Thơ ghi nhớ:
Là ai, món nợ thế nào
Cần gì,
không được làm sao cõi trần
Quyền gì,
phải học thành Nhân
Tự chủ Sáng
tạo Tiến dần lên Thiên…
1-Nó là ai: 2 thể.
-Nó là con Trời, có gốc quê ở chòm sao Bắc
Đẩu, linh hồn nó đầu thai xuống trần gian, qua nhiều đời nhiều kiếp để học hỏi,
trần gian chỉ là trường học mà thôi, rồi nó phải trở về. Muốn trở về nó phải
hoàn tất quá trình tiến hóa ở cuộc đời này.
-Thân xác bản thể của nó chỉ là mượn giả tạm
để học hỏi ở kiếp này mà thôi. Nhưng phải chăm lo và kính trọng Thể xác, bản
mệnh, vì tất cả cũng là Thượng đế tạo ra như thế, muốn thế.
2-Nó nợ gì: 5 nợ.
-Nợ
Trời:
Vì Thượng đế sinh ra Linh hồn nó, cho nó một trí tuệ, biết suy nghĩ và tồn tại
qua hàng tỷ năm, đã có tỷ tuổi. Trả nợ Thượng đế bằng cách Tu luyện để về quê
xưa và sống như Thượng đế với con người, muôn vật: Đó là yêu thương tuyệt đối,
không phân ranh giới và bao trùm tất cả, là tất cả. Tuyệt đối vị tha, nhân ái,
độ lượng và giúp đỡ mọi người vô điều kiện.
-Nợ Bố
mẹ trần gian và tiên tổ: Bố mẹ trần thay mặt Thượng đế sinh ra nó tại trần gian
này, thương nó như Thượng đế thương chúng sinh. Tiên tổ tạo ra gốc nòi dòng
giống. Nên phải kính trọng, tôn thờ bố mẹ trần và tổ tiên.
-Nợ Đất
mẹ:
Đất đai nuôi sống con người, uống nước là máu, ăn đồ ẩm thực là thịt của Mẹ
đất. Phải sống cho sạch sẽ và không làm bẩn, phá hại đất đai, môi trường, không
để đất Mẹ đau.
-Nợ
Chính mình:
Vì mình đã sống qua nhiều kiếp rồi, có nợ với mình vì mình đã từng sống có
nhiều nghiệp ác, nợ trần gian, nợ không gian, nên mình đã mắc nợ với Linh hồn
gốc của mình. Trả nợ bằng cách không ngừng ban phát tình thương, sống hy sinh
vì người khác và bản thân phải lành thiện, không được làm ác, nghĩ ác, hại
người, hại vật.
-Nợ
Nhân loại: Vì Nhân loại cùng gốc là anh em của mình, đều là do Thượng đế
sinh ra, nên Nhân loại chung đều là như nhau, không phân biệt. Phải sống Công
bình và Bình đẳng, đem hạnh phúc chia đều, đem An lạc hoàn toàn đến cho Nhân
loại. Hiền tài là Ý chí của Thượng đế ở Trần gian để cải hóa xã hội, nên phải
kính trọng Nhân dân và kính trọng Hiền tài.
3-Nó cần
phải làm gì: 7 điều cần.
-Cần phải ăn để nuôi lớn bản thân. Vậy phải
ăn, ăn sạch.
-Cần phải khỏe mạnh, thân thể tươi đẹp. Vậy
phải luyện tập thể thao và học Huyền công.
-Cần phải học để trở thành các nhà Thông thái
như Thượng đế.
-Cần phải sinh hoạt, sống có khoa học và ngăn
nắp, sạch sẽ, để có lối sống thanh cao và tác phong Thông thái.
-Cần phải lao động, lao động là vinh quang,
để phục vụ bản thân và xã hội, không trở thành kẻ ăn bám, hại người khác.
-Cần phải học Thiên Pháp để tu luyện có thần
thông siêu đẳng, bay lên Trời cao khi còn cả thân xác và bay lên Trời cao khi
bỏ xác trần, để về với Thượng đế-Vị Cha già đang mong con về!
-Cần phải Nhẫn nhịn, Vị Tha, Cao Thượng: để
trở thành Hiền Nhân.
Nhẫn nhịn là biết kìm chế mọi cái bực, ác,
khổ, nhục nảy sinh, để không thành nghiệp xấu. Nghiệp là gì: Đơn giản là nó là
thứ phải gánh trên đầu qua các kiếp vì tham, ác, nóng nảy, thù hận, đố kỵ,
ghanh ghen, hồ đồ, gian dối…
Vị tha để thương yêu mọi người, không thành
nghiệp xấu.
Cao thượng là trở thành Thượng đế, cao lên và
bao trùm muôn vật, Nhân loại, sống tha thứ và Minh triết.
Hiền nhân: Là người hiền lành, tâm tính thuần
lương có đạo đức, tôn trọng người khác, thiện như một ông tiên, bà tiên tại
trần gian.
4-Nó không được: 9 Không.
Không được làm 8 điều Không phạm và cần làm
một điều Không của Thiên Pháp.
Không: Bỏ-Chiếm-Tham-Nói-Quên-Gây-Ở-Nghiện-Ngừng
5-Nó
có quyền: 7 quyền
-Có quyền tự vệ chân chính để bảo vệ bản
thân, hợp pháp luật.
-Có quyền Sống công bằng, bình đẳng, công
bình như người khác.
-Có quyền về việc làm, nhà ở, gia đình, con
cái và tài sản cá nhân của riêng mình, nhưng không vượt người khác.
-Có quyền về lối sống riêng mình và tính cách
riêng, tự do hoàn toàn trong khuôn khổ gia đình và xã hội. Nếu vượt qua các
khuôn khổ đó, nó sẽ bị mất tự do, như con cá nhảy lên bờ.
-Có quyền sáng tạo Không giới hạn, phục vụ
tiến hóa của Loài người và Thượng đế.
-Có quyền phục vụ và kết bạn với mọi người.
Không phân biệt văn hóa, dân tộc, màu da sắc tộc.
-Có quyền dân chủ tại cộng đồng, được nêu ý
kiến; có thể tâu ý kiến lên Quốc Vương và Thượng đế, dù nó còn bé hay đã lớn
khôn.
6-
Nó phải học: 4 phần.
-Học Bản thể Tự nhiên và Vũ trụ Toàn thể: Tức
là Thượng đế. Qui luật Vũ trụ và bản thân nó. Các mức năng lượng Vũ trụ và bản
thể nó.
Gồm: Dần học toàn bộ Hệ thống Đạo Pháp-Chính
Pháp-Huyền Pháp theo các cấp học từ thấp đến cao. Kết thúc lý thuyết ở cấp học
thứ 3: Phổ thông. Cấp 4 chỉ có học đào tạo nghề và chuyên sâu. Luyện Huyền công
thì cả đời.
-Học cá nhân: học mọi thứ để phục vụ tiến hóa
bản thân và loài người. Được phép học những gì nó thấy thật cần thiết-nhưng
không tạo nghiệp ác cho nó.
-Học nhà trường: mọi phương pháp, tri thức để
kích thích trí tuệ phát triển, tiến hóa và biết sáng tạo. Có nghề lao động đúng
với tài năng, năng khiếu và sở thích.
-Học xã hội: Trường đời học mãi, cho đến khi
mãn trần.
7-Nó phải trở về
với Đấng Sáng tạo. Hợp với Một.
-Là một phần của Thượng đế. Là một tiểu Vũ trụ thu nhỏ.
Đắc Thiên Đạo ngay tại Trần gian này. Học
cách bảo vệ Vũ trụ và Thế giới, cải tạo Thế giới này không ngừng.
Đây là
7 Điều qui định về Quyền Trẻ em Thánh Đức-phổ giáo thành các Điều Luật.
-Gia đình phải dạy dỗ, giáo hóa từ nhỏ về các
điều này. Muốn làm được thì phải là Tấm gương cho trẻ.
-Nhà trường nương theo cách này để làm các
chương trình học tập phù hợp.
-Xã hội cộng đồng tôn trọng, động viên và có
các Thiết chế để tạo ra Con người Mới Thánh Đức.
Giáo xử với trẻ em
1-Đừng bao giờ bắt ép nó phải hoàn thành một
công việc nào, mà hãy quan tâm và động viên nó hoàn thành công việc, trong khả
năng của mình.
2-Đừng bao giờ bắt nó phải kỳ vọng vào ước mơ
của mình, trong khi nó chưa hiểu và chưa sẵn sàng vào việc đó.
3-Chơi và học là hai đặc trưng của trẻ; không
có giải trí, chúng sẽ già trước tuổi. Khi chúng mất tính hồn nhiên, thì bạn nên
buồn hơn là nên vui, vì đó là điều báo hiệu sự khổ đau của chúng trong tương
lai. Trong khi chúng ta cần sự hồn nhiên suốt đời để tu luyện và hành đạo an
lạc.
4-Không gây áp lực với trẻ trong mọi việc.
5-Không sử dụng bạo lực; không sử dụng trẻ em
làm các việc của người lớn.
6-Tuyệt đối coi chúng là các thiên thần nhỏ
bé. Nếu coi chúng là các Linh hồn tái kiếp để học hỏi, trước hết là học bạn-tức
bố mẹ chúng, bạn phải luyện cho chúng vào đường đạo, thì bạn đã giác ngộ Chân
Lý.
7-Không nên phát triển tính tự cao, tự mãn,
ích kỷ chỉ biết đòi hỏi, thích cưng nựng nuông chiều, mà nên hài hòa giữa chăm
sóc và vui tươi trong gia đình; nếu chúng có lỗi trong gia đình, trong trường
lớp, thì trước hết phân tích cái sai, cảnh báo điều sai, rồi mới xử phạt nếu
chúng không sửa.
8-Tuyệt đối không miệt thị chúng, chửi nhục.
9-Khi chúng hờn dỗi, không nên nịnh chúng
ngay, mà làm cho chúng nhanh chóng xóa cơn bực tức, bằng cách thay đổi công
việc, hiện trạng, để thay đổi trạng thái tâm lý, để chúng quên giận; sau đó,
tùy cơ sẽ vui hòa. Trẻ em thường mau lành, không giận lâu; hầu như không biết
hận thù, đố kỵ, tranh dành, ghanh ghen, hằn học với người hơn mình, không biết
vu gian, thâm hiểm, hồ đồ, xảo ngôn. Chúng ta phải học chúng điều đó. Trẻ em
chính là thiên thần, cũng là nhân tố hài hòa nhất của một gia đình, đó vừa là
sức sống, vừa là cán cân hạnh phúc cho chúng ta. Trẻ em làm chúng ta thấy cuộc
đời có ý nghĩa và giác ngộ hơn về Chân lý tối cao, chúng ta trở thành vị Thượng
đế khi sinh ra chúng, hãy làm cho chúng hạnh phúc. Kẻ nào khinh ghét trẻ em, sợ
gần trẻ em, không quý trọng trẻ em, kẻ đó không xứng được làm bố mẹ.
10-Dạy trẻ mọi điều đạo đức là cần thiết,
nhưng có một điều phải dạy trẻ ngay từ lúc nhỏ là sự vô chấp, trung dung và
không giáo điều. Nếu giáo điều, chúng ta sẽ làm khô cứng cả thế giới này. Tức
không bám vào kinh sách, sách vở, rồi thì ra rả như ve, như cuốc kêu mùa hè, để
con cháu chúng ta thành đám vỏ đỗ vỏ lạc ngay từ nhỏ.
Bố mẹ vô chấp, vô tư, hồn nhiên, thì con cái
sẽ như thế. Bố mẹ vị tha, cao thượng, độ lượng, nhân từ, biết sống vì người
khác, vì xã hội, thì con cái cũng như thế.
Nếu nó không được như thế, thì phải xem lại
phương pháp.
11-Lòng hy sinh vì con, sẽ biến nó có lòng hy
sinh vì mọi người, đừng biến lòng hy sinh của mình vì chúng thành sự ích kỷ của
chúng. Đó là điều khó.
12-Các trẻ em, là những Linh hồn tái kiếp, sẽ
có những năng khiếu cũ, kinh nghiệm cũ của chúng được biểu lộ. Nền giáo dục và
phương pháp giáo dục làm sao làm phát lộ, nâng cao, phát huy, sử dụng và tạo
môi trường tốt nhất cho những kinh nghiệm ấy, thành tài năng, năng lực, thiên
tài.
13-Sáng tạo, sáng tạo không ngừng, tiến hóa,
tiến hóa không ngừng, trên cái nền vĩ đại. Hãy dạy tuổi trẻ điều đó.
14-Lúc bé, là thiên thần, lớn lên, thành kẻ
ăn mày quá khứ, có thể hư hỏng, phải tu luyện để không thành kẻ ăn mày quá khứ,
để đến già, thành lại thiên thần.
15-Giáo dục đạo đức từ bé đến trung học; đến
đại học cao, thì khỏi cần giáo dục đạo đức, mà dạy học và hành nghề. Đến lúc
đại học mà còn giáo dục đạo đức, thì đó là thiếu xót của cả xã hội.
16-Về già mà vẫn giữ được tính hồn nhiên như
trẻ thơ, mới gọi là đắc đạo.
Đã hồn nhiên thì không thể thâm hiểm, âm
hiểm.
Có điều hay là cả một dòng họ của Ta, ai cũng
có tính hồn nhiên kỳ lạ! Không ai có tính thâm hiểm, xảo xọc…Rất đơn giản, họ
đều là những Linh căn tái kiếp.
17-Học không bằng hành. Hành không bằng quả
tốt. Tốt không bằng cho người.
18- Ý chí của trẻ em là chỉ ghi nhớ điều nó
hiểu biết. Nên nhớ hiểu biết khác học giáo khoa. Học giáo khoa vốn học chuyên,
trong khi hiểu biết là cả trường đời là lớp học.