Thiện và ác là hai phạm trù đối
lập nhau. Là hai phạm trù thuộc tính của nhân cách con người; là thước đo để
xem xét đánh giá đạo đức. Nó cũng gắn liền với các nội dung của tôn giáo nói
chung, vì tôn giáo chân chính nào cũng lấy tính thiện, tu tập đạo đức làm đầu.
Với Thiên Đạo, thiện và ác được
phân tích, trở thành các chỉnh thể quan trọng để không những đánh giá nhân
cách, mà còn để nghiên cứu, phán xét, có cách biện pháp cải tạo nhân cách; xét
các mối quan hệ của thiện và các để giáo hoá chúng sinh, thậm chí cả linh hồn
để tiến hoá theo con đường của Thượng đế. Vì tôn giáo chân chính nào cũng lấy
tính thiện, tu tập đạo đức làm đầu.
1-THIỆN: Thiện gồm có thiện
tính và lương thiện:
-Thiện tính là thuộc tính của đạo
đức, trong nhân cách; đó là khả năng không làm ác và khả năng hướng đến việc
thực hành cái thiện, điều thiện nói chung.
Cái thiện ấy là không muốn, hoặc
không bao giờ muốn làm hại cái thiện, cái tốt, cái chân chính trên đời.
Thiện tính khác tính thiện. Tính
thiện là một nét của đạo đức, là khả năng thực hiện và sự thực hiện, cùng kết
quả của việc thiện, đạo thiện. Còn thiện tính là cái có sẵn, được tồn tại trên
cơr vững chắc của lương tâm lành mạnh. Thiện tính còn là khả năng phấn đấu để
cải tạo bản thân, xã hội, con người; đất tranh chống cái ác, cái xấu xa, độc
ác; giáo hoá cái ác, cái xấu, để cái ác cái xấu trở thành tốt lên; mà không cực
đoan, không tận diệt tàn bạo chúng.
Thiện tính có tính lương tâm, có
sự nhân ái sâu sắc. Thiện tính không ngu muội, chạy theo cực đoan, cũng không
trung dung, mà dứt khoát nghiêng hẳn về thiện lương đế thực hiện cái thiện. Có
thể nghĩ hẹp một chút, tính thiện đó như một thiện căn vậy. Thiện tính là cái
có sẵn thuộc lương tâm, được tu tập qua các kiếp, được tu bổ trực tiếp tại hiện
kiếp; nhiều hay ít là don bản thân hiện kiếp này phát huy tiếp hay đánh mất nó.
Ai cũng có tính thiện, dù ít hoặc nhiều, vì cũng có lương tâm, dù ít hoặc
nhiều. Thiện tính thuộc lương tâm, phụ thuộc lương tâm, dù ít.
-Lương thiện: Là phương pháp và
lối sống trong sạch. Phương pháp này do tính cách tạo nên, mà tính cách là thứ
có thể thay đổi, giáo hoá được; cho nên, lương thiện là quản của thiện tính,
của lương tâm. Có người sống không lương thiện hoặc ngược lại. Lương thịên là
cách sống của lương tâm chỉ bảo. Khái niệm này theo Ta rất rộng. Không sống ác,
thất đức, làm ác, không tham lam của người khác, không tham ô, hủ bại; không
tham gia vào các việc trái với đạo đức.
Lương thiện chưa chắc đã tham gia đấu tranh chống cái ác, có khi dĩ
hoà vi quí, đạo đức an lành là xong; hoặc không bao giờ làm ác với ai, hoặc cả
việc không dám chống cái ác vì sợ nó. Trong khi thịên tính dám chống cái ác thì
nó mới là tính thiện. Nhưng lương thiện là cái căn có được của một nhân cách
đạo đức trong sạch.
Cả thiện tính và lương thiện tạo
thành thiện ( cái thiện). Với Ta, đó là cặp nội dung quan trọng, có mối quan hệ
chặt chẽ, bổ cung cho nhau. Cũng có thể có cái naỳ mà không có cái kia. Ví dụ:
Một tên cướp, đi cướp của người giàu cho dân nghèo, là có thiện tính, nhưng
không lương thiện. Một người sống sạch sẽ, tròn vo, không ác, không thất đức,
là lương thiện, nhưng cũng chẳng bao giờ tìm cách giúp người.
Thấy cái ác nó làm hại cái thiện,
mà không dám bảo vệ thiện, vô tình, hoặc dửng dưng, liệu còn thiện? Ranh giới
ấy với cái ác là rất mỏng; chỉ cần né tránh cái ác, không bảo vệ thiện, để mặc
cái thiện bị vùi dập, thì anh ta sẽ thành bất nhân. Ví dụ: Ra đường, gặp một
người thiện bị kẻ ác hành hung, gặp cảnh người thiện bị hành hạ khốn khổ, mà
anh ta cứ giương mắt xem, không can, không giúp, thì không là thiện nữa! Gặp kẻ
hoàn nạn mà không ra tay cứu giúp, mà dửng dưng thì anh ta ác; mặc dù trước đó
anh ta lương thiện. Vì quá cực lương thiện thì hoá thành cái thiện ích kỷ, ngu
thiện.
Đạo Ta không cần, không trọng thứ
ngu thiện ấy!
Thiên Đạo Ta là biết sống kết hợp
cả hai phần: Thiện tính ở trong như ngọn lửa soi sáng tâm can, hun đúc lên sự
nhiệt tình hướng đến việc thiện, việc lành, việc nhân đức; sống thanh cao về lý
tưởng, trong sáng hướng thiện, cải tạo mọi thứ cho tốt lên theo qui luật tiến
hoá; và sống lương thiện thực sự.
Đạt được hai cái đó, chúng ta mới
thực hiện được lý tưởng cao đẹp của Cha.
2-Ác:
-Là thuộc tính của nhân cách, gồm
ác tính và bất thiện.
Ác tính là sự hướng đến cái ác
trong nhân cách, thích làn việc ác, coi cái ác hoặc là sự phấn đấu, hoặc là sự
tạo nghiệp theo tính ác. Tính ác không có sẵn trong lương tâm, nhưng luôn có
sẵn trong nhân cách, dù nhân cách ấy được tiến hoá tốt đến bậc nào. Có nghĩa:
Với một nhân cách trần giới, tính ác luôn có, dù ít, dù nhiều. Nhưng quan trọng
nó có bộc phát, tồn tại như thế nào. Người thiện lương dù có lúc nghĩ đến việc
ác, nhưng không thực hiện vì thiện tính chiến thắng; kẻ ác thì ngược lại. Ác
tính khác với làm việc ác. Ác tính có khi chỉ ở việc ác tâm, không thiện. Ác
tâm là thích việc ác trong đầu, có thể chưa làm.
Bất thiện là đã thực hiện ý nghĩ,
làm việc, đã sống không thiện; là phương pháp sống không thiện. Nếu đã thực
hiện hành vi bất thiện thì là ác. Bất thiện chưa chắc đã là ác hẳn, có khi một
người tốt, làm nhiều việc tốt, nhưng vẫn làm vài việc xấu-bất thiện, nhưng xét
toàn bộ nhân cách, thì phần thiện vẫn nhiều hơn, thì anh ta là kẻ thiện, tuy
không hoàn toàn; và ngược lại, kẻ ác có khi vẫn làm được việc tốt, nhưng phần
ác che lấp nhiều hơn phần thiện, thì anh ta là kẻ ác. Có khi kẻ ác làm thiện,
kẻ thiện làm ác, thiện ác lẫn lộn mà không phân biệt được! Trong khi làm ác, có
khi tạo ra mầm-duyên thiện và trong khi làm thiện, có khi tạo ra mầm-duyên ác.
Chỉ có Cha, Tam Toà mới đủ công
bình phán xét. Nhưng người trần muốn phân biệt thiện ác, cứ lấy cái công quả,
hiệu quả cuối cùng theo đường tiến hoá mà đo, thì cũng có thể đo đếm được thiện
ác; vì nội dung tiến hoá thuộc đạo Trời ( Ba qui luật Vũ trụ).
Ví dụ: Một kẻ bóc lột vài người,
rồi đem cứu giúp hiệu quả cho nhiều người, thì anh ta được cân thiện nhiều hơn!
Giết giặc cứu nước là thiện. Ta diệt tà ma ác quỉ, cứu nhân loại là thiện. Xử
kẻ ác là thiện.
3-Sự chuyển hoá, quan hệ thiện ác.
Thiện và ác là hai mặt đối lập,
có quan hệ biện chứng, là hai thuộc tính cùng tồn tại trong Vũ trụ, trong bản
thân mỗi con người. Cho nên chúng đan xen nhau, đấu tranh, bài trừ, chuyển hoá
lẫn nhau. Không có mặt này, thì mặt kia sẽ gọi là cái khác. Vì sao? Vì nếu tất
cả toàn thiện thì không gọi là thiện nữa, vì có cái gì để làm ranh giới, hoặc
đối lập để phân biệt nó? Và ác cũng thế. Nếu cả thế giới thiện hết, đó là đại
thiện, lúc đó loài người thành thần thánh tiên phật hết, và chấm dứt luân hồi,
loài người về Thượng giới hết…
Thấy thiện nhiều chớ mừng, thấy
ác nhiều chớ sợ. Vì sao?
Cực thiện sẽ thành ác, cực ác
thành thiện. Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Cực thiện thì không tiến hoá
nữa, hoặc tất cả chuyển hoá, hoá mầm ác diệt sinh ra. Cực ác thì ác ác chống
nhau, sinh ra mầm thiện. Không có ai ác hoặc thiện hẳn. Phật cũng đã và đang
dùng luật để trị kẻ ác. Trong thiện có chứa ác nhỏ để cải ác, trong ác có thiện
để thiện ác đấu tranh, để cải tạo ác hoặc diệt thiện. Chúng đan xen nhau, chế
ngự nhau. Và thế giới này cũng vậy. Chúng thúc đẩy nhau trong quá trình tiến
hoá, theo hướng loại trừ dần các mặt tối của Vũ trụ, của con người theo Luật
Trời. Không đấu tranh không phát triển. Vì cái thiện luôn luôn cuối cùng sẽ
chiến thắng cái ác, nên thế giới mới tiến lên được; cũng bởi lý do duy nhất: Đó
là ý chí của Cha-cũng là con đường của Chân Lý!
Trong thế giới nói chung, trong
con người, xã hội-luôn luôn có cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Trong cuộc đấu
tranh này trên giới thiên linh, là cuộc đấu tranh trong linh hồn-tiến theo
Trời, hay theo nước quỉ; là giữa một bên là thần thánh tiên phật, các vong tiến
hoá, siêu thoát, với một bên là quỉ ma, các linh tinh ác sát. Cha là của chung:
Trong Cha có cả ác và thiện! Tất nhiên có nghĩa là cả quỉ ma, thần thánh tiên
phật đều là của Cha, Cha sinh ra tất thảy1 Cha chủ sinh, chủ dưỡng, chủ diệt,
chủ định đoạt muôn sự, muôn loài và chủ thiện; cho nên cái ác dần sẽ hết, thế
giới đi lên, con người tiến hoá.
Như đã nói trong Thiên Kinh:
Chúng ta hoàn thiện, thì thế giới hoàn thiện-Cha hoàn thiện. Ví như một đại gia
đình: Có con tốt, con xấu. Con xấu thì Cha đau lòng, con tốt thì Cha yêu; nhưng
đều thương cả hai, chứ sao ghét bỏ được, còn phải nuôi chứ!
Trong Hạ giới: Đó là cuộc đấu
tranh giữa cái ác với cái thiện trong xã hội, biểu hiện ở những sự tiến bộ,
công bằng bác ái, thiện đạo, có những cái bất công, phản tiến bộ, xấu xa…Kẻ ác
có khi làm thiện, kẻ thiện có khi làm ác. Chỉ bản chất thực sự của họ mới rõ
được. Trong con người: Đó là cuộc đấu tranh trong ý nghĩ, trong hành động, để
cải tạo bản thân, để sống đúng là mình, đúng với mình. Kể cả kẻ ác và người
thiện! Nhưng, cái thiện là cái chủ đạo. Hiếm có kẻ vỗ ngực tự xưng nó là kẻ ác!
Đến Quỷ Vương kia, có lúc cũng phải chấn hưng cái thiện, phù thiện theo ý chí
của Cha!
Cho nên: Không hoảng sợ, không
buồn đau, không cực đoan khi cái ác trong xã hội, trong ta còn tồn tại, vì
trong giai đoạn chưa lên đại đồng đại thiện, thì cái ác vẫn còn. Vấn đề là ở
chỗ: Nhận diện rõ cái ác, tính chất của nó thế nào, diễn biến ra sao, bản chất
của nó, biểu hiện của nó để cải tạo (trong thế giới, trong ta).
Không sợ nó, vì sẽ có cách cải hoán nó; không
bao giờ sợ thua nó, có thua chỉ tạm thời! Người đời không diệt nó, thì Trời
diệt nó, theo qui luật tất yếu tiến hoá-thiện luôn thắng ác, nhân qủa.
Nhận diện được thiện ác, phải có
phương pháp tư duy khoa học.