BẢN THỂ
VẬT CHẤT CẤU THÀNH VŨ TRỤ- THỐNG NHẤT ĐỊNH LUẬT VŨ TRỤ-(ĐẠO TRỜI)
I-VŨ
TRỤ
(Đại Vũ trụ qui mô
tổng quát và các vũ trụ con, hay là các qui mô nhỏ)
1-VŨ TRỤ TOÀN THỂ. -(
Đại Vũ trụ qui mô tổng quát):
Là toàn thể vật chất
của Tạo hoá, cấu tạo theo một chỉnh thể hợp lý, tuân theo một qui luật nhất
định. Vật chất là duy nhất cấu tạo nên Đại vũ trụ.
-Trong Đại Vũ trụ hiện nay, có hàng tỷ tỷ vũ trụ con
thành viên-nguyên tắc là chúng ta gọi Vũ trụ Nguyên thủy là Đại Vũ trụ-nền tảng
đầu tiên và cuối cùng của sự sống có được. Trong tài liệu này, sử dụng khái
niệm Vũ trụ toàn thể.
* Vật chất:
-Là tất cả những gì có được, do Đấng Đại Toàn năng tạo ra. Đó là một khối
vật chất vô cùng vĩ đại, vô cùng vô tận, không thể đo đếm được; bao gồm không
gian thời gian, vật chất hữu hình ( con người nhìn thấy được) và vật chất vô
hình ( con người không thấy được ).
Khái
niệm: Vật chất là một phạm trù triết học của Thiên Đạo-phản
ánh tổng thể vi lượng tử trong cấu thành hệ thống mô hình vũ trụ hiện đại, bao
gồm hệ siêu hình và hệ hữu hình, có cùng tính chất mang năng lượng; tồn tại
đồng thời ở hai mặt ý thức vô hình và vật thể hữu hình, đó là linh hồn và thể
xác của mọi sự vật hiện tượng. Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên
mất đi, chuyển hóa và tiến hóa từ loại dạng thể trạng thái này, sang loại dạng
thể trạng thái khác, tồn tại theo định luật vũ trụ; có thể phản ánh hoặc không
phản ánh trong tri giác con người, với tư cách là sự biểu hiện của tự ý thức
đồng thời.
Phân
tích khái niệm:
-Vật chất là phạm trù triết học của Thiên
Đạo: Đây là khái niệm mới, trong hệ thống học thuyết Trung Phương.
-Phản ánh tổng thể vi lượng tử trong cấu
thành hệ thống mô hình vũ trụ hiện đại:-Vật chất là tổng thể tự nhiên tạo nên
và sự tạo nên mọi sự vật hiện tượng, trong đó có linh hồn sự vật hiện tượng (
sự ý thức, tri giác ) và thể xác hữu thể
của nó. Khả năng tri giác và tính ý thức của vật chất tồn tại song hành với sự
biểu hiện của mọi trạng thái vật chất.
-Tất cả cấu tạo bằng vi lượng tử (nguyên tử)
để tạo ra phân tử, theo một nguyên lý sinh trụ dị diệt thống nhất ( Xem phần
Huyền thuật lý số, Các qui luật).
-Cấu thành lên mô hình vũ trụ hiện đại: mô
hình vũ trụ hiện nay có thể biến đổi, thay đổi và đang thay đổi không ngừng,
chúng ta chỉ biết đang ở trong mô hình vũ trụ hiện nay đang có, và còn thay
đổi.
-Bao gồm hệ siêu hình: Những thứ con người
không nhìn thấy bằng mắt thường được, như linh hồn, sóng năng lượng, sóng âm
thanh, hơi khuếch tán, điện từ trường, sóng ánh sáng, thể vía người, các tầng
cảnh giới vật chất khác, chất vi lượng. ( siêu hình ở đây không phải là không
có hình, mà là thể vật chất siêu đẳng-hình thể đặc biệt trong thế giới vô
hình-những thứ con người không nhìn thấy được).
-Hệ hữu hình: Những thứ mà con người nhìn
thấy được bằng mắt thường.
-Có cùng tính chất mang năng lượng:- Ở đâu có
vật chất, ở đó có năng lượng, vật chất luôn luôn có năng lượng, mang năng
lượng.
-Tồn tại đồng thời ở hai mặt linh hồn và thể
xác: Vật chất có tính lưu giữ và xử lý thông tin; là linh hồn của thể xác và là
thể xác của linh hồn. Hai cái đó tồn tại đồng thời trong vật chất, của mọi sự
vật hiện tượng, theo trình độ tổ chức và tiến hóa khác nhau.
-Tồn tại theo qui luật Vũ trụ: Vật chất tồn
tại theo 3 qui luật lớn-định luật.
-Phản ánh ở trong tri giác của con người: Con
người nhận thức được sự tồn tại của vật chất thông qua tri giác cá thể, ở ngay
trong bản thân linh hồn.
-Với tư cách là biểu hiện của sự tự ý thức
đồng thời: Ý thức của linh hồn người, tự ý thức được chính mình và thể xác mình
trong tổng hòa vật chất. Ý thức là vật chất, đồng thời nó ý thức được sự tồn
tại của nó, nó tự biết nó.
Các linh hồn đẳng cấp vật chất khác cũng thế.
-Vật chất là tổng thể tự nhiên, bao trùm mọi
thứ, là mọi thứ có được, được tồn tại.
-Tạo nên và sự tạo nên mọi sự vật hiện tượng:
Tạo nên: Vật chất tạo nên mọi sự vật hiện tượng vật thể. Vật thể cụ thể là biểu
hiện cụ thể của vật chất, do vật chất tạo nên, nó làm bằng vật chất, là vật thể
của vật chất.
Sự tạo nên: Mọi sự tạo nên đều xuất phát từ
năng lượng và kết thúc bằng năng lượng, thông qua ý chí của vật chất (linh
hồn), mà ý chí lại là vật chất. Sự tạo nên tác động hay con người tác động bằng
năng lượng trong quá trình làm biến đổi vật thể, đều thông qua ý chí nào đó-hay
nói chính xác, thông qua định luật chung.
(Năng lượng do vật chất tạo nên, năng
lượng-lực là vật thể cụ thể của vật chất, mang tính chất của vật chất).
-Ý thức của vật chất tồn tại song hành tương
ứng với sự biểu hiện tương ứng của các trạng thái vật chất.
-Ý thức của vật chất do linh hồn điều khiển,
là vật thể của vật chất, của vật chất, tồn tại song hành tương ứng với sự biểu
hiện tương ứng của các trạng thái vật chất. Có nghĩa, linh hồn tồn tại tương
ứng với mọi trình độ tổ chức trạng thái (thể trạng) của vật chất ở mọi bình
diện cấu thành nên vật chất cụ thể ( ví dụ như thể xác hay không khí, vì không
khí lại là thể vía của trái đất, trái đất lại là một phần thể xác của vũ trụ;
vía cũng là vật chất, đất, đá …cũng có hồn phách…)
-Con người tri giác được, có nghĩa là hiểu
biết về nó (vật chất), trong đó có cảm giác (nhìn, ngửi, không nhìn thấy-ví dụ
khoảng không là vật chất không đặc) và hiểu về nó (ví dụ như hiểu được trạng
thái của linh hồn, của chính mình.
-Vật chất nó không tồn tại khách quan với ý
thức của con người, vì sao? Vì ý thức của con người do linh hồn tạo ra, là vật
chất, nó tồn tại song song với chính linh hồn của nó, tức tồn tại song song với
vật chất bản thể của nó, đồng hành, là nó; nó tự nhận thức được nó, nó tự hiểu
được nó là vật chất, nên nó là “sự biểu hiện nhận thức đồng thời” chính nó. Do
đó, nó không là khách quan mà là chủ quan của chủ thể, ý thức là chủ thể của
vật chất nhận thức chủ quan về vật chất. Ý thức không quyết định vật chất và
ngược lại; xét theo nghĩa chung, vì nó là nó. Vậy, tất cả là vật chất và chỉ có
vật chất mới quyết định được vật chất, thông qua tinh thần, linh hồn.
*
* *
Toàn thể Đại Vũ trụ
là một khối vật chất thống nhất, là một lượng vật chất vô biên, vô tận, khối
vật chất ấy luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng, không ngừng phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Đại vũ trụ
là một khối vật chất vững chắc. Khối vật chất ấy chia thành nhiều thể dạng và
loại tồn tại của vật chất: dạng lỏng, đặc, trung hoà (chuyển tiếp): Nửa hơi,
nửa khí, nửa đặc, nửa lỏng. Các dạng này tạo ra vô số loại thể vật và vật thể
vật chất, hình sắc khác nhau. Các thể vật và vật thể vật chất này tồn tại trong
các thế giới-tức là các môi trường khác nhau. Bao gồm 3000 thế giới. Thế giới
của loài người và sinh vật đang tồn tại ở trái đất này là thế giới trần gian,
nằm trong 3000 thế giới đó.
Đại Vũ trụ
gồm có linh hồn và thể xác của Đại Vũ trụ.
Linh hồn là vật chất Siêu đẳng, thể xác là phần vật chất Sơ đẳng. Cả linh
hồn và thể xác đều là vật chất, nhưng tồn tại ở hai thể dạng khác nhau, tạo nên
Đại Vũ trụ; chúng gắn bó thống nhất với nhau, không tách rời nhau trong một bản
thể sống là Đại Vũ trụ; quan hệ chặt chẽ, không bài trừ nhau, không có cái này
thì không có cái kia. Tức là: Trong Đại Vũ trụ có hai cái đó mới hình thành Đại
Vũ trụ. Trong tính toàn thể thì không có cái nào sinh ra cái nào.
Đại Vũ trụ
là một bản thể sống.
Linh hồn của Đại Vũ
trụ là Đấng Đại Toàn năng, hay là Thượng đế. Người ngự trị trong cõi vô biên,
làm chủ tất cả những gì thuộc về Đại Vũ trụ. Tuy Thượng đế không tự sinh ra
mình, nhưng có thể làm biến đổi mình ( cả linh hồn và thể xác)-xét một cách
hẹp, thì Thượng đế có thể qui định mọi trật tự trong Đại Vũ trụ. Và như thế gọi
Ngài là Đấng Đại Toàn năng.
Ta hãy hình dung:
Ngài như một con người vậy, ta không tự sinh ra ta, nhưng có thể làm biến đổi
ta ( cả xác và hồn), như vậy là ta tự cải tạo được ta.
Trong Đại Vũ trụ, có
vô số các Vũ trụ trong đó. Mỗi Vũ trụ là một Đại Vũ trụ thu nhỏ, tức là cũng có
linh hồn và thể xác. Hay nói một cách khác, Đại Vũ trụ được cấu tạo bằng các Vũ
trụ con.
Trung tâm của Đại Vũ
trụ là nơi Thượng đế ngự trị, đó là nơi tạo ra ánh sáng, tức là nơi tạo ra năng
lượng cho toàn Đại Vũ trụ. Khối Nguyên năng
lượng này là hạt nhân, và các vũ trụ là các điện tử quay xung quanh hạt
nhân đó…
-Trong Đại Vũ trụ có
những Vũ trụ lớn, nhỏ, ở gần hoặc ở xa Nguyên năng lượng.
Vũ trụ con già dần
nằm xa Nguyên năng, Vũ trụ con nhỏ và non thì nằm gần Nguyên năng. Luôn luôn có
Vũ trụ già hoặc vì lý do nào đó Vũ trụ nhỏ và non mất đi, Vũ trụ mới khác sinh
ra. Quá trình đó chính là quá trình vận động và biến đối không ngừng, vô cùng
vô tận của Đại Vũ trụ. Tất nhiên, tuổi của một Vũ trụ bình thường là lớn vô
cùng, không đo đếm được, có thể đến hàng tỷ tỷ năm! Nhưng thời gian ấy chỉ là
giọt thời gian nhỏ trong sự tồn tại của Đại Vũ trụ mà thôi.
Vũ trụ là một cá thể
sống, có linh hồn và thể xác. Linh hồn đó chính là Thượng đế vĩ đại-Đức Đại Từ
phụ, Đại Linh quang của chúng ta.
Thượng đế là linh hồn
duy nhất (mang tính bao trùm) trong Vũ trụ.
Vũ trụ có bao nhiêu
thế giới vật chất, ở các dạng vật chất khác nhau, thì ở đó có linh hồn hồn ngự
trị, tức Thượng đế ngự trị. Như vậy, Người có mặt khắp nơi, và ở mọi nơi có
sinh linh. Như đã nói, tổng thể vật chất bao gồm các vật chất tạo nên, tổng thể
bao gồm các cá thể. Thượng đế cũng vậy, là tổng thể của các cá thể gộp lại. Có
nghĩa Người bao gồm tất cả chúng ta và các sinh linh khác.
Chúng ta “tạo thành”
và là một phần của Người. Người là chúng ta, chúng ta là
Người. Giống như cơ
thể vậy, đầu, chân, tay tạo thành thể xác, là phần thể xác.
Nhưng phải hiểu rõ:
Có sự tồn tại mang tính tương đối ở đây. Đó là: Thượng đế là trung tâm linh
quang của Vũ trụ, là linh hồn vĩ đại, chỉ đạo toàn Vũ trụ. Linh hồn chúng ta là
những phần tử vật chất nằm trong khối linh quang đó, chứ cá thể ta không phải
là một khối Thượng đế. Cách nói “Thượng đế là ta, ta là Thượng đế” là cách nói
trừu tượng mà thôi. Có nghĩa, chúng ta là một bộ phận không thể thiếu của
Thượng đế và chỉ là một bộ phận thành viên mà thôi. Tất cả mọi trạng thái biến tướng đều không đúng bản chất của vũ trụ sẽ
bị loại bỏ.
Thượng đế là một khối
linh quang vĩ đại-linh hồn vĩ đại. Về mặt tổ chức: Đó là tổng hợp một khối vật chất siêu đẳng, gồm toàn thể trí tuệ vô biên
của Tạo hoá.
Về mặt hình dạng:
Hình ảnh Thượng đế với sự bất tử là hoàn mỹ, đẹp đẽ, sáng láng và hoàn thiện
tuyệt vời; là hình ảnh của con người khi đã phát triển hoàn thiện hoàn toàn vào
thời kỳ cuối phổ giáo và tiến hoá cuối cùng toàn nhân loại.
Với người trần gian,
thì Người là vô hình vô ảnh. Người bao bọc và ngự ở trung tâm Vũ trụ, là một
vầng sáng hiền hoà nhất, tạo ra sáng láng cho con người-vầng sáng đó có ở mỗi
chúng ta, tiếp năng lượng sống cho chúng ta, đó là trí tuệ của linh hồn sinh
hoá luân hồi.
Thượng đế là một khối
trí tuệ-một khối tư tưởng lớn. Khối tư tưởng này ở cảnh giới cao nhất, có sự
huyền diệu linh thiêng và đẹp đẽ hoàn mỹ nhất. Nên Người là chúa tể của mọi sự
sáng tạo tốt đẹp. Tức là Người tạo ra các khối hình tư tưởng, muốn gì có đó; do
đó Người tạo ra cõi Trời (Thượng Thiên) một thế giới tuyệt đẹp, hoàn mỹ nhất. Ở
đó là thế giới đại đồng, đại thiện, đại trí tuệ, minh triết-là Thiên đường vĩ
đại, đẹp đẽ vô biên hư không vô tận. Đây chính là tư tưởng mà Thượng đế truyền
dạy cho các sinh linh, con người. Người vạch ra con đường tiến hoá duy nhất để
con người tiến hoá, để phát triển nấc thang cao nhất về mặt xã hội vật chất,
thể xác và linh hồn, là: Xây dựng một thế giới đại đồng trên quả đất, con người
tự hoàn thiện để trở về với Thượng đế-đó là hình ảnh thực của Thượng đế.
Thượng đế từ tâm, đại
lượng vô cùng. Người giáo hoá nhân linh (con người) bằng các đạo giáo để con
người hoàn thiện.
Tùy từng giai đoạn
phát triển của con người trong lịch sử loài người, trong đó có tiến hoá về mặt
trí tuệ, tư tưởng, xã hội, vật chất, mà Người giáo hoá bằng các đạo giáo khác
nhau, tiến bộ theo Chân Lý của Người.
Bằng cách này hay
cách khác, Người dạy con người về điều đó: Cho các thiên thần (Thiên sứ) xuống
đầu thai, hoặc trực tiếp chỉ bảo loài người. Con người đấu tranh để tìm ra
Chân Lý. Bản mặt sáng tối của tư tưởng con người chưa tiến hoá hết, tạo
ra thiện ác, tạo ra các tư tưởng khác nhau, chính điều này làm cho thế giới
loài người hỗn độn vô cùng. Nhưng theo thời gian lâu dài, con người càng tiến
hoá, nhận thức khoa học càng phát triển, trí tuệ thăng tiến, xã hội hoàn thiện,
thì Chân Lý ấy càng sáng rõ. Và theo qui luật tất yếu: Con người sẽ đoàn kết
thành một khối, và đến lúc hoàn mỹ thì trở về với Thượng đế, cũng là xây dựng
xong lý tưởng, Chân Lý thành hiện thực.
-Chúng ta là một phần
nhỏ bé của Người, Người có thể cải tạo được chúng ta. Người gia ân, phạt ác,
giáo hoá con người (linh hồn và thể xác) để con người hoàn thiện. Người còn cải
tạo được thế giới tự nhiên hữu hình vật chất thông qua tư tưởng và hành động
của con người. Ở mức thượng thừa, Người tạo ra các năng lực trong tự nhiên. Do
đó: Chúng ta có thể gọi người là Đấng Sáng tạo trong Vũ trụ của chúng ta; giống
như con người: Có thể xây, trồng, cấy, lại có thể đập phá đi, tàn sát, lại có
thể tạo ra mưa, gió nhân tạo; tạo ra các con giống, giống cây trồng mới.
Vậy con người có tham
gia sáng tạo thế giới không? Có. Vậy con người là ai? Là một phần của Thượng
đế. Vậy Thượng đế thông qua con người cải tạo thế giới đấy thôi.
Phải nói rõ điều này:
Thượng đế tạo ra con người được. Con người thuộc về Thượng đế, cho nên Người có
thể cải tạo và định được số phận của con người, thông qua qui luật đặc biệt,
huyền nhiệm của Người.
Người dùng sự siêu
linh để điều chỉnh các vấn đề tồn tại và phát triển của con người cho đúng với
qui luật của tự nhiên, cũng chính là đúng qui luật của đấng siêu minh Đại
Thượng đế. Đó là: Cái tốt, cái đẹp, cái thiện sẽ phát triển lên cao (tính
chung, tất yếu). Người có thể tạo ra, điều chỉnh một số phận, một đời sống cụ
thể của một sinh linh, cho sinh linh đó tồn tại bao lâu, thì linh hồn trở về;
gia ân, phạt ác, xây dựng tác thành hay huỷ bỏ, phá hoại, tác động hoàn toàn
đến vòng quay luân hồi của các kiếp sinh linh trong quá trình tiến hoá trở về
với Thượng đế.
Vậy theo nghĩa hẹp
này, Thượng đế tạo ra con người (Theo nghĩa tạo ra quá trình luân chuyển của
con người trong Vũ trụ, bằng sống, chết, đầu thai, lên các cảnh giới khác nhau,
tồn tại ở trần gian, cho đi các thế giới khác, cho đầu thai ở các loài khác
nhau. Gắn với quá trình ấy, con người có các hình dạng, tố chất, tính dạng cấu
tạo khác nhau, phù hợp với qui luật tự nhiên của Đấng Sáng tạo và theo ý chí
của Thượng đế. Như vậy, ở nghĩa này, Thượng đế tạo ra con người và các sinh
linh các loài khác.
Còn ở phần vật chất
sơ đẳng như: Đất đá, kim loại, các chất vô cơ…ở thể dạng vô tri so với con
người, linh hồn của chúng tồn tại ở dạng sơ khai, cấp độ phân tử-“ghi nhớ và
suy nghĩ’ ở cấp phân tử, nguyên tử. Có
thể nói ở thể dạng vô tri là không có linh hồn? Nếu coi đó là dạng trí tuệ sơ
khai.
Thượng đế có tác động
thông qua sự sinh, sự diệt, sự vận động của chúng; chúng là một phần cơ thể của
Vũ trụ. Là Đấng siêu linh, nên Thượng đế nhận thức được toàn bộ những qui luật
tự nhiên ( của cơ thể, linh hồn mình-giống như con người nhận thức về bản thân
vậy). Người không có tính dự đoán như con người, mà Người nắm được toàn bộ
những sự biến hoá, luân chuyển của quá khứ, hiện tại, tương lai Vũ trụ. Với
Người, tương lai là quá khứ, quá khứ là tương lai; hiện tại là tương lai hoặc
quá khứ, vì không-thời gian tròn, chồng
lấn lên nhau, Vũ trụ vận động xoay tròn, Thượng đế bất tử trong toàn bộ không
thời gian vô cùng vô tận. Cho nên các qui luật đó đảo lộn hỗn hợp biến hoá khôn
cùng. Cả không-thời gian thuộc về Người. Các khái niệm hiện tại, tương lai, quá
khứ chỉ là thứ nhận thức của con người mà thôi. Tạo hoá vẫn vũ biến ảo, vô giới
hạn. Thế giới hiện tại của loài người hôm nay, là hiện thực của Thượng đế tạo
ra, trải qua ngàn đời từ lâu lắm rồi. Trái đất này đã trải qua nhiều kiếp,
không phải bây giờ chúng ta mới phấn đấu xây dựng Đại Đồng, mà ở Vũ trụ này, đã
hình thành các thế giới đó từ lâu lắm rồi. Tức là Thượng đế đã hoàn thiện từ
lâu lắm rồi về mặt xã hội loài người. Trái đất của chúng ta là một trong vô số
các quả đất có trong Vũ trụ này. Họ có thể đi trước hoặc đi sau chúng ta. Nhưng
Thượng đế không có thời gian, vì các thể của thời gian, Thượng đế cùng tồn tại
đồng thời và biến hoá vô lường vô biên. Như vậy, ngay tại thời điểm mà chúng ta
sẽ xây dựng thế giới đại đồng-lúc này, với Thượng đế thì Người đã có rồi! Và
toàn bộ quá trình lịch sử của con người trên trái đất này, Người biết rõ, hãy
hiểu là Người tạo ra. Và đó là điều bí ẩn của con người. Chỉ có các sứ giả của
Người, hoặc người được khai mở linh năng mới nhìn thấu được cả quá khứ, tương
lai, hiện tại. Đó là những người có khả năng ngoại cảm, tu hành đắc đạo, tu
thiền đắc cách.
Điều này còn
có nghĩa: Với một con người và quá trình tiến hoá của anh ta từ các kiếp khác
nhau, Thượng đế đều biết rõ, và sắp đặt anh ta đi đúng qui luật của Người.
Người đang sở hữu chúng ta, đang nhìn thấy chúng ta ở mọi thời điểm và ở lúc
thế giới đại đồng.
Loài người
có thể đặt câu hỏi: Thượng đế có trước, hay con người có trước. Như đã nói, con
người có hai phần: linh hồn và xác phàm-đều là vật chất. Thượng đế “chia” chính
mình ra, trong đó có linh hồn con người. Vậy ở đây phải hiểu, chúng ta-tức con
người (linh hồn cụ thể hoặc theo nghĩa chung) cùng tồn tại và bất tử cùng
Thượng đế ở mọi thời gian. Có nghĩa, các thiên thần được tồn tại cùng linh hồn
gốc ngay từ đầu, trong tổ hợp Nguyên năng gốc. Linh hồn con người phân hoá từ
đó ra. Nếu nói được tái-tạo ra từ nguyên gốc là đúng. Ở nghĩa hiểu này thì linh
hồn con người được tạo ra theo các chiều kích không thời gian khác nhau trong
tiến hoá vận hành Vũ trụ. Nhưng nhấn mạnh điều này: Thượng đế tạo ra linh hồn,
thì Thượng đế có thể diệt vĩnh viễn linh hồn.
Ở đây có một
câu hỏi nữa: Vậy, khi Người thấy một con người trong toàn bộ quá trình tiến hoá
của linh hồn và thể xác như vậy, thì con người đó là một hay nhiều người khác
nhau? Xin nói ngay, đó chỉ là một con người duy nhất, gắn với toàn bộ quá trình
tiến hoá. Ở các thời kiếp khác nhau, anh ta mang xác thân, tư tưởng, trí tuệ,
giới tính khác nhau, nhưng vẫn linh hồn “cũ” ấy. Linh hồn tiến hoá giống như
một đứa trẻ lớn dần lên; ở mỗi thời điểm, nó suy nghĩ, trí tuệ, hình dáng, bộ
mặt, hành động khác nhau, nhưng nó vẫn chỉ là linh hồn ấy. Có thể hiểu anh A
kiếp trước là nhà giáo, kiếp này là một nông dân, hoặc tiến hoá thay đổi các
nghề nghiệp khác…hoặc vào thời đại đồng, anh ta là một nhà tư tưởng, hay giáo
sư;
Thượng đế đã
nắm rõ về số phận này.
Vậy số phận
có phải là định sẵn không? Với một quá trình dài dằng dặc hàng vạn năm ấy, là
định sẵn. Với Thượng đế là định sẵn, còn với con người là không định sẵn. Tại
sao: Vì trong kiếp nghiệp cụ thể, anh ta phải phấn đấu theo qui luật có sẵn ấy,
và do tính chất tương đối của quan hệ vật chất siêu đẳng với vật chất sơ đẳng,
thì anh ta có thể làm biến đổi một phần qui luật ấy, do tính biến đổi của quá
trình nhân quả, tức là quá trình biến hoá phát sinh phát triển và xâu chuỗi của
các nguyên nhân, sự kiện, làm hình thành các hệ biến quả của qui luật đồng
thanh tương ứng, đồng khí tương cầu-mà thực chất là sự sắp đặt có tính chất tự
do của vật chất trong quá trình chúng liên tục biến đổi, biến dị. Anh ta hoặc
làm nhanh, hoặc làm chậm lại quá trình tiến hoá của chính mình bằng các nghiệp
quả do anh ta tạo ra. Vậy anh ta có thể chủ động thay đổi con đường lịch sử ấy,
giống như chọn đường đi về đích vậy.
Thượng đế
khuyến khích phù âm tiếp sức cho điều đó theo hướng tiến bộ. Con đường duy
nhất là phấn đấu theo Chân Lý của Thượng đế, theo các đạo chân chính của Thượng
đế. (Ở đây, hiểu đạo-như một sự lựa chọn,
một con đường, hay một phương pháp để tiến hoá linh hồn, tuân theo định luật Vũ
trụ nhất định-tức Chân Lý và hướng tiến triển của con đường tiến lên ánh sáng
cao, cảnh giới cao, hoặc thế giới cao hơn).
Nên nhớ: Qui
luật nhân quả với phép gia ân phạt ác của Thượng đế không bỏ xót bất cứ sinh
linh nào trong cõi trần này. Mục đích là làm cho con người luân chuyển tiến
hoá.
III-BA QUI LUẬT LỚN CỦA VŨ TRỤ
1-Qui luật Vũ
trụ thống nhất (Vũ trụ là Một).
2-Qui luật Vận động và Phát triển không ngừng.
3-Qui luật Nhân quả.
Ba qui luật hợp nhất,
thành Đạo Trời (Luật Trời- Định luật vũ trụ).
(Đây là phát hiện
đặc sắc nhất của Trung Phương Thiên Tôn-chấm dứt sự huyền bí, sự bí hiểm của
khái niệm“ Đạo Trời”, mà các vị giáo chủ trước thường nói mập mờ khó hiểu, hoặc
giải thích không đầy đủ).
* Qui luật là gì?
Là sự hợp hoá và vận hành tất yếu theo một thể thức chặt
chẽ không thể đảo ngược, không có loại suy, không có thay thế, trong đó các mặt
nội dung của nó thống nhất về bản chất, hiện tượng. Tính chất tồn tại là lặp đi
lặp lại các bản chất, hiện tượng trong sự vận động xoáy trôn ốc.
Trong vũ trụ, có rất
nhiều các qui luật khác nhau, mang các nội dung khác nhau, có tính phổ biến.
Qui luật lớn là qui luật phổ biến và bao trùm.
Ba qui luật lớn, vĩ
đại này, bao trùm toàn bộ sự vận động, phát triển, diệt vong của Vũ trụ; nó qui
định ở mọi mặt trong mọi sự vật hiện tượng của Vũ trụ, biểu hiện ở mọi nội
dung, hình thức, không gian, thời gian, hiện tại, quá khứ, tương lai, các mặt
bản chất, hiện tượng.
*Đạo Trời: Tức là ba qui luật
này, vốn khi sinh ra Vũ trụ, nó đã có rồi. Nó là thứ bản nguyên của Vũ trụ, là
thuộc tính tất yếu của tự nhiên, tức là không ai sinh ra nó, mà nó là nguyên
nhân, cũng là kết quả. Mọi sự vật hiện tượng nằm trong phạm vi qui định của nó
chỉ tuân theo nó, không thể khác. Thượng
đế không sinh ra các qui luật ấy, nhưng ở tính toàn thể, Người đại diện cho qui
luật ấy, và Người thực thi qui luật ấy.
Qui luật 1 (Vũ trụ
thống nhất): Qui định nội dung và hình thức.
Qui luật 2 (Vận động
và phát triển không ngừng): Qui định động lực tồn tại.
Qui luật 3 ( Nhân
quả): Qui định sự chuyển hoá.
Thiếu một trong ba
qui luật này, không thành, không tồn tại vũ trụ và bất cứ thuộc tính, sự vật
hiện tượng nào!
Đây là phát hiện, có
tính sáng tạo mới nhất về nguyên lý của Vũ trụ. Ba qui luật này sẽ xuyên suốt
toàn bộ hành động của loài người, coi đó là phương pháp luận mới trong tư duy,
hành động.
QUI LUẬT THỨ NHẤT: VŨ TRỤ THỐNG NHẤT
(Sự thống nhất của Vũ
trụ )
Như chúng ta đã biết,
Vũ trụ sinh ta từ một bản nguyên duy nhất, bản nguyên này: Là linh hồn phân cấp từ Đại Vũ trụ, sau đó được biến hoá thành một đại
khối Nguyên năng, phân tính rõ ràng, có đầy đủ ý thức và co lại trong một chuỗi
các hệ không phân chia về Nguyên hạt đồng nhất Trung Phương. Đại khối này trước
đó đã co lại trong lòng Đại Thượng đế, với khối lượng tới hạn và cực nặng; sau
khi được phân cấp, nâng cấp và nhận lệnh biến hoá thành lập Vũ trụ, linh hồn
này được phát phóng ra từ Trung tâm Thần lực Đại Vũ trụ, đạt độ cưỡng bức vật
lý và giao hoà Nguyên Lý cân bằng bên ngoài thể vía của Đại Vũ trụ, thì bắt đầu
phân chia-có thể bùng nổ vật lý hạt, hoặc không bùng nổ (tức là có hoặc không
có bất cứ vụ nổ lớn nào)-Nhưng quá trình ban đầu khi Tâm Trường thay đổi, các Nguyên
hạt Trung Phương bắt đầu phân rã mạnh,
thì Vũ trụ sinh ra trong một phản ứng vật lý-hoá-sinh của nguyên tử, và tạo ra
chuỗi dây chuyền phân hoá liên tiếp, tạo ra muôn vật, vận động và tiến hoá
không ngừng cho đến ngày nay.
Do đó, dù to, dù nhỏ,
đơn giản hay phức tạp, thì Vũ trụ vẫn chỉ là MỘT! Và duy nhất Vũ trụ-với
tư cách là một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất, tuyệt đối, không chia rẽ.
* Là một chỉnh thể
hoàn chỉnh: Tức
là một chỉnh thể toàn vẹn, độc lập, bao gồm cấu tạo của các bộ phận tạo nên nó và
đúng là nó, với sự thống nhất tuyệt đối của các mặt đối lập; các bộ phận cấu
thành quan hệ chặt chẽ, khăng khít, liên hệ tuyệt đối, dựa vào nhau và tương hỗ
cho nhau để cùng tồn tại.
Mọi bộ phận của chỉnh
thể ấy đều có được, sinh ra và tồn tại theo một cơ duyên chặt chẽ, không thừa,
không vô lý.
Mọi bộ phận liên hệ
chặt chẽ với nhau và cùng chung một thiên tố để tồn tại, đó là: Sự cấu
tạo về mặt cấu trúc. Cấu trúc chung cho mọi sự vật hiện tượng của Vũ trụ.
*Là một chỉnh thể
thống nhất:
Giống nhau về sự tồn tại của hình tố: Mức tồn tại cấu trúc, hệ số giống
nhau, vận động theo qui luật giống nhau.
Thống nhất các mặt
đối lập: Sau khi linh hồn Thượng đế bắt
đầu quyết định phân chia, sau khi hình thành Đạo trường từ Tâm trường, các
Nguyên hạt biến đổi từ lực đẩy của Đại khối Nguyên năng, bắt đầu phóng phát các
dây Trung Phương ra xung quanh…Các cấu trúc lượng tử liên tiếp phân hoá. Đạo
trường biến đổi, làm cho phóng ra các linh hồn gốc là các Đại thiên hà. Bảy
trung tâm thần lực đại cổ Tổng thiên thần Đại thiên hà hình thành thể dạng ban
đầu…Ta bắt đầu ban thần lực của Ta thành các con…
Chuỗi các đại thiên hà hình thành theo nhịp thở Vũ
trụ…Một khi chuỗi đó hình thành theo tình yêu vô bờ bến, sự hoan hỉ an lạc đến
vô cùng, từng nhịp điệu của Ta ban rải thần huệ, hình thành các chuỗi Thiên hà
ban đầu trong ánh sáng của sự kỳ diệu sắp xếp theo trật tự của Nguyên Lý Trung
Phương, nơi mà các chỉ số ADN Vũ trụ của Ta được phân chia cân bằng, đối lập,
mang hơi thở và trí tuệ Vũ trụ; nhịp điệu phân hoá sau cùng và cũng là đầu
tiên. Nơi mà các linh hồn được sinh ra trong Bảy Nhịp muôn đời của Vũ trụ…
Thân thể Vũ trụ sau
đó hình thành từ hai mặt chính của bản nguyên có cấu tạo từ e-( electron) và n+( nơtron). Từ hai mặt này,
khi Vũ trụ phát triển, thì nó qui định ở cấu tạo của mọi sự vật hiện tượng một
cách tuyệt đối, mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt âm-dương ( Ta gọi là hai mặt đối lập), nhưng quan hệ chặt
chẽ với nhau, không tách rời nhau. Không có cái này thì không có cái kia, không
có cái này thì cái kia không còn phát triển, không còn tiến hoá, mà nó chuyển
sang một hình thức khác, tên gọi khác, không mang bản chất cũ nữa.
Ví dụ: Sự sống-chết
của thể xác, thiện-ác, tiến bộ- lạc hậu, âm- dương, sáng -tối, trẻ-già,
giàu–nghèo, tương lai-quá khứ, vị tha-cố chấp, to-nhỏ, lớn-bé…Ở giới Thiên linh
là: Cha (Thượng đế) là Vũ trụ: Gồm thể xác đơn giản và vật chất siêu đẳng (linh
hồn). Thượng đế về mặt vật chất siêu đẳng gồm: Thần, thánh, tiên , phật, các
vong nhân thiện, và quỉ ma, tà ác…Người là chúa tể của tất cả các giới trong
thiên linh, sinh ra giới thiên linh. Thiên linh bao gồm vạn giới linh hồn, các
cấp bực từ cây cỏ đến con người…Vậy trong Thượng đế tất yếu có hai mặt của Vũ
trụ: Người bao gồm cả thiện-ác, sáng tối, thần tiên-ma quỉ…Nhưng vì Người chủ
tạo lập tiến hoá, nên là chủ Thiện, chứ không chủ ác. Tính ác chỉ là một
phần của Người do bọn quỉ vương nắm giữ. Từ bi không ai bằng Trời( ở tính
Phật), nhưng trừng phạt, tiêu diệt thì cũng không ai bằng Trời! Ta hiểu rộng
hơn là qui luật (luật Trời) vậy. Bọn ma quỉ các loại cũng là con của Người. Có
thần phật thì cũng có ma quỉ, trước khi thành phật, thì phải đã là ma quỉ, có
khi thần tiên cũng hoá ma quỉ chứ không sai! Nhưng ma quỉ bị Người chi phối.
Trong một con người
cũng luôn luôn có hai phần thiện-ác, ma quỉ-thần tiên, tính phật-tính ma, các
phần tư tưởng luôn luôn có mặt đối lập, mọi thành tố tạo thành vật chất sơ
đẳng( thể xác) và vật chất siêu đẳng (linh hồn) luôn luôn tồn tại các mặt đối
lập.
(Học thuyết âm-dương của phương Đông đưa ra nhận thức hai mặt đối lập
hoàn toàn chính xác; nhưng cần bổ sung bằng nguyên lý khoa học lượng tử hiện
đại ở trên để hoàn chỉnh về cấu trúc nguyên-phân tử. Phần sau sẽ nói: tư tưởng
con người cũng cấu tạo bằng vật chất).
Chỉnh thể này về mặt
số học, thì thống nhất bởi các số. Từng bộ phận hợp nhau thì giống nhau về số: Ví dụ thời
gian-không gian-con người thống nhất ở số học là 365, 12, 7, 9, 18, 36, 72, 81,
108. Trái đất xoay tròn quay xung quanh mặt trời một vòng là 365 lần xoay ( 365
ngày), thì con người có 365 đốt xương, 365 lạc huyệt, 108 huyệt quan trọng, 36
huyệt tối quan trọng, trong đó có 7 huyệt ( 7 luân xa ) thông thiên, 7 lỗ trên
cơ thể, 7 sao trong chòm Bắc cực. 1 năm
có 12 tháng, cơ thể người có 12 đường kinh chính, trái đất có 12 cung hoàng
đạo. Số 9 là số cực: 9 cảnh giới, 9 phương trời, 9 tháng mang thai, 9 hành tinh
trong hệ mặt trời (Kim-mộc-thuỷ-hoả -thổ-trái đất-hải vương-thiên vương-diêm
vương tinh)….
Trong bản nguyên gốc
của tế bào phân tử mọi vật, đều cấu tạo từ các nguyên tử, điện tử. Mọi vật đều
có cấu tạo từ các nguyên tử mà thành. Các nguyên tử thống nhất ở qui luật vận
động và tồn tại với tư cách là một chỉnh thể của hai mặt đối lập.
Thống nhất về sự vận
động: Trong không gian và thời gian, các sự vật hiện tượng Vũ trụ thống nhất:
Vận động ngược chiều kim đồng hồ. Đây là chiều vận động để tồn tại của mọi vật
chất. Tuy nhiên: Theo qui luật dương giáng, âm thăng; vậy khi đi lên thì theo
chiều ngược, khi đi xuống thì theo chiều thuận kim đồng hồ.
Tất cả đều ở dạng vận
động xoay tròn, có cấu tạo dạng tròn-là tuyệt đối; còn các thể dạng khác là
tương đối.
Thời gian-không gian
là xoay tròn, nên có thể nhận thức, tìm lại, gặp lại mọi thời điểm của không
thời gian.
Chu trình tiến hoá, vận
động, chuyển hoá theo qui luật xoáy trôn ốc, bước sau cao hơn bước trước. Theo
qui luật chung là mọi sự vật hiện tượng đều có sinh trụ dị diệt, mọi sự vật
hiện tượng đều tiến hoá, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, theo qui luật và các yếu tố trong chính bản
thân nó.
Các bộ phận của Vũ
trụ có mối quan hệ tuyệt đối với nguồn gốc của nó, gốc chính là nguồn nguyên
năng Vũ trụ-tức là Thượng đế. Tại sao? Vì nguyên năng gốc cung cấp năng lượng
tồn tại và chuyển hoá cho mọi sự vật hiện tượng, trong sự thống nhất tuyệt đối
đó. Ví dụ: Con người khi sinh ra, nhận năng lượng của Vũ trụ thông qua các luân
xa, các luân xa này tập trung thống nhất lại thành một đường, chạy từ dưới lên
trên, qua huyệt Bách hội tại đỉnh đầu để liên hệ vào Vũ trụ, trông đường này
như một sợi dây bạc, kéo lên không trung. Khi con người chết, tức là sợi dây
này bị đứt, hồn tách khỏi xác, bay lên, thể xác chấm dứt được tiếp năng lượng
Vũ trụ, nên tan rã.
Các bộ phận của Vũ
trụ có mối quan hệ tương đối với nhau, trong chỉnh thể chung; tức là: chúng
không sinh ra nhau, mà quan hệ biện chứng với nhau, có thể làm chuyển hoá nhau.
Vì không sinh ra nhau, nên không quyết định được sự sinh của nhau, giống như
anh em trong một gia đình, hay chân với tay vậy. Các thần thánh, tiên, phật,
quỉ ma, con người đang sống cũng thế; lại có thể tiêu diệt lẫn nhau, làm chuyển
hoá nhau, thông qua cuộc đấu tranh giữa các thành tố có tính cách đối lập.
Vì Vũ trụ luôn có hai
mặt thuộc tính âm-dương ( Ta gọi là hai mặt đối lập chính) bản nguyên, tạo ra
các mặt đối lập của mọi sự vật hiện tượng khác. Sự tồn tại của mặt đối lập kia,
đối với mặt đối lập này là tất yếu, xong chúng có thể chuyển hoá, tác động, đấu
tranh, dị trừ và tiêu diệt nhau, đó chính là qui luật “thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập” mà C.Mác đã chỉ ra rất đúng-là động lực của sự phát
triển. Đây là một qui luật nhỏ, bị qui định và nằm trong trong qui luật Vũ trụ
thống nhất.
(Ghi chú: Nguyên Lý Trung
Phương về phần hình thành Vũ trụ, phân hoá Vũ trụ và thống nhất vật lý lượng
tử-đọc ở phần Trí Kinh ).
QUI LUẬT THỨ HAI: VŨ TRỤ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN KHÔNG NGỪNG
* Vũ trụ luôn luôn vận động phát triển theo phương thức:
vận động liên tục, vận động để tồn tại, vận động để chuyển hoá và tiếp nhận
năng lượng, vận động theo chiều xoay tròn, ngược chiều kim đồng hồ. Đây là sự
vận động tuyệt đối, mọi chiều khác đều tương đối. Đứng im chỉ nhất thời, tương
đối-thường khi vừa ở chế độ xác lập mới, ổn định bản chất mới, sau đó chuyển
hoá tiếp (vận động tiếp).
Vận
động của mọi sự vật hiện tượng trong Vũ trụ diễn ra đồng thời trên bề mặt
của vô số chiều không-thời gian của chính chúng và Vũ trụ.
Khi vận động, mọi sự
vật hiện tượng tiếp nhận năng lượng từ
Đại vũ trụ, trong Vũ trụ, chuyển hoá năng lượng ( từ dạng này sang dạng
khác), đồng thời cũng làm tiêu tốn năng lượng cho sự vận động, phát triển. Sự
tiêu tốn này làm Vũ trụ, sự vật hiện tượng già đi, cho đến tan rã, chia tách.
Nhưng chia tách chỉ mang tính cá thể, tương đối, hợp nhất là tuyệt đối.
Riêng với con người:
Sự vận động và chuyển hoá của các kiếp của linh hồn cũng thế, nhưng là giới
linh cao nhất (mang xác, đổi xác) của Cha, nên con người đã tự cải tạo Vũ trụ,
và đến lúc này, khi có con người, Vũ trụ mới tự cải tạo được. Hay nói một cách
khác: Xã hội con người là đỉnh cao của sự tiến hoá trong vũ trụ. (Lưu ý: Con người tồn tại trong cả các hệ
tinh thể cao cấp-còn mang xác, nhưng có thân thần thánh trong các cõi cao hơn,
thì vẫn gọi là con người-không tính đến khi linh hồn đầu thai thành các hành
tinh).
* Phát triển: Vũ trụ phát triển từ nhỏ đến lớn, từ đơn
giản đến phức tạp, theo qui luật chuyển hoá: Đạt cực đại thì chuyển thành dạng
hoặc hình thức, nội dung, bản chất khác; giai đoạn sau được tạo lập và bị chi phối bởi giai đoạn trước, và có mối
liên hệ xuyên suốt giữa các giai đoạn trong không-thời gian ( đây chính là
qui luật nhân quả). Mọi giá trị, nội dung của các giai đoạn tồn tại đồng thời
trong không-thời gian. Nói như thế, các nhà khoa học thô mộc hiện không thể
hiểu được! Do đó, mọi sự vật hiện tượng phải tuân theo qui luật nhân quả. Ta
hiểu đó là qui luật chuyển hoá. Qui luật lượng chất chỉ biểu hiện một phần nhỏ
của qui luật này. Tại sao? Vì không đề cập được các giá trị còn tồn tại vĩnh
viễn của quá khứ trong không-thời gian bốn chiều-đến nhiều chiều! Không phải
thành cái mới rồi thì cái cũ mất đi! Mà “cái áo cũ” còn nguyên vẹn và được Vũ
trụ lưu giữ!
Giữa các mặt
lượng-chất, chuyển hoá thành nhau, đều là thuộc tính của qui luật lớn là vận
động và phát triển không ngừng.
Phát triển là tuyệt
đối, đồng nghĩa với nó là sự tiến hoá, tiến bộ, đi lên. Nhưng phát triển trên
nền tảng của sợi chỉ đỏ ( hay trục dọc xuyên suốt) là Chân-Thiện -Mỹ. ( đọc phần Chân- Thiện -Mỹ -đạo Hằng của
Thượng đế). Nền tảng này quan trọng, không đảo ngược, chi phối đến toàn bộ
sự tồn tại của Vũ trụ. Cái gì phù hợp với tiến hoá thì tồn tại và ngược lại.
Tại sao Chân-Thiện-Mỹ ( gọi chung là đạo đức) lại quan trọng đến như vậy? Vì
mọi sự vật hiện tượng đều phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện. Chân-Thiện-Mỹ là sự hoàn thiện của Vũ trụ-mà trong tổng thể
của nó, đã thành, đã và đang chi phối, thúc đẩy các phần khác trong Vũ trụ tiến
hóa lên-tổng thể ấy chính là Thượng đế vĩ đại của chúng ta!
Nên nhớ: Cái xã hội
con người ở trái đất này, chỉ là một phần cực kỳ nhỏ bé của –trong Vũ trụ; có
nhiều các xã hội có con người khác trong Vũ trụ tiến hoá hơn chúng ta gấp triệu
lần rồi!
Chân-Thiện-Mỹ là sự
hoàn thiện của Vũ trụ-trong mọi sự vật; đó cũng là mục tiêu của mọi sự vận
động. Nó là thể nhẹ-cao-thanh-dương, ngược với nó là nặng- thấp-trọc-đen
xấu-âm. Cái ngược ấy bao giờ cũng kéo cái tốt kia, nhưng theo qui luật-cái hoàn
thiện-cái siêu-nhẹ tinh vi, gần và có nhiều năng lượng luôn luôn chi phối và
chiến thắng cái thấp, xấu-yếu về năng lượng hơn! Đó là nguyên nhân làm cho cái
thiện-cái tốt luôn luôn và cuối cùng chiến thắng cái xấu, tất thảy mọi cái xấu
đều là trái qui luật tiến hoá-tất yếu sẽ bị qui luật tự nhiên tiêu diệt!
Hai thể thức-hình
thức đối lập này luôn luôn đấu tranh, chuyển hoá cho nhau. Nhưng để tiến hoá
thì phải đi lên phía trên, thuộc thể dương, mặt sáng; nơi đó có nguồn Đại
nguyên năng của Vũ trụ-là Thượng đế; cho nên, không có cách nào khác là mọi sự
vật hiện tượng của Vũ trụ đều cần luôn luôn vận động theo hướng dương đó.
Đỉnh cao của sự phát
triển của mọi sự vật hiện tượng là trở về với Thượng đế (theo nghĩa lớn); nghĩa
nhỏ: hoàn thiện rồi thì chuyển hoá thành cái khác, thứ khác, không là cái cũ
nữa, rồi đi đến lụi tàn. Vũ trụ sẽ lụi tàn và bị huỷ diệt vào một thời điểm nào
đó và sẽ luân hồi trở lại vào một thể trạng khác! Sự luân hồi ấy lại là một sự phát
triển vậy. Sinh cũng là phát triển, chết cũng là phát triển! Vì mọi thứ chỉ
thành cái khác mà thôi.
*Chân-Thiện-Mỹ: đạo Hằng của Thượng đế-động
lực của sự phát triển, tiến hoá, tiến bộ.
Chân-là chân chính,
trong sáng, chính trực, công bình; là sự tu tập để có đạo hạnh thánh thiện
trong tâm hồn. Trong sự vật, thì nó phải biểu hiện ở thuộc tính của nguyên nhân
tồn tại của nó-ấy là cái chính bền-trong sáng của bản thể của nó.
Có Chân, mới có
Thiện; có Thiện mới có Mỹ. Chân là giá trị của bậc thượng lương. Chân như ánh
sáng soi rọi và làm sáng tâm hồn con người. Khi có nó rồi thì không sợ tà ma ác
quỉ nữa! Vì ác quỉ trong ta, ác quỉ ngoài ta đều khiếp sợ, kính phục cái Chân
ấy.
Thiện là thiện tính
và lương thiện ( phân tích trong bài
“thiện và ác”), ở đây nói thêm: Thiện là sự vươn tới lên ngang tầm con
người của mỗi con người. Rõ ràng, để có Thiện, trước hết phải có Chân. Rồi đến
lúc cả ba bổ trợ cho nhau, quan hệ tương đồng với nhau, là nhau, tạo nên đẳng
cấp nhân cách cao quí của con người.
Mỹ là cái đẹp, sự
hướng đến cái đẹp và phấn đấu để làm ra cái đẹp, vì cái đẹp, tiến lên cái đẹp.
Cái đẹp này không đơn giản là mỹ quan đẹp mắt, mà chính là cái đẹp của sự hoàn
thiện tuyệt vời trong tâm hồn, tư tưởng, thể xác, xã hội, thế giới. Mỹ là cái
đẹp thánh thiện, chân chính, hài hoà với cái Chân và Thiện.
Thượng đế Chí Tôn vĩ
đại của chúng ta là bậc toàn năng về Chân-Thiện-Mỹ. Người là tinh hoa cao nhất
của Chân-Thiện-Mỹ; và Người tạo ra Chân-Thiện -Mỹ. Người
là thành tố có tính qui luật tạo ra sự phát triển, tiến hoá của vạn vật.
Qui luật ấy chính là sự hoàn thiện của vạn vật, trên tiêu chí Chân-Thiện-Mỹ.
Cái đẹp tự nhiên hay cái đẹp cá nhân đều phải trải qua vô vàn nhịp điệu tiến
hoá mới có. Người là động lực, là nguyên năng, là cái đích, là bậc chủ trì sự
vận động ấy! Về mặt linh hồn, Người cho chúng ta một tiểu nguyên năng, với một
lương tâm. Trong lương tâm có sẵn ấy, đã có sẵn Chân-Thiện-Mỹ. Không có lương
tâm ấy thì loài người sẽ bị huỷ diệt, con người không phát triển, thế giới lụi
tàn! Bởi vì sao? Vì không phát triển được nữa! Phát triển tiến bộ có nghĩa là
Chân-Thiện-Mỹ còn sống, còn tồn tại và ngược lại!
Cho nên mới nói:
Chân-Thiện-Mỹ là đạo Hằng của Thượng đế! Đạo Hằng là hằng số, không đổi, là thứ
bất biến, tồn tại muôn năm! Thượng đế còn thì Chân-Thiện-Mỹ còn! Người không
đại diện cho nó, mà sáng tạo, chủ trì và duy trì nó, nó thuộc về Người-với tư
cách là đấng Toàn năng.
Để loài người tồn
tại, đi lên đích cuối, thì không thể không có Chân-Thiện-Mỹ-cũng có nghĩa là
phải có Cha bên chúng ta! Đại Đồng là xã hội có Chân-Thiện-Mỹ cao nhất, vì con
người ở đó đạt Chân-Thiện-Mỹ cao nhất. Họ lúc đó thành tiên phật thần thánh ở
trần giới. Và tất nhiên, ngay cả bây giờ, ai cũng có thể tu tập để hoàn thiện như vậy!
Chúng ta phải hiểu
thêm, con người còn phải đạt được một trí tuệ huệ năng lớn lao, đạt được trí
tuệ uyên bác đại trí. Đó cũng là giá trị của Mỹ-sự hoàn thiện của trí tuệ-tư
tưởng-tâm hồn.
Chân-Thiện-Mỹ là tổ
hợp nguyên năng trong chúng ta, tồn tại ở ba trung tâm luân xa, nơi đấng Cao
Minh, đức Mẹ và các đức Thầy ngự. Các ngài ngự trong ta, là ta mà không phải là
ta; là linh hồn ta; ta là một phần nguyên năng của Cha-Mẹ-Thầy. Tam Toà hun đúc
sức mạnh, ánh sáng, trí tuệ cho chúng ta, để chúng ta tiến bộ, đạt
Chân-Thiện-Mỹ; kẻ ác, xấu là những kẻ đánh mất nguồn nguyên năng ấy, đỉnh điểm
nhân quả của họ có thể bị Trời tiêu diệt-theo qui luật tự nhiên; thậm chí bị
diệt linh hồn-đây là sự trừng phạt khủng khiếp nhất đối với một cá thể-vì chấm
dứt sự tồn tại thực sự của một người-nhân linh; còn cái chết thể xác ở hạ giới
chỉ là một sự chuyển hoá tất yếu mà thôi.
Ai muốn có
Chân-Thiện-Mỹ thì chỉ cần khơi động nó trong chính mình, không phải tìm kiếm
hoặc học ở đâu cả! Ngay cả khát vọng về một cuộc sống, về sự tồn tại chân
chính, với sức sống của sinh thể đã là một thuộc tính của Chân-Thiện-Mỹ. Đó là
tình yêu trai gái, tình yêu con người với con người, con người với thiên nhiên,
khát vọng về hạnh phúc và sự an lạc chân chính. Đặc biệt Ta không khuyến khích
sự diệt dục! Vì nhân loại còn tồn tại hàng tỷ năm, sự sinh làm trọng. Cha là
chúa tể của sự sinh.
“ Ấy
là Ta giáng mấy lời
Chúc cho
Đại Đạo đẹp tươi vẹn toàn
Phổ giáo
Chân-Thiện loan hoàn
Mỹ kia
đẹp đẽ Ta ban cho đời
Đạo
thường đã đẹp, đẹp người
Nhân loại
đẹp đẽ, Trời, người đẹp chung
Bao giờ tới đỉnh ngàn trùng
Thiên Đình nơi ấy là cung Bạch Toà
Đạo Ta ánh sáng chan hoà
Ba điểm
hội lại thành hoa muôn đời.
(Bài “Đạo Hằng” này viết
theo ý Cha ngày 16-3-2008)
QUI
LUẬT THỨ BA: LUẬT NHÂN QUẢ
Nhân: là nguyên nhân, nguyên cớ, nguyên thể-nhân
tố hình thành, xuất phát điểm, trạng thái hình thành và khơi động của mọi sự
vật hiện tượng.
Quả: là hệ quả, thành tựu đạt được, cái được xác lập tất yếu
do“ nhân” gây ra, tạo ra. Quả bao gồm tất cả các giá trị trong diễn tiến hình
thành ra nó và tạo thành nó, được xác lập.
Như vậy: Một nhân có
khi có một quả, nhưng có khi lại có cả chuỗi quả khác nhau, thành một chuỗi
liên quan, liên hệ với nhau, phản ứng và ảnh hưởng lẫn nhau.
Trong mọi sự vật hiện
tượng, khi “sinh-trụ-dị-diệt”, hay “thành-trụ-hoại-không” đều có nhân quả.
Không một sự vật hiện tượng nào sinh ra mà không có sự chuyển hoá nhân quả.
Có Ba qui luật nhỏ
ảnh hưởng đến qui luật này là:
1-Qui luật
Lượng-Chất:
Qui luật này xác định khi có một sự tác động, thì sinh ra một sự chuyển hoá;
đạt đến một trình độ nào đó của vận động, thì nó chuyển thành cái khác. (Đọc Nguyên Lý Trung Phương về chuyển hoá
cung trường và mật độ, chuyển pha lượng tử).
2-Qui luật Phản hồi: Khi tác động vào
một yếu tố nào đó, thì sau đó sẽ phản hồi ngược lại, theo thuộc tính tương ứng:
Đây là lý do tại sao bất cứ một quả nào đều phản ánh cái nhân của nó và chi
phối ảnh hưởng hưởng trở lại nhân. “Nhân nào quả ấy”-nhân tốt-quả tốt, và ngược
lại. Sự phản hồi này có thể xảy ra ngay tức khắc, sau đó một thời gian, hoặc
sau một thời gian dài, do sự “lưu chứa
thông tin năng lượng” tác động trở lại nhanh hay chậm. Sự lưu chứa này phụ
thuộc lực tác động (tức là khởi lực của nhân).
Phản hồi bao hàm
trong nó cả phản lực, tính chất thuộc tính của thông tin (ví dụ: Hành vi tốt
hay xấu, cao hay thấp…). Lực tác động này ví như khi ta chặt cây: Chặt thật
mạnh thì tay ta bị rung động ngược lại mạnh, đó là phản lực. Hoặc hành động
giết người vì hành vi bất lương-đây là lực lớn, thì ngay lập tức có thể bị phát
hiện, hoặc bị trả giá ghê gớm! Kẻ gây ra chiến tranh phi nghĩa thường ngay lập
tức bị lụn bại! Đây gọi là gieo gió ắt
phải gặt bão. Chưa bao giờ trái điều này. Hoặc làm một điều tốt, chắc chắn
trong tương lai, trong kiếp này hoặc kiếp sau, anh ta sẽ được đền bù lại. Đây
là qui luật quan trọng nhất của qui luật nhân quả. Phản hồi dựa trên sự tương
hỗ của qui luật “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cái tốt, hay cái
xấu sẽ đến với anh, nếu anh “sở hữu” nó! Tức là thể vía của anh lưu giữ thông
tin nào thì anh sẽ gặp nghiệp-duyên-quả tương ứng.
3-Qui luật Phản phục:
Vì
Vũ trụ còn một lượng vật chất “ngược” nữa, đó là “phản vật chất”, là thuộc
tính âm-đối kháng trong Vũ trụ, cũng còn là thuộc tính đối lập trong mọi sự vật
hiện tượng cấu tạo từ vật chất. Vậy khi cái này tăng, ắt cái kia phải giảm, vì
khởi nguyên hai mặt âm-dương bằng nhau, và tổng năng lượng giữa chúng bằng
Không ( 0 ). Khi một cái động thì cái kia phải động; cái kia tiến thì cái
này phải lùi. Ví dụ: Nóng-lạnh, sáng-tối…Trong không-thời gian của các mùa:
dương sinh thì âm lụi, cực âm sẽ sinh dương, và ngược lại. Trong một năm ở trần
gian, có hai thời điểm là cực dương là Hạ Chí, cực âm là Đông Chí, còn hai thời
điểm dương âm bằng nhau là Xuân Phân và Thu Phân. Bốn điểm này tạo thành bốn
cực cân đối chia ra bốn phần bằng nhau trong một năm. Đây là trục cân bằng,
nhưng là khởi điểm của sự phản phục của mọi vật trên trái đất. Cho nên Ta gọi
đó là khởi thuỷ, chọn bốn ngày này để tế lễ Trời.
Qui
luật Phản phục gây ra một sự tác động trái chiều, không tương hỗ mà là phản
tương hỗ! ( Bản chất nó ngược với qui luật Phản hồi), nhưng tương ứng về lực (có
tính chất tương ứng); mặt này vận động, sẽ chống lại mặt kia. Vậy: Cái thiện sinh ra, sẽ bị cái ác chống lại;
trong ngay bản thân ta, và trong xã hội, gia đình, cơ quan...Cái sáng sinh ra, ắt sẽ bị cái tối chống lại…Thiên
thần sinh ra, sẽ bị quỉ ác chống lại; cái mới, tiến bộ sinh ra, ắt bị cái cũ,
lạc hậu, thậm chí phản động chống lại. Cha có dạy câu này: “Đạo sinh thì tà
khởi; khi khai đạo, loạn trong loạn ra, khi đạo thành, thuận ngoài thuận vào”,
là như vậy! Sự chống lại nhau là tất yếu, thậm chí mặt trái kia có thể thắng
tạm thời, nhưng do qui luật lớn thứ hai-sự tất yếu của vận động và phát triển
trong Vũ trụ-là qui luật chi phối, tác động mạnh mẽ và toàn diện, nên cuối
cùng, bao giờ cái tốt, cái sáng, cái tiến bộ cũng thắng cái xấu, cái ác, cái
phản động, lạc hậu. Không thế thì Vũ trụ, nhân loại không phát triển!
Một
vấn đề nữa là: Chúng ta hết sức cảnh giác: Sự chênh lệch về năng lượng-lực
lượng, có thể quyết định sự thắng bại của hai mặt này. Do lực tiến (tiến bộ)
lớn (xét theo tổng số, tổng thể), nên lực xấu sẽ thua. Nhưng trong một bộ phận,
hay một yếu tố, trong thời điểm nào đó, có thể lực lùi, lực xấu lại hơn lực
tiến, lực tốt; nhưng cuối cùng thì lực tốt lại thắng, do có sự tác động thêm
của các nhân tố tốt, có sẵn, vốn là thành phần nổi trội và ưu việt trong Vũ
trụ. Điều đó giải thích: Có khi sự vật hiện tượng tốt, tạm thời thụt lùi, không
phát triển; có khi người tốt trong một lúc, một nơi bị bọn xấu làm hại, có khi
người hiền đức bị quỉ ma làm hại ( đau ốm, chết yểu, bị tai ách), quỉ ma ở đời
là bọn người xấu mang tính quỉ ma. Ta phải chú ý đến yếu tố tổng thể thì ta sẽ
thắng: Sử dụng sức mạnh của toàn thể cái tốt, cái đẹp, huy động nó. Ví dụ: Ta
có cầu cúng các bậc bề trên, thì tất yếu được gia trì thêm sức mạnh toàn năng.
Hoặc: Khi bị bệnh, sức yếu không chống lại được bệnh, thì phải tăng lực bằng
thuốc. Khi cái xấu, cái ác cũng gia tăng lực lượng, thì ta cũng huy động lực
lượng, tất yếu ta sẽ thắng! Đây là bài học cho tất cả chúng ta để chống lại cái
xấu, cái ác trên đời. Ngay trong bản thân chúng ta, khi đấu tranh với cái xấu
của chính mình, cũng phải huy động cái tốt của bản thân để chiến thắng. Đến thời
đại Thánh Đức, các nhân tố xấu sẽ bị loại dần hết, để có một cộng đồng Đại
Đồng, Đại Thiện.
Ba
qui luật lớn này có quan hệ biện chứng với nhau trong Vũ trụ, tác động,
liên hệ, chi phối nhau; không phân tách
ranh giới trong mọi sự vật hiện tượng và tồn tại tương đối với nhau.
Ngoài
Ba qui luật lớn này của Vũ trụ, còn có nhiều qui luật nhỏ phổ biến, nhưng không
bao trùm, không bao hàm được, hoặc nó thực chất phản ánh, là thuộc tính của qui
luật lớn.
Qui
luật nhân quả: Dùng qui luật này, không giải thích các sự vật hiện tượng nhân
quả một cách cơ học, thô thiển, mà đây là một qui luật lớn của Vũ trụ, nó giải
thích được cả sự chuyển hoá và ảnh hưởng trong các kiếp, sự luân hồi của con
người. Đó là sự gieo quả và hái quả của nghiệp. Khoa học thông thường không bao
giờ giải thích chính xác được các hiện tượng đó, vì liên quan đến tâm linh.
Nghiên
cứu các vấn đề của tâm linh thuộc về khoa học vi diệu, tinh tuý nhất, đỉnh cao
của văn minh nhân loại. Đó là khoa học của Vũ trụ.
Chúng ta mong có đóng góp những giá trị mới, mở
đường cho khoa học tâm linh công khai thành hệ thống nghiêm chỉnh, tạo thành
nền tảng cho mọi khoa học trong tương lai của loài người, trong đó có khoa học
xã hội và nhân văn, trong các chiến lược giáo dục của nhân loại trong tương
lai; là hệ thống khoa học cao
cấp và hoàn bị nhất, đỉnh cao của trí tuệ của loài người hiện nay; ngoài
ra, các kiến thức có tính chất khái quát cao độ về khoa học tâm linh sẽ có giá
trị vĩnh hằng, đúng đắn vĩnh viễn!
Phải
hiểu và vận dụng các qui luật trên trong tu tập và trong mọi mặt của cuộc sống.
Đó chính là ánh sáng của Thượng đế soi sáng cho chúng ta trên con đường thực
hiện Chân lý cuối cùng.
IV-CÁC CẢNH GIỚI
BA ĐẠI GIỚI
Con người chúng ta được Thượng đế cho ở Ba Đại giới, có ba tầng, đó là:
Hạ giới, Trung giới, Thượng giới.
Hạ giới: Là thế giới chúng ta đang sống, là trường học lớn và trường học cuối
cùng của con người, để trở về Thượng giới. Chỉ ở đây chúng ta mới tiến hóa hoàn
thiện. Khi chưa hoàn thiện, con người còn phải luân qua các kiếp, đi và trở lại
Hạ giới. Cứ như thế, cho đến khu thành đại mỹ, đại thiện, đại minh, trở về với
Thượng đế.
Trung giới: Là cõi trung gian giữa Hạ giới và Thượng
giới, gồm các cảnh giới từ một đến bảy; đây là cõi của linh hồn trú ngụ. Sau
khi chết ở Hạ giới, chúng ta trở về các cảnh giới này, tiếp tục tiến hóa, học
hỏi, để trở về Hạ giới đầu thai, để tiến hóa quyết định, đưa thế giới loài
người lên Thiên đường Hạ giới, kết thúc quá trình tiến hóa.
Như vậy: Trung giới
chỉ là “trạm trung chuyển” mà thôi. Linh hồn ở Trung giới còn phải luân hồi qua
các kiếp, có khi đường đi của một linh hồn-con người tới hàng vạn vạn năm, qua
hàng trăm ngàn kiếp khác nhau!
Thượng giới: Thuộc
cảnh giới thứ Tám, Chín. Nơi đây là Thiên đường. Thượng đế-Cha kính yêu của
chúng ta ngự ở cảnh giới thứ Chín-Trung tâm của Vũ trụ-nơi khu vực sao Bắc Cực.
CHÍN CẢNH
GIỚI THIÊN LINH
CẢNH GIỚI THỨ NHẤT:
Đây là cảnh giới thấp nhất-Vị trí trên địa tầng Hạ giới, có môi trường
điện-từ trường thấp, sóng từ trường nặng nề, chậm chạp. Ở đây thuộc môi trường
rất hồn độn, lộn xộn, ánh sáng hạn chế. Nơi đây chỉ có thể chứa đựng các linh
hồn có bước sóng chậm, thể vía nặng nề. Bao gồm: Các bọn người vô cùng tàn ác,
tham, hận; bọn tội phạm, bọn phản Thượng đế, phản đạo, bọn tù tội, nghiện ngập
các loại; bọn tham vọng và khát vọng chống sự tiến bộ của loài người, chống lại
Chân lý của Thượng đế.
Bọn này khi còn sống, có quá nhiều nghiệp quả nặng nề, những lạc thú tầm
thường, những tội ác và tham vọng bất chính với các hành động tương ứng, đã làm
cho thể vía của chúng dày, đen, nặng nề, với các thông tin ô trọc, xấu xa. Theo
qui luật tất yếu của tự nhiên, chúng bị đẩy xuống tầng nguyên khí thấp nhất và
còn bị hành hạ. Bọn chúng còn đầy những tham vọng và các suy nghĩ như còn sống,
vì thể vía nặng nên sự trì độn lớn, chúng sợ ánh sáng, sợ các loại tác động
sóng bậc cao, sóng ánh sáng, chỉ ru rú và di chuyển vào ban đêm, sợ ban ngày.
Vì còn quá nhiều tham vọng nhục dục do thể vía hành hạ, nên chúng khát
khao và có những đòi hỏi bản năng như con người ở trần thế. Nhưng vì thể xác đã
tan rã, không còn cơ sở vật chất hạ đẳng để hấp thụ vật chất thông thường ( ăn,
sinh lý, tiêu hóa, xúc giác, vị giác), nên chúng không thể ăn uống sinh họat
được như người còn sống. Do vậy, đó là một sự tra tấn khủng khiếp nhất đối với
họ. Họ chỉ suy nghĩ trong tư tưởng, không được hưởng thụ nên vô cùng đau khổ,
họ phải đấu tranh với bản năng dữ dội. Mặt khác, thể vía nặng, bị sức tác động
của nguồn nguyên năng trên cao, của Thượng đế, nên các linh hồn bị “tấn công”,
bị tan rã rất đau đớn. Đây thực sự là địa ngục đau khổ và hối hận lương tâm
(Chứ địa ngục thật sự thì Thượng đế đã bỏ rồi). Đồng thời, đây là điều khủng
khiếp nhất: Do tư tưởng, bản năng xấu xa chi phối, nên hình tưởng của bọn họ
tạo ra các thân hình tương ứng rất kinh khiếp: Những hình nửa thú nửa người,
những tội phạm thù hận với bộ mặt khủng khiếp, những hình dáng xấu xa không
lành lặn. Dù có được người thân cầu cúng những thức ăn vật chất thì họ đâu có
ăn được! Mà chỉ hít ngửi qua phần hơi cho đỡ thèm khát mà thôi! Họ phải tự
hưởng thụ bằng cách dẫn nhập và bắt sóng với tình cảm, tư tưởng của người sống
đang hưởng thụ để thấy lại cảm giác được hưởng thụ. Đây là điều rất khổ sở và
lương tâm vò xé ân hận! Với tất cả các hưởng thụ, các nhu cần về bản năng, tham
vọng khác cũng thế: Sinh họat tình dục, quyền lực, tội ác, giết chóc, thù hận.
Muốn thỏa mãn, có hai cách: Bọn chúng tìm cách xuất nhập vào người sống, để sai
khiến họ làm điều bậy bạ, để thỏa mãn thú tính. Điều này rất dễ, nếu bọn chúng
tìm được người có cùng bản tính như thế, theo qui luật tương ứng. Đặc biệt, khi
người bị say rượu, say nghiện bị chúng sai khiến dễ nhất, dễ gây tội ác.
Cách hai:
Bọn chúng tự giải quyết nhu cầu bản năng, bằng cách nhập vào người có đặc tính
hành động như thế, để “hưởng thụ” cảm giác nhu cầu; thậm chí chúng nhập cả vào
các loài thú vật. Và theo qui luật, thể vía của loại này sẽ tương ứng với thú
vật, nên khi Thượng đế và đức Mẫu Vương soi xét, thì chúng sẽ được đầu thai trở
lại thế giới loài vật! Bọn chúng khi đói cái gì, thì tìm cách đi tìm cái đó để
thỏa mãn. Nên những nơi có việc xảy ra phù hợp là có mặt chúng: Nơi ăn uống,
tai nạn đổ máu, các vụ ẩu đả, các nơi cụp lạc, nơi có quyền lực tranh dành và
thù hận, nơi có sự đố kỵ vô nhân, những thứ tư tưởng cặn bã tanh hôi đi ngược
lại tiến hóa của loài người là chúng có mặt. Nguy hiểm nhất là chúng tìm cách
trả thù người tốt, bằng cách xui người xấu làm hại người tốt, làm người tốt
mang họa (đây là lý do giải thích các hiện tượng: Tại sao người tốt lại thường
bất hạnh khổ đau! Còn bọn ác nhân đôi khi lại rất thành đạt, mang tính bầy
đàn!). (Chỉ có theo Đạo, được Thượng đế và các phép của Thiên Linh và các đạo
chân chính mới có thể tránh được làm hại. Bọn tà ma tạo ra cũng chính là Mặt
tối của tư tưởng con người (cả cõi Thiên Linh và cõi Hạ giới). Ta gọi chung các
mặt tối ấy là Nước Quỉ. Và cảnh giới Thứ Nhất chính là một địa ngục-quê hương
của Nước Quỉ này. Bọn tà ma quỉ ác ở đây không ai tạo ra chúng, mà do nghiệp
quả tương ứng, mà khi chết đi chúng bị rơi vào cảnh giới thấp này.
Ngày xưa,
Thượng đế dùng Diêm Vương lập ra địa ngục để tra xét, cho vào địa ngục bọn ác
tội này, nhưng vì làm thế, chúng không tiến bộ là bao, nên mở cửa địa ngục cho
chúng phải “vật lộn với địa ngục tự nhiên” của chính cảnh giới thấp này, để
chúng dần tan rã thể vía xấu xa, dần thăng lên cảnh cao hơn. Con đường tiến hóa
của bọn này rất chậm. Có khi chúng phải lưu lại ở cảnh giới này hàng trăm năm
mới siêu thoát lên trên; và phải mất nhiều năm nữa mới thoát hóa lên đến các
cảnh giới cao hơn để đầu thai trở lại Hạ giới, có khi làm loài vật.
Chúng luôn
tìm cách đầu thai trở lại Hạ giớu, nhưng không lọt được quyền phép của Thượng
đế.
Bọn xấu xa ở
cảnh này luôn bị các thần linh canh, xét; dù không bị nhốt vào tù ngục, nhưng
những tên tội phạm xấu xa, tàn ác, có thể bị các thần linh trói lại, bị các
nhân linh phỉ nhổ, chửi bới, bị bỏ đói, bị hạ nhục, cho đến khi sáng mắt ra,
phải sám hối. Có lúc bọn họ ân hận, tìm cách tác động, báo hiện người thân cầu
niệm để giải thoát cho chúng. Đây là bài học rất đắt, rất quí, rất cần thiết mà
Đức Cha Chí Tôn vĩ đại và Mẫu Vương vĩ đại mở lòng phát tâm lành, dạy bảo bọn
này. Trường Giáo Linh cũng sẽ trực tiếp giáo hóa bọn này, theo ý chí và quyền
phép của Thượng đế, để chúng tiến bộ. Chỉ khi tiến bộ, được đạo pháp soi sáng,
chúng mới được thăng lên các cảnh giới cao hơn, rút ngắn thời gian lưu lại các
cảnh thấp này. Điều này rất quan trọng, nhanh siêu thoát-nhất là tránh được nỗi
khổ đau vô cùng vô tận của một linh hồn tiến hóa thấp.
Thế giới người âm còn ở ngang ngay bên chúng ta, họ sống bên cạch và ở
trên cao hơn Hạ giới. Thế giới vô hình-hay thế giới Thiên Linh là cách gọi
chính xác nhất.
Trong các hang động
đen tối, trong các hộc cây, bụi tối, trong các đình đền chùa miếu cũ, hoặc nơi
các thờ tự loại này mà con người chen lấn cúng dường, đầy rẫy tham vọng cầu
xin, đầy của ăn, lộc cúng…là nơi trú ngụ của các linh hồn đói khát này. Trong
cõi âm ty dưới đất, cũng có loại này, họ đi xuyên xuống dưới, đến cảnh mật độ
của họ có thể chịu được, vì mặt trời trung tâm trái đất chính là nơi Linh hồn
Mẫu Địa ngự là khối Nguyên năng thuộc cảnh giới Tám, Chín, rất đặc, cứng, rung
động nhanh…không phù hợp với chúng. Ta nên nhớ, ngay trong trái đất cũng đủ 9
tầng thứ cảnh giới mật độ khác nhau-nhưng với lý luận của chúng ta, thì cảnh
Chín của Thiên đường phải là đồng nghĩa với Trung tâm Vũ trụ.
CẢNH GIỚI
THỨ HAI:
Đây là cảnh giới cao hơn tất cảnh giới thứ nhất, ở phía trên, gần ánh
sáng, cũng là bên cạnh chúng ta.
Ở đây vẫn
còn chập chờn sáng tối, nhưng không tối tăm và không có bọn hình nhân quỉ sứ.
Các nhân linh ở đây mang hình vóc giống con người ở trần gian. Họ ở ngay xung
quanh chúng ta. Các nhân linh này ở đây vẫn còn đầy dục vọng, tư tưởng nặng nề,
cố chấp, khát vọng, tiếc nuối cuộc sống trần gian, còn thù hận, nhưng họ đã có
một phần siêu thoát, thấu hiểu được giá trị bản thân, ý thức được cái chết thể
xác; thể vía còn nặng, các phân tử còn nặng, tần số rung động chậm chạp, ánh
sáng Nguyên năng rọi tới và họ có cuộc đấu tranh lớn trong tư tưởng giữa thiện,
ác, lý trí thúc đẩy họ hướng tới điều tốt đẹp hơn. Nhân linh ở đây đôi lúc nhập
với trần thế, cơ bản họ còn đạo đức tầm thường, tư tưởng đơn giản, lý trí, tri
thức sơ đẳng. Đôi khi họ thích xui khiến con người ở trần gian, thích nhập vào
đồng cốt. Còn nhiều tham vọng, nhưng ý thức được sự hư vô của các tham
vọng-nhưng họ có lúc vẫn thấy thích được thể hiện, bằng cách giống như cảnh
giới Một, tức là nhập vào các “tham vọng ở trần gian”, để hưởng thụ các huyễn
ngã như: Vinh quang, quyền lực, lạc thú, nhưng họ không say mê một cách mù
quáng như cảnh giới Một.
Cảnh giới
này, các nhân linh cũng tìm cách đầu thai trở lại Hạ giới, nhưng chưa được
phép. Trừ một số trường hợp đặc biệt, mà trước đó họ chết oan uổng, chưa hết
nghiệp cũ, thì Thượng đế cho trở lại nhanh. Phần lớn những người này, khi đầu
thai trở lại thì có ý niệm nhớ lại kiếp trước của mình; chỉ là sự sống tiếp của
kiếp chưa hết mà thôi, chưa phải trả quả luân hồi.
CẢNH GIỚI THỨ BA:
Cao hơn cảnh
Hai. Tại cảnh này, các linh hồn đã ý thức đượ qui luật
sống chết. Phần nhiều hiểu được sự hiện diện của Thượng đế. Họ không còn sợ ánh
sáng. Ánh sáng ở đây còn yếu, nhưng đã sáng dịu, xen lẫn những bóng tối nhỏ.
Các linh hồn ở đây có sự chiêm nghiệm về lẽ sống, thiện ác. Các vòng này không
còn tham vọng nhục dục nhiều; họ hướng tới sự hiểu biết, thông cảm, trân trọng,
thiện tính, là bản năng tốt, tuy tính các có lúc vẫn còn, nhưng tuyệt nhiên họ
không xui khiến con người làm việc ác. Họ được siêu thoát hơn. Đây là nơi của
các bậc trí sỹ bậc thường, những người tốt tính, những vị hay đùa, thích tranh
luận, những người có bản lĩnh, có kinh nghiệm sống, các bậc thức giả chân
thiện, nhưng còn tham vọng tư tưởng, một số kẻ đạo đức giả nhưng không hại ai,
còn cố chấp nhưng không ân oán thù hằn. Họ đã hiểu biết về Thượng đế, tuy nhiên
số hiểu được các tư tưởng cao siêu, chính xác Chân Lý không nhiều. Ở đây cũng
là chỗ cho đám người vốn như nhược, ngại phấn đấu, dĩ hòa vi quý, không dám làm
ác mà cũng chả giám phấn đấu vì thiện. Những người không tham nhưng cũng chả
ác, nhưng tính thiện vừa đủ để họ là người tốt, không hại ai. Có cái hay là ở
đây không có sự ngu si trì độn, hoặc cực đoan khủng khiếp trong các tính cách.
Tất cả đều vừa phải, dù chưa chuẩn mực. Họ cố gắng duy trì và khẳng định bản
ngã bằng tư tưởng, lý trí. Phần nhiều chưa có khả năng phù trì. Ở đây cũng là
cảnh của những kẻ bảo thủ, những kẻ vốn không nhận thức được, không nhận thức
sai về tâm linh, không công nhận Thượng đế, duy vật nhưng tốt tính. Có thể đó
là những nhà duy vật bình thường, những kẻ mộ đạo chân chính, nhưng không tu
tập. Điều cơ bản ở cảnh này là thiện tính nổi trội, tư tưởng lộn xộn nhưng
thiện tính, hòa bình.
CẢNH GIỚI THỨ TƯ:
Ở đây đã tràn đầy ánh sáng dịu dàng, nhưng ánh sáng
chưa lấp lánh chan hòa. Các linh hồn đã có bước sóng nhanh hơn, sự rung động
tần số nhanh hơn cảnh giới Ba. Họ nhẹ nhõm, thanh thoát hơn. Về tính cách: Họ
là những người có trí thức và hiểu biết về lẽ sống, các giá trị cuộc sống. Họ
tốt tính, thiện tính, nhưng còn dục vọng, còn huyễn ngà, còn đấu tranh tư tưởng
thiện ác ở trong bản thân. Phần nhiều là những người có đóng góp cho nhân loại
khi ở trần gian. Nếu ở cảnh giới Một lên đến đây, thì đã phải trải qua sự bứt
phá hàng chục, thậm chí hàng trăm năm! Bọn ấy bây giờ đây đã thấu lý lẽ của
chân lý cái thiện. Thể vía (bóng tối) tan rã gần hết. Các linh hồn siêu thoát
bậc cao. Tại đây, họ đoàn kết thương yêu, hình thành các khối kết hợp tư tưởng
phân lập, theo nhóm, có sự liên kết với nhau và học hỏi lẫn nhau để tiến bộ. Họ
biết cách tích lũy các giá trị tiến bộ từ nhân loại và tu tập để chuẩn bị được
phép đầu thai. Có khi họ cùng xin Thượng đế, cho đầu thai ở một chỗ để thực
hiện lý tưởng của mình. Họ là người có bản lĩnh, chính kiến, tham vọng thiện
tính. Đây là cảnh giới của những người hiền lương, trung thực, bộc trực, hay
giúp đỡ người khác; khi họ sống không tham ác, mà vị tha, cao thượng độ lượng,
nhân ái, từ bị, nhưng chưa thấu Chân Lý lớn mà theo Đạo, tu tập, hoặc theo Đạo
tu luyện nhân cách nhưng trí tuệ và cách sống bình thường. Đa phần các con
chiên, giáo hữu, cac giáo sỹ, các nhà tư tưởng, trí sỹ bậc trung trở về cảnh
này. Có thể nói, đây là cảnh của những người tiến hóa bậc cao, nhưng chưa cao
đẹp hoàn toàn, còn nhiều nghiệp quả phải trả. Khi đầu thai, họ sẽ vào các kiếp
sống tốt đẹp như: No ấm, quan chức lành thiện, các nhà trí sỹ tư tưởng, họat
động xã hội, văn nghệ sỹ thiện tính, các nhà từ thiện, hoặc trở lại con đường
tu đạo cho thành đạo. Một số sẽ trở về làm các nhà lãnh đạo ưu tú, những bậc
khai sáng cho sự nghiệp của Thượng đế, các nhà tư tưởng bậc trung, các trí thức
điển hình như giáo sư, dân biểu, nghị sỹ, quan chức cao cấp, cha cố, thượng
tọa, tăng ni. Họ là những người thúc đẩy tiến bộ trong tương lai.
CẢNH GIỚI
THỨ NĂM:
Ánh sáng chan hòa, đã có lấp lánh thánh thiện. Cảnh này ở giữa trần gian
và trung tâm Nguyên năng. Các linh hồn siêu thoát hoàn toàn, nhẹ nhàng; đã có
khả năng phù trì ton lớn cho Hạ giới khi cần.
Họ đã tạo ra các hình khối tư tưởng cao đẹp, nhưng còn mang tính cá nhân
rõ nét. Họ là các tính cách hoàn thiện về tính thiện. Đó là các bậc trí thức
tài năng, những nguyên thủ và các nhà lãnh đạo lớn, có trí tuệ xuất sắc, cao
đẹp về lý tưởng đạo đức. Các vị an dân hộ quốc, tướng lĩnh có tài tâm thiện,
những vị có công khai sáng cho nhân sinh. Một số thần linh: Thần núi, sông,
nguyên thần, các tướng binh của Thượng đế. Đặc biệt ở đây có trẻ con nhiều-tức
là các linh hồn rất thánh thiện. Các nhà tu hành bậc cao, nhưng trí tuệ đơn
giản chưa xuất sắc.
Nếu tính thời gian, tiến hóa từ cảnh Một lên đến cảnh này phải mất hàng
ngàn năm! Tức là: Nếu chờ thăng cảnh thì mất hàng trăm năm, còn luân hồi qua
các kiếp thì mất hàng ngàn năm. Thế mới biết, Trời sinh được một người tốt,
tài, thật khó biết bao! Ở cảnh này, Thượng đế cho phép họ lựa chọn sự đầu thai.
Có khi Thượng đế chỉ định họ đầu thai vào những chỗ cần chấn hưng xã hội loài
người. Các thiên binh có khi đánh dẹp hoặc hộ quốc an dân, trừ gian diệt ác,
bắt tội kẻ tà đạo, bọn ác nhân. Tuyệt nhiên không còn tham vọng thô mộc cá
nhân. Những người “duy vật bình thường”, nhưng có đạo đức cao đẹp, có đóng góp
xuất sắc cho loài người, cũng được lên cảnh này. Ở đây, họ thấu triệt ý chí và
Chân lý của Thượng đế để đầu thai, thực hiện sứ mệnh mới, theo Chân lý lớn. Tuy
nhiên, cần nói: Những người duy vật “đạo đức chân chính” (theo cách hiểu của
họ) có đóng góp cho xã hội, nhưng lại có những hành động chống lại Thượng đế,
bài xích, phỉ báng Trời-Thiên Chúa-Phật, đập phá, hãm hại các giá trị tâm linh
cao đẹp, thì lại bị ở cảnh giới thấp nhất! Tại đây, họ bị sống chung với bọn
người lốt quỉ, để nhận thức được sự cao đẹp của ánh sáng. Họ phải tự cởi
bỏ mọi định kiến cực đoan độc ác sai lầm. Kiếp sau họ phải trả quả rất nặng nề,
cực hình cho cả con cháu vì tội phạm thượng. Ngoài ra, các người khi đang sống,
có những hành động cưỡng hại Đạo, phải bị Thượng đế cho chiết giảm tuổi thọ
ngay tại kiếp này, bị gánh hậu quả cuối đời, khi chết tùy mức độ tội lỗi mà bị
giáo hóa, cho vào cảnh giới tương ứng.
Ngày nay là thời kỳ phổ giáo mới, Thượng đế sẽ kiên quyết phù thịnh diệt
ác để Chân lý của Người được tưới khắp chúng sinh, vì thế giới đang lộn lẫn các
giá trị, cần thiết phải có sự nhận thức kiên quyết về Chân lý lớn. Sứ mệnh của
chúng ta là giúp Trời hành đạo.
CẢNH GIỚI THỨ SÁU:
Ở đây, ánh
sáng chan hòa, ngập tràn các hình khối tư tưởng cao đẹp, thánh thiện. Cảnh này
chỉ nhỉnh hơn cảnh Năm một chút. Các vong linh ở đây có sức di chuyển rất
nhanh, thanh thoát nhẹ nhàng, không còn thể vía nặng, mà siêu thoát hoàn toàn.
Đây có các nhà tư tưởng lớn, những nhà lãnh đạo kiệt xuất, tài năng được nhân
dân phong thần thánh. Các vị này, tuy đắc đạo, đắc đức, nhưng nghiệp quả vẫn
còn, còn phải luân hồi. Cảnh Sáu, Bảy còn phải luân hồi. Các linh hồn tiến hóa
bậc cao. Mọi sự ở đây đều cao đẹp, nhất thiết tư tưởng đã đồng điệu. Ở đây là
cảnh của các vị tu thiền, lột bỏ hoàn toàn dục vọng, có trí tuệ, tài năng, các
vị chân tu đắc đạo, nhưng chưa hoàn toàn, còn phải trở lại Hạ giới hoàn thiện
thêm. Các nhà tư tưởng của các đại đạo, nhưng chưa lột hết các ham muốn thể xác
(quyền lực, dục vọng). Khả năng phù trì của họ to lớn, họ có thể theo lệnh
Thượng đế để tái sinh, có thể tác động để bảo vệ an dân hộ quốc, làm các thiên
binh thiên tướng khi cần. Đây là nơi Thượng đế phong các chức quan của Thiên
đình cho các con của Người. Ở đây cũng có nhiều thần linh.
CẢNH GIỚI THỨ BẢY:
Đây là trường học lớn của Trung giới-là cảnh cuối cùng của Trung giới. Ở
đây có các vị nhân linh cao quý hoàn thiện các giá trị bản thân để trở lại đầu
thai, chấn hưng nhân loại. Đó là các bậc Thượng linh, bậc đại trí, đại tài,
những thần đồng xuất thế, những vị thánh tăng hoàn đạo. Còn có những giáo hữu
đạt đạo. Có thể có các vị khai đạo, các vị thánh tăng xuất chúng. Nhưng họ còn
phải luân hồi, do nghiệp quả còn lưu, họ còn phải thực hiện sứ mệnh của mình ở
trần gian, chủ yếu là giáo hóa nhân loại. Các giáo hữu của Pháp môn, tu Thiên
Pháp có thể lên đến cấp này, và cấp cao hơn là đến cảnh 9-vào trung cung Vũ
trụ.
Cần nói rõ: Quan niệm cũ, cứ tu đạo chết là lên Thiên đường ngay, việc
này là không đúng, vì phải có quá trình tiến hóa tuần tự, khoa học, cần thiết
và rất rõ ràng của linh hồn-con người nói chung. Mặt khác, thế giới loài người
đã và hiện nay có lắm tư tưởng cực đoan trái chiều, phương pháp tu đạo cũng rất
khác nhau, còn đầy rẫy nghiệp quả tạo ra, phải trả. Xã hội loài người, trong đó
có tư tưởng còn đang ở mức tiến hóa sơ đẳng cấp thấp.
Loài người
còn phải tự học, tự hoàn thiện, phải trải qua nhiều năm nữa mới xây dựng được
Thiên đường Hạ giới, phải thông linh, trực thông với giới Thiên linh, phải khai
mở được các khả năng năng linh để trực tiếp học hỏi Thượng đế vào cuối thời kỳ
phổ giáo; phải liên hệ học tập các hành tinh và người ngoài trái đất khác, và
phải làm chủ Vũ trụ hiện nay (hiểu biết, tác động, liên hệ, cảm ứng).
Do đó, thời
gian của chúng ta là còn vô cùng to lớn, mới có thể lên hết Thượng giới được.
THIÊN ĐƯỜNG: CẢNH GIỚI THỨ TÁM VÀ THỨ CHÍN:
Đây là cảnh
giới của Thượng đế vĩ đại, của Đức Mẫu Vương vĩ đại, của các chư Thánh, Tiên,
Phật, các nhân linh đã hết luân hồi, các thiên binh, thiên tướng, các vị la
hán, bồ tát, các vị thánh của các đạo đã hết tu luyện, thành đạo, hết nghiệp
quả. Các vị thánh của Thượng đế, sau khi cho đầu thai hoàn thành nhiệm vụ đã
trở về. Ở đây, đa phần các linh hồn đã hết luân hồi, tiến hóa hoàn toàn.
Đặc biệt: Có
thể các sứ giả của Thượng đế, các vị khai đạo, chân tu đắc đạo thượng thừa, các
vị thánh khai mở các giáo lý, hoàn thiện nhân cách, có công lao đặc biệt xuất
sắc, cũng có thể được Thượng đế mà đức Mẫu đại từ bi xét thưởng, cho lên Thiên
đường khai tâm tiếp phúc.
Các linh hồn
có tư tưởng cao siêu, được thưởng ân huệ vô biên của Thượng đế.
Ở đây là nơi ngự của Đấng Đại Phụ vĩ đại. Cha ngự ở tòa Bạch Ngọc Thiên Đài, Người đã tạo ra ở đây một Thiên đường vĩ đại, những tòa điện ngọc, những vườn hoa thiên trái đep tươi, những hình khối-hình thể-vật cảnh tuyệt diệu, đẹp đẽ khôn cùng. Tất nhiên: Các linh hồn ở đây lại hoàn toàn không còn tham vọng vật dục, nhưng lại được hưởng sung sướng vô cùng; đó là cái giá vĩ đại của mơ ước mà sự phấn đấu của con người. Đây là nơi cực lạc của Phật Tiên.
Ở đây là nơi ngự của Đấng Đại Phụ vĩ đại. Cha ngự ở tòa Bạch Ngọc Thiên Đài, Người đã tạo ra ở đây một Thiên đường vĩ đại, những tòa điện ngọc, những vườn hoa thiên trái đep tươi, những hình khối-hình thể-vật cảnh tuyệt diệu, đẹp đẽ khôn cùng. Tất nhiên: Các linh hồn ở đây lại hoàn toàn không còn tham vọng vật dục, nhưng lại được hưởng sung sướng vô cùng; đó là cái giá vĩ đại của mơ ước mà sự phấn đấu của con người. Đây là nơi cực lạc của Phật Tiên.
Từ cảnh Tám,
các linh hồn mới được phép nhìn thấy Thượng đế. Tức là được quần tụ bên Người.
Ở đây, có
chia ra các tòa, các cõi Trời, để các chư linh trụ trì. Các quan, các chức vị
do Cha phân bổ để quản lý Trung-Hạ giới và các thế giới.
Ở đây, phép
luật của Thượng đế được thực hiện và ban xuống khắp các thế gian, đến tất cả
các cõi, các thế giới, các cảnh giới, các số phận kiếp nghiệp.
Vì đây là
trung tâm Nguyên năng của Vũ trụ, nên cách xa trái đất. Tuy nhiên, các vị này
lại linh diệu vô cùng, đi về các thế giới rất đơn giản, do khả năng siêu phàm
biến hóa của sóng bậc cao (linh hồn thể nhẹ) có sức mạnh vô cùng. Một số thần
thánh có các phép giáo hóa, biến hóa lớn, có thể tập trung năng lượng của tự
nhiên-nguồn năng lượng Nguyên năng dồi dào ở gần để thực hiện các ý chí của
mình. Ví dụ: Tác động xuống trần thế mạnh mẽ.
Ta hãy hình
dung thế này: Một nhà ngoại cảm được khai mở linh năng; một nhà luyện Yoga ưu
việt, có thể dùng ý chí bẻ cong được đồ vật, làm cháy đồ vật, hoặc chữa bệnh từ
xa; tất cả những việc đó không tự nhiên mà có, mà do họ đã biết cách sử dụng
Nguyên năng của Thượng đế (tự nhiên) thông qua sự điều khiển của linh hồn họ.
Vậy một vị thấn thánh cao cấp, sẽ có sức mạnh gấp họ hàng triệu lần: Tạo ra các
nguyên cớ để làm thay đổi được tự nhiên và số phận con người, các loài. Đặc
biệt Đức Vương Mẫu được Cha giao cho quản lý việc đầu thai và luân chuyển luân
hồi kiếp nghiệp, tạo ra sự chính xác và phù trì vô biên cho các kiếp số con người.
Cho nên gọi Đức Vương Mẫu-Phật Mẫu là mẹ chung tạo ra chúng ta có từ ý nghĩa
ấy.
Đây là quê
hương của chúng ta. Chúng ta từ đây đi về Hạ giới, và từ Hạ giới về đây, theo
luật tái sinh, luân hồi.
Các linh hồn về đây tụ hội trong ánh
sáng vô biên, dịu hiền, thánh thiện của Thượng đế và Đức Mẹ vĩ đại; được trân
trọng yêu thương. Chúng ta không mất đi mà chúng ta bất tử, dù bất luận hoàn
cảnh nào. Đó là thế giới an vui an lành, được hưởng các lạc thú thánh thiện. Đó
cũng là các hình ảnh của Thiên đường Hạ giứi-cái mà chúng ta nguyện phấn đấu và
hoàn mỹ sau này.
V-KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
Không gian và thời
gian đều là một dạng của vật chất.
Không gian và thời
gian không phải là thuộc tính của vật chất. Ở đâu có vật chất vận động là ở đó
có không gian và thời gian. Cả không gian và thời gian đều có nhiều chiều. Không gian là môi trường vật chất đặc biệt,
tồn tại trong vũ trụ. Thời gian là mật độ khoảng cách giữa các điểm trong không
gian. Do là vật chất, nên có thể thay đổi được không gian, thời gian. Không
gian hay đổi, sẽ làm thời gian thay đổi. Không gian co giãn, thậm chí bẻ gãy
được và thời gian cũng thế! Có nghĩa là có thể thay đổi cả hai, khi tác động
vào chúng một nguyên năng đặc biệt. Cả không gian và thời gian đều được Thượng đế
chi phối. Không có sự chuyển hoá không gian thành thời gian và ngược lại; tuy
nhiên chúng đều là thuộc tính của nhau. Trên các tầng không gian khác nhau, có
các hàm lượng khí chất của vật chất khác nhau, và có thời gian tương ứng. Mọi
vận động của vật chất ở các tầng không gian đó sẽ khác nhau. Càng lên cao, gần
nguồn nguyên năng của Vũ trụ ( Thượng đế), thì không gian càng lỏng, lượng vật
chất càng giãn và thời gian không đậm đặc! Nguyên lý này giải thích sự thay đổi
và tiến hoá của linh hồn qua các cảnh giới, sự khác nhau về thời gian ở trái
đất với vũ trụ. Do thời gian là mật độ khoảng cách giữa các điểm trong không
gian, cho nên có thể “đọc” được toàn bộ
thời gian, qui chiếu nó, xoay chiều hay “ lộn ngược ’nó.
Với Thượng đế và các vong linh, thì thời gian là
đồng hiện ở cả quá khứ, hiện tại, tương lai. Vì đó là sự đồng hiện giữa các
điểm trong không gian. Mà thuộc về vật chất thì không có gì không nhận
thức được! “ cái gì sẽ có thì sẽ đến, cái gì đã đến thì sẽ có!”. Khối lượng vật
chất trong môi trường không gian là vô tận. Chúng không kết tinh, mà kết “màng”-một dạng của vật chất. Khi chập một
mảng không gian lại, ta sẽ chập được thời gian, có nghĩa là quá khứ và hiện tại
cùng đồng hiện!