Menu

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

CẨM NANG HÀNH ĐẠO III

·      1-Ngày Rằm tháng Hai Canh Dần

           Khơi thông lần nữa huyệt cân nước nhà

           Phá tan hai điểm đất ta

           Nơi xưa Biền yểm dưới chân Ba Vì

           Lại thông suốt mạch vân vi

           Kéo xuôi Tây lại Đông kỳ Lạng Sơn

           Suốt từ Tây Sơn đến Đông Sơn

           Tụ khí nối lại đường linh Tây Hồ

           Vậy là xong đã cuộc vừa

            Mấy ngàn năm, nay vào mùa Thánh ca

           Giặc thù quì xuống lạy Ta

           Non xanh, nước biếc, gọi là Non Sông

·      2- Không có gì của là ta cả

            Thế giới này vô ngã, sắc không

            Vòng tay Thượng Đế trắng trong

           Gieo lành được phép Đại Đồng thế thôi

           Nhắc sau chớ có tranh đòi

           Đạo Trời phổ độ một ngôi an lành

·      3-Dân của Trời, dành dân phổ đạo

            Nhưng nhớ cho, chớ bạo hại dân

            Thấy khi lửa đạn tranh dành

            Chúng ta khởi thế sự hành tránh xa

·      4-Nơi đất cũ đình, đền, chùa, miếu

           Nơi thờ thần các loại từ lâu

             Là nơi ta đắp lập nền

             Lập Đền kính lại Cha hiền muôn năm

             Đền ơn Cha, Mẹ sinh thành

             Cho ta muôn kiếp luân hành thế gian

             Ấy là phép Đạo loan hoàn

            Thống nhất qui lại con ngoan Một nhà!

·      5-Chúng ta phải kính ơn Nhân dân vĩ đại. Ơn Dân như ơn Trời, vì Nhân dân sinh chúng ta, nuôi chúng ta và làm lên tất cả. Không có dân thì không có gì, do đó chớ phản hại dân!

·      6-Thực hiện nghiêm nếp sinh hoạt:

             1-Trước Cha thì sám hối lỗi phạm, hứa sửa chữa tự mình.

             2-Trước Đạo, Đại Giáo chủ, Thầy, học trò, chúng sinh, thì nói lên hạn chế, thiếu xót, cách khắc phục, thời gian khắc phục. Ai ai cũng phải như thế.

·      7-Ta nhắc lại lần nữa: Muốn Thiên Đạo tồn tại muôn năm, thì chớ phân rẽ Giáo hội. Muốn không phân rẽ Giáo hội, thì cứ tuân theo hai Luật gốc Đạo-Đức mà làm. Chớ có bàn việc thay đổi Luật của Ta, mà chỉ bàn cách và tìm cách làm như thế nào, để thực hành Chính Luật đó. Đó mới là hành Đạo, còn ngược lại là phá Đạo.

·      8-Càng bị bầm dập, thất bại, càng biết vươn lên.

·       9-Không đau khổ vì chúng sinh, chúng ta không thành thần thánh.

·      10-Hạnh phúc do ta tự kiếm ngay trong bản thân mình, chứ kiếm đâu xa?

·      11-Liên hoan văn nghệ, phải có mọi người tham gia. Muốn vậy, ta phải là một đạo diễn tốt.

·      12-Chấp một bước với cái ác, cái ác sẽ tiến một bước, đến ranh giới ác hơn. Vậy ta không chấp, cái ác sẽ tự lui.

·      13-Trong ngọn lửa đỏ rực, bao giờ cũng có không khí trong lành.

·      14-Bình yên là an lạc.

·      15-Tịnh không là về Trung Phương.

·      16-Chính Pháp của chúng ta là gốc, các pháp tu lánh đời chỉ là ngọn.

·      17-Pháp là tất cả, chứ thầy không phải là tất cả.

·      18-Noi theo Pháp mà học, noi theo các thầy mà tu luyện.

·      19-Chính Pháp có thể thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp, nhưng bất diệt cùng nhân loại bất diệt. Đạo Pháp bất diệt, Huyền Pháp bất diệt. Thiên Đạo bất diệt.

·      20-Tu chưa chứng ngộ tâm linh, là tu chưa tới.

·      21-Giải thoát tại thế là viên mãn Đại Đồng.

·      22-Quỉ ma cũng là người, chớ bỏ quỉ ma.

·      23-Bỏ ngã chấp, tức là làm cho mình chấp ngã ( chấp với mình-không chấp với người).

·      24-Ngồi nhìn đời chợ xem sao

                Thấy xem đổi cuộc ba đào nơi nơi.

                Lòng thanh xây huệ hoa đời

                Tâm thanh tĩnh lặng mà vui nỗi lòng.

·      25-Tam lý Pháp thống nhất trong muôn vật, mọi sự,  trong con người chúng ta.

·      26-Nay thầy hóa hiện muôn hình

               Giáo chủ xuống dạy Pháp huyền thế nay

               Độ cho nhân thế an ngay

               Huyền cao phép đẳng đến ngày Thiên Lương.

·      27-Đạo Cao Đài Cha truyền Đạo Pháp

               Không xác phàm giác độ chúng sinh

               Ngặt vì thân hóa anh minh

               Nên chưa truyền bí pháp thành mọi nơi

               Nay Ta được ghế của Trời

               Hóa hành Huyền pháp dạy bơi về nhà…

·      28- Trước chuyển thế:

                Mỗi nơi vài hạt gieo chơi

                Mùa sau còn đợi đến thời Hoa Long

                Rồng còn ẩn nhẫn thong dong

                Chờ ngày xuất lộ vào hồng mùa thu

·      29-Thần dân Thiên Đạo thực hiện nghiêm: 

          -9 Điều Không.

          -9 Điều Cấm đặc biệt về tâm linh.

          -4 điều Thánh Đức: Đại Đồng-Đại Thiện-Đại Mỹ-Đại Linh.

          -4 Điều Hành Thiện: Bác ái-Công bình-Phổ độ-Tâm công.

          -4 Điều Hằng Sống: Làm đủ ăn. Ăn đủ sống. Sống công bình. Bình thiên hạ.

          -Tứ Đại Định Đức: Là Cẩm nang giác ngộ.

          -Tứ Đức Tu trì:  -Nam: Lễ, Nhân, Trí, Tín.

                                      -Nữ: Trinh, Thiện, Hiền, Tâm.

-Tứ Đức hành Đạo, yên đời

Thân tâm sáng tỏ, muôn người lạc an.

Xem trong số Đạo rõ ràng

Nay Ta dạy chúng sinh vàng bài ca:

Lễ là nghĩa lễ cao sang

Kính Trời, yêu Mẫu, thân tàng chính ta

Kính thời bố mẹ trần gia

Kính thầy, trọng bạn, trong nhà an vui

Không tham không đoạt của ôi

Coi người như thể mình thời mới an.

Nhân thành chính trực rõ ràng

Yêu đời, nhân thế, mọi đàng chúng sinh

Không sát hại thể tâm lành

Tha nhân, độ thế, mà hành chữ Nhân

Bỏ đi sân hận, lợi danh

Vì Thiện, thương kẻ tranh dành với ta

Thương người lẫn cả cỏ hoa

Chúng sinh an lạc vậy là mới vui

Trí bền như Đạo Trời ngôi

Tìm trong trí tuệ luật Trời tại sao

Thân hành Đạo Pháp mới cao

Thông thiên thông địa, thông vào thần minh

Với đời thân trí xác hành

Nghĩ suy đúng luật xây thành bài ca.

Dùng trí xây đời Một nhà

Đúng là nghĩa ấy thì ra Thiên Đường.

Tín thành giữ chặt tình thương

Chớ vì cũ mới mà phường hại nhau

Lộc tài, gạo muối chia rau

Công bình ấy phép làm đầu đời an

Giữ mình chồng vợ thật ngoan

Chữ trung, chữ hiếu mình càng vui hơn

Nghĩ về một nẻo Đạo ơn

Vua Cha, Mẫu Mẹ đang cười đợi ta.

Trinh là chính thẳng thiết tha

Thân tâm sạch sáng, ruột rà xanh trong

Chính bền nề nếp thong dong

Cây lành hóa quả thân thành tốt tươi

Thiện đức lương thiện ở đời

Tôn vì cái đẹp lòng người, chính ta

Văn chương, lễ nghĩa trong nhà

Nuôi con, chỉ dạy gần xa nên người

Đạo nhà ngôi thực chính rồi

Không dùng hình phạt con thời mới an

Lời nhân độ cả giang san

Với chồng êm thấm mới càng giỏi hay

Hiền thục nhi nữ đạo hay

Không dùng lời lẽ to dày chống nhau

Thiết tha cùng dạy tu ngay

Không buồn, bi lụy đợi ngày về Thiên

Như là cô giáo độ hiền

Dạy con, dạy cả chính nền đạo gia

Ở ngoài quân lệnh như nhà

Tôn chồng, tôn cả ba tòa Lương linh

Đổi thay phải được phép chồng

Đi đâu cũng phải thong dong mới là

Tâm là tâm thiệt, thật thà

Thương người, đồng một bài ca như mình

Là nữ càng cần chữ Tâm

Nếu không mất cả lương nhân rõ ràng

Tu luyện soi cả tâm can

Lòng trong, khí sảng, lợi chồng, lợi con

·      30- Khi chỉnh trị kẻ tà người xấu

                Là phép Trời độ xấu thành xanh

               Chớ rằng diệt tuyệt màu nhanh

               Để cho mọi kẻ kết dành mùa vui

·      31- Phép soi chiếu đúng người đúng việc

                Bóng tượng hình đó phải thật trong

                Chớ biến tượng bóng tượng hình

                Nghi gian phải đặt chữ tình lên trên

                Đọc cho kiểm nghiệm nhãn tiền

               Kết lại cho đúng, điều nghiên mới là…

·      32-An lạc là gì? Là bình an, an vui, tự do, bằng lòng trong sự công bình cùng lợi lạc chân chính của cá nhân trong an lạc xã hội. Muốn có an lạc, tất yếu toàn dân phải có công bình. An lạc thiểu số người, không phải là an lạc trong Chính Pháp của chúng ta. An lạc trong tu luyện là đạt trạng thái siêu ngã hòa nhập vũ trụ. An lạc trong đời sống, là sự bình ổn và bằng lòng với chỉ số hạnh phúc chung.

·      33-Tu luyện đến độ thông Thiên Địa, hợp nhất tiểu ngã với đại ngã, loại bỏ tính cá thể, chỉ có cái chung, không có cái riêng, chứ không phải là đánh mất bản ngã, là hợp luật, đắc Pháp. Nếu về mặt xã hội hướng thành Đại Đồng, vì tha nhân chúng sinh, tất đắc đạo.

·      34-Ta là của chung. Ta dựa vào Thiên Địa.

·      35-Con người là sản phẩm tuyệt diệu của Tạo hóa, là kỳ công tuyệt tác của Thượng đế, là Ngọc của đất, là Ngọc của Trời, tại sao phải ghét nhau, tranh dành nhau, hỡi những người anh em thương quí?

·      36-Thiên Đạo không có kẻ thù, chỉ có kẻ thù nghịch với Thiên Đạo.

·      37-Đạo là không khí chúng ta thở, là cơm chúng ta ăn, là cả hành vi tính dục, là mầm cây chồi lá, là hoa quả, chúng sinh, là trí tuệ Cao Minh, là Thượng Linh vĩ đại…

·      38-Bản chất tạo hành động, hành động tạo nghiệp quả, nghiệp quả tạo số phận kiếp, hồn; cứ như thế, đến bao giờ bản chất Thượng thanh thì dứt nghiệp quả.

·      39-Nhìn mục đích lý tưởng thấy chính, tà; nhìn hành động biết thiện, ác.

·      40-Giáo lý Chính kinh chỉ là mớ giấy lộn, nếu không hành động theo đó. Tu là biết bỏ sách, mới là tu ngoan.

·      41-TPTT: Thần phật tiên thánh.

·      42-Số phận cuối cùng của các linh căn là về hẳn Thiên Đường theo đúng Đạo Pháp. Pháp Ta độ hết linh căn về bằng Chính Pháp và Huyền Pháp.

·      43-9 điều của bậc Chuyển Luân Minh Vương phải có trong thời đại sắp tới là:

1-Tạo ra con đường hợp nhất nhân loại khả thi. Muốn vậy phải có: Hệ thuyết triết học Khoa học Xã hội và Nhân văn cao cấp để hợp nhất xã hội nhân loại. Có tài để thực hiện điều đó. Đây gọi là Chính Pháp.

2-Chỉnh đốn các tôn giáo về đúng Đạo Pháp chân chính, thực hiện hợp nhất qui tôn đúng Luật Trời mới. Muốn thế phải có Đạo Pháp đúng đắn, có thể qui tôn hợp nhất được các tôn giáo bằng Chính Kinh.

3-Tạo ra Huyền Pháp-hay chính là bí Pháp để tu luyện cho chúng nhân đắc đạo. Muốn nhanh độ hết linh căn, thì tu luyện phải đắc đạo cao siêu, độ cả nhân loại về Thiên Đường, hợp nhất Đời và Đạo. Huyền môn cao diệu, có chứng ngộ của bề Trên. Giống dân mới thực hành thành thần thông quảng đại siêu đẳng.

4-Định lực tâm linh huyền thuật và quyền lệnh tâm linh tối cao, được kiểm chứng trong không gian vô hình và Hạ thế, có ấn tín sắc lệnh của Thượng Đế, được Chư thiên ủng hộ, cho mọi người chứng ngộ. Quyền lực tâm linh đủ dùng xây dựng và hướng Đạo, dạy nhân loại hàng vạn năm Thánh Đức.

5-Đúng ngôi chính vị chân linh, được Thượng Đế cho ngôi Thiên Tử, thay Cha giáo hóa nhân loại và có quyền lệnh vô đối ở Trung, Hạ giới.

6-Đạo đức, bản chất cá nhân phù hợp với nội dung Đạo pháp, Chính pháp và Huyền Pháp, tu chứng đắc đủ ngũ, hoặc lục thông. Tư cách đủ cho một bậc Minh Vương. Số phận đủ cho một bậc Thiên Tử. Từ linh hồn đến xác thể phải có dấu hiệu của Thiên Tử  Ngôi Hai giáng thế.

7-Huyền phép siêu đẳng. Trí tuệ cao minh.

8-Phải là người sinh ra và lớn lên tại Thánh địa mới của nhân loại (nước Việt Nam), do Thượng đế chọn lựa. Không phải là người của các tôn giáo cũ hiện tồn.

9-Có khả năng sinh sản.

Ai có đủ được 9 điều này, thì mới chính thực nhiệm vụ tôn quí. Không đủ chớ mong. Mong không được, tranh không được, và nếu có, thì tránh cũng không được.

·      44-Bất cứ sinh mạng con người nào ở dưới Hạ thế này đều được coi trọng như nhau, có quyền sống ngang nhau. Không vì bất cứ lý do gì, mà hy sinh sinh mạng người khác, vì một lý do sống nào đó.

·      45-Kẻ có công quả với Pháp môn, giúp Ta lập Pháp, sẽ được ngôi vị tôn quí về sau một cách công bình.

·      46-Nhân dân vốn dĩ không xấu, vì đời sống và tính cách của họ phản ánh bản chất qui luật của xã hội đó, và của tự nhiên. Người tổ chức xã hội, một là làm cho họ tốt, hai là góp phần làm cho họ xấu mà thôi.

·      47-Chủ động nhập Thế, ấy là phép Đạo.

·      48-Thượng bất thiện, hạ tắc ác.

·      49-Người ta không thể tổ chức xây dựng xã hội chỉ bằng nụ cười. Trên Thiên đình và Hạ giới đều như thế.

·      50-Thật mơ hồ, nếu có một Giáo chủ nào đó vào thời đại mới sắp tới, muốn nhân loại lên núi hết, hoặc vào một nơi tu, không còn sản xuất, ăn mặc, sinh đẻ. Nếu Pháp đó có, tất chỉ được thời gian ngắn. Vì sao? Một là nhân loại loạn tiếp, hai là chết đói hết. Nhưng dù sao, các Pháp chủ cũ, Ta đều tôn trọng làm thầy, vì lòng hy sinh vĩ đại, đạo đức cao diệu và trí tuệ siêu phàm của họ.

·      51-Ta vẫn phải nhắc lại: 7 sao là 7 trung tâm thần lực và tâm linh. 7 sao Bắc Đẩu là 7 trung tâm thần lực vũ trụ-là các luân xa của Thượng Đế-là Đại Tổng quản các Thiên thần. Hằng năm, hằng ngày, hằng giờ, 7 sao này thay đổi xoay không ngừng, tạo ra sự thay đổi toàn vũ trụ, con người, muôn vật.

·      52-Vũ trụ có năng lượng sáng tối, thiên thần có chính, tà, thiện, ác. Loài người cũng vậy. Nhưng vì linh hồn là các linh căn gốc của Cha Mẹ toàn thiện, nên chúng phải phấn đấu toàn thiện, toàn mỹ, toàn linh, ấy là hợp luật tiến hóa. Bất cứ linh hồn nào chống lại luật ấy thì bị hủy diệt.

·      53-Rất nhiều cách nói khác nhau, nhiều lý lẽ khác nhau, nhiều tư tưởng biểu đạt khác nhau-Nhưng phải có một cái chung nhất. Nên khi đọc Chính kinh, tốt nhất là tự mình đọc, rồi tu luyện để minh chứng được lý thuyết, chứng ngộ được mọi điều, ấy là cách học đơn giản, nhưng khó khăn. Chống được kinh viện, bàn sàm loạn Pháp, lại tinh tấn nhanh. Người thầy chỉ nên định hướng là đủ. So với các Giáo chủ trước, Ta đã để lại quá nhiều.

·      54-Học là soi vào bản thể, tâm hồn mình, tìm được mọi qui luật trong đó, chứ không nhìn ra bên ngoài.

·      55-Chỉ có tu hoặc không tu. Chứ không có nói hay không nói.

·      56-Tu luyện đến trình độ mà thấy im lặng là cách biểu đạt tốt nhất, ấy là hiểu được lời Ta nói.

·      57-Ý nghĩ con người có khi là thật, hoặc là giả; hành vi của con người có khi là thật hoặc là giả. Vì tư tưởng, hành vi rất phức tạp. Chỉ có mục đích là thật. Kẻ đắc phép tha tâm thông phải hiểu được điều trên.

·      58-Thượng Đế thương chúng ta, hay chúng ta thương Thượng Đế? Thượng Đế thương đám con lau chau tranh dành nơi Hạ giới, còn chúng ta thương Cha-đấng Tạo hóa vĩ đại đã phải thương chúng ta. Có cách nào làm được Cha chúng ta vui?

·      59-Tất cả mọi dòng máu đều đỏ, tất cả mọi họ tộc đều đã được sinh ra từ một mầm đầu tiên-nguồn gốc Thiên thần.

·      60-Nhân loại có chung một mái nhà vĩ đại-ấy là Trái đất, phải biết xây dựng và bảo vệ nó.

·      61-Giải quyết không gian sống công bình, lập trật tự công minh, ban rải pháp luật công chính, để có sự công bằng cho mọi người, ấy là phép chia đều của Đại Đồng Nhân loại.

·      62-Sau tất có vô số kẻ xưng ngôi vị, tranh dành thiên hạ. Tranh gì thì tranh, làm gì thì làm, nếu không tuân theo định luật Vũ trụ và luật mới cho thế giới, tất bị diệt. Chỉ có đoàn kết, hợp nhất, chứ không thể tan rã, quay lại thời mạt thế.  Ta sẽ dạy những bài học đích đáng cho những kẻ nào tìm cách chống Thiên Đạo vì lợi ích riêng, hoặc cố tình đưa nhân loại về thời đau khổ trước.

·      63-Lũ mục nhân, vô minh lâu, ác dai, không chịu hồi đầu, thì phải trấn áp cho hợp lý.

·      64-Nhiều kẻ được Cha và chư thiên cho xuống thế kiếp này để giúp Ta lập Pháp, lập nghiệp, nhưng xuống rồi quên mất mình là ai, tham nhiễm thói đời, quên nhiệm vụ, quên thầy; nếu có gặp lại cũng kiêu hợm, khinh khi, hỗn láo, hoặc nếu có giúp Ta thì tính công, thậm chí coi thường. Khi Ta chưa nổi phép, thì không chấp, nay nổi phép rồi, nếu ai rẻ rúng, sẽ mất Ta. Ta quyết trả ơn xong tại thế. Sau chớ trách Ta không xếp ghế ở trên.

·      65-Đạo vốn ở trung phương-trung-không, có cả chính, tà cân phân, nên không còn là tà chính. Làm cho mọi vật tiến hóa, ấy là chính; làm cho mọi vật suy lụi, ấy là tà. Thiện, ác song hành, vật tắc sinh, tắc diệt. Ta ngồi trung cung. Nên chớ khen Ta thiện, chớ chê Ta ác. Nghiêng người bên này là thiện, nghiêng người bên kia là ác. Trong thiện có ác, trong ác có thiện, trong thanh có trọc, trong trọc có thanh, ấy là Ta. Lậu tận thông là đắc chính trung phương. Chỉ khi nào đắc lậu tận thông-không còn tham luyến mọi sự, mới đắc đạo. Toàn thiện, chưa phải là đắc chính, toàn ác chưa phải là đắc tà. Đắc Đạo là về ngôi trung cực, cao nhất trong tiến hóa, có cả hai vế ấy, mới là hợp nhất với Cha! Nhưng do chúng ta xây đời tại thế, nên đắc được lậu tận thông rất khó, phải phấn đấu xây đời, tức là còn tham luyến trần gian, mong cải đời độ thế, như thế chưa thể thoát trần được. Đạo Phật cho rằng thoát mọi khổ ải, tham, sân, si là đắc lậu tận thông. Còn chúng ta qui định: Đắc giác ngộ siêu thoát bậc cao, rồi đĩnh ngộ nhập thế xây đời, mà không còn nhiễm lậu nữa, thì đắc vị lậu tận thông-đạt bậc Trung Phương. Nên Ta qui định, đắc đạo là đạt bậc Trung Phương. Một bậc Trung Phương phải đắc được giác ngộ siêu thoát và đĩnh ngộ nhập thế ở mức cao nhất, gọi là tu luyện đắc quả vị Trung Phương.

Trong Luật Đạo đã qui định 4 bực tiến hóa: Đạt Nhân, Hạnh Nhân, Quí Nhân, Chân Nhân. Bậc Trung Phương là bậc Chân Nhân.

-Đạt Nhân: Giác ngộ Chân Lý, công quả tốt, không còn làm ác, làm tốt  9

điều Không phạm. Vui hòa Thiên-Địa-Nhân. Nhưng còn thiên lệch, phân chia thiện ác thiên lệch. Hành sự còn nóng nảy, tự mình suy nghĩ chưa thông học hết.

-Hạnh Nhân: Như Đạt Nhân, thêm lòng từ bi, nhân ái cao, có tiếng thiện lương và công quả xây đời, là tấm gương thương dân, độ thế. Tu luyện Thiên Pháp đắc cấp 3 trở lên. Có đạo hạnh, nhưng chưa chứng sở đắc tâm linh cao.

-Quí Nhân: Giác ngộ siêu thoát bậc cao, ứng với trình độ thông linh và tu luyện Thiên Pháp cao cấp. Công quả lớn. Đắc an nhiên tự tại, không còn tham lậu, nhưng còn thiên lệch. Hành sự chưa chuẩn hết, thiện ác chưa công bình.

-Chân Nhân: Mọi sự chính trực công bình, hành sự công minh, thương yêu nhân quần vô điều kiện, thương yêu chúng sinh, từ bi thiện lương với cả kẻ ác, kẻ thù. Tu luyện Thiên Pháp thành thần thông siêu đẳng, trí tuệ uyên bác uyên thâm, trên thông Thiên, dưới thông Địa, giữa thông Nhân quần. Công quả xây đời độ thế vượt bực. An nhiên tự tại cao. Thiện ác cân phân, chuẩn mực về Không-thành bậc Trung Phương.

·      67-Có hai cách nói: Một sinh hai, hai sinh bốn, bốn sinh tám. Hoặc Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh chín. Tất cả là 9. Đều đúng.

·      68-Vua chăn dân, cũng phải đi cày; vừa làm lấy mà ăn, vừa luyện tập sức khỏe, vừa được sự trong sạch thân tâm, lại biết thương dân, không bị đổ đốn mất nết!

·      69-    Có người đã hỏi Ta rằng:

                  Đây là Phật đạo hay là Thánh đạo.

                  Ta mới nói: Phật, Thánh, Thần, Nho đã mãn rồi

                 Các tôn giáo ấy đã thay ngôi

                 Đạo Trời muôn thủa, muôn năm thịnh

                Thiên Đạo độ cho khắp mọi đời!

·      70-    Nay Ta lập âm dương cửu khí

                  Đạo là Đời, định luật muôn năm

                  Xây đời, cải hóa nhân dân

                  Độ cho hết cả nhân quần về Cha

                 Trong vài chục vạn niên qua

                 Là xong vớt cả hồi nhà linh căn.

·      71-Vua không tu luyện, không phải là vua hiền; tôi không tu luyện, không phải là tôi giỏi.

·      72-Thiên tử công minh, tất Thiên hạ công bình. Có công bình, mới thành công Thánh Đức.

·      73-Đại định đức xây Đời và An tịnh nghiệp xây Đạo, là con đường tu nghiệp của Vương Đạo.

·      74-Chở để phí phạm nhân tài, dù cái tài ấy làm sạch cho nước, hay biết làm vẩn đục nước.

·      75-Ai dám nhảy xuống dòng nước xoáy, người ấy đích thị là kẻ cứu đời.

·      76-Đừng bao giờ cố gắng thể hiện mình là thánh nhân, đạo sư, người tu đắc đạo, đạo cao đức trọng, mũ cao áo dài. Ta cho đó là tu hình tướng hết, kể cả ăn chay cũng là tu hình tướng. Ở nhà tranh, cởi trần, thì vẫn đắc đạo. Cái khó nhất của chúng ta là xây đời an lạc, đầy lạc an, thiên đường tại thế đẹp tươi. Nhưng lại cũng tu thành đắc chính. Cho nên Pháp chúng ta là pháp khó nhất, nhưng sẽ được lâu dài, vinh quang nhất!

·      77-Ta lại nói: Ta đã xây được cái nền, thì các người phải biết xây cái nhà, có thể mỗi giai đoạn mẫu vật liệu khác nhau, nhưng nhất thiết khung hình nên thống nhất; người xây khác nhau, có thể màu sắc khác nhau, nhưng cách xếp đặt đồ vật trong đó nên thống nhất. Khó khăn thuận lợi khác nhau, nhưng hướng nên thống nhất. Trên nóc có khi ngói lợp khác nhau, nhưng nóc điện và bàn thờ Vua Cha nên thống nhất! Có như vậy, mọi sự tất thành, tất thống nhất, tất thành Nhân loại.

·      78-Hai bộ Luật Thiên Đạo gọi là Luật Đạo, Luật Thánh Đức gọi là Luật Đức. Luật Đạo-Đức là hai bộ luật gốc, là Hiến pháp Thiên Đạo Thánh Đức. Hiến pháp khó có thể thay đổi. 7 luật nhỏ tùy thời.

                    Cơ Trời đã dạy từ lâu

                    Mọi điều phải trái cơ mầu không sai

                    Tam Tòa thánh thể an bài

                    Ba ngàn thế giới tay ai lập thành?

                    Vua Cha giáo độ rành rành

                    Một tay Cha lập sử sanh muôn đời

                    Trung Thiên ngôi ấy giữa Trời

                    Hai Tám vạn thế đạo đời mùa sau…

                    Phương Tâm ngọc thể giáng đầu

                    Nhất nhất trụ thế vĩnh câu an lành…



·      80- Mọi sự tranh luận, hay kinh viện giáo điều, đều là điềm phá Pháp.

·      81-  Trấn tà cải ác trừ ma

                 Ấy là phép thiện thánh ca ở đời

                 Bởi vì tâm thiện như Trời

                 Hóa lành đời thiện muôn nơi mới là…

·      82-Dạy con lòng yêu thương, sống vì mọi người, ấy là bảo phúc tại gia đã rõ.

·      83-Bố mẹ ích kỷ thì con cái ích kỷ và ngược lại. Bố mẹ thiện lương thì con cái thiện lương. Ấy cũng là nhân quả.

·      84-Không tra tấn mọi tội nhân tại Hạ giới, để thể hiện sự ưu việt của Chính Pháp. Đối với tội vong, đã qui định rồi, tội cực nặng thì diệt vĩnh viễn, tội nhẹ thì cho lên trường Giáo linh, tội vừa cho vào Thiên ngục đỏ, rồi giáo hóa, cho siêu…Tội vong ngoan cố, mới cho vào địa, hỏa ngục.

·      85-Thời đại nào, tiến hóa nào, thì ứng với tôn giáo đó, triết luận đó. Chớ đem cái cũ, mà bao biện cho cái mới.

·      86-Có một nền tín ngưỡng toàn cầu-cùng thờ Vua Cha Thượng Đế, chung nghi lễ. Lúc đó không còn tôn giáo. Cho nên, Ta mới nói, Thiên Đạo không phải là tôn giáo.

·      87-4 ngày Tứ khí, nguyên khí tụ về Trung cung, về Không, rồi lại chuyển hóa vi diệu. 4 ngày đó, phải tế Trời.

·      88-Sau này, các thế hệ sau phải chú ý: Nghiên cứu phát triển Giáo dục và các chiến lược kinh tế Thánh Đức vào các thời kỳ, làm nền tảng cho xã hội phát triển. Giáo dục tạo ra con người- linh hồn của xã hội. Kinh tế tạo ra nhân thể-thể xác xã hội. Cả hai mặt quyết định mọi việc. Con người là động lực tiến hóa của nhân loại. Kinh tế là động lực tiến bộ xã hội. Cả hai, ở trình độ nào, thì xã hội tiến hóa, thiên đường tiến hóa thế ấy. Con người hỏng, chính trị, kinh tế sẽ hỏng. Kinh tế hỏng, con người, chính trị, văn hóa hỏng. Nên giáo dục, tạo ra con người, tạo ra văn hóa, kinh tế. Nền giáo dục Thánh Đức, lấy tu luyện và đào tạo nghề nghiệp cho xã hội Thánh Đức làm căn bản. Không tu luyện, thì có nghề nghiệp cũng không giá trị. Tu luyện, nhưng không có nghề nghiệp, không có công quả xây đời.

·      89-Thánh Đức là xã hội Thần Thánh.

·      90-Trong đống tro tàn của hài cốt, phân gio, những hạt mầm Thánh Đức mọc lên, trong Nguyên Khí mới của một thời đại mới rực rỡ vĩ đại.                                 

·      91-Đừng bao giờ nói rằng không cần tổ chức xã hội. Bất cứ một giai đoạn phát triển nào của xã hội loài người cũng luôn cần tổ chức, chỉ có khác là cách thức tổ chức như thế nào mà thôi. Trên Thiên Đình có tổ chức, các Hội đồng Thiên hà có tổ chức, Hệ Mặt trời có tổ chức, thì loài người phải có tổ chức.

·      92-Đừng bao giờ nói không cần vật dục, tình dục-đó là nguyên lý của sự tồn tại muôn đời. Hợp nhất âm dương tính, là sự tồn tại, đảm bảo cho sự sinh sôi và tồn tại của Vũ trụ, loài người. Loài người là vật chất, thì phải tồn tại là vật chất. Vấn đề ở chỗ là chúng ta sử dụng những yêu cầu, ham muốn và sự duy trì đó như thế nào cho hợp lý nhất, hợp với qui luật Vũ trụ và điều kiện cụ thể nhất.

·      95-Cách mạng Thánh Đức, là Cách mạng triệt để, vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay. Mỗi thần dân Thiên Đạo là một chiến sỹ kiên trung, bất khuất, can trường và quyết tâm nhất! Hãy đập tan tội ác mà không cần bạo lực; phá bỏ cái cũ, cái xấu, cái bảo thủ, vô minh, lạc hậu! Phá bỏ đói nghèo, bất công và đau khổ, chiến tranh! Để xây dựng Thiên đường Thế giới! Nhân dân cần lao hãy đoàn kết lại! Nhân loại tiến bộ hãy tiến lên!

·      96-Khi cần hy sinh, chúng ta sẵn sàng hy sinh cho Thánh Đức muôn năm, vì chúng ta sẽ bất tử và đầu thai trở lại Thiên đường mới. Thầy sẽ xin Cha cho các chiến sỹ anh dũng đầu thai trở lại nhanh chóng! Khi cần hy sinh của cải, chúng ta hãy dành cho nhân dân. Khi cần hy sinh sức lực, chúng ta hết lòng cho xây dựng Thánh Đức. Khi cần hy sinh tính mệnh, chúng ta hãy dành tình yêu cho Thượng đế. Người Thiên Đạo không bao giờ sợ chết, vì sáng rõ Chân Lý vĩ đại và con đường tiến hóa.

Sau khi đọc nhẩm, tranh thủ thiền-luyện khí-sám hối các việc, rồi định công việc trong ngày, định tâm.

Làm trong khoảng 20 phút, vào bất cứ lúc nào trong buổi sáng, nhưng tốt nhất vào lúc sáng sớm, sau khi thức dậy.

·      100-Các pháp cũ xác định có Lục thông. Người Thánh Đức phải đắc Thất thông mới gọi là Chân Nhân-đắc đạo.

·      101-Các tôn giáo cũ, Ta cho là Tôn giáo, chứ chưa đạt tầm Đại Đạo. Tôn giáo là phương tiện để con người nhận thức, giác ngộ, tu luyện trở về cái Đạo-hay là cái bản nguyên cái gốc có sẵn của mình. Đời cũng là một phần của Đạo-tức cơ tồn tại, tiến hóa của Vũ Trụ. Đối với loài người, thì không có Đời làm gì có Đạo. Tôn giáo do Đời sinh ra, để độ Đời, nhưng có tính tách Đời với Đạo. Tại sao như vậy, bởi vì do tính chất trình độ tiến hóa của loài người thời kỳ trước Ta như thế mới hợp. Vì mới là Tôn Giáo-cho nên còn phân hóa loài người giữa tôn giáo này với tôn giáo nọ, tranh dành chúng sinh, lợi danh, đấu tranh và chiến tranh tôn giáo. Đặc biệt, chưa tôn giáo nào bao bọc được Đời. Tại sao? Vì họ chưa bao giờ có triết thuyết xây dựng xã hội, dù là xã hội họ đang sống, nói chi đến sứ mệnh cải tạo nhân loại muôn đời. Còn chúng ta là Đạo-Thiên Đạo-Hợp qui luật và tuân theo Đạo Trời muôn thủa mà thi hành Chính Pháp xây đời tại thế. Đến bây giờ, Loài người mới có Vương Đạo, mới có Đạo bao trùm Đời, bao bọc Đời. Thời mới này, con người phải lập tức nhận thức được mình là Một Thượng đế nhỏ-và ngay ngôi nhà của mình là Thiên Đường Nhỏ. Thiên thần không phải ở đâu xa, chính là người đang cày ngoài ruộng, bà mẹ cho con bú, đứa bé đang học bài, người già đang hong nắng! Vì họ đã giác ngộ Chân Lý và Đạt trình độ của một vị Tiên Phật ngay tại thế gian, khi còn mang xác phàm; đến khi họ mãn trần, lập tức được về cảnh giới cao cấp, như mọi vị Thượng linh khác. Cho nên, Thiên Đạo đâu còn là Tôn giáo, mà là Đạo. Hòa với Vũ trụ hoàn toàn, xây đời không hề có phân thứ trong nhận thức và tu luyện, thì là Đạo Trời vậy!

Cao Đài Đạo, Cha dạy loài người về một nền tảng hợp nhất, để chúng ta ngày nay qui hợp Nhân loại về Một. Ta trong cái Đạo ấy sinh ra, ở chính Trung Cung phát tiết ra vậy, để thi hành Chính Đạo của Cha Ta và Cha các vị. Huỳnh Đạo-Đạo Vàng, hay Trung Cung-Ngũ Khí Triều Ngươn là Cha Ta, Ta là Trung Phương Thiên Tôn. Thiên Đạo là Đạo Trời-Đại Đạo cuối cùng của Loài người, để đưa loài người tiến hóa thành trình độ siêu đẳng, siêu linh trong Vũ trụ trong hàng vạn vạn năm sắp tới. Nếu có Mạt, thì chỉ Mạt Huyền Pháp mà thôi, vì sau này loài người cực kỳ cao thượng, thông linh, thân tâm đạt vi chất huyền diệu cao cấp đến bất tử tại thế, thọ hàng ngàn vạn tuổi, thì Huyền Pháp tự nhiên không cần nữa. Đạo Pháp lúc đó nhiều phần không cần nữa. Chính Pháp thì cần muôn đời. Tại sao? Vì xã hội loài người còn muôn năm. Con người cần sinh đẻ, lao động để tồn tại, cần phải tổ chức. Thiên Hà, Thiên Đình còn có tổ chức, có lãnh đạo, có Vương Đạo, thì Nhân loại phải có tổ chức, có Vương Đạo. Vĩnh viễn loài người cần phải tổ chức đến trình độ Đại Đồng mới có Thiên đường thế gian. Muốn có Thiên đường Thế gian, thì phải có Vương Đạo. Cho nên Cha có dạy Đạo Cao Đài là phải có Vương Đạo trị thế. Minh Vương quản trị mới yên ngôi Trời là như thế. Vũ trụ vốn là Một-là tổ chức thống nhất, phân ra các cấp quản lý rồi. Không có bất cứ cái gì nằm ngoài tổ chức.

·      102. Đạo và Đời-nói cho dễ hiểu:

“ Đạo không đổi, hoàn mỹ hoàn thiện muôn đời rồi

Mà Đời như là con thuyền mà thôi. Chỉ có một Đời trần thôi.

Muốn đi thuyền tiếp, thì phải đầu thai lẫn nữa.

Trong đời có nhiều cái xuồng-là tôn giáo

Đôi khi xuồng thả ra, chạy trước thuyền hoặc sau thuyền

Chở ít, hoặc nhiều người thêm, là do xuồng; chứ thuyền vẫn thế, vẫn đi

Có khi thuyền đến bờ trước, có khi xuồng đến bờ trước

Có khi xuồng ở trên thuyền, có khi xuồng tách xa khỏi thuyền, ấy là do pháp môn.

Có khi người đi trên xuồng này, lại chửi người đi trên xuồng kia; tất nhiên là đã có đánh nhau.

Có khi người lái xuồng, đi lòng vòng, thậm chí xoay, quay lại

Có khi người lái xuồng chạy thẳng đến bờ

Đi thuyền, và cái xuồng nào, cũng phải ăn mới đi được.

Thuyền còn đi những cả tỷ tỷ năm nữa, cho nên người trên thuyền còn phải yêu nhau và sinh đẻ con cái, lao động…

Có người đi trên xuồng, bảo mình là Thượng đế, là Đạo, là cao hơn Thượng đế…chưa ai đi trên xuồng nhận mình là tà ma, vì họ có tình yêu Thượng đế…

Có người tưởng cái xuồng to hơn thuyền, có người tưởng thuyền xấu hơn xuồng, hoặc đẹp hơn xuồng, có xuồng sạch, xuồng bẩn; đôi khi xuồng sạch, nhưng bảo bờ chả phải là bờ, thuyền chả phải là thuyền; hoặc có khi xuồng bẩn, nhưng biết bờ ở chỗ nào, nhưng lại đi lộn trở lại. Đôi khi đi sai đường mà không biết, hoặc đi sai đường có biết nhưng không sử, hay cố tình đi sai đường.

Có người bảo đến bờ có đầy hoa trái thơm ngon, có người bảo đến có thịt, gái, rượu ngon, vì điều đó, hãy hy sinh tất cả mạng sống đi!

Có người đi trên thuyền đã thấy Thượng đế, có người đi xuồng hết kiếp này đến kiếp khác mà vẫn chưa nhìn thấy Thượng đế. Tất nhiên là chưa đến được bờ.

Có người bảo chỉ họ mới có Thượng đế, Thượng đế của họ, người khác không có Thượng đế.

Có người nhảy xuống xuồng này, chán rồi lại nhảy xuống xuồng khác. Vui mừng có, thất vọng có, đến bờ thì mới được rất-rất ít trong lịch sử loài người.

Có người khinh bỉ thuyền, nhưng vẫn phải lấy thức ăn từ thuyền. Thuyền có cái sợ dây rất chắc nối thuyền và xuồng, ấy là sự sống.

Có người được Thượng đế dẫn đường, có người được ma dẫn đường.

Có người nhầm Thượng đế cứ tưởng là ma, nhầm ma là Thượng đế.

Không sao, cả thần thánh hay quỉ ma cũng là Thượng đế!

Người đi trên thuyền hoặc xuồng, có khi đánh nhau ra trò, cãi nhau, hoặc ca hát, yêu thương nhau; có người bị sóng xô ngã xuống lại đứng lên, có người đứng lên lại ngã xuống, đau-ấy là bài học phải trả, phải học. Càng thích leo lên ngồi trên nóc thuyền, hay ăn nhiều, thì càng học nhiều.

Trên thuyền, hay trên xuồng, thì luôn luôn có người thích leo lên ngồi trên cao. Ai cũng vừa đi vừa học. Ngồi trên cao có ích, hoặc không có ích, là do người ngồi, chứ không phải do chỗ ngồi. Ngồi chỗ nào cũng học được.

Học đến khi nào? Đến bờ. Học bao lâu?

Thời gian có lẽ còn rất lâu, khi không còn non người trên trái đất, thì con người mới hết phải học như thế.

Có người học xong ngay khi trên thuyền, chứ chưa cần đến xuồng, đến bờ khi ở ngay bên cạnh người khác, mà người khác không biết.

Gọi là đắc Đạo.

Có người Đắc đạo rồi tưởng là chưa đắc, có người chưa đắc lại nói mình đắc. Có người tham đến bờ nhanh, có người bình thản đi, đến được đâu thì đến. Có người nhịn ăn để đi, có người nhịn đi để ăn.

Đến bờ thì chuyển sang học thứ khác ngoài thuyền.

Có người kính Thượng đế, mà chẳng hiểu gì về Ngài, hoặc không tin Ngài có thật.

Có người lại bảo Ngài là ông vua bé.

Có người bảo Ta là cao nhất, không có Thượng đế, không linh hồn…

Có người đi trên thuyền nhiều lần mà nói không có đầu thai, luân hồi…

Họ nhận thấy Thượng đế có khuôn mặt, tính cách, màu sắc khác nhau, rồi tự đặt tên cho Ngài khác nhau.

Thượng đế từ bi tuyệt đối và mỉm cười tuyệt đối!

Người bảo: Ta là các con, các con trong tay ta, bơi trong bàn tay Ta.

Ta sáng tạo ra các con và cái thuyền này, tất nhiên là mọi cái xuồng…

Không tin, cứ đến bờ sẽ hiểu.

Người đi trên thuyền, đã là thần thánh, tiên phật, quỉ ma.

Có xuồng đi được dài, có xuồng đi được ngắn.

Có người không đi trên cái xuồng nào, họ bảo là không tôn giáo-nhưng họ cũng đang đi trong và theo Đạo-Định luật Tự nhiên, chứ có nằm ngoài vòng ấy đâu.

Trong Đạo có Đời. Thượng đế là Tất cả.

Ai hiểu được Đạo?

Làm thế nào mà tất cả mọi người trên cái thuyền Đời ấy đều hiểu đúng về Thượng đế và mình, vứt tất cả các xuồng kia đi, rồi cùng chèo một lượt, có ăn, có yêu, có sinh đẻ, có cùng tiếng Hát: Ta là Thượng đế, mọi người cùng một Hướng, biến Thuyền thành giống như bờ, rồi cứ đi tiếp.

sẽ đi nhanh hơn, chở được nhiều hơn?

Đó là Thời đại Thánh Đức. Đó là Thiên Đạo. Tại sao chúng ta xưng Thiên Đạo, Ta nói không là tôn giáo là như vậy! Thiên Đạo cao hơn mọi tôn giáo đã có, vì nó là cả Đạo và

 Chính pháp là xây Đời. Rất dễ hiểu phải không những người con yêu của Thượng đế?”

·      103-Loạn tâm tất loạn khí; khí loạn tâm càng loạn. Tâm dừng thì mọi sự dừng, tâm động mọi sự động. Khi luyện Huyền công, xuất hiện nhiều ảo ảnh, phải coi đó là ma mị, ma tâm mà ra-không thật. Đến khi xuất hồn lên cao, quán chiếu thất tất cả, thấy cái mình muốn thấy, đó mới là thực.

·      104-Khi xuất hiện ý nghĩ xấu, thì tất nhiên có hình tư tưởng xấu. Người có trình độ cao và hiểu được Luật Nhân quả, phải tìm cách phá hình tư tưởng, dẹp ngay tư tưởng xấu đó đi, vì chúng sẽ làm xuất hiện nghiệp báo-luân hồi về sau. Phải biết cách cân bằng nghiệp bằng tình yêu vô hạn với chúng sinh, kẻ thù mình, ban rải tình thương cho họ, giúp họ nhận thức giác ngộ và tiến hóa-đó là cân bằng nghiệp của mình. Mình lấy lại những thứ mình đánh mất bằng tình thương đó. Sau đó phải cân bằng tâm-khí-nghiệp-tịnh không-thiện ác cân bằng=không nơi tâm, đan điền, rồi thoát bay lên tĩnh lặng Vũ trụ-đi xuyên lên thật cao-chứng đắc giác ngộ định luật Vũ trụ nơi Trung Phương. Là thoát Luân hồi, là thành Phật vậy! Đó là Niết bàn trên cao.

·      105-Tịnh tâm thì nghiệp tịnh. Chúng ta xây đời thì tâm không tịnh lặng mà tâm tịnh thiện. Tịnh thiện, sinh nghiệp thiện, nghiệp thiện sinh công quả; công quả cùng tu luyện Huyền pháp để tự tiến hóa, chứng ngộ, đấy là siêu thoát, hồi về Thiên giới.

·      106-Chúng ta hình dung thế nào về kiếp nghiệp quả, luân hồi. Trong kinh đã lý luận kỹ. Ở đây Ta lấy ví dụ thế này: Cha-Thiên giới là quê hương, nhà. Cha chiết linh ra, cho chúng ta đi đầu thai, học hỏi, tiến hóa để trở về. Vậy luân hồi là quãng đường phải đi. Tôn giáo, các pháp là phương tiện để chúng ta đi. Khi đi, thì tạo nghiệp, sinh ra quả, trả quả thông qua và ở trong luân hồi các kiếp, vừa đi vừa học. Nhân quả là học phí phải trả trên đường. Đến khi nào học mãn, thấy chán Luân hồi, trong đó có đau khổ, đắng cay, hạnh phúc, danh lợi, mọi mưu toan, thấy cần tịnh lặng, nhồi đức, tiến trí để thoát cái đường luân hồi này, là biết về Chân lý. Tu luyện để thấy rõ toàn bộ cái diễn tiến ấy cùng Định luật Vũ trụ-ấy là Giác ngộ. Giác ngộ rồi, giữ được cái chế định nhận thức và giữ được mình trong Đời-ấy là Đĩnh ngộ. Mãn trần, vẫn giữ được Đĩnh ngộ ấy là Đắc vị Đắc đạo, về Cha-tức về nhà. Về nhà rồi, thì làm gì? Phải đi học hỏi tiến hóa tiếp, có khi trở lại Hạ giới trong cơ thể vô hình để độ nhân, độ hạ thế-ấy là Thần thánh tiên phật. Muốn đầu thai cúu thế, thì phải làm người. Làm người mà lại ô nhiễm, lại đọa Luân hồi; không ô nhiễm thì đắc vị hồi Cựu vị!

Vậy người đời, đến khi nào sợ đau khổ, sợ chiến tranh, thối nát, thì gọi là biết sợ luân hồi. Khi sợ biết sợ luân hồi, thì bắt đầu biết sợ tạo nghiệp xấu; biết sợ nghiệp xấu, thì bắt đầu sợ cả ý xấu, hành động xấu, lời nói xấu. Biết sợ như vậy, thì chưa đủ, phải biết thương thân, thương thân rồi thì biết tha nhân-tức thương người, sống vì người khác. Khi bước vào tu luyện thấy được Chân lý thì mong muốn lập bồi công đức, cứu thế xây đời, biết thương Cha Mẹ Trời. Nếu không thương Cha Mẹ Trời, thì chưa thể nói là biết Định luật, Giác ngộ. Rồi tìm Thượng đế ở đâu? Ngay tại mình-linh hồn. Khi linh hồn mình hòa nhịp như Thượng đế, giống Thượng đế, thì mình thấy được Thượng đế, mình là Thượng đế. Ấy là phép Thông linh-trực thông Thượng đế. Khi đã trực thông rồi, thì mãn trần sẽ về ngay Thiên Thượng-hòa cùng Thượng đế-tức là thoát luân hồi vậy!

Chân Thiện Mỹ là Đạo Hằng của Cha. Thời Thánh Đức, muốn có Chân Thiện Mỹ hoàn toàn, cho cả con người, xã hội, muôn vật, thì không có con đường nào khác là Đại Đồng-Đại Thiện-Đại Mỹ-Đại Linh.

·      107-Quá trình tu luyện là quá trình giác ngộ dần. Khi giác ngộ, thì cần biết cân bằng nghiệp-tức là không tạo ra nghiệp xấu nữa, tìm mọi cách để trả nghiệp xấu của kiếp này, kiếp trước, bằng cách nào: Thương yêu vô lượng chúng sinh, thương yêu vô điều kiện chúng sinh, lấy đức báo oán, phá mê muội vô minh, chấp ngã, ngã mạn, tạo phúc nhồi đức luôn luôn; hóa giải cái xấu, cứu vớt chúng sinh bằng sự phổ giáo, giác ngộ, tu luyện, siêu thoát giáo hóa vong nhân, ăn chay để xóa nghiệp sát sinh và sinh lòng từ bi với chúng sinh…Chưa hết, phải biết đấu tranh với cái xấu để cải tạo nó. Chấp với nó để cải thiện nó, chứ không hành nó để nó đọa thêm…ấy là phép của người giác ngộ Thiên Đạo.

·      108-Ta có một kinh nghiệm: Bay lên cao và tịnh tâm quan sát trần giới, trái đất, bằng một tình yêu vô bờ và lặng lẽ chiêm nghiệm, không hề phân biệt bất cứ điều gì, trong một sự quán xuyến toàn vẹn và yêu thương, cảm thông toàn vẹn. Ta coi mọi sự với Ta, hay đời sống nói chung là như nhìn một cái chợ=tức là chợ đời. Trong chợ ấy, ai cũng hoạt động, mưu cầu, họ có lý của họ và ta đừng làm họ xấu đi, thay vì làm họ tốt lên. Tôn trọng mọi trạng thái đang tiến hóa của họ. Dù đứng im cũng là đang quay trong vòng quay tạo hóa. Hoặc có kẻ vu váo, nói xấu hay chửi ta, thì ta coi mình đã tiến hóa cao, ở trên cao rồi, chấp chi kẻ ở dưới, còn đang lạc hậu tiến hóa chậm so với ta hàng vạn năm. Đạt được trạng thái này, thì tức là ta phá bỏ mê chấp, ngã mạn, sân hận si mê thông thường…

Vậy ta hơn họ những gì: Đó là ta thoát ra khỏi sự vô minh, hỗn loạn, chen lấn, hỗn hào…của đời vậy. Nhưng ta không bỏ nó, ta không khinh, hay sợ nó. Mà ta dùng gậy trí năng, Cao Minh của Cha mà chọc vào nơi đen, phá nơi bẩn và làm cho ánh sáng chan hòa hơn…ấy là ta hành Đạo! Các người sau này cũng nên như vậy.

·      109-Nhập niệm Thiên Phù vào người mình là ý nghĩa gì? Ai tu luyện Thiên Pháp chắc cũng biết Thiên Phù tượng trưng cho Thượng đế, và cũng là bản nguyên của mình. Vậy nhập niệm Thiên Phù trước là để tạo hình tướng hợp nhất thân thể bên ngoài với Vũ trụ, trong thì là Thông linh linh hồn với Thượng đế. Cả xác thể-thân tâm hợp nhất-tức là phép điểm đạo hòa nhập vào Thượng đế, mình là Thượng đế, mình trong Thượng đế, Thượng đế trong mình.

·      110-Khi xuất hồn lên cao, thì tìm hiểu bản thân mình trước, rồi đến trái đất, thiên hà, các thiên hà, Vũ trụ, Đại Vũ trụ. Tìm hiểu xác thể trước, rồi đi tìm hiểu các cấp đẳng linh hồn.

·      111-Giác ngộ-thậm chí đắc Niết bàn Giải thoát rồi thì làm gì? Giác ngộ-mới chỉ là một bước thấp trong tiến hóa-tức là cùng lắm là về lại nhà. Còn phải tu luyện tiếp, để thành Đại giác ngộ-thành Thượng đế của một bầu Hành tinh, hay Thái Dương hệ, Thiên hà, hay đi tạo dựng các hành tinh, Thiên hà, Vũ trụ-ấy là thành Đấng Toàn năng mới-trong Đấng Đại toàn năng. Việc của Thiên Đạo tại trần này, là giúp cho dân Thánh Đức Giác ngộ hoàn toàn và trở về Thượng giới. Trên các cấp cảnh cao hơn, còn những thứ qui luật khác, luật tục học hỏi khác, tức là cấp Thiên Đạo cao hơn, mà Ta không dạy các vị ở thời này. Việc đó thuộc về ngươn tiến hóa khác của loài người, trong một tương lai khác, khi các vị đã thành thần tiên trong cõi vô hình…

·      112-Luôn luôn nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng trong biểu hiện nhiều chiều, nhiều hướng, nhiều góc độ; ở trong nó và ở ngoài nó, đặt địa vị ở trên, dưới, trong ngoài nó mà đánh giá, thì mới hiểu biết được hết, mới không đánh giá sai lầm, phiến diện, một chiều. Phải đặt nó trong trạng thái quá khứ, hiện tại, vị lai, trong hoàn cảnh cụ thế, bối cảnh chung-riêng, hữu hạn, dài hạn, trong hạn thể và toàn thể, thì mới không mê muội, vô minh, duy ý chí, nóng vội. Phải nhìn được cả hữu vi và vô vi-tức hữu hình và vô hình, cả xác thể và tâm linh-thì chúng ta mới đánh giá được tốt xấu hay dở. Thấu được túc mạng thông là thấu được số phận mọi sự. Chân lý là cụ thể, bất biến. Sự thật là một, không thể có hai sự thật. Cho nên, còn mê muội, thì còn sai lầm. Chớ sợ mê muội sai lầm, vì chúng ta đang tiến hóa học hỏi; nhưng phải dũng cảm nhận và sửa sai, dũng cảm thành thực sám hối, thì mọi sự mới sáng ra, tiến bộ, nếu không sẽ thành phản động, lạc hậu-tất đọa vào đường ác và ghánh nghiệp xấu.

·      113-Tu tâm là gì? Là tu linh hồn mình. Linh hồn là chủ mình. Tu linh hồn, cái chính biểu hiện của nó là tu tư tưởng-nhận thức-tức là tu tâm. Tư tưởng nhận thức quyết định nghiệp quả, hành vi hành động, quyết định Vũ trụ. Thượng đế là linh hồn Vũ trụ. Khi biết rằng, một ý nghĩ của chúng ta có thể làm rung động Vũ trụ, thì sẽ biết giác ngộ mà hành tâm thiện! Khi nhìn thấy hình tư tưởng, thì biết sợ ý nghĩ xấu, thể vía xấu; khi biết sợ thể vía xấu, cũng là biết sợ nghiệp xấu. Ta có nhiều lúc bay lên phá hình tư tưởng xấu của mình, Ta đã từng đi thu hồi các hình tư tưởng xấu của mình, phá tan bầu tư tưởng khối trọc khí-tưởng khí xấu của loài người trên bề mặt trái đất để tạo quả lành cho trái đất, bớt nghiệp lực cho chúng sinh. Đến khi hành đạo đến cấp này, các vị thấy và hiểu được Định luật và Chân Lý, và có thể hiểu được Đạo pháp hơn, hiểu thầy hơn! Rồi phải luôn luôn tạo ra hình tư tưởng tốt-tức ý nghĩ tốt-ấy là biết Đạo.