môn (Tm.7), Thiên Trụ (Bq.10) trong những ngày mặt trời yên tĩnh (bức xạ thấp) và những ngày có các vụ nổ của mặt trời (bức xạ cao) nhận thấy: Vào các ngày có những vụ nổ của mặt trời, điện trở của các huyệt trên cao lên và vào những ngày yên tĩnh thì điện trở của các huyệt đó xuống thấp".


12 ĐƯỜNG KINH CHÍNH


Cặp kinh phế - kinh đại trường:      

Kinh Phế:                              Kinh Đại trường




Cặp kinh Tâm  bào - Tam tiêu

   

                                          
Cặp kinh Tâm-Tiểu trường


 
Cặp kinh Can - kinh Đởm:




Cặp kinh Bàng quang - kinh Thận:

Cặp kinh Vị - kinh Tỳ: