Menu

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

NGÔN NGỮ, ĐỨC NGÔN VÀ TÍNH BIỆN CHỨNG

Ngôn ngữ, bao gồm lời nói và chữ viết. Đức ngôn-là cái đức thể hiện qua lời nói và chữ viết.
Ngôn ngữ là sản phẩm của trí tuệ-tư duy-ý chí-nhận thức.
Nói, viết phải có mục đích, nội dung và hình thức. Đó là ba mặt của một tác phẩm ngôn ngữ hay văn nghệ, trong đó có cả ca nhạc. 

MỤC ĐÍCH:
Phải trước nhất, xác định mục đích để làm gì? Nói, viết để vì cái gì? Mục đích là cái đích của hành vi thể hiện ngôn ngữ: để làm gì, cho ai, tiêu chí ra sao, mang lại ý nghĩa, thông điệp, tác dụng gì? Đây là sự quan trọng nhất, vì suy đến cùng, mọi sự đều có cái chủ đích của nó; nói, viết mà không nhằm mục đích gì, thì thà không nói, không viết còn hơn! Không nói, viết tầm phào, ba hoa, vô thưởng vô phạt, trừ việc nói chuyện bình thường.
Tính mục đích của ngôn từ phải có lương tâm, đạo đức và có giá trị của lương tâm, đạo đức. Cái này quan trọng hơn cả. Cốt nói, viết vì mục tiêu đó. Khi ta nói, giảng, viết, phải lấy mục tiêu phục vụ nhân dân, dùng ngôn ngữ của nhân dân, hướng tới quyền lợi chung, thì nên nói; lấy phụng sự đạo đức làm trọng, làm đầu, với lương tâm trong sáng, đạo đức rõ ràng, không vì mục đích xấu. Vì Phật tổ nói: Thân-khẩu-ý đều tạo nên nghiệp, đúng như vậy. Vì văn-ngôn, vốn là từ nguồn gốc của ý chí, gốc cội của nó là tư tưởng, tư tưởng tạo nên hình tư tưởng; tư tưởng và tinh thần tạo nên sức mạnh to lớn, ảnh hưởng đến con người, sự vật hiện tượng. Cho nên, anh nghĩ tốt, chắc sẽ vì cái tốt, đạo đức mà viết, nói; nói ra là khẩu quyết, khẩu ngôn, hành ý. Trường hợp ý xấu ngôn đẹp cũng có, nhưng không sớm thì muộn cũng lộ diện. Vì xét cho cùng, cuối cùng là hiệu quả của hành vi hành động của anh. Một kẻ tham tàn, ích kỷ riêng mình, nói hay nói tốt, nhưng chắc chắn sẽ làm không như nói. Y sẽ không bao giờ lấy tiêu chí phục vụ nhân dân, nhân loại, phục vụ Cha lên làm đầu. Y sẽ biển thủ, biển lận, tham ô, nhũng nhiễu, tranh đoạt, hại người thiện lành phía sau lời nói, lời viết.
Có thiện chí phục vụ, cống hiến rõ ràng cho xã hội, chứ không cốt nói để chỉ khoe tài, nói nhiều cốt khoe lý, khoe cái giỏi cái hiểu biết. Nếu có thế, thì cũng vì tinh thần cống hiến, phục vụ. Người ta nói đó là học thật, chứ không học giả, nói hay, mà làm không hay, làm ngược. Phục vụ ai? Phục vụ nhân dân chúng sinh, bổ sung và làm cao thêm nền văn hóa của nhân loại, làm cho sáng hơn; làm cho chúng sinh hạnh phúc, để nhân dân sống và sáng tạo, cải tạo đời sống tinh thần lên cao đẹp hơn. Đó là văn ngôn có thiện chí, còn là văn cứu người, giúp đời. Trân trọng cái tốt, cái đẹp, cái chân thật, hiền lương; biết bảo vệ cái đúng đắn, chân chính; biết đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái dị mọ hồ đồ, với cái xảo ngôn, tinh ranh xảo từ sáo rỗng, hoặc bôi đen hiện thực, bôi đen nhân phẩm và các giá trị chân chính của con người.
Mục đích cao đẹp của ngôn ngữ, là giúp đem lại cái sáng cho đời, cho người, chứ không đem lại cái xấu, cái đen, cái bẩn, cái ác, cái thô tục, cho dù hiện thực có là như thế, nhưng không được phép bôi đen thêm, mà nên phản ánh nó, ở một góc nhìn chính đáng, không tô hồng, không bôi đen, không thiên vị; càng không được tô vẽ bậy thêm. Làm như thế, thì anh đã phủ lên hiện thực một màu đen khác từ tư tưởng của anh. Làm sao, sau khi nói, viết, thì sự vật hiện tượng con người phải tốt lên, sáng lên, bớt hận thù, ngu muội, vô minh đi. Cho nên, dùng ngôn ngữ, là để cải tạo cho tốt lên, chứ không phải để cho cái xấu mọc thêm ra.
Viết, nói, không nhằm dụng ý xấu, như bôi nhọ, vu oan, hồ đồ, gắp lửa bỏ tay người, xuyên tạc bản chất của vấn đề; dù có đọc được ý nghĩ, thì cũng phản ánh cho đúng, và tôn trọng giá trị con người, bản năng con người; phải xét mình, rồi đến xét người khác; đặt mình ở vị trí và hoàn cảnh của họ, với cái thái độ điềm tĩnh, nhân hậu. Tại sao khi chúng ta có kẻ thù xấu, chúng lại rất nhanh chóng nhận ra điểm yếu và cứ nhằm vào đó mà soi xọc, vu váo, trong khi ở chúng đẫy rẫy thói tật, đạo đức xấu hơn ta? Vì chúng rắp tâm hại ta, tất nhiên thông qua miệng lưỡi ngôn từ. Hãy dùng đức trị chúng, thay vì lại dùng ngôn ngữ của chúng; bằng ngôn ngữ lời nói cho sáng, cho đẹp; lấy ánh sáng Cao Minh phủ lên đối tượng để qui thiện chúng.
Văn từ phải thiện, lành, hướng đạo. Người xưa  nói: Văn dĩ tải Đạo là như vậy.
NỘI DUNG:
Nội dung là cái mình muốn diễn đạt, truyền đạt cho người khác, là thịt của tác phẩm hay chủ đề hành ngôn. Phải sáng rõ, chặt chẽ, đầy đủ điều muốn nói; đủ hàm lượng tri thức cần truyền đạt, phù hợp với đối tượng tiếp thu. Nội dung muốn nói gì, thì chủ đề phải rõ ràng, bám theo chủ đề mà thể hiện. Tránh nói một đằng, nghĩ một kiểu, bí rị, ám thị, gây khó chịu. Tất cả phải rõ ràng. Nội dung phản ánh hiện thực càng thực càng tốt-đây là qui luật của nghệ thuật. Bám sát đời sống hiện thực để phản ánh, trung thực, khái quát hóa, điển hình hóa lên. Tô hồng một chút không sao, nhưng chống bôi đen, nói quá cái xấu, cái không đáng nói. Chống dung tục hóa, thô lậu hóa. Khi nào văn nghệ sỹ hướng đến cuộc sống nhân dân, ngoài cá nhân, thì văn chương còn có giá trị hiện thực tốt; khi nào họ chỉ hướng đến cái cá thể cá nhân, với so lo tính toán vụn vặt, buồn vui vụn vặt mang tính cá nhân, không hướng tới cái chung, cộng đồng, vì cộng đồng, thì văn chương lúc đó suy tàn.
Tôn trọng lời nói thẳng, thật, dù thô mộc, hay thanh cao. Phải chịu trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm trước lời nói, ngôn ngữ tác phẩm của mình.
Khi nào, lúc nào, các hàng cán bộ, lãnh đạo minh triết, biết nghe và chấp nhận lời nói, ngôn ngữ thẳng thắn, trung thực; biết trọng người ngay thẳng hơn người nói xảo, ghét kẻ xu nịnh, gian ngoan đơm đặt, thì lúc ấy vận Đạo, vận loài người, quốc gia còn tốt, nguyên khí còn thịnh, nhân tài còn nảy sinh, xã hội còn đơm hoa kết trái ngọt lành.
Và ngược lại, khi nào lãnh đạo, cán bộ, thích nghe lời xàm tấu, nói sau lưng, đơm đặt, nghe một tai, xa rời hiện thực và quần chúng, quan liêu, ỷ lại cấp dưới, chỉ nghe báo cáo mà không suy xét, kiểm tra thực tế; hoặc không đi so sánh bổ sung điều nghiên cho nghiêm; khi dân chúng thích những kẻ xấu lươn lẹo, lời nói bóng bẩy, hào nhoáng và trổ mã vì danh tài lợi lộc cá nhân, thì lúc ấy báo hiệu sự suy vi.
Kẻ báo cáo, tấu báo trung thực, có kiểm tra, có bằng chứng, dẫn chứng, có kết quả thẩm định nghiêm, là kẻ có lòng vì dân, lòng thiện, mẫn cán. Kẻ nào chỉ dựa vào bằng chứng, dẫn chứng bề ngoài, nông nổi, huyễn ảo, ngoa dụ, tầm phào, tin đồn hư thực, không nghe chúng nhân, xa rời hiện thực, thích thuyết xuông, ưa đọc báo cáo, sợ tiếp xúc với quần chúng, lời nói bóng mỡ, chỉ cốt nước váng trên mặt…thì tất là khó trung thực, khó thực, chớ dùng, chớ nghe. Đàn ông thích tán tỉnh đường mật, câu chữ mây mưa, thì phụ nữ cũng nên cảnh giác.
Ta ghét nhất là nói láo, nói xiên xẹo và hồ đồ. Số kiếp Ta bầm dập, để nói những lời tâm huyết này với quí vị.
HÌNH THỨC:
Hình thức ngôn ngữ phải sáng, đẹp-văn chương phải rõ, gọn, sạch, nói ít, viết ít hiểu nhiều. Văn chương phải giản dị, thanh cao, nội dung càng gần với cách cảm, cách nghĩ của nhân dân càng tốt. Lời nói, câu chữ thật thà, là thanh cao nhất, đẹp đẽ nhất. Để cho cả loài người đọc được, hiểu được, thì ngôn từ phải rõ ràng, trong sáng, nội dung phải rõ. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam-là ngôn ngữ giàu hình ảnh, thuộc loại ngôn ngữ hay và đẹp, nhưng lại dễ học, dễ cảm, ngữ pháp đơn giản nhất thế giới. Sau này, nhân dân thế giới nên học tiếng Việt, để tiếp thu Thánh Đức cho phù hợp.
Viết, nói phải có gan, dám nói, dám viết những gì mình thấy đúng, hoặc thấy mình chưa đúng, dám nhìn nhận khuyết điểm của mình, của người; biết phê bình mình và phê bình người. Không có gan tự nhận lỗi, thì cũng đừng có gan phê bình người khác; dám nhìn vào sự thật, dù sự thật có đắng cay bao nhiêu, vấn đề là có sưa chữa hay không. Không bảo thủ. Vì lịch sử phát triển, tiến hóa, nhưng là tiến hóa đến cái chung nhất, hợp nhất, chứ không có qui luật nào cho sự phân hóa sau cùng, phân, rồi lại hợp mà thôi; tiến bộ là chính, thụt lùi, phản tiến bộ, chỉ là tạm thời, vì qui luật Chân Thiện Mỹ rất rõ rồi, cho nên, không sợ cái xấu, không sợ cái ác, không sợ chết, vì không ai chết, không sợ khổ, vì không ai khổ khi xác định tĩnh tại và an bình cho mình; không sợ đấu tranh, vì đấu tranh sẽ sinh ra tiến bộ, phát triển-nhưng không được lạm dụng trở thành bạo lực phản kháng quá luật, quá cái cho phép; đấu tranh với thói xấu trước của mình, rồi đến người. Giống như mình đi xâm lược, nhưng cứ dạy người khác về nhân quyền thì không hợp luật, mình không ăn chay, mà cứ nói yêu thương chúng sinh, là không hợp luật. Mình kêu đau đời, nhưng dửng dưng nhìn cái đau của người nghèo, khổ, hư dốt, cái đau của những con vật bị cắt tiết-nỗi đau như khi mình đau thôi-là không hợp luật.
Bao nhiêu triết ngôn, bao nhiêu kinh sách, bao nhiêu mỹ từ, mà đọc, nói, viết, nhưng không làm theo, thì cũng vô nghĩa, còn thua một việc làm thực tế. Chớ triết ngôn, trích kinh điển, kiểu làm bóng cho bài viết cốt khoe kiểu lý ngôn, nhưng rồi sa vào kinh viện, giáo điều, hơi một tý lại lấy điển tích ra, học gượng, ốp vào, gán vào, thì sau sẽ có họa diệt vong. Nói, viết, mà không mới hơn thì đừng nói là nghiên cứu, mà chỉ là học, tham khảo. Nghiên cứu đề tài, khoa học…mà cốt lấy bằng cấp, trưng dụng chữ nghĩa kiểu học vẹt, chọn vẹt, tạo ra tiến sỹ giấy…thì phải bỏ, nếu không phá hỏng cả nhiều thế hệ, mất hết nguyên khí, nhân tài. Sau này thi nhân tài, cốt thi lấy đạo đức và học thuật, đạo đức thì lấy hiền lương, hiền lương cần nhất là thương dân, không thương dân, chỉ là láo khoét, thương dân thì có tất cả; học thuật thì lấy đề tài khả thi, tính khả thi, thì lấy cái mục đích phụng sự nhân dân, có tính thực tế, thực dụng làm đầu. Dùng người tài, chớ trọng bằng cấp, học thuật làm đầu, mà trọng đạo đức, cái tâm của họ với đời, với việc và trình độ khả năng thực tế của họ; chớ trọng lời lẽ, vì lời lẽ, câu ngôn, ta chỉ cho là ảo, vì lời nói như gió, bay đi, lưỡi không có xương.
Miêu tả không dung tục, kể cả viết về tình dục, cũng không được miêu tả thành việc tục tĩu bình thường, kích động dục năng, vì dục năng và hành vi tính dục có sẵn trong người rồi, kích thêm làm gì? Viết về tình yêu, thì viết cho trong sáng, thanh cao, vì tình yêu nam nữ là biểu hiện cao nhất của vẻ đẹp tinh thần, của tạo hóa, phải thi vị nó, cho nó đẹp, chứ không chỉ biểu nhiện ở mặt tình dục, vì tình dục vốn chỉ biểu hiện bản năng giới tính, chứ không phải là tình yêu, nó là nền tảng của tình yêu nam nữ, nhưng không quyết định tình yêu. Tình yêu phải từ niềm tin, lẽ sống, từ sự hòa hợp và hòa nhập của hai tâm hồn.
Văn chương hay, thì câu chuyện, cốt chuyện phải hay và câu từ hay, đem lại hạnh phúc, tình yêu, sự cao thượng, đẹp đẽ cho người đọc, cho họ niềm tin, sức sống, hướng thiện, phá tan cái ác trong lòng họ, cái ác ngoài đời…thì đó là văn đẹp, có thẩm mỹ. Tránh lối văn cầu kỳ, rối rắm, rỗng tuếch, thương vay khóc giả, thơ giả, văn giả, cốt mua vui nhếu nháo, không vì mục đích tốt đẹp; kể cả chuyện vui, chuyện phiếm, để giải trí, thì cũng cần sáng, sạch. Nội dung hay, hình thức thô vụng cũng chả sao. Nội dung xấu, nhưng hình thức thể hiện đẹp đẽ, văn hoa, đó là thói thường, đáng sợ. Cái mục đích là giúp đời sáng, thì ắt nội dung sáng và hình thức cũng sáng theo thôi.
Văn chương, ca nhạc, văn học nghệ thuật đặc biệt tôn trọng và phát huy tính dân gian, càng gần với dân gian càng tốt. Nhạc chống ủy mị, buồn bã, thoái chí, làm cho con người chán nản, sầu bi. Việc tác dụng của tư tưởng đến sức khỏe, tinh thần, linh hồn thế nào thì các vị đã biết rồi. Nhạc đám ma, cũng không nên sầu bi quá, mà phải làm cho linh hồn, vì linh hồn là chính, để cho họ thấy tin tưởng, thanh, sáng láng ra chân lý và cuộc sống mới.
TÍNH BIỆN CHỨNG: Xuất phát từ Ba qui luật lớn-Đạo Trời; là tính thống nhất, vận động, nhân quả, phản phục, phản lực, tâm linh-của mọi sự vật hiện tượng. Khi xem xét phán ánh, viết về cụ thể một sự vật hiện tượng, hay con người, chúng ta phải xem tính hợp lý thống nhất của nó, trong mối quan hệ xung quanh, trong mối quan hệ chung, tính chỉnh thể chung; cái gì cũng có tính hợp lý tồn tại của nó tại thời điểm đó, tại sao nó tồn tại được, tồn tại bao lâu, trong phạm vi thống nhất nào, mặt đối lập của nó là gì; sự vận động theo hai mặt giả định, vận động trước (lịch sử-cũ), vận động tại chỗ (hiện tại-tĩnh), vận động sau (tương lai-động-xu hướng) của nó, nhân quả-nguyên nhân (tại sao), hậu quả, kết quả, nó tác động, tạo ra lực gì (như thế nào), phản phục và phản lực của nó ra sao( đối lập), mức độ tồn tại năng lượng-hay chính là sức sống của nó như thế nào, bao lâu (dự báo-tâm linh) trong không gian hữu hình và vô hình. Muốn đánh giá được các mặt ấy, thì ta phải tách ra, đứng xa và trên nó-để đánh giá, có nghĩa ta phải dùng con mắt khách quan của ta, rồi xét trong mối quan hệ giữa ta, với sự vật, hiện tượng ấy-tức là trước, trong và sau khi đánh giá, ta lại phải giải quyết mối quan hệ chủ quan của ta-với nó-khách quan. Bởi vì: Khi ta nhận xét, hay nhìn, hay tác động, hay phản ánh, thì đã tự nhiên xác lập một mối quan hệ chủ thể-với khách thể là mình với đối tượng được phản ánh, được thể hiện, được xem xét. Có như thế, mới không nhìn lệch lạc, một chiều, sai trái, phản ánh đúng như nó có, đúng bản chất và hình thức biểu hiện của nó, thì không bao giờ sai. Dù đó là con người, có hậu kiếp tiền kiếp nhân quả, bản chất hành vi công quả, tài đức..đến mọi sự vật, hiện tượng khác.
TINH THẦN BIỆN CHỨNG: Trong việc phản ánh thể hiện mọi vấn đề, phải có đầy đủ tinh thần tự giác để thể hiện và phản ánh thuộc tính của Ba qui luật lớn-đó là tinh thần biện chứng của chúng ta: Mọi sự vật vận động, biến đổi, sinh ra và mất đi, trong mối quan hệ và tác động tổng hòa của Ba qui luật lớn-tức Đạo Trời. Trong mọi sự vật hiện tượng, khi không phản ánh, hay đánh giá được Tinh Thần Biện Chứng trong nó, thì còn sai hoặc chưa đầy đủ. Tinh thần biện chứng khác tính biện chứng.


ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG: Đấu tranh với kẻ đối địch, cần nhất là bình tĩnh, xét xem họ nói gì, nói như thể nào, nội dung, biểu hiện, bản chất của hành vi đó; họ đấu ta, chống ta vì lý do gì, trình độ thể hiện, cách thức thể hiện, từ đó có phương cách chống lại. Tùy từng đối tượng, mà có cách tác động, giáo hóa khác nhau; lấy giáo dục, thuyết phục, để qui thiện trước, rồi mới sử dụng biện pháp khác. Cần tập trung vào mức năng lượng và trình độ tiến hóa linh hồn, để giáo dục tâm lý, biết tạo ra khẩu nghiệp, thân nghiệp cho họ để họ giác ngộ-nếu không cho họ thấy hậu quả, tất khó giáo dục; lấy giáo dục linh hồn-cận tâm lý làm chính-tức xoáy vào tâm lý ý thức vô hình. Dùng ngôn ngữ, văn chương để làm vũ khí sắc bén; dùng biện pháp dư luận và tạo ra dư luận tập thể để giáo dục; phải biết phát huy sức mạnh đồng thanh tương ứng và sử dụng mức năng lượng để tác động vào năng lượng trên Thiên đình và Hạ thế. Chúng ta nên nhớ, thời mới, Cha Mẹ và các thánh ưu tiên và rất quan tâm hỗ trợ cho chúng ta rất nhiều việc, bóng Ta trên đó, tất nhiên hỗ trợ mạnh hơn, theo quyền pháp của mình; Thiên bảo trượng được Ta nắm giữ, sẽ khó có kẻ ác chống lại chúng ta, mà không bị báo ứng, nếu không qui thiện.
Mọi việc cần nhất là công tâm, công chính, công bình, chính trực, trung thực-ấy là bảo khí muôn đời của thần dân Thiên Đạo.
Như thế-gọi là có ĐỨC NGÔN. Cùng với Tu đức, luyện thân, độ nhân, lập thế của người Thiên Đạo. Đức ngôn thuộc về tu đức.
Đức ngôn phải thể hiện được tư tưởng Đại đồng-Đại Thiện-Đại Mỹ-Đại Linh, phản ánh được và mà nảy sinh được Chân-Thiện-Mỹ, thì chắc chắn có giá trị. Đó là đức ngôn.
                                                          *   *   *
Có vô khối nước thời mạt thế, kẻ nói là bình đẳng, bác ái,  tự do, nhưng họ coi dân nghèo, dân tộc khác như trâu như chó; đi đánh chiếm xâm lược chà đạp lên danh dự, nhân phẩm của người khác, của dân tộc khác, mà lại nói là vì nhân quyền, bảo vệ hòa bình; chế tạo bom đạn, buôn bán bom đạn, giết hại con người thảm khốc, lại nói là nói là nhân đạo, theo ý Chúa! Chúa thánh nào chứng cho họ điều ấy! Bắt tay hữu hảo, nhưng xọc dao vào lưng nhau, cướp đất cướp biển, cướp công, dồn đẩy rác rưởi, kể cả rác tâm linh, phá long mạch nước người, ngoài thì thơn thớt nói cười, còn trong thì hiểm độc có truyền thống, mà nói là theo ý trời-trung tâm của thế giới, tự coi mình là văn minh nhất, trung tâm nhất, thì Trời nào chứng cho họ! Đó là gian nhất thế gian.
Nói cho đúng, làm cho đúng cái việc mình nói, dù sai, còn hơn nói láo, làm giả! Họ không có chúa thánh nào, ngoài chúa thánh tiền! Loại chúa tiền thì khủng khiếp lắm-hủy diệt cả nhân loại!
Ta có khi đã phải trừng trị thẳng tay lũ vong ma, diệt vài tên, khi giáo hóa không được, vì chúng quá hỗn láo, vô minh và tàn ác, không thể giáo hóa được nữa. Sau này cũng thế. Dù ta có về trên, thì vẫn hành xử những tên chống Thiên Đạo và nhân loại như vậy. Sau này, Thiên Đạo công khai xét tội đồ, rồi trừng trị cho toàn dân biết: Tên kẻ đó, sống tại thế có tội gì, xử ra sao; kể cả diệt vĩnh viễn, để làm gương cho muôn năm sau!
Đừng quên gương những tên tội đồ chống Cha Ta: Ju-đa phản Chúa xong, ngã vỡ bụng mà chết, rồi bị đọa vào địa ngục, nhà thơ Von-te nổi tiếng, cũng nổi tiếng chống Thiên Chúa, cũng bị đọa vào địa ngục, toàn quyền Pháp tại Đông Dương là Pierre Marie Antoine Pasquier, bị nổ máy bay chết, khi chống lại việc công nhận đạo Cao Đài, tất nhiên cũng bị đọa vào địa ngục.
 Luật mới sắp tới, một là giáo hóa cho siêu, hai là đọa Thiên ngục nóng khủng khiếp và ba là bị diệt linh hồn. Diệt-tức phá hủy linh hồn, cho nó thành hư vô khí-đấy là sự trừng phạt nhất của Thiên đình, thông qua chúng ta, hành đạo, thay Trời hành Đạo.
Cha đã từng dạy đạo Cao Đài: “ Các con hiền mà các con dữ, các con yếu mà các con mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền thế, các con nhịn nhục mà là hành phạt, cử chỉ các con khá tập sao cho nghịch với cử chỉ thế tình thì là gần ngôi Tiên Phật đó”.
Chúng ta không từ bi như đạo Phật được. Từ bi của chúng ta, là cứu khổ cho nhân loại cần lao, một cách tổng thế, chứ không hỉ xả vô điều kiện cho chúng nó, rồi tự nó gánh nghiệp. Nó không gánh nghiệp ngay, mà tiếp tục làm hại người sau khi mãn, rồi mãi về sau, xa đọa vào nước quỉ, thì đến bao giờ hết nghiệp ác cho chúng nó?
Cứu người ngay oan, người bệnh tật vô điều kiện, cứu kẻ ác, thì phải cho họ hiểu ra chính nghĩa; lấy chính nghĩa mà cứu ác. Bảo vệ cái thiện, cái chính đáng, cái trong sáng, thì không sợ gì.
Phép xử tội hồn: Hàng năm, Tòa Ba ghi tội nhân tại trần, sau đó tấu lên Thiên đình và Ta, rồi được lệnh xét xử công khai chúng nó. Khi xét xử, lập Tòa án Linh tại trần, các thiên thần thiên binh tiên tướng dong tội hồn xuống, cho áp vong nhập hồn, rồi luận tội, sau đó tùy hình phạt, tội, mà xử lý, dẫn đi thụ án. Người trần dấu tội, không xử được, che tội cho nhau được, nhưng chúng ta xử được rất tốt những kẻ ấy! Kẻ nào dưới hạ thế, chống lại việc đó, lại xử tiếp chúng nó khi chúng nó mãn! Cho đến khi tuân luật thì thôi.
Tội nhân từ trước đến nay-đến khi lập Thiên Đạo vào Mậu Tý thời mạt, thì an xá tất, các vong nhân cho siêu hết, dạy cho siêu, trừ những tên ác quá mới diệt, còn từ nay trở đi, kẻ nào gây tội ác, tất bị xử; trên kia thì có sổ ghi, dưới này các vị cũng ghi cho Ta, nhất là những kẻ chống Thiên Đạo.