Menu

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

CẨM NANG HÀNH ĐẠO II

   · 1-Làm đủ ăn, ăn đủ sống, sống công bình, bình thiên hạ.
·  2- Tam Lý Pháp là Đạo Pháp, Chính Pháp, Huyền Pháp.



        TOÀN BỘ ĐẠO PHÁP VÀ CHÍNH PHÁP GỘP LẠI THÀNH HỌC THUYẾT TRUNG PHƯƠNG

                    (TÂM-LÀ TRUNG PHƯƠNG-TRUNG CUNG-TÂM ĐẠO).




1-NHẤT:-THIÊN TÂM ĐẠO PHÁP-là Đạo Pháp-trong Thiên Kinh.

-Học biết Trời. Nguyên lý Vũ trụ-Qui luật Tự nhiên-Tức là Chân Lý ( Đạo Trời-THIÊN). Gọi là Đạo.

-Thống nhất khoa học-Thiên văn-Địa lý-Tâm linh-Triết học tự nhiên. THỐNG NHẤT VŨ TRỤ.



2-NHỊ- ĐỊA TÂM CHÍNH PHÁP-là Chính Pháp-trong các bộ Kinh: Đạo Kinh, Giáo Kinh, Luật Kinh, Lễ kinh, Nhân Kinh, Trí Kinh và Tín Kinh. ( Các biện pháp xây dựng cải tạo con người, xã hội và tự nhiên, tiến hóa nhân loại…gọi là Chính Pháp ). ( Quan trọng nhất là Luật Thánh Đức-Luật Đại Đồng-hay còn gọi chung là Học thuyết Xã Hội Đại Đồng; cùng Nhân Kinh-Trí Kinh-giải quyết dứt điểm các bí mật vũ trụ và thống nhất khoa học với tôn giáo và tâm linh).

-Học biết con người và xã hội nơi Hạ giới (ĐỊA CẦU và các hành tinh khác) Dạy cách tổ chức con người và xã hội hợp với Vũ trụ-một cách tốt nhất-con người hành Đạo tức là sống hợp Đạo Trời. Gọi là Đạo.

-Thống nhất các hình thái Đạo đức-Tôn giáo-Triết học xã hội-Khoa học tâm linh với Khoa học xã hội. THỐNG NHẤT XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI.



3-TAM: -NHÂN TÂM HUYỀN PHÁP-là Huyền Pháp-trong Huấn Kinh-tức là Thiên Đạo Đại Pháp Tâm công ( Thiên Pháp).

-Học để biết mình là ai, trở về Cội nguồn, hiểu mình, hiểu Tiểu Vũ trụ-Vũ trụ. Tất cả xuất phát từ NHÂN-TÂM-Gọi là Đạo.

-Thống nhất huyền môn huyền thuật và các pháp tu luyện-tôn giáo-khoa học nhân thể-y học. THỐNG NHẤT CON NGƯỜI VỚI THƯỢNG ĐẾ.



* TAM LÝ PHÁP HỢP NHẤT-BỔ TRỢ-HÒA NHẬP LÀ NHAU TRONG ĐẠO TRỜI-THIÊN ĐẠO-ĐẠI ĐẠO-LẦN ĐẦU TIÊN NHÂN LOẠI CÓ NHẬN THỨC MỚI-CÓ ĐẠI ĐẠO. NHÂN LOẠI TIẾN LÊN HÀNG ĐẠI ĐẠO.

·       3-Thói cơ hội tâm linh là thói xấu, hại mọi đạo, cầu xin đủ thứ…bắt nguồn từ sự vô minh và tham lậu của con người. Khi được giác ngộ, thì thành cơ hội tu luyện để biết cải tạo mình lên ngang tầm tiến hóa của số phận.

·       4-Không có số phận xấu, chỉ có người xấu.

·       5-Ăn chay hay ăn mặn là tùy tâm, tùy căn cơ tu luyện và cơ địa tâm thể, không ép buộc, không thi hành chủ nghĩa khổ hạnh để đắc đạo. ( Nhưng vào Thánh Đức, các căn tu phải ăn chay, nhưng tùy cơ địa).

·       6-Sự sinh cũng như sự diệt, thuộc qui luật tiến hóa tự nhiên. Sinh chưa mừng, diệt chưa buồn, mà thấy cái gốc quả của nó thế nào mới đáng nói. Cho nên Ta mới đặt “vòng sinh tồn” là: sinh, thành, trụ, vượng, dị, hoại, diệt, hợp (nhân), quả. Sau sự diệt, cái mới sinh ra, bắt đầu bước vào vòng luân hồi mới.

·       7-Văn chương cốt làm đẹp đời, đẹp người, đẹp Đạo; cải người, cải đời, cải Đạo, nên phải tốt, sáng. 

     Văn sỹ thường háo danh. Làm văn sỹ mà coi văn nghiệp là phương tiện cứu độ, giáo hóa, cải tạo, quên bản thân, bỏ trò đố kỵ kênh kiệu, vinh danh mù quáng, thì đó là văn sỹ chân chính, dù có khi tác phẩm chưa có giá trị lớn.

·       8-18 khu vực thay nhau lãnh đạo, làm đại diện cho Ta muôn đời, thứ tự lần lượt, không tranh dành, tranh không được.

·       9-Có những người đã giúp Ta về vật chất, thì Trời-Cha-Ta đã độ cho may mắn nhiều việc. Ta đã độ cho những thứ vô giá: Hạnh phúc, con cái, yên bình, sức khỏe. Còn muốn kể công? Có vô số kẻ xuống thế kiếp này cốt để giúp Ta, nhưng xuống rồi quên mình là ai. Nếu tính công, thì Ta sẽ tính. Không tính công, thì Trời sẽ tính.

·       10-Vô số lời khuyên của Ta đã cho mọi người sự vô giá.

·       11-Vô nhờn: Là loại người vô minh và nhờn phép Đạo.

·       12-Dù là quỉ, thì quỉ đen hay quỉ đỏ cũng ác hại như nhau.

·       13-Định tâm rất quan trọng: Làm chủ ý nghĩ, tư tưởng ngay cả khi không thiền mới là tốt.

·       16-Bủn xỉn, ky bo quá, là do tham và coi trọng vật chất. Bủn xỉn khác tiết kiệm.

·       14-Thời mạt, Ta tìm người đồng tâm như đốt đuốc đi tìm sao giữa ban ngày. Nên ai là đồ đệ, đều quí như vàng.

·       15-Cơ hội tâm linh là loại mình ra khỏi đường Đạo.

·       16-Lòng kiên trì quan trọng nhất. Dù gian khổ, hy sinh thì vẫn giữ vững niềm tin, lý tưởng, quyết tâm.

·       17-Đạo sư phải làm gương cho đệ tử, thần dân. Người lớn phải làm gương cho trẻ con, người già phải làm gương cho người trẻ. Gương là gì? Gương là việc làm thiện lương tiêu biểu trong mọi lúc.

·       18-Vợ chồng tương kính như tâm thể mình.

·       19-Mình muốn đắc Đạo thì cũng mong cho người đắc Đạo. Đường Đạo không bao giờ chật.

·       20-Nhắc lại: Chớ quên người nghèo khổ, hư dốt, vì những người ấy mới cần chúng ta.

·       21-Có lòng tín ngưỡng thôi chưa đủ, chưa đắc Đạo, chưa giải thoát. Đọc kinh nhiều cũng chưa giải thoát được, mà tu tâm dưỡng tính và luyện huyền pháp mới giải thoát được.

·       22-Ăn rất quan trọng. Miếng ăn là miếng thiện, phải cho nó thiện, vì thiện.

·       23-Kẻ báng bổ Ta không sao, vì họ có khi có lý. Nhưng chớ nên báng bổ Thượng Đế, vì là Cha của họ, đang nuôi họ bằng Nguyên năng.

·       24-Ta có nhiều yếu tật, chứ chả phải hoàn thiện, chỉ duy một đức, mà kẻ ác phải học: Sẵn sàng hy sinh tất cả vì nhân loại, luôn nghĩ về người khác mọi lúc và thương người vô điều kiện, thương cả kẻ thù mình.

·       24-Ta chỉ cho các vị một thứ vô giá, quí hơn mọi thứ khác, đó là: Giác ngộ ra con đường, hướng dẫn cách đi, cách dùng phương tiện đến đích và dạy làm cho mình thành hạnh phúc, an lạc.

·       25-Lễ to hay lễ bé không quan trọng bằng thành tín lớn hay thành tín nhỏ.

·       26-Lời cầu nguyện chân thành và thánh thiện sẽ có sức mạnh của Vũ trụ.

       Thời mạt, có vô số người đi cảnh lễ cầu xin, nhưng cực kỳ hiếm người đi cầu Trời cho nhân loại hòa bình, nhân sinh hạnh phúc, nhân ái thương nhau.

·       27-Chém cây, phạt gỗ, phá rừng.

          Hồn xanh rủ xuống xin đừng giết nhau

·       28-Đất như người.

·       29-Lạy Cha 9 lễ, lạy Mẹ 5 lễ, lạy thầy 4 lễ, lạy tổ tiên 3 lễ, lạy kính người sống 2 lễ, tương kính nhau 1 lễ (nắm tay).

·       30-Nhà nước pháp quyền và thần quyền Thánh Đức toàn cầu, nhà nước thế quyền quốc gia phụng sự tuyệt đối hạnh phúc của nhân dân, đại diện cho toàn thể nhân dân không giai cấp.

·       31-Phải đập bỏ cái cũ, nhưng đập từ từ. Dùng tinh hoa cũ với tinh thần mới. Cấm cực đoan duy ý chí, nóng vội, cực đoan, vô minh. Có từng giai đoạn phát triển rõ ràng, đan xen cũ mới.

·       32-Cấm coi khinh vật chất. Vật chất nói rộng ra là cả vũ trụ, trái đất, con người; nói hẹp là sự sống, nên không thể coi khinh vật chất, vật thể. Vấn đề là dùng nó như thế nào cho hợp lý.

·       33-Nhắc lại câu: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bình.

·       34-Thương người như thể thương mình, vì người ta cũng như mình.

·                        Ăn no phải nhớ người nghèo

                     Cạnh bên khốn khổ mình chèo đi đâu?

·       35-Muôn năm muôn nhịp sóng đời

     Nơi nào bình lặng tâm Trời không xa

          Nhà nhà vui kết đăng hoa

          An vui như thể giao hòa thần-nhân

·       36-Đời Đạo song tu cùng phấn đấu

     Trần Thiên hợp lại ở trong mình

          Khi nào gian khó thì lắng lại

          Ngẩng nhìn cho thấu tới Cao Minh

·       37- Ta chẳng khoe gì ngoài phép Cha

      Độ cho nhân thế đến muôn nhà

      Cao sang, bần hàn, thanh quí, trọc

      Bần trọc đều kết nở những mùa hoa

·       38-Nhân loại không thể bỏ rượu. Rượu làm thăng hoa cuộc sống, nhưng nhân loại phải bỏ tật nghiện rượu, vì rượu có thể làm hạ thấp và tận diệt cuộc sống.

·       39-Tình dục, chớ khinh nó. Không có nó sao có sự sinh. Nhưng chớ lạm

dụng nó, vì nó có thể dẫn đến sự diệt.

·       40-Trong mọi cung của cửu cung, đều có thiện ác, lành dữ, sinh diệt, hay dở; phải biết cách làm cho cái tốt tốt hơn, cái xấu bớt đi. Cho nên lý Trời ở chỗ là phải nương theo qui luật để hành Đạo, để sống, chỉ nghiêng lệch về cái xấu là hủy hoại cái tốt ngay lập tức.

·       41-Thiên Đạo Giáo Huấn Luật- Lễ -Nhân -Trí -Tín-đó là 5 đức lớn của con người, xã hội…

-Luật: Niêm luật xã hội, đời sống, gia đình; luật pháp, luật Trời, luật Đạo.

-Lễ: Lễ nghĩa, lễ kính với Thiên, Địa, Nhân.

-Nhân: Cái nghĩa con người với Trời, Đất, với nhau, là cái tâm-tim, nhân ái, từ bi.

-Trí: Trí tuệ và trí huệ. Trí huệ có từ lương tâm và sự hoằng đạo, hoằng hóa làm người.

-Tín: Tín nghĩa, tín ngưỡng, uy tín, niềm tin; sự hướng đạo, mộ đạo và kiên trì phấn đấu ở đời.

Luật ( Đạo) ở trung tâm, ngôi giữa, bốn đức còn lại ở bốn xung quanh, cân đối, cân bằng.

·       42-Khi nào có người muốn phân chia Pháp môn, hủy bỏ cách thờ, xét lại Chính Pháp, là kẻ đó muốn đưa nhân loại trở lại các thời hỗn loạn tâm linh, tàn ác chiến tranh và tham lậu bóc lột của lịch sử nhân loại đã qua. Đó là tội ác, chớ quên Ta!

Trong lịch sử, giữ  Chính Pháp, nương theo thời thế mà xây dựng xã hội, chứ không bo bo một cách cứng nhắc, cộng sản tất cả là không được. Nhưng công bình phải được thực hiện; sự bất công, tham ác, bóc lột phải bị loại bỏ không thương tiếc.

·       43-Thần dân Thiên Đạo là toàn thể nhân loại.

·       44-Các con của Thượng Đế là dân Đạo Trời, là thần dân Thánh Đức, thần dân Thiên Đạo. Thần là thần tiên tại thế, mỗi người hãy là một thiên thần tại thế.

·       45-Ai thực sự yêu thương nhân dân, sẽ kính trọng Thiên Đạo. Vì chúng ta giải phóng nhân loại khỏi vô minh, đau khổ, tàn ác, bất công và cuối cùng là trở về quê hương Thượng giới.

·       46-Thi đua là động lực tiến bộ.

·       47-Mọi việc cốt an vui, no ấm, không thừa, không thiếu, không yếu, không khổ.

·       48-Dùng người, cốt ở cái tâm, rồi mới đến cái trí; hay là trọng đức rồi đến trọng tài. Được cả hai là cực quí, được một thứ cũng là quí lắm, không được cái nào thì phải dạy họ.

·       49-Niệm Thiên Pháp giáng thế vào người mình là điểm đạo cho mình.

·       50-Khởi tâm thiện là khởi thức Tiểu Thượng Đế trong mình.

·       51-Hành Đạo là hành thiện, bị cái ác, xấu chống lại có gì mà lạ; nhưng không sợ bằng hành Đạo sai lạc, thì hỏng Pháp mà cũng hỏng cả mình.

·       52-Cong, vẹo không xấu, phải xét đến cái lòng ruột có xấu không.

·       53-Đọc được tư tưởng, chưa đọc được sự thật, nhìn được hành vi, chưa nhìn được bản chất. Tất cả phải kiểm nghiệm thông qua thực tế và kết quả cuối cùng.

·       54-Thói hồ đồ, dị mọ là thói làm Ta ghét nhất.

·       55-Phân gio không bẩn bằng tâm hồn bẩn, vì tâm hồn bẩn làm thối nát thế giới.

·       56-Vô chấp là an nhiên, tự tại của bậc thượng tu.

·       57-Bỏ cái ta thì mới hòa vào cái chung. Khi bỏ bản ngã, hòa vào đại ngã, là đắc đạo. Trong Đại ngã, ta là Đại ngã.

·       58-Đấu tranh cải tạo cái xấu cái ác chưa được, bị nó o ép, đè bẹp, thì nên tạm thời lùi lại, tránh nó, tránh bị tổn hại.

·       59-Không có gì xấu hết, không có gì đẹp hết, chỉ có Cha-Mẹ là hoàn toàn. Vì âm dương tổng hòa bằng không-vô thủy-vô chung-hằng hữu-hằng biến.

·       60-Khi chúng ta là linh hồn, chúng ta nặng phần dương. Khi chúng ta là xác thể, chúng ta nặng phần âm. Vậy tu luyện đến độ xuất hồn thăng hóa lên cao, xác tâm nhẹ nhõm, thì chúng ta thông với Vũ trụ, giao hòa với tự nhiên, cân bằng Thiên-Địa-Nhân, là Một-hợp nhất.

·       61-Phân hóa giai cấp bắt đầu từ phân chia thực dụng quyền lợi và mất công bình; đấu tranh giai cấp bắt đầu từ đấu tranh quyền lợi, quyền sống. Chúng ta phải giải quyết triệt để công bằng, công bình.

·       62-Kẻ ích kỷ có tài sẽ nói thế này: Tại sao tôi đóng góp nhiều hơn, có tài hơn lại hưởng ít hơn người khác! Kẻ đó chưa thấu Đạo.

·       63-Niềm tin, tín phục và trung thành, biến thành ước vọng cống hiến, hy sinh chân thành.

·       61-Thấy người lười, người kém, ta lười theo, ấy là bỏ đường tu rồi.

·       62-Làm thiện cốt lấy danh lợi riêng, chẳng phải là thiện.

·       63-Đừng nghĩ rằng làm gì mà Trời không biết.

·       64-An dân bằng đức, cứu dân bằng tài.

·       65-Chống mạt Pháp:

                           Kiêu căng làm hại Pháp thầy

                           Vênh vang tự đắc cao tay làm càn

                           Tranh nhau, ghanh ghét đen vàng

                           Ghét lời nói thẳng thì càng vẹo nhau

                           Bạo tàn từ ghét người đau

                           Xọc xiên khinh kẻ kém màu lợi danh

                           Thi ngôi đua bóng bon tranh

                           Trích câu tầm cú thi hành đấu nhau

                           Tham quyền, chức vị, tham giàu

                           Ăn nhiều, làm ít, dấu nhau làm bừa

                           Quan thi ăn đút của chùa

                           Dân ngu háo lợi tranh đua biếu tình

                           Luật pháp rơi vào hôi tanh

                           Luyện tu bí thuật cốt hành nhân gian

                           Khoe tài trổ mã đàng hoàng

                           Nước lớn, nước bé dàn hàng phá ra

                           Chỉ lo tính kế nồi da

                           Béo đầu nặng đít cả tòa tâm linh

                           Giáo sư dạy nát chữ bình

                           Học sinh lười nhác khôn ranh hơn thầy

                          Chọc cười ngạo mạn khinh ngay

                          Ghét lời thẳng thật, người gầy thương dân

                          Bo bo thu vén thân nhân

                          Mặc cho thế cuộc xoay vần đến đâu

                          Xưng danh đỏ đít đen đầu

                          Vênh vang cốt chỉ xanh râu tóc mình

                          Không thương, không tiếc, không hành

                          Đạo suy bởi lũ gian manh chống Trời

                                                *  *  *

                           Khi nào biểu hiện thế rồi

                           Thánh nhân giáng dạy, người người thiện tin

                           Đắc tin cố gắng trui rèn

                           Tách mình khỏi chốn bon chen đầy bùn

                           Tìm cho đồng đạo xanh vườn

                            Cứu nguy cho Pháp, lại ươm giống lành

                            Cứ đen lại hóa thêm xanh

                            Nhặt cho sâu bọ hết hành thế gian

                            Muôn năm không sợ Đạo tan

                            Muôn nhà hướng thiện, thì tàn không lo

                            Trên Trời Cha, Mẹ độ cho

                            Linh nhân Ta hóa hoằng đo đời đời

                            Cứ nguy thì báo lên Trời

                             Các Thánh giáng lại cấp thời được ngay

                             Kẻ ác Ta đọa hết say

                            Thiện lương Ta độ đến ngày vui hơn

                             Đạo Ta xanh lá xanh mầm

                             Bởi vì qui luật đồng xanh vào rồi

                             Không sợ cái ác lên ngôi

                             Vạn pháp qui lại ngôi Trời vạn an



·       66-Xã hội Cộng sản Thiên Đạo không phải là huyễn tưởng, mà là hiện thực tất yếu của tương lai nhân loại.

·       67-Nếu phải chọn giàu sang, nhưng đầy rẫy bất công đau khổ, đạo Trời bị chúng mạt, thì chọn nghèo mà bình an, kém mà đàng hoàng, khổ mà an vui là hơn.

·       68-Trọng cả vật chất và tinh thần. Chớ khinh vật chất, chớ báng bổ tinh thần, thiếu cả hai thì không có Thiên đường Tại thế.

·       69-Cố gắng hạn chế ăn thịt và sát sinh bao nhiêu, thì chúng ta càng nhanh tu đắc bấy nhiêu, nhưng phải đảm bảo được sức khỏe. Không nên gắng ăn chay khi tâm thể yếu, gầy quá

·       70-Xin nhớ cho: Đạo Trời muôn năm có sẵn, Thầy chẳng qua là người chỉ đường dẫn lối mà thôi, chứ Thầy không tạo ra đạo Trời được, mà tuân theo định luật vũ trụ để dẫn Đạo. Cho nên gọi các bậc thầy là Đạo sư-Người dẫn đường.

·       71-Người thông minh biết phân biệt quả trứng với con gà, nước với hơi nước khác nhau thế nào.

·       72-Khi đi, gặp chướng ngại vật thì phải giảm tốc độ.

·       73-Trí huệ giúp các vị thấu lòng Ta, khi các vị tu luyện đến độ hiểu được và đồng cảm với thầy thì là giác ngộ.

·       74-Làm cán bộ mà xuề xòa, dễ dãi quá, cấp dưới không trọng, kém uy. Nhưng cấp dưới mà thấy cấp trên hiền lương, gần gụi, giản dị, tin cậy thì nên mừng và tôn trọng, vì đó là gặp người hiền.

·       75-Hỷ xả không phải là vô nguyên tắc; hỷ xả với kẻ đã qui thiện, tha thứ kẻ ngu dốt, vô minh, nhưng không thể tha thứ cho những kẻ cố tình tàn ác, không thể qui thiện.

·       76-Thời mạt thế, không thể hành Đạo theo Chính Pháp ngay được, không được cứng nhắc, nên tùy thời, mềm dẻo để truyền Pháp; kể cả sau chuyển thế. Vì Pháp của chúng ta dành cho tương lai mới, hàng vạn năm, không vội.

·       77-Đức là gốc, luật pháp là cành. Trị nước bằng đức mới vững, nhưng phải dùng đức một, dùng luật pháp mười.

·       78-Kẻ ác hại ta như cầm bùn ném ta, tay chúng sẽ bị bẩn.

·       102-Sự thể nghiệm hành thiện giống như ta uống nước mát, làm trong lại tâm hồn và lắng lại bụi bẩn thế gian.

·       79-Tự giác lập bồi công đức, không cần thầy biết, mới xứng là đồ đệ của Ta.

·       80-Thời lập Pháp, những đứa con của Cha cho xuống trần gian, phải biết hy sinh, gương mẫu hơn mọi người của thời đại sau.

·       81-Có lúc Ta siêu thoát hoàn toàn, tịnh không tất cả, có lúc nổi lòng si mê, có lúc lại giận kẻ ác, đau lòng thương người quặn xót; nhưng rồi không quá hai ngày, Ta lại hỉ xả, hỉ xả, tươi vui, tươi vui…

·       82-Cha Ta cũng đang đau khổ vì loài người.

·       83-Đức hiếu sinh là đức Trời- Cha chúng ta.

·       84-Làm một việc thiện, lòng ta sáng hơn.

·       85-Phấn đấu làm hiền nhân. Hiền nhân mới đúng Đạo.

·       86-Trích lại lời Cha dạy đạo Cao Đài: “ Các con hiền mà các con dữ, các con yếu mà các con mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế, các con nhịn nhục mà là hành phạt, cử chỉ các con khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế tình thì là gần ngôi Tiên Phật đó”.

·       87-Chay tịnh cần thiết, không sắc dục quá độ, ăn không no quá, ngủ không nhiều quá, làm không cố quá, không vui quá, không buồn quá, không lo quá, không tham lam danh lợi tư vị tầm thường, không bệnh tật, là thần tiên.

·       88-Văn chương phải đi với thiện nhân, nếu không thành văn chương rắn rết, dù hay đến mấy.

·       89-Làm sao không đeo kính đen, không đeo kính trắng, không đeo kính hồng trong cuộc sống, mà phải nhìn bằng huệ nhãn và trái tim của linh hồn.

·       90-Thói xa hoa sẽ làm lụn bại bất cứ xã hội nào.

·       91-Giàu đẹp no ấm, phúc thọ khang ninh, ai sinh xuống làm người cũng cầu thế cả. Nhưng vấn đề là đồng đều, cùng hưởng như thế.

·       92-Thói tiêu dùng nhiều, sẽ làm loài người và trái đất quá sức chịu đựng, để dẫn đến tận thế.

·       93-Cần-Kiệm-Liêm-Chính-chí công vô tư là lời đức Ngọc Phật nói.

·       118-Đất Việt vốn là cái nôi, cái rốn văn minh của nhân loại, nay sẽ thành trái tim của thế giới mới.

·       94-Đối với Trời-kính như sự sống; đối với đất, kính như bố mẹ trần, đối với người, kính như xác thể.

·       95-Đức Khổng Tử nói: “Người quân tử hòa với người, không hùa với người”. Ta nói là: “Người quân tử hòa với vũ trụ, không hùa với bản ngã”.

·       96-Hồn nhiên như thể thánh thần

           Càng là giản dị, càng gần thần tiên

·       97-Xưa, thời phong kiến, vua của dòng họ, nước của vua. Thời Thánh Đức, vua của Trời, luân qua các nước đại diện mà quản trị nhân loại. Nước của dân, của Đạo Trời.

·       98-Khi Chính Pháp bị lung lay, Ta và các Thánh khai Đạo sẽ hiển giáng dạy. Kẻ không tuân lệnh, sẽ bị tróc nã tiêu hủy, đày đọa linh hồn.

·       99-Tội ác vu vạ hàm oan, phải được coi là tội nặng nhất, vì nó gây ra nỗi đau âm ỉ còn hơn cả đau thể xác, hơn cả nỗi đau xương máu.

·       100-Loại trừ văn hóa tiểu nông, là ta bắt những con rận ra khỏi chiếc áo đẹp Thánh Đức.

·       101-Kẻ tinh ranh khôn vặt không đạt Đạo.

·       102-Bệnh tật là do kiếp, nghiệp trước và nay, phải trực ghánh; phải biết nguyên cớ, nhân quả, hóa giải cả tâm linh và tâm thể, tu luyện mới xóa được.

·       103-Phát nguyện ăn chay là thương chúng sinh và độ mình cho nghiêm.

·       104-Khi tin Cha, thầy, thì không bao giờ cô đơn, dù một mình đi giữa sa mạc.

·       105-Đừng sợ người khác không hiểu mình, mà sợ mình nói mà người khác không hiểu.

·       106-Có bao nhiêu cung bậc tiến hóa, thì có bấy nhiêu cách thể hiện tình yêu thương và khát vọng sống.

·       107-Tiền, vàng sẽ không còn là hàng hóa. Xuất khẩu nhân phẩm và văn hóa là con đường của tự do “thị trường” Đại Đồng.

·       108-Tất cả các bộ phận nhân loại liên hiệp lại Thánh Đức.

·       109-Vạn pháp qui tôn, vạn phép qui thiện, dù muộn hay khó khăn.

·       110-Có thể Ta không đủ sức lãnh đạo thế giới, nhưng nhân dân đủ sức hợp lại toàn thế giới Thiên Đạo.

·       111- Hàng ngày quỉ ác hành Ta

               Âm quang chiếu đến đánh Ta mệt người

             Nhân tà căm ghét đã đời   

               Mọt nhân thù hận suy thời. Lo chi…

·       112-Mình đau như thế nào thì người khác đau như thế; con người đau thế nào thì con vật đau như thế.

·       113-Những tư tưởng gặp nhau ở một điểm: Đại Đồng; trở về một nơi: Thiên Đường; vì một tình yêu: Nhân loại.

·       114-Đọc kinh sách xong, gấp lại và bước hẳn ra cuộc sống.

·       115-Học sách của thầy là học lấy cái tinh thần, tinh túy, chứ không phải học câu chữ, rồi tìm cách gán ghép nó vào cuộc sống. Sách không phải là Ta, tượng không phải là Ta.

·       116-Một bài văn không trích kinh điển, ấy là một bài văn tốt.

·       143-Sách là kim chỉ nam, la bàn, nhớ trong đầu mà làm, chứ chớ viết ra mà không làm, cốt khoe sự học.

·       117-Học tinh thông là học Trời đất, học tinh luyện là học sự vật.

·       118-Học vấn tinh thông là đọc được lý Trời, lòng Thầy, cảm hóa vào hành động mà hành Đạo xây đời.

·       119-Bằng cấp chỉ là cái vé vào cửa, chớ coi bằng cấp là cái thang leo, có ngày ngã lộn.

·       120-Huyền Pháp là phương tiện đắc Đạo, Chính Pháp là con đường hành Đạo, để giải phóng, giải thoát nhân loại. Đạo Pháp là đích cuối, là sự mở đầu. Còn Lý học là chứng minh và cũng là minh chứng của Đạo Trời. Áp dụng cả Tam Lý Pháp vào cuộc sống, mọi lúc, mọi nơi, tùy người, tùy việc.

·       121-Thiên Đạo là Vương Đạo, nên Chính Pháp là Vương Pháp; Thượng Đế là Thiên Vương, Giáo chủ là Minh Vương. Thời mới, chỉ mình Ta là Thiên Tôn, các vị là Tử Tôn, Thế Tôn.

·       122-Trên Kim Tự Tháp, từ Mậu Tý mạt thời, Ta đã hành Vương Đạo, ngôi ghế Minh Vương. Sau Ta mãn, các học trò “thập thất nhị hiền đệ tử-72 vị” về hầu ở hai bên Kim Tự Tháp, phía dưới là các linh căn khác. Bất cứ lúc nào Ta cũng sai các vị xuống hành hóa nhân gian, độ thiện, diệt ác trong muôn năm tới.

·       123-Thiên Đạo thuộc về nhân dân, nhân quần, thực hiện thần quyền lãnh đạo pháp quyền, thông qua những đại diện ưu tú nhất của nhân dân lập nên Giáo hội. Giáo Hội là tổ chức đại diện thực hiện quyền lực của Trời tại thế và của nhân dân Thánh Đức. Giáo Hội của nhân dân chứ không phải của bất cứ tầng lớp cán bộ, đạo sư hay đạo sỹ nào. Do đó, cán bộ chỉ làm việc một thời gian, rồi trở về làm dân thường, dân bầu thì làm, dân phế thì thôi ( qui định trong Luật Kinh).

·       124-Không một quốc gia nào có thể lãnh đạo quốc gia khác. Cấm chủ nghĩa bành trướng. Cấm vin vào bất cứ lý do nào mà thực hiện bá quyền xâm lược một dân tộc khác, trừ phi dân tộc đó chống lại Thánh Đức điên cuồng, chống đánh trước.

·       125-Quyền lực thuộc về Giáo Hội tuyệt đối-ấy là quyền lực nhân dân. Các vị muốn nhân loại hạnh phúc an lạc, phải nghe lời Ta.

·       126-Thiên Đạo là thay Trời hành đạo. Thiên Tử (giáo hoàng) là thay Trời phụng sự và giáo hóa nhân dân, muốn giáo hóa được, thì trước tiên phải phụng sự cho tốt, cho nghiêm.

·       127-Cán bộ là người phụng sự vô điều kiện quyền lợi của nhân dân; nhân dân chỉ huy cán bộ, cán bộ tuân theo luật pháp mà chỉ đạo công việc chung, thông qua nhân tố trong quần chúng.

·       128-Chưa thống nhất được thế giới thì chớ nóng vội, trước sau cũng thống nhất. Nhân loại tiến bộ sẽ học những bài học cần thiết để tìm ra con đường chân chính và đúng đắn nhất. Ai đúng, ai sai, ai tiến bộ, ai lạc hậu, rồi sau sẽ rõ.

·       129-Chúng ta nên nhớ, thời mạt này, có ¾ nhân loại vô minh, dù có thờ Thượng Đế.

·       130-Chúng ta đi tiên phong, thì bao giờ cũng bị cái xấu, cũ chống lại; cho nên người đi đầu chắc chắn bị đau đớn, nhưng là cần thiết để cho muôn đời sau hạnh phúc. Nhưng Trời đã mất công nuôi Ta đến nay, không dễ để cho lũ mạt hại dễ dàng, như các thánh chúa khác.

·       131-Nhân dân Việt Nam đã dùng xương máu để tiêu diệt lũ quỉ ma, dạy cho chúng những bài học “táng đởm kinh hồn”. Ngày nay chúng ta lập lại trật tự thế giới mới trong ý chí mới của nhân loại, mà quê hương là Việt Nam Thánh địa. Công lao của các thần thánh, Đức Ngọc phật, các anh hùng liệt sỹ nước Việt vô cùng to lớn, muôn đời sau phải ghi nhớ.

·       132-Sau này khi Chính Pháp lung lay, có người qui Đại Đồng thì đó là sứ giả của Ta.

·       133-Ta không dạy lý luận về chiến tranh. Nhưng nếu có chiến tranh chống Thánh Đức, thì các ngươi cứ nhắm vào linh hồn và trái tim giặc thù thì sẽ thắng, vì Ta nắm linh hồn chúng.

·       134-Phụ nữ là hoa của đời, là kỳ tác của Tạo hóa. Tôn trọng phụ nữ là tôn trọng sự sống.

·       135-Tại sao phải tôn trọng người già? Vì chúng ta cũng sẽ già.

·       136-Tại sao phải quí trọng trẻ em? Vì chúng là mầm sống của nhân loại, là linh căn tái thế.

·       137-Lời nói thật thà chân thành thật ngọt ngào.

·       138-Thói đâm thọc, xóc móc, khích bác, cạnh khóe, bóng gió, xúc xiểm gắn liền với tâm nhỏ mọn và trí xảo, thậm chí hiểm độc, đểu cáng, bất nhân.

·       139-Thấy cái gì, thì phải nói là cái đó, tránh xiên lươn sang cái khác.

·       140-Thói dị mọ là gì, dù dị mọ ở mọi loại trình độ? Đó là: Hồ đồ, xảo xọc, đâm thọc, tiểu khí, vụn vặt, đố kỵ tiểu tiết và theo đuôi người khác một cách ngu xuẩn, sống theo dư luận.

·       141-Tại sao Ta lại phải nói lời cảnh cáo trừng phạt kẻ ác? Hãy nhìn sự đau thương hỗn loạn của nhân loại và các tôn giáo. Trong mấy nghìn năm, mà các tôn giáo chính thống đã lệch lạc, biến thành tà đạo thảm hại.

·       142-Hiền nhân phải biết dùng kẻ ác để cải ác, như dùng phân gio để tưới cho cây xanh tốt.

·       143-Trong đất ác, có mầm thiện, gieo được mầm thiện lên, thì mầm đó rất tốt, vì cực ác sinh thiện.

·       144-Hỷ xả nhẹ nhõm cả người.

           Tâm lành độ kẻ ác vui hóa lành

·       145-Ta không phải là thánh nhân, mà Ta là kẻ thường nhân thấy Đạo.

·       146-Đối với quỉ ma, không cần phân bua, giải thích.

·       147-Đôi khi kẻ ác không hiểu chúng nó đang làm gì, vì có tính bầy đàn, không chính kiến, dị mọ.

·       148-Làm lãnh đạo rất khó: một là hiền quan, công chính nghiêm minh, hai là con rối.

·       149-Tin báo chí: “ 60% nhân dân Nga và 80% người Nga nhận lương hưu tiếc nuối sâu sắc thời kỳ XHCN”. Điều đó rất dễ hiểu.

·       150-Gương các kẻ ác đã từng chống, hại các giáo chủ xưa và đạo Cao Đài, đều bị Thượng Đế xử diệt linh hồn, hoặc ném vào hỏa ngục cho nghiến răng muôn đời. Cũng có một sự thật là: những kẻ chống báng Thiên Đạo sẽ bị xử, diệt, đọa…nếu như chúng không biết hồi đầu, hóa thiện.

·       151-Nơi nào có kẻ ác chống Ta, Ta đã lệnh cho thiên thần không giáng ứng khi chúng khấn khứa, không cho thổ thần ngự ở đó phù trì cho chúng.

·       152-Với kẻ chống Thiên Đạo, chúng ta quyết không hiền.

·       153-Ta đã nhìn thấy địa ngục, hỏa ngục, đến đó xem: y như các tài liệu đã được mô tả: Bọn tà quỉ linh hồn bị đánh đập, tra khảo, đốt cháy khủng khiếp; lửa đỏ đục thiêu cháy ác quỉ.

·       154-Vịnh Mùa Xuân:

              Cửu Long chầu ngự bên thềm

              Xuân về bàn thạch êm đềm nắng mai

              Đào hoa hé nụ muôn đài

              Tuyết mây như khói, rộng dài Đạo xanh

·       155- 39 tuổi già như 49

              Một lần điên, mấy bận nghi oan

              Lũ ma giáng thế vu gian

             Xác thân bầm dập mở mang nước Trời

·       156-Những bậc Chính giác: Đức Phật Thích Ca, Đức chúa Jê- su, đại Thánh Mô-ha-mét, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức Ngô Minh Chiêu…mãi mãi là những bậc thầy lớn của Nhân loại và bản tôn Ta.

·       157-Tất cả sẽ qua đi, chỉ còn tình yêu Thượng Đế là vĩnh cửu!

·       158-Quỉ Vương, Ta đánh siêu rồi

             Chỉ còn quỉ nhỏ bồi hồi căm Ta

             Nhắn cho lũ quỉ, nhân ma

             Khôn hồn qui thiện mới là khôn ranh

·       159-Mọi mâu thuẫn đều hóa giải được, nếu như có lý tưởng chung. Mâu thuẫn làm chia rẽ. Chia rẽ vì nguyên nhân gì? Chỉ vì danh lợi ích kỷ mà quên lý Đạo đồng tâm. Kẻ nào sau vì danh lợi cục bộ, bản vị, huyễn ngã, tư vị, tiểu khí…mà gây chia rẽ Pháp của Ta, chớ trách Ta ác.

·       160-Loại trừ kẻ gây chia rẽ khỏi Đạo và tước bỏ không thương tiếc quyền lực của chúng đang có, để giữ ổn định. Mọi việc quan trọng đều phải xin ý kiến của Cha và Ta.

·       161-Tuyệt đối thống nhất về Nghi lễ, phép lệnh, nếu có khác, là khác về tiểu tiết nhỏ. Nhưng chú ý, lỗ thủng nhỏ có thể làm đắm thuyền to. Vậy khi xuất hiện mâu thuẫn, phải hóa giải ngay, bằng mọi biện pháp.

·       162-Các tôn giáo chính thống, mới có mấy ngàn năm mà phân hóa ra vô số các dòng, pháp môn, chi nhánh, suy đồi chống báng nhau và chống báng tôn giáo khác. Bài học xương máu này sau này người lãnh đạo Thiên Đạo phải khắc cốt ghi xương, dùng mọi khả năng nhiệt tâm nhất để đoàn kết, thống nhất Đạo. Cố gắng không để phân hóa thành dòng, nhánh, chi phái. Pháp Ta chỉ có Một pháp môn, Đạo chỉ có Một; phải hợp nhất qui nguyên, phản ngã hoàn nguyên, để vào cuộc vận hành mới cao hơn trong lịch sử tiến hóa mới, cho nên phải hợp nhất. Thiên Hà đang vào gần trung tâm vũ trụ, Hệ mặt trời vào trung tâm Thiên Hà, ấy là phản bản qui nguyên, lẽ nào loài người chống được ý Thượng Đế? Xưa thì tám vạn bốn ngàn pháp, nay chỉ có Một pháp, ấy là lúc để trở về cả với Cha Mẹ chúng ta!

Bằng cách: Phổ quát đào tạo Thiên Pháp rộng rãi cho mọi người, theo một thể thức đào tạo chung, theo các cấp khác nhau, ứng dụng khoa học tâm linh, tâm thể trở thành tài sản chung mai sau. Khoa học, kỹ thuật, nghi lễ, văn hóa phải thống nhất trong đa dạng. Cấm cục bộ, bản vị, phân biệt dân tộc, quốc gia một cách cực đoan. Loại bỏ không thương tiếc chủ nghĩa sô-vanh, bành trướng, tính cục bộ địa phương và dân tộc chủ nghĩa. Cấm phân chia giai cấp. Tuyệt đối thống nhất về nghi lễ tâm linh và kinh sách, cấm lập kinh sách riêng khác trong hệ thống 9 bộ kinh, không sinh pháp môn mới, truyền quan điểm chống Thiên Đạo. Nói sai có thể sửa, nhưng cấm diễn sai, hành động sai trái. Ai chống báng, sai lạc, không giáo hóa được thì cho đi ở riêng mà thể hiện. Hãy nhặt hết sâu bọ khỏi vườn hoa đào của Ta thì muôn năm Thánh Đức kết hoa trái ngọt.    

·       163-Các tôn giáo trước, do họ không có lý luận cụ thể Chính Pháp xây đời tại thế, nên khi chúng ta có tổ chức mô hình xã hội mới, cách mạng tâm linh, họ rồi dần cũng theo Thiên Đạo. Nếu không có chuyển thế, thì họ sẽ mạt nhanh, vì mạt thời sẽ xâu xé họ. Cho nên người Thiên Đạo phải giữ mình, giữ Pháp cho nghiêm. Ai không theo được, thì ra khỏi Pháp, tránh họa về sau; ai đã có lòng, công tu luyện, tất sau này không uổng phí một kiếp tiến hóa.

·       164-Khi chưa đầy đủ vật phẩm, muốn ăn nhiều, hưởng nhiều, thì phải làm nhiều.

·       165-Để tránh đố kỵ, đối chọi, thiên vị, thì cứ bốc thăm để phân chia mọi việc khó. Bốc thăm tạo số phận vậy.

·       166-Thực ra có những thứ rất khó phân chia đồng đều và thực hiện công bình, lúc ấy phải có tình nhân ái là cán cân chính xác nhất.

·       167-Không có Thiên Đạo, thì Đại Đồng thế giới chỉ là viễn tưởng muôn đời.

·       168-Không có Thượng Đế thì không có tất cả, tất cả thành hư vô hết. Không có gốc thì có gì tồn tại được?

·       169-Người nghiêm túc phải xác định thế này mới đúng: Thiên Đạo là giai đoạn phát triển cao của tôn giáo thế giới, của xã hội loài người, một cách tất yếu, đúng qui luật tự nhiên.

·       170-Chớ có chạy chọt xin xỏ để được phong thần.

·       171-Chữa mạt pháp, mạt đời về sau:

* Khi nào chính lệnh ban ra sai, không người nghe; hoặc chính lệnh đúng, nhưng ít người thực hiện, thì Đạo pháp suy, phải chỉnh đốn từ người lãnh đạo.

* Khi nào có bọn người ngu học, mà cứ thích lấy bằng cấp để lòe bịp thiên hạ, moi điển tích ra để khoe tài, thì Giáo học suy, phải chỉnh lập tức, chỉnh từ kẻ đầu, lãnh đạo.

* Khi nào người học Thiên Pháp để cầu thần thông, để lòe bịp; Huấn học cho khoe mẽ với đời, cốt để thi thố, mà coi nhẹ tu luyện thân tâm, cứu độ, thì phải chỉnh người thầy cao nhất lúc đó.

* Khi nào Luật pháp thiên vị, tùy nghi xét xử, vua không nghiêm, tôi hèn làm bậy, oan trái chất chồng, người tốt bị vu gian, kẻ hèn được trọng dụng; lúc đó phải thay vua để an dân; người thì thay máu, tẩy khí, thay cả hồn xác mới yên.

* Khi nào nghi Lễ sàm nhạt, cốt hình thức, không thực lòng với bề trên; trọng hình thức mà coi nhẹ nội dung; trọng hình tướng mà không trọng uy nghiêm, thành thực. Văn hóa nhạt nhẽo, giả tạo; văn chương đầu lưỡi đá nhau, thói háo danh háo lợi trong kẻ sỹ nhiều…thì lúc đó phải chỉnh đốn nghi triều, lột bỏ quan văn. Mỗi lần tế Trời thì cho dân đen lên đọc sớ!

* Khi nào Nhân tình thế thái bạc đen, chỉ giỏi xóc nhau, coi khinh tình người chân thực. Người hiền bị coi khinh, tình thương con người là giả tạo; quan không thương lương dân, dùng hình phạt tán hại hiền tài, con người sống phải dè chừng nhau; tệ nạn hôi tham…tất lúc đó phải thay Giáo hoàng, thay vua mới được.

* Khi nào học lắm lý thuyết, trí cốt nhồi sọ, nhồi nhét giả tạo, nhưng học trò ngơ ngáo, láo nháo, dốt nát. Dụng khoa học, trí tuệ vào việc vớ vẩn, mất cả đường hướng; hiền tài ít, ngu trọc nhiều, dùng trí xảo thay cho trí huệ. Khoa học nghiên cứu xong để vứt xó, không dùng được, nạn sao chép học đòi học mót, thi thố trí tuệ cầu gian manh. Ấy là lúc trí nhân suy tàn, phải chỉnh giáo dục trước, chỉnh xã hội sau. Chỉnh giáo dục, khoa học là chỉnh con người.

* Khi nào nghi hoặc Tín điều, tín ngưỡng xờm nhàm, múa may kinh tự hình tướng; phán láo chỉ gian, ma quỉ nhảy vào giáo đường, nhiễu nhương lễ lạt, cúng bái kiếm ăn, giả danh thần thánh để cướp của thiên hạ; bắt dân phục dịch, ăn trên ngồi trốc, thầy lễ xa dân. Không tin Thầy, Cha, Mẹ, đòi xét lại Chính kinh; xuất hồn vào nước quỉ ma, làm trò tà pháp; ấy là lúc phải chỉnh đốn Giáo hội, xem lại việc đào tạo hiền tài, đạo sư, xét thói cơ hội và cơ hội tâm linh, kiểm lòng kính tín với Cha, từ trên xuống đến thần dân. Kẻ chống báng công khai giáo luật, phải bỏ không thương tiếc, diệt chết linh hồn để làm gương muôn đời.

* Khi sự vật sinh ra, cái mới đã vẹo vọ xấu xa, chỉnh sửa không được, mầm còi mầm cọc, sâu bọ phá pháp, phản tôn, thì quyết diệt. Mọi thứ chống Đại Đồng chân chính, tất là quỉ ma tà ác, tất không tha.

·       172-Truyền Pháp và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Pháp, là sứ mệnh thiêng liêng, là nhiệm vụ, trách nhiệm vinh quang của nhân loại mới, của chúng ta.